Du lch Quebec, Niagara Falls,

Toronto, Canada

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

        Vào trung tuần tháng 10, chúng tôi được một vợ chồng bạn mời dự đám cưới của cậu con trai ở Toronto, Canada. Nhân dịp đi Canada vào mùa Thu, nơi vùng Đông Bắc Mỹ và Canada nổi tiếng tuyệt đẹp với lá đổi mầu,  chúng tôi hẹn cùng một cặp vợ chồng bạn khác gặp nhau ở Quebec xem thắng cảnh, năm ngày trước khi dự đám cưới.

        Tôi đă có dịp viếng thăm bốn thành phố đông dân nhất của Canada: Toronto, Montreal, Vancouver, Ottawa, nhưng chưa bao giờ ghé Quebec (ba thành phố lớn kế tiếp là Calgary, Edmonton và Quebec), thành thử ra trong ḷng tôi cũng ít nhiều hồ hởi trong chuyến đi Canada lần này.

        Từ Los Angeles, máy bay chuyển tiếp red-eye flight của tôi ngừng ở Newark, tiểu bang New Jersey. Ở Mỹ người ta gọi những chuyến bay từ vùng biển phương Tây sang vùng biển phương Đông,  khởi hành vào khoảng 10, 11  giờ đêm, hành khách ngủ đêm trên máy bay, đến nơi 6,7 giờ sáng (phương Đông cộng thêm ba tiếng), là red-eye flight, mắt hành khách đỏ ngầu v́ ngủ không yên giấc.

        Quebec là thành phố nhỏ, không có đường bay trực tiếp. Phải bay đến một thành phố lớn như Montreal, Toronto, New York....rồi lấy máy bay nhỏ hơn đi Quebec.  Toronto hay Montreal là thành phố đông dân, qua cửa ải Immigration hai thành phố này nhức đầu ăn mười cục xí muội  vẫn chưa hết nên tôi cố t́nh chọn ngừng ở Newark để vào Immigration ở Quebec, ít người hơn.  

        Lần này đi Canada tôi mang theo hai máy ủ làm yaourt và một đồng hồ tặng bạn. Lên Internet t́m hiểu người ngoại quốc mang quà vào Canada trị giá bao nhiêu khỏi đóng thuế, tôi khám phá quà trị giá $60 dollars Canadian hoặc ít hơn mới được miễn thuế (Vào Mỹ th́ quà trên $100 dollars phải đóng thuế). Hai máy yaourt tôi mua trên ebay mỗi cái $35 dollars, và cái đồng hồ tôi mua $150 dollars. Không muốn khai báo với Quan Thuế v́ đứng lại làm giấy tờ mất th́ giờ, tôi đeo đồng hồ vào tay. Hai máy yaourt tôi và vợ tôi mang vào chắc chắn miễn thuế. Tôi vừa mới viết một bài về nói láo mà chính tôi hôm nay cũng nói láo khi không khai báo mang đồng hồ vào Canada là quà tặng. Tội lỗi nói láo sẽ theo với tôi xuống đáy sông Thị Nghè; nhưng bây giờ th́ tạm không sao:  cuối tuần tôi sẽ đi nhà thờ của Thằng Gù ở Nhà Thờ Đức Bà xưng tội.

        Máy bay đáp xuống Quebec đúng giờ, chỉ có hai người đứng trước tôi xếp hàng vào Immigration. Anh nhân viên Immigration của Canada xem giấy thông hành, hỏi tôi mục đích chuyến đi Canada của tôi là ǵ. Tôi trả lời đi dự đám cưới. Anh ta hỏi tôi có mang quà ǵ vào Canada? Tôi trả lời có, hai cái máy yaourt. Bao nhiêu tiền? Tôi nói $60 dollars hai cái. Im lặng một vài giây, anh ta hỏi tôi: "Anh mang máy yaourt làm quà tặng đám cưới?". Chắc có lẽ trong bụng anh nhân viên Immigration đang cười khinh bỉ tên du khách Mỹ mang quà cưới cho Ca-Na-Điên rẻ tiền quá nên tôi xua tay đính chính: "Không, máy yaourt là cho bạn khác. C̣n đám cưới th́ tục lệ Á Đông của chúng tôi là cho tiền".         

        Với câu chào mừng: "Welcome to Canada" , anh ta trả lại giấy thông hành cho tôi. Chờ năm phút nữa lấy hành lư, thế là chỉ trong vài phút ngắn gọn tôi đă qua Immigration của Canada ở Quebec.

        Không chờ đợi xếp hàng lâu lắc. Không chen lấn vai đọ vai, người với người. Không bị hạch sách ở Immigration. Hành lư xuất hiện nhanh chóng sau khi phi cơ đáp. Văn pḥng mướn xe ngay bên kia đường khi vừa bước ra khỏi cửa terminal của phi trường. Văn pḥng vắng hoe, không có người đứng đợi xếp hàng để mướn xe. J'aime Quebec déjà! Tôi thích Quebec ngay lập tức rồi!

        Hơi giống Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, Canada có 10 provinces: AlbertaBritish ColumbiaManitobaNew BrunswickNewfoundland & LabradorNova ScotiaOntarioPrince Edward IslandQuebec,Saskatchewan.

        Mỗi province có một thủ đô riêng. Thành phố Quebec City là thủ đô của Quebec Province. Quebec Province đông dân thứ nh́ của Canada (8,214,700 người), sau Ontario Province với 13,678,800 người, thủ đô là Toronto.

        Ở Quebec cũng như Montreal, dân chúng nói tiếng Pháp. Tuy rằng ngôn ngữ chính là tiếng Pháp, ai cũng nói tiếng Anh. Tôi rất hăi hùng với vốn liếng tiếng Pháp đờ-manh ma-tanh của tôi nên thở phào nhẹ nhơm khi họ đổi sang tiếng Anh để tôi c̣n được đàm thoại. Tiếng Anh họ phát âm chẳng khác tiếng Mỹ, nhưng theo tôi được biết th́ tiếng Pháp Québécois của họ rất hăi hùng như con đ̣ đưa xác, người Pháp nghe chẳng hiểu mô tê.

Vieux-Québec (Old Quebec)

        Tôi đă tóm tắt lịch sử Canada trong chuyến kư sự đi Fort Erie, thác Niagara, năm ngoái. Lần này th́ xin tóm tắt lịch sử của cả Quebec và Canada:

        Sau khi Christopher Columbus với một đoàn tầu ba chiếc khởi hành từ Tây-Ban-Nha vượt Đại Tây Dương khám phá Mỹ Châu vào năm 1492, Tây-Ban-Nha và Pháp liên tiếp mấy chục năm sau (1534-1763) đua nhau gửi người sang định cư và chiếm đất làm thuộc địa dọc theo phía Đông của Châu Mỹ.

        Một phần của Tân Thế Giới (The New World)  - tên Âu Châu gọi Mỹ Châu v́ trước khi khám phá, Âu Châu không hề hay biết có lục địa Mỹ Châu- , nhanh chóng trở thành La Nouvelle France -Tân Pháp Quốc-  v́ Pháp chiếm làm thuộc địa. Phần đất thuộc địa này chạy dài từ tận cùng phía Bắc của Canada, qua Quebec (1608), Montreal (1642), kéo dài đến tận miền Nam nước Mỹ, Baton-Rouge,  Louisiana (1720).

Bản đồ năm 1750: Mầu xanh dương là phần đất thuộc địa của Pháp trên Bắc Mỹ.

Nguồn: http://www.voyagesphotosmanu.com/Complet/images/New_France_in_1750.jpg

 

        Sự tranh nhau bành trướng chiếm thuộc địa làm hai cường quốc Pháp và Anh xô xát giành quyền bá chủ trong ba năm 1754 -1756, và cuối cùng tham chiến trong suốt bẩy năm trời, gọi là Chiến Tranh Bẩy Năm từ 1756-1763. Pháp thua đại bại, kư Ḥa Ước Paris nhượng bộ Florida, vài đảo ở vùng Caribbean, và đại đa số đất thuộc về La Nouvelle France cho Anh. Quebec và Montreal là một phần thuộc về La Nouvelle France Pháp giao lại cho Anh Quốc.

        Từ năm 1763 đến 1867, tất cả phần đất Canada dưới quyền thống trị của Anh Quốc. Năm  1867, Ontario, Quebec, và ba tỉnh của New Brunswick, Nova Scotia, tuyên bố độc lập, trở thành quốc gia tự trị Canada.

        Mục đích chính của chuyến đi Quebec lần này là chúng tôi xem lá mùa Thu đổi mầu nên ở quầy "Tourist Information" ở phi trường Quebec lẫn nơi mướn xe, tôi hỏi nhân viên chỉ cho tôi nơi nào có nhiều lá đổi mầu để tôi chụp h́nh. Trước khi đi tôi đă nghiên cứu trên Internet, nhiều mạng lưới nói cứ chạy xe dọc theo sông St Lawrence River, nhưng tôi nghĩ dân địa phương biết rơ hơn nên hỏi họ. Có ai ngờ rằng cả hai nơi đều nghĩ tôi là du khách Mỹ... ngu xuẩn: "Cây lá vàng is everywhere, anh cứ chạy xe hơi ngoài đường là thấy" . Họ làm tôi cụt hứng v́ tôi muốn biết chính xác một nơi nào đó chụp h́nh đẹp.

        Lái xe ra khỏi nơi mướn xe, tôi nghĩ họ trả lời đúng chứ không sai. Trước khi máy bay đáp xuống Quebec, tôi đă thấy tứ phía tận chân trời một khung cảnh bao quát rộng lớn ngập tràn mầu đỏ, mầu rừng lá đổi mầu.

Thành ra lái xe sẽ thấy ngay hai bên đường cây mầu xanh vàng cam đỏ hỗn hợp, trông thật đẹp mắt. Ở Binz, Đức,  tôi thấy những cánh đồng mầu vàng rực của cây làm dầu ăn; ở Nhật Bản và Hàn Quốc hoa anh đào trắng xóa; ở Tasmania, Úc, mầu tím sẫm  của hoa lavender; ở Maine, Hoa Kỳ cây đổi mầu vàng đỏ, thế nhưng tôi chưa bao giờ thấy một nơi nào mà cả thành phố từ thành thị đến ngoại ô, từ đường trong đến đường cao tốc, từ nhà cửa, tiệm ăn đến đất mênh mông thẳng cánh c̣ bay nơi thôn dă, tất cả tràn ngập cây xanh, vàng, cam, đỏ technicolor bát ngát trời xanh như Quebec.

        Lái xe chầm chậm mê mẩn ngắm cây cối mầu sặc sỡ hai bên đường, chúng tôi hoàn toàn không để ư đến việc lái về đến hotel mà cứ mỗi lần khám phá ra một nơi tuyệt đẹp, ngừng xe lại để chiêm ngưỡng tác phẩm của Tạo Hóa không bút mực nào tả siết. Những mầu xanh vàng cam đỏ quyện vào nhau không thứ tự, nhưng chính cái không thứ tự đó tạo ra một tác phẩm tuyệt tác v́ vị trí của mỗi mầu quyện lẫn vào nhau vừa đủ không thái quá. Đôi lúc cả bốn, năm mầu đều hiện diện, thế nhưng đôi lúc trong mầu vàng rực lại xen lẫn vào lá xanh đỏ, hay mầu cam đỏ tía lại xen vào vài cành lá vàng. Một tác phẩm nghệ thuật đại chỉ có Tạo Hóa mới có thể là tác giả.

        Trước những phong cảnh cả đời chưa bao giờ thấy, chúng tôi quên cả thời gian, chậm chạp, từ từ, nhẹ nhàng, lăn lốc chiêm ngưỡng, trầm trồ, tấm tắc, và chụp h́nh cảnh sắp sửa sang Thu của Quebec.

 

        Mỹ có phim "Heaven can wait" (Thiên đường có thể đợi). Hotel Château Frontenac, Quebec cũng có thể đợi chúng tôi check in, chẳng có ǵ phải gấp gáp.

Hotel Château Frontenac, Quebec, Canada

(c̣n tiếp)

Nguyễn Tài Ngọc

October 2016

http://www.saigonocean.com/index.php/en/