Du lch Quebec, Niagara Falls, Toronto, Canada

Phn 2 : Quebec City

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Sông St Lawrence, chụp từ Terrasse Dufferin trước Chateau Frontenac, Old Town Quebec

 

1. Château Frontenac:

 

        Từ phi trường Quebec về Hotel Château Frontenac chỉ có 17 km, lái xe chạy phom phom  thoải mái vô tư không vấn đề, thế nhưng một khi xe chúng tôi vào phố cổ Old Quebec -Vieux-Québec- ở con đường Rue d'Auteil, v́ du khách tràn ngập thành phố nên xe cộ kẹt cứng, di chuyển từng bước từng bước thầm. May là có vợ ngồi trong xe chứ nếu không có vợ, không có người yêu th́ từng bước từng bước  thầm, khi người yêu không đến, tuổi già buồn lặng câm, đi trong Old Quebec, đời biết ai thương ḿnh.

        Canada chẳng khác Mỹ một tí nào, từ nhà cửa, đường xá đến ngôn ngữ Anh. Chỉ khác biệt một tí, chẳng hạn như những chữ colour, honour, Canadians thêm chữ "u" vào như người Anh; chữ Z Mỹ đọc là Zi, Canadians đọc là Zéd; chữ travelled, levelled Canadians dùng hai chữ "l", Mỹ dùng chỉ có một; và chữ này th́ Canadians dùng tưới hột sen mà Mỹ không dùng một tí nào: "eh". Cái ǵ họ nói cũng có chữ "eh" ở phía sau: "It is a beautiful day, eh?" "I'm Canadian, eh!", "You got a new dog, eh?" , "I was really tired last night, eh?" Hầu như không một câu nói nào mà không có chữ "eh": "We are going to make love tonight, eh?"  "Your Canadian Phở  is bad, I need to go the restroom, eh?" (Ấy, câu cuối cùng chỉ là một lời nói đùa, xin các bạn Ca-Na-Điên đừng nổi nóng tam bành, nỡ ḷng phá vỡ t́nh hữu nghị giữa hai nước Hoa Kỳ - Canada luôn khắng khít hơn chuyện t́nh Lan và Điệp.

        Montreal và Quebec có một việc hoàn toàn khác hẳn những thành phố khác của Canada và của Mỹ: tất cả bảng hiệu bằng tiếng Pháp v́ Pháp là ngôn ngữ chính. Bảng hiệu STOP quen thuộc ở mỗi ngă Tư của Mỹ thay thế bằng ARRÊT. Tên đường không c̣n là Street mà lúc nào cũng là Rue de..., Rue des....  Địa chỉ Château Frontenac là 1 Rue des Carrières, không phải là 1 Carrières Street. Thành phố không phải là Quebec City mà là Ville de Québec, với accent aigu hẳn ḥi ở chữ Qué.

        Trong mười provinces của Canada, chỉ có province Quebec ngôn ngữ chính là Pháp, Province New Brunswick ngôn ngữ chính là cả hai Anh và Pháp; tám provinces c̣n lại ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

        Tổng số dân Canada là 35.16 triệu, riêng Province Quebec (bao gồm hai thành phố lớn Montreal và Quebec) có 8.2 triệu. Theo một thống kê vào năm 2011, gần 10 triệu người Canadians - 9.6 triệu - nói là họ nói tiếng Pháp. Có nghĩa là trong 10 người Canadians th́ hơn 3 người nói tiếng Pháp.

        Người trong một quốc gia dùng hai, ba ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ chính là Pháp như dân Quebec, tiếng Anh và Pháp gọi là Francophone. Tương tự, nếu ngôn ngữ chính là Anh th́ gọi là Anglophone ; và một người ở Quebec với tiếng mẹ đẻ không phải là Anh hay Pháp th́ gọi là Allophone. Chữ Allophone là tôi không nói đùa. Ai gọi điện thoại với người Việt ở Quebec hay Montreal th́ cứ chào hỏi  họAllophone: "Allo, allophone!".

        Dân số Quebec City là 702,000 người với  95% nói tiếng Pháp, 1.5% nói tiếng Anh. Hơn 1/3 dân số nói được cả hai thứ tiếng Pháp, Anh.

        Khi tôi lái xe đến trước cửa khách sạn, nhân viên khách sạn mở cửa xe và ...sổ nho với tôi ngay lập tức: "Bonsoir". Xoa cái ǵ? Tôi mới đên đói bụng chỉ muốn ăn, không cần xoa. Xoa th́ ban đêm tôi đă có vợ xoa rồi.

        Château Frontenac là một khách sạn hùng , nguy nga, tráng lệ. Những tĩnh từ này có lẽ vẫn chưa đủ để diễn tả vẻ thu hút của lâu đài này, nên tôi xin mạn phép dùng thêm chữ người Việt ḿnh dùng bây giờ: hoành tráng. Nó là château được chụp h́nh nhiều nhất thế giới. Với diện tích bên trong gần bẩy chục ngh́n thước vuông, to hơn cả Chateau Laurier ở Ottawa (61 ngh́n thước vuông) mà chúng tôi đă có dịp ở ba năm trước đây, Frontenac là chateau có diện tích bên trong lớn nhất của Canada. Với 600 pḥng tọa lạc trên 18 từng lầu, nếu anh nào khám phá là ḿnh có máu hoàng tộc Saudi Arabia, được thừa kế triệu triệu dollars và lấy được hai mươi vợ, Château Frontenac có đủ pḥng chứa tất cả vợ (số nhiều) và đoàn tùy tùng thê tử cùng một lúc.  

        Vào cuối thế kỷ 19, hăng xe lửa Canadian Pacific Railway mướn kiến trúc sư người Mỹ Bruce Pipe vẽ kiểu Château Frontenac. Sau này kiến trúc sư người Canada William Maxwell vẽ tiếp nối cho phần tháp cao ở giữa. Khi xây Château Frontenac, Canadian Pacific Railway muốn giới thiệu khách sạn xa hoa tráng lệ cho du khách giới thượng lưu.

        Năm 2001, khách sạn này bán lại cho chuỗi khách sạn Fairmont với giá 185 triệu. Tên chính thức của nó đổi thành Fairmont Le Château Frontenac.

        Nhiều nguyên thủ thế giới và nhân vật quan trọng từng đến trọ ở Château Frontenac. Hai người nổi tiếng vào thời đại Thế Chiến Thứ Hai, Winston Churchill của Anh và Tổng Thống Franklin Roosevelt của Mỹ đă họp nhau ở đây vào năm 1943, Hội Nghị Quebec,  để bàn thảo chiến lược. Một đài kỷ niệm nhỏ với tượng đầu của hai người cách château vài blocks.

        Khi nghiên cứu trên Internet thắng cảnh nên đi xem ở Quebec, tôi có ghi xuống một nơi là Terrasse Dufferin. Vào pḥng Château Frontenac mở cửa sổ nh́n xuống đường , tôi mới khám phá  Terrasse Dufferin ở  ngay trước khách sạn, dọc theo con sông St Lawrence. Xuống đây đi bộ làm tôi nhớ lại The Bund ở Shanghai, Trung Quốc, cũng na ná như vậy: một khoảng trống thật rộng và thật dài dọc theo ḍng sông chỉ dành cho người đi bộ.

        Tầng dưới cùng của chateau là nhà hàng. Sáng vào đây ngồi ăn điểm tâm, ngắm qua cửa kính xem du khách qua lại ở Terrasse Dufferin mang lại cho tôi một cảm tưởng khó tả.

Bên trái, tầng dưới cùng là restaurant của Chateau Frontenac

        Khi c̣n trẻ xem ciné thấy Katherine Helpburn, Cary Grant, Elizabeth Taylor, Sophia Loren, Alain Delon, Steve McQueen... trong những phim ngồi uống nước hay ăn uống trong một nhà hàng sang trọng với cảnh người đi qua lại trước mặt, thâm tâm tôi nghĩ họ là những người thượng lưu, quư phái, trưởng giả, sang trọng, sinh hoạt trong một môi trường tôi không bao giờ dám tới, huống chi là nghĩ đến. Hôm nay, tuy là hai tiểu thơ đài các cùng đi với chúng tôi thưở ấu thơ học trường Tây, nhưng anh bạn tôi và tôi cùng sinh trưởng và khôn lớn trong một xă hội bần cùng, tôi từ xóm Bàn Cờ, anh bạn tôi từ xóm Phú Thọ, nơi trộm cắp, du đăng x́ xèo c̣n hơn nhà của Dũng Dakao, và nhất định hơn là... Ngọc Bàn Cờ.

        Vượt qua những trở ngại tột cùng đó, anh bạn tôi thành công vượt bực, c̣n tôi th́ thành...già. Trong khoảnh khắc vài ngày ngắn ngủi,  tôi có dịp tận hưởng những ǵ tôi thấy một ngày nào trên màn ảnh ciné. Chỉ hơi khác một tí là những minh tinh tài tử trên màn ảnh thật sự nằm trong giới thượng lưu quư tộc, c̣n tôi th́ như công chúa Lọ Lem được bà tiên ban phước cho sự vinh hoa quư phái; thế nhưng v́ tôi say mê ở lại quá mười hai giờ đêm nên sau chuyến đi Canada này, tôi trở về với bản chất tía em hừng đông đi cày bừa, má em là một người nông phu ở xóm cũ Bàn Cờ.

2. Phố cổ Old Quebec - Vieux Québec:

        Vieux Québec là một khu phố lịch sử xưa vẫn c̣n duy tŕ rất đẹp mắt cho đến bây giờ, được UNESCO công nhận là một di tích lịch sử. Montreal cũng có Vieux Montreal nhưng phố cổ Montreal to hơn phố cổ Quebec nên không có cảm tưởng xinh xắn, ấm cúng như Quebec. Old Quebec trông giống như một Little Paris, nhà cửa kiến trúc của Pháp vẫn c̣n tồn tại, đường lát gạch ô chữ nhật vẫn giữ lại như xưa, không phá bỏ.

 

        Château Frontiac (1 Rue des Carrières) nằm trong phố cổ, du khách cứ đến đây rồi đi bộ ṿng ṿng th́ sẽ thấy tất cả thắng cảnh như Dinh Nội Các - Colline Parlementaire, Nhà Thờ Đức Bà - Notre Dame de Québec, Đồn Lũy Citadelle de Québec..., và bao nhiêu hàng quán, tiệm ăn nhộn nhịp, bao nhiêu kiến trúc xưa cũ.

        Giống như Montreal, tôi thấy Quebec có rất nhiều Pub - quán rượu, rất thông dụng ở Anh hay Ireland, Mỹ ít có. Canada mùa Đông lạnh nên ai cũng uống rượu. Anh bạn láng giềng của tôi xưa ở Montreal, gia đ́nh khá giả nên mua một vài cái pub ở Montreal. Anh ta nói pub ở Montreal rất dễ làm giầu, tiền vào như nước.

        Một điểm đặc biệt tôi thấy ở Quebec là đại đa số du khách là người Trung Quốc. Tôi có thói quen mỗi lần đi du lịch, dậy rất sớm để tận hưởng không khí tĩnh mịch của một thành phố xa lạ và để chụp h́nh. Thường th́ chẳng thấy bóng một ai, nhưng ở Quebec, sáng thật sớm mà tôi đă thấy du khách Trung Quốc túa ra đường  xa xí xô. Giống như tôi, họ mang máy chụp h́nh chụp thắng cảnh khi đường phố chẳng có ai.

        Quebec là xứ lạnh, một năm có 156 ngày tuyết phủ ít nhất một inch. Trời bây giờ đă bước sang Thu nên ban đêm năm giờ rưỡi sáng bước ra đường t́m cảnh chụp h́nh th́ giống như bản nhạc "Nửa đêm ngoài phố" của nhạc sĩ Trúc Phương: Nửa đêm lạnh qua tim, giữa đường phố hoa đèn, có người đi chụp h́nh, mà vợ c̣n say ngủ, làm tiếng bước buồn thêm.

        Đi dạo bộ hơn hai tiếng rưỡi là tạm đủ xem một ṿng chu vi của Old Town Quebec. Tôi thích xem những dấu tích chiến trường của thời Nội Chiến Hoa Kỳ ở các tiểu bang miền Đông Bắc Hoa Kỳ:  người ta trưng bày súng cà-nông hàng hàng lớp lớp trên những băi cỏ mênh mông để ḿnh có thể mường tượng chính ḿnh trong chiến trận khi đọc lại lịch sử đánh nhau. Nơi làm tôi cảm động nhất khi đến xem là đồn Fort McHenry ở Baltimore. Tháng 9 năm 1814, chỉ  với 1000 lính tử thủ đồn mà quân đội Mỹ sống sót mặc dù bị 19 chiến hạm với 5000 quân Anh bao vây công hăm, bắn hơn 1500 đạn cà-nông vào đồn trong suốt 27 tiếng đồng hồ. Tảng sáng khi thấy lá cờ Mỹ vẫn c̣n tung bay trong đạn lửa mặc dù rách nát, một dấu hiệu cho thấy đồn vẫn c̣n đứng vững trong tay Hoa Kỳ, Francis Scott Key sáng tác bản quốc ca Mỹ hiện giờ.

        Dọc theo mép sông ở Old Town, du khách sẽ thấy rất nhiều cà-nông chĩa ra hướng sông St. Lawrence. Ở trước Château Frontenac cũng có mấy cái cà-nông, cứ đi bộ hướng về bên phải sẽ thấy đồn lũy La Citadelle de Quebec vĩ đại ngày xưa dùng để bảo vệ Quebec, bây giờ là thành lũy pḥng thủ duy nhất trên Bắc Mỹ vẫn c̣n hoạt động.

        Có vài tiệm ăn Việt Nam ở Quebec. Ngày cuối rời Quebec City chúng tôi  ghé vào tiệm phở "SàiG̣n". Tiệm này có lẽ sẽ nằm trong trí nhớ của tôi một thời gian dài v́ anh chủ tiệm -là người Đồng Tháp- cho nghe những bài nhạc "Nam bộ" tôi chưa bao giờ nghe trong đời, thật lạ tai.

        Phần đông những tiệm ăn quảng cáo là Việt Nam nhưng thật sự phối hợp thức ăn đủ thứ nước khác nhau như Tầu, Thái Lan. Ở một tiệm, chúng tôi gọi bún   Huế (trên thực đơn rơ ràng), nhưng khi bún ḅ Huế đưa ra th́ hoàn toàn xa lạ: cọng bún nhỏ như bún, chân heo không thấy mà chỉ có thịt nhỏ thái mỏng như trong phở, mùi nước lèo đầy mùi sa-tê của Thái Lan.

        Gọi bún ḅ Huế mà món đem ra là ḿ sa-tê, giá 10 dollars (US). Trong khi ở khu người Việt dưới Orange County, v́ cạnh tranh mà tô phở đại hạ giá 50%, bán chỉ có 4 dollars. Cũng ngon ra phết.

        Đúng là luật cung cầu, nơi nào có nhiều th́ rẻ và có nhiều sự lựa chọn. Đây cũng là lư do mà các ông người Việt ở hải ngoại chẳng đi Quebec nhưng tranh nhau về Việt Nam lấy vợ.

(c̣n tiếp)

Nguyễn Tài Ngọc

November 2016

http://www.saigonocean.com/index.php/en/

 

Tài liệu tham khảo:

http://militaryhistory.about.com/od/warof1812/p/ftmchenry.htm

http://www.hikebiketravel.com/22149/30-fun-weird-interesting-facts-quebec-city/

Official Tourist Guide, Québec