Du lch Quebec, Niagara Falls, Toronto, Canada

Phn 6 : Gp Thy Cô, bn Trung hc cũ Toronto

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Một cảnh trong phim: "Những người không mang giầy ở Canada" , màn ảnh đại vĩ tuyến, mầu Eastmancolor, sẽ không bao giờ tŕnh chiếu nay mai với các tài tử chính từ trái sang phải: Cô Ư, vợ tôi, Nguyễn Thanh Nhàn, Đào Thanh Nhàn, Ngọc Trà, Trâm, Đô (phía sau), Hiền, Uy, Thầy Thành, và tôi.

 

        Canada và Tiểu Bang California cỡ ngang tầm nhau, với California hơn một tí. Dân số California năm 2016 là 39.35 triệu người, dân số Canada là 36.3 triệu. Về kinh tế, nếu là một quốc gia độc lập, California đứng hàng thứ 8 trên thế giới với Tổng Sản Lượng Quốc gia -Gross Domestic Product- vào năm 2014 là 2310 tỷ dollars, trong khi Canada đứng hàng thứ 12 với 1790 tỷ dollars.

        Ontario là Province đông dân nhất của Canada với hơn 13 triệu người. Thủ đô của Ontario, Toronto, là thành phố đông dân nhất của Canada với 5.6 triệu người. Nơi nào đông dân là nơi đó có dân Việt. V́ thế, giống như miền Nam California có nhiều người Việt ở nhất nước Mỹ, Toronto và vùng phụ cận cũng là nơi có nhiều người Việt nhất Canada.

        Thành phố nào có nhiều người Việt th́ tuy rằng cơ hội bồ cũ của ḿnh ở đó rất hiếm, nhưng cơ hội gặp được người đồng hương, nói cùng ngôn ngữ với ḿnh "biết chết liền!" , "anh với em chụp một tấm h́nh tự sướng" rất cao. Toronto cũng thế, vài người bạn, Thầy Cô Trung học cũ, và Thầy Hiệu Trưởng của trường Hùng Vương cũ xưa tôi học Trung học hiện giờ ở Toronto.

        Ngoại trừ lần đầu tiên đến Niagara Falls hai trăm năm về trước khi c̣n độc thân đi chơi một ḿnh cô đơn, lủi thủi, lang thang, lầm lũi, lầm ĺ, lạc loài, lui lủi, lớ ngớ, ḷng ṿng, lếch thếch, lận đận, lê thê, lông bông, lêu bêu..., không quen ai, nhưng từ khi phát giác đồng môn cũ ở đó, tôi thường ghé vào Toronto thăm mọi người mỗi lần có dịp.

        Qua cô bạn Trâm chu đáo lo công việc của Bộ Trưởng Bộ Thông Tin, chúng tôi hẹn găp nhau ở nhà Thầy Hiệu Trưởng Thành lúc 12 giờ. 12 giờ trưa chứ không phải 12 giờ đêm chương tŕnh lúc Không Giờ. Chưa nói đến Thầy Cô, tất cả bạn học chúng tôi bây giờ đều sắp sửa Lục tuần tuổi già sức yếu, chiều 7 giờ sau khi ăn cơm tối  phải vào giường đi ngủ nên hẹn gặp nhau 12 giờ đêm là thất sách, thất sách!

Đào Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh Nhàn, Ngọc Trà, Trâm, cô Ư, Hồng Ngọc và vợ tôi

        Tôi nhớ ngày xưa đi du lịch không có GPS nên mang theo biết bao nhiêu là bản đồ khi lái xe, phải nghiên cứu đường đi nước bước trước đó mười hai tháng. Một khi thực sự trên xa lộ th́ một mắt lo xem xe cộ, một mắt xem bản đồ, đầu óc lúc nào cũng phân tâm, đụng xe rất dễ dàng thế mà không hiểu sao tỷ lệ người chết v́ xe cộ ít hơn tỷ lệ người chết v́ trúng gió. Bây giờ có GPS th́ lái đến Vạn Lư Trường Thành không bản đồ cũng đến nơi dễ dàng. Đầu óc của nhiều người thông minh tột độ phát minh máy móc làm đời sống nhân loại phong phú hơn. Tôi thích triết lư của Khổng Tử là kẻ sĩ phải giúp đỡ xă hội thành ra nếu chúng ta có cơ hội, có khả năng, có tài cán th́ nên góp phần nâng cao đời sống mọi người, như những người phát minh ra GPS (Triết lư này hơi sai lầm một tí - không, quá sai lầm chứ không phải là hơi sai lầm-  là không những chỉ có kẻ sĩ mới có thể giúp đỡ xă hội mà ai cũng giúp xă hội được, bằng chứng là nếu không có mấy cô làm nghề đấm bóp th́ rất nhiều ông đàn ông sẽ cảm thấy chết trong ḷng một ít).

        Với GPS hướng dẫn, từ khách sạn tôi lái xe đến nhà Thầy không mấy khó khăn. Cô Ư vợ Thầy Thành, và sau này tôi khám phá ra là mấy cô ở Toronto ai cũng thế, mọi người đều có Đệ Thất Đẳng Huyền đai về nấu ăn, năng luyện nội công làm bếp 50 năm trên núi Tà Lơn nên mọi người đem thức ăn đến hằng hà sa số, đầy sông Cửu Long.

Đô, tôi, cô Ư (vợ Thầy Thành), Thầy Thành, Trâm (vợ Đô)

Thầy Hiệu Trưởng Thành, Thầy Thành, Uy, Đô, Hiền, và tôi

        Hôm nay chúng tôi độ hơn chục người gặp nhau. Ngày xưa đi học tính tôi nhút nhát, gia đ́nh túng quẫn, cộng với sức học tôi tương đối khá tệ chuyên môn đội sổ nên tôi mặc cảm, ít giao dịch với một ai. Trong khi những cô cậu khác có "triệu người quen, ít người thân" th́ tôi chỉ có "vài người nghe, một người quen". Tôi thấy vài người thân là đủ rồi, quen nhiều nhức đầu. Điều này áp dụng rất thích hợp với các cựu học sinh cũ rời Việt Nam sau 1975, bây giờ sống ở hải ngoại tổ chức reunion gặp nhau. Trong thời gian ngắn gọn ban đầu gặp nhau th́ thương như múi mít,  nhưng sau đó th́ choảng nhau tàn ác không đội trời chung, "thà giết lầm chứ không tha lầm".

        Một trong lư do ai oán đau thương nước Việt Nam không bao giờ ngóc đầu lên nổi trên tầm vóc Quốc tế là chúng ta không có tinh thần đoàn kết. Tôi biết nhiều người Việt chê bai người Hoa, nhưng họ làm được một điều dân Việt Nam không làm được: một khi họ đă là một hội viên của một đoàn thể th́ mọi người nhất trí cho một mục đích chung, và thông thường th́ họ thành công. Trong khi đó, người Việt chúng ta trong bất cứ một tổ chức nào cũng có nhiều người đặt quyền lợi cá nhân trước tập thể, đặt h́nh thức khoe khoang lên trước nội dung sâu đậm, đặt hống hách kiêu căng trước nhă nhặn khiêm nhường, đặt thùng rỗng kêu to trước làm việc âm thầm, đặt áp đảo đối phương hơn tôn trọng luật lệ của xă hội tự do, đặt ḿnh là vua chúa trong khi người khác chỉ là binh lính, đặt cái tôi thổi phồng của ḿnh trước cái tôi (chính ḿnh) giầy xéo của người khác. Họ là những người to tiếng nhất trong một một hiệp hội, và b́nh thường, ít ai lên tiếng trước những sự trái tai, gai mắt.  

        Vợ chồng Trâm và Đô đến nhà Thầy trước tôi vài phút. Ngày xưa đi học, lớp của Đô kế bên lớp tôi. Đô cao quá khổ nên ai cũng biết. Trâm học dưới tôi một lớp, lư do tôi biết Trâm v́ Trâm là vô địch đánh cầu nữ của trường, và tôi cũng đánh cầu. Trâm và Đô gặp nhau rồi se duyên cầm sắt ở Canada. Tỷ lệ học sinh học chung trường rồi ra hải ngoại lấy nhau rất ít, thành ra trường hợp của vợ chồng Đô & Trâm có lẽ cần đăng tải trong sách Guinness of World Records cho hậu thế chiêm ngưỡng.

Vợ chồng tôi và vợ chồng Trâm & Đô

        Trường Trung Học Phổ Thông Hùng Vương tọa lạc trên đường Hồng Bàng, đối diện xeo xéo Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh,  ban đầu chỉ là trường Tiểu Học. Năm 1970, để gia tăng số lớp cho bậc Trung học, một số trường Tiểu học được năng cấp. Một trong những trường đó là Hùng Vương. Tôi học lớp 6 Trung học đầu tiên của trường.

        Trí óc con người hoạt động một cách huyền bí. Kể từ lúc rời SàiG̣n tháng 4 năm 1975, tôi không nhớ ǵ về quăng đời Trung học từ năm lớp 7 đến năm lớp 11, nhưng tôi nhớ rơ năm lớp 4 học Tiểu học Cô giáo là ai, và năm lớp 6, tên vài Thầy dạy tôi. Một trong những người đó là Thầy Nguyễn Văn Thành, dạy tôi môn Địa Lư. Sau này nếu tôi nhớ không lầm, khi tôi học lớp 9 th́ Thầy lên làm Hiệu Trưởng.

Ảnh trường Hùng Vương tôi chụp vào năm 2006:

        Thầy Thành và cô Ư tuy nhan sắc có đôi chút ảnh hưởng v́ thời gian, thế nhưng hai người vẫn c̣n khỏe mạnh. Lư do là Thầy và vài người bạn lập ra Hội Cử Tạ Quốc Tế. V́ tài chính Hội eo hẹp không đủ tiền mua dụng cụ, mỗi ngày hội viên thay v́ cử tạ th́ khiêng bao gạo 50 kí chạy ba ṿng thành phố. Cô Ư th́ dù vườn sau nhà tương đối nhỏ, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông cô thích thú quần quật trồng bao nhiêu là rau cải, gặt hái thành công quá sức tưởng tượng. Cô mê làm vườn đến nỗi Thầy đang định tậu một con trâu về để cô khởi sự việc trồng lúa rồi xuất cảng ngược lại về Việt Nam.

        Ngày xưa đi học, nét mặt trời sinh của Thầy rất nghiêm nghị đằng đằng sát khí như hận kẻ bạc t́nh nên học tṛ đứa nào cũng  sợ gặp Thầy, nghĩ rằng Thầy sẽ hét ra lửa Esso. Thế nhưng một khi đă  nói chuyện với Thầy th́ ai cũng khám phá Thầy rất hiền từ, nói năng nhỏ nhẹ, thốt lời ra bông hồng cài áo.

        Uy ngày xưa học chung lớp với Đô cũng đến hôm nay. Nếu tôi nhớ không lầm th́  ngày xưa có    một thời Uy làm Trưởng Khối Thể Thao. Vóc dáng của Uy mà làm trưởng Khối Thể Thao (!), thảo nào ngày xưa khi tranh tài thể thao với các trường Trung học khác, trường Hùng Vương chúng tôi lúc nào cũng về hạng chót.

Tôi, Thầy Thành, Uy, và Đô

        Các cô c̣n lại đến hôm nay ngày xưa học chung trường nhưng dưới cấp nên tôi không biết: Hồng Ngọc, Đào Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh Nhàn, Ngọc Trà với chồng là anh Hiền.

Cũng có Cô Thư dạy Hùng Vương sau 1975 và chồng trùng tên với Thầy Thành cũng đến chung vui.

Mọi người đem thức ăn nhiều đến nỗi đủ nuôi tôi cho đến lúc tôi tṛn sáu chục xuân xanh.

        Vợ chồng tôi thành thật cảm ơn tất cả các bạn, vợ chồng cô Thư & Thầy Thành,  vừa nhọc công mang thức ăn đến, vừa dành dụm vài tiếng đồng hồ gặp bạn học cũ. Cảm ơn Trâm & Đô đă phối hợp việc gặp gỡ với mọi người, cảm ơn Hồng Ngọc và Trâm biết sinh nhật vợ tôi nên làm bánh carrot cake.

Loan, Trâm, Hồng Ngọc, Nhàn, và Ngọc Trà

Cảm ơn Thầy Thành và Cô Ư lúc nào cũng hăng hái, mời mọc, ân cần, t́nh nguyện nhà của Thầy Cô là nơi để học sinh cũ tụ họp, phá phách Thầy, mà c̣n phải nấu nướng, dọn dẹp bát đĩa ly tách rất cực nhọc  (Tôi nghĩ tôi dùng vài chữ sai, cần sửa lại cho đúng: Thầy Cô bị bắt ép dùng nhà là địa điểm họp mặt).

 

Cây táo trước nhà Thầy Thành rất sai trái. (Nữ) học sinh cũ chẳng  những đến nhà Thầy quấy rối, mà c̣n thi nhau hái hết táo của Thầy đem về nhà. Các em nữ sinh thấp bé không với tay ngắt táo được nên phải nhờ anh Đô cao ba trượng hái dùm. V́ táo quá sai trái, cô Ư làm mứt táo trộn lẫn với xí mụi, cam thảo, ăn rất ngon.  

Thầy Thành đang đau đớn nh́n cây táo của ḿnh bị học tṛ cũ triệt tiêu, ḷng tự hỏi: "Why? Why? Why me?"

        Được gặp lại Thầy Cô, bạn học cũ làm tôi thật sự cảm động, sáng tác một bài thơ (không biết gặp bạn cũ có cảm động hơn gặp bồ cũ hay không). Và nhân tiện, tôi xin ghi lại ba bài thơ kế tiếp tôi đă viết cho các Thầy Cô dạy tôi Trung học:

- Một là tôi viết cho cô Liên dạy tôi Pháp Văn năm lớp 8, 1972. Cô Liên hiện ở Úc.

- Một là tôi viết cho cô Thủy, dạy tôi Vạn Vật năm lớp 11, 1975. Cô Thủy ở California.

-Và một là tôi viết cho Thầy Thành, dạy tôi Địa Lư năm lớp 6, 1970. Thầy Thành hiện ở Canada.

-------------------------------------------------

gặp lại Thầy Cô, bạn học cũ ở Toronto (Nov 2016)

đáp máy bay đi Las Vegas,

trời bây giờ lạnh mát, Nevada.

        vừa rời Ca-lí-fo-ni-a,

máy bay hạ cánh Canada, chết mồ!

 

đă đến đây th́ lo việc khác,

tôi thích đời phiêu bạt gần xa,

        Canada nổi tiếng cần-sa,

mua về Mỹ bán chắc là giầu thôi.

 

nói như thế nhưng tôi không dại,

phi pháp chi chỉ hại đời giai. 

        Toronto có lắm gái trai,

bạn tôi Trung học miệt mài năm nao. 

 

các bạn hẹn chỗ nào bí mật:

North York, nơi tư thất Thầy Thành,

        xưa là hiệu trưởng trứ danh,

Hùng Vương Trung học, nhưng đành xa bay.

 

vào thời đó, mặt Thầy sấm sét,

ai cũng teo, lấm lét tránh Thầy.

        gặp Thầy sợ bị phanh thây, 

 thằng đái ướt cái quần khai hôi.

 

giờ gặp Thầy quần tôi không ướt,

kỷ niệm xưa đă vượt thời gian,

        nhưng t́nh thương vẫn ngập tràn,

cái lưu luyến cũ vẫn ngàn thiên thu. 

 

Thầy, Cô, bạn gặp vui như Tết,

mừng hơn nàng cho phép nhập cung.

        liên hoan đại hội trùng phùng,

thi nhau tṛ chuyện, vui mừng t́nh thân. 

 

ai cũng đem thức ăn mời mọc,

kẻ nướng khoai, người thọc tiết heo.

        yến sào, ốc chết, bánh xèo,

tiệm Đinh Công Tráng, thuyền chèo đưa sang.

 

các cô đă sẵn sàng tận tụy,

thức suốt đêm chuẩn bị thức ăn.

        cấm cung các đấng lang quân,

một đêm cách biệt, không nằm giường chung. 

 

con gái xưa thẹn thùng khi gặp,

không cả gan liếc mắt đưa t́nh.

        giờ ai cũng có hai ḿnh,

mười con, tám cháu, hoa quỳnh nhụy phai.

 

các anh đừng vội say chiến thắng,

ḿnh cũng cùng số phận long đong,

        bụng ph́, trán sói, rụng lông, 

mấy em gái gặp: "Cụ ông!" kính chào. 

 

Ca-na-điên  biết bao lịch sự,

tiếp đón tôi đầy đủ sáng trưa,

        không như ngày ấy năm xưa,

đá vào đít Mỹ, cho vừa ḷng Anh (nước Anh)

 

Mẹc-xi biên, tố chè, thanh-kiu mấch,

t́nh học tṛ thân mật không phai. 

        cho dù sắp xuống tuyền đài

nơi không nấu nướng, ăn khoai cả ngày. 

 

đứng nghiêm chỉnh nối tay hữu, tả,

hát quốc thiều "Ô, Cá-Nà-Đà..."

        mai sau tôi đă về nhà,

 âm nhớ măi bạn... già hôm nay.

 

----------------------------------------------------- 

Thăm cô Liên (2012)

(Cô Liên dạy tôi Pháp văn năm lớp 8, 1972)

với cô Liên ở Sydney, Australia, March 2012

 

đọc thư biết Cô định cư bên Úc,

em kính lời thăm hỏi đến Thầy Cô.

nhận thư này Cô đừng tưởng… ma-cô,

không quen biết dám biên thư chất vấn.

 

bẩm thưa Cô xin chớ đừng nóng giận,

em ngày xưa học lớp Tám, Hùng Vương,

cùng một đoàn trai trẻ ốm giơ xương,

được diễm phúc Cô dạy cho tiếng Pháp.

 

buổi trưa học suốt ngày ngồi lo ngáp,

nhưng giờ Cô th́ lại thức tỉnh bơ.

tướng Cô sang, gương mặt tựa trong mơ,

làm đứa nào cũng trau giồi tiếng Pháp.

 

ai có ngờ sự đời nay đổi khác,

Mỹ quốc này chả một bóng đầm Tây:

cả triệu người ngoại quốc ở nơi đây,

chỉ nói tiếng Mễ, Tầu, và Nhật Bản.

 

tiếng Pháp xưa học dùi mài trên bảng:

merci, jeune, fenêtre… trả cho Cô,

beaucoup, bien, frère, petite, auto…

không có cánh, bay về Paris hết.

 

đọc đến đây, Cô đừng than: “Ấy chết!”

công lao Cô dạy, “nước đổ lá khoai!”,

tụi em dù lắm kẻ chẳng được oai,

nhưng không ai đi lầm đường lạc lối.

 

bao năm xưa, hết sáng, trưa, chiều, tối,

Cô và bao thầy cô khác kiên tâm,

dạy lớp này, rồi lớp khác nối chân,

không biết công tŕnh ḿnh gieo lúa.

 

tụi em dù tin đạo dừa, Phật, Chúa,

Việt Nam, Mỹ, Pháp, Úc, Canada…,

độc thân hay đă có vợ …ba,

luôn nhớ ơn công Thầy Cô dạy dỗ.

 

----------------------------------------------------    

 

Mừng sinh nhật cô Thủy  (Oct-2016)

(Cô Thủy dạy tôi Vạn Vật năm lớp 11, 1975)

 

với cô Thủy ở California, April 2016

 

sinh nhật Cô sao em không biết?

chắc đứa nào chết tiệt, xấu ḷng. 

        cản ngăn t́nh nghĩa Cô tṛ,

để em tự kiếm, tự ṃ thông tin. 

 

thời gian qua nổi ch́m gió thoảng,

ngày xưa cô dạy Toán ? Hóa? Văn?

        em th́ ốm tựa cây tăm,

Cô tṛ nói chuyện họa hoằn mấy khi.

 

em khám phá sau khi ở Mỹ,

Cô ngày xưa rầu  thằng tṛ,

        tại sao chẳng chịu chăm lo,

học hành thi cử, cứ ṃ đi chơi.

 

em đi chơi có tờ giấy phép,

của nhà trường cho phép em ra,

        viết bài báo chí, nói ...ngoa,

Cô sùng x́ khói, chẳng làm được chi.

 

ngày em đi, Cô th́ ở lại,

vẫn kiên tŕ lo dạy học sinh.

        nhưng rồi một buổi b́nh minh,

Cô được đi Mỹ, hành tŕnh Tây phương.

 

hôm gặp Cô em mừng hết lớn,

đă định quay con lợn, biếu Cô,

        nhưng xem giá mắc thấy mồ,

 nên em chỉ biếu cô nồi bánh chưng. 

 

em xin lỗi ngày xưa lười học,

 bẩm sinh em ngốc hơn ai,

        nên đành phó mặc tương lai, 

lớn lên quét rác? thợ mài kéo, dao?

 

ai ngờ đâu đời sao đưa đẩy,

em bây giờ hết sẩy một nghề:

            bánh chưng em gói say mê,

vợ thương, vợ thưởng, tỉ tê từng ngày. 

 

sinh nhật Cô, em nay cảm tạ,

các Cô, Thầy, lăn xả đời ḿnh,

        dốc ḷng rèn luyện học sinh,

chúng em cảm tạ vô biên tấm ḷng.

 

----------------------------------------------------

Thăm thầy Thành (2004)

(thăm thầy Thành ở Toronto. Thầy Thành dạy tôi Địa Lư năm lớp 6, 1970)

 

với Thầy Thành ở Toronto, Canada, November 2016

 

đứng trước cửa ḷng tôi đầy cảm xúc,

vượt đường xa tôi đến viếng Thầy tôi.

bao nhiêu năm chuyện thế sự nổi trôi,

tôi sắp được gặp người Thầy xưa cũ.

 

trời bây giờ có mây che vần vũ,

đối với tôi vẫn sáng nắng xanh trong.

bao nhiêu lần thầm mơ ước trông mong,

hôm nay đây tôi gặp Thầy tận mặt.

 

Thầy vẫn thế, tuy nhăn nheo ánh mắt,

vẫn ôn tồn, vẻ nhút nhát năm xưa,

vẫn khiêm nhường, không hớt hăi tranh đua,

vẫn hiếu khách, vẫn hiền lành, chất phác.

 

tuy thời gian đổi thay người một khác,

nét dáng Thầy vẫn không mấy đổi thay.

tôi mừng thầm cho Thầy đă được may,

tṛn sức khoẻ, không ốm đau bệnh tật.

 

với giọng nói đầy nhiệt t́nh thân mật,

Thầy kể tôi nghe quăng mất thời gian.

giọng Thầy đầy bao t́nh cảm chứa chan,

tôi xúc động, cố cầm ḍng nước mắt.

 

cây nến cháy thế nào rồi cũng tắt,

tiệc có vui nhưng có lúc phải tàn,

đời độc thân cũng phải dứt, sang ngang,

tôi chào Thầy, chia tay câu tạm biệt.

 

thay lời nói bằng những ḍng chữ viết,

em cám ơn công khó mấy năm xưa,

Thầy kiên tŕ hết buổi sáng, ban trưa,

dạy dỗ em những nhu cầu đời sống.

 

Thầy như những nông phu đi gieo giống,

rải hạt mầm tung tóe khắp ruộng ngô.

hạt ch́m, hạt nổi, hạt teo khô,

nhưng có hạt nẩy mầm đầy bông trái.

 

tụi em giờ có người là bông trái,

nở huy hoàng trong ánh nắng ban mai.

bông bây giờ có đẹp, trái có sai,

nhờ Thầy Cô xưa chăm gieo hạt giống.

 

----------------------------------------------------

(kỳ tới : Kết cục, Toronto)

 

Nguyễn Tài Ngọc

November 2016

http://www.saigonocean.com/