Văn viết trước và sau 1975

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

         

Ảnh của news.zing.vn

 

        Hôm Thứ Hai 28/Tháng 9/2016, một trận mưa vũ băo trút nước ào ạt xuống SàiG̣n. Số lượng nước mưa lẫn t́nh trạng ngập lụt có lẽ vô tiền khoáng hậu, gây thiệt hại vô số kể cho dân cư, tư gia, doanh nghiệp, khi nước mưa tràn ngập vào trong nhà.

        Mưa ngập lụt gây chết chóc và làm dân t́nh điêu đứng. Nước lụt vào trong nhà không những tạo vấn đề vệ sinh hôi thối nước cống cầu tiêu lềnh bềnh trong pḥng khách, mà bao nhiêu của cải, vật chất, xe cộ, bị nước lụt làm thiệt hại. Cơ sở kinh doanh đóng cửa, văn pḥng chính phủ tê liệt, những người buôn bán không có nơi đến để bán hàng, lợi tức thất thu ảnh hưởng dây chuyền từ người dân đến nhà nước. Chỉ trong khoảnh khắc hơn một giờ đồng hồ, hàng trăm ngh́n  người mất cả bạc triệu dollars v́ đồ đạc, áo quần, bàn ghế, xe máy, TV, tủ lạnh, bếp núc, đồ điện tử, vật dụng văn pḥng, vật dùng trong nhà... bị hoen ố, thiệt hại, hay mất mát v́ nước lụt hôi hám dâng cao tận trong nhà. 

        Không cần với đầu óc của một nhà bác học, một dân quê cũng có thể kết luận thẳng thừng là những người trong giới lănh đạo từ xưa đến nay đều có phần trách nhiệm cho việc ngập lụt ngày hôm nay. Không ai có thể viện dẫn bất cứ lư do ǵ để biện luận cho sự bất tài không khắc phục được những trận mưa lụt. Giải quyết cho việc thoát nước để thành phố vĩnh viễn không bị ngập lụt phải xẩy ra ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay: dân điêu đứng lầm than đă quá đủ.

        Đọc bản tin về ngập lụt ở một mạng lưới Việt Nam, tóc gáy tôi dựng đứng v́ tôi có cùng cảm tưởng về văn viết ở Việt Nam bây giờ như cơn mưa lụt ở SàiG̣n: bấy lâu nay tôi đọc nghe khá ngứa tai nhưng phớt tỉnh Ăng-Lê ngoảnh mặt làm ngơ; thế nhưng cú pháp lủng củng, chữ dùng sai trật, câu văn tối nghĩa trong bản tin dưới đây làm tôi chỉ muốn nhập viện nhà thương điên Biên Ḥa.

        Tiếng Việt Nam là tiếng mẹ đẻ, thế mà một cơ quan thông tin, một cơ sở văn học viết cho trăm ngh́n độc giả, một nhà báo  -  không phải là một bà bán hàng rong, không phải là một anh thợ sửa xe ở góc đường, không phải là một người đạp xích-lô lam lũ -,  viết tiếng Việt tệ lậu th́ cái tệ lậu đó cần chấm dứt ngay bây giờ, không một lư do biện luận.

        Bản tin dưới đây, mực đen đậm,  tôi copy lại từ trang lưới "Người Đồng Hành Với Mọi Quyết Định", tác giả là Duy Khánh, ngày đăng  27/09/2016, http://ndh.vn/mua-cuc-doan-ngay-26-9-vuot-xa-thiet-ke-he-thong-thoat-nuoc-cua-tp-hcm-20160927114426535p145c151.news.

 

        Ḍng chữ mầu xanh dương là tôi "dịch" lại với lối viết văn của nền giáo dục trước tháng 4, 1975.

        Ḍng chữ nghiêng mầu đỏ là lời phê b́nh của tôi về cú pháp bây giờ.     

        Xin lưu ư là tôi hoàn toàn không có ư định chỉ trích khi  chú thích chữ nào dùng "trước 1975" hay "sau 1975". Đây chỉ là lẽ thật nêu ra cho mọi người thấy chữ dùng khác biệt, hữu dụng cho người miền Bắc và cho các cô cậu trong Nam sinh từ năm 1975 sống ở Việt Nam,  không biết ngôn ngữ trước 1975 là thế nào.   

 

--------------------------------------------------------------------

 “Mưa cực đoan” ngày 26/9 vượt xa thiết kế hệ thống thoát nước của TP.HCM  (Duy Khánh, Thứ Ba 27/09/2016)

 

        Theo báo cáo của Trung tâm Điều hành chương tŕnh chống ngập nước TP.HCM (Trung tâm Chống ngập), ngày 26/9 trên địa bàn TP.HCM xuất hiện trận mưa lớn trên diện rộng, chỉ trong thời gian khoảng 01 giờ 30 phút, vũ lượng mưa đạt phổ biến từ 101 mm đến 204,3 mm.

        Theo bản báo cáo của Trung tâm Điều hành chương tŕnh chống ngập nước TP.HCM (Trung tâm Chống ngập), vào ngày 26/9, chỉ trong thời gian khoảng một giờ ba mươi phút, một trận mưa đă trút số lượng nước khổng lồ từ 101mm đến 204,3mm trên TP Hồ Chí Minh.

        Lời bàn: Trung tâm Chống ngập không nói thẳng với nhà báo, do đó "báo cáo" phải dùng theo thể danh từ, thêm chữ "bản".

        "...trên địa bàn TP HCM xuất hiện trận mưa lớn trên diện rộng..." :  cầu kỳ hóa câu văn không cần thiết. Đây không phải là Đài Kiểm soát Không lưu liên lạc với phi công về vấn đề thời tiết mà chỉ là một trận mưa th́ cần đề cập "địa bàn, xuất hiện" làm ǵ? "Diện rộng" nghe chói tai v́ ḥa hợp danh từ đơn Hán Việt với tiếng Việt. Nghĩa của nó cũng mơ hồ, người đọc không  cần biết "diện rộng" v́ bài viết đă nêu chi tiết diện tích khu vực bị mưa: từ 101mm đến 204,3mm.

        "01 giờ 30" : phải viết ra chữ.

        " lượng mưa đạt phổ biến" : tại sao phải dùng chữ Hán Việt trong một câu thật đơn giản, chữ Việt diễn tả được dễ dàng?

        "đạt phổ biến":  Chữ "phổ biến" trước 1975 chỉ dùng trong nghĩa quảng bá rộng răi bằng phương tiện thông tin. Nếu dùng trong nghĩa xác định phạm vi phổ biến th́ trước 1975 dùng chữ "khắp nơi". Thí dụ "Đạn bay khắp nơi", hay như ở đây: "Mưa khắp nơi".

 

        Vũ lượng này vượt xa tần xuất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay. Theo Quyết định 752/QĐ-TT, đối với tuyến cống cấp 2, vũ lượng mưa đạt trong 01 giờ 30 phút ứng với chu kỳ 100 năm chỉ là 137,70mm.

        Số lượng nước mưa vượt xa khả năng hệ thống thoát nước hiện nay. Theo Quyết định 752/QĐ-TT, căn cứ theo dữ kiện về mưa trong ṿng 100 năm, hệ thống cống cấp 2 chỉ có thể thải số lượng nước mưa là 137,70mm trong thời gian một giờ ba mươi phút.

        Lời bàn: "tần xuất" : "xuất" viết sai chính tả, đúng là "tần suất". Không dùng chữ này người đọc cũng hiểu th́ dùng làm ǵ?

        "đối với" :  chữ này tôi thấy dùng tưới hột sen trong câu văn bây giờ, phần đông vô nghĩa và không cần thiết.

        Tôi đọc đi đọc lại câu thứ nh́ vẫn không hiểu rơ ư nói ǵ.   

       

        Tần suất thiết kế cống hiện nay theo Quyết định 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thế hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020, cụ thể: Đối với tuyến cống cấp 3 là mưa 75,88mm trong 3 giờ; tuyến cống cấp 2 là mưa 85.36mm; kênh, rạch chính cấp 1 là mưa 95,91mm trong 3 giờ); đỉnh triều thiết kế là +1,32m.

        Theo Quyết định 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch quy tụ tất cả hệ thống thoát nước của TP.HCM đến năm 2020 th́ ống cống cấp 3 trong ba giờ sẽ thải được 75,88mm nước, ống cống cấp 2 sẽ thải được 85.36mm nước, kênh, rạch chính cấp 1 sẽ thải được  95,91mm nước. Khi thủy triều ở mức độ cao nhất th́ độ thoát nước sẽ phải hơn 1,32m.

        Lời bàn: Thú thật tôi không hiểu rơ đoạn văn này v́ viết tối nghĩa. Do đó, bản "dịch" dùng ngôn ngữ trước 1975 của tôi có thể sai.

        "tổng thể": chữ dùng bây giờ, không dùng trước 1975. Có nghĩa là tập hợp, thống nhất nhiều sự việc có quan hệ chặt chẽ với nhau.

        "phê duyệt": chữ dùng dư thừa không cần thiết.

        "quy hoạch" : trước 1975 không dùng chữ này.

        "...đến năm 2020, cụ thể...": một chữ nữa dùng tưới hột sen bây giờ. Tôi thật sự không hiểu ư là ǵ, tương đương với "thí dụ"? Đa số đoạn văn khi tôi đọc với chữ "cụ thể" th́ tôi thấy có vẻ thừa, không cần thiết. Tôi tra tự điển Việt Nam bây giờ th́ định nghĩa như là tôi hiểu trước 1975: nghịch nghĩa với trừu tượng. Thành ra chữ "cụ thể" này tôi đầu hàng vô điều kiện!

        "đỉnh triều": tôi không hiểu chữ này. Tôi tra tự điển Việt Nam, không có trong tự điển. Nhà báo viết chữ không có trong tự điển? Thật là một điều khó tin nhưng có thật. Tôi đoán là nó là chữ ghép của hai chữ "đỉnh + thủy triều". Nếu thế th́ tôi hiểu nghĩa của nó. 

        "Đối với tuyến cống cấp 3 là mưa 75,88mm trong 3 giờ; tuyến cống cấp 2 là mưa 85.36mm; kênh, rạch chính cấp 1 là mưa 95,91mm trong 3 giờ); đỉnh triều thiết kế là +1,32m...": ở đây người viết dùng ba dấu chấm phẩy để ngắt đoạn ra ba câu: anh ta dùng không đúng dấu, đáng lẽ dùng dấu phẩy. Chữ chấm phẩy dùng để ngắt hai câu cùng ư tưởng và nếu đứng riêng rẽ, nó có thể thành một câu độc lập. Thí dụ dùng dấu chấm phẩy đúng:

        "Có người thích viết bằng đánh máy computer; nhưng cũng có người thích viết bằng bút ch́".

        Trong câu văn này: "cống cấp 3 mưa 75,88mm, cống cấp 2 mưa 85.36mm, cấp 1mưa 95,91mm..." ba câu này ư tưởng cùng là túc từ của một chủ từ (cả ba có tiêu chuẩn đặt ra theo một Quyết định). Nếu đứng riêng rẽ nó không có nghĩa riêng biệt, thành ra phải ngắt câu bằng dấu phẩy chứ không phải dấu chấm phẩy.  

 

        Thống kê của Trung tâm Chống ngập cho biết sau trận mưa trên địa bàn thành phố đă xảy ra ngập tại 59 tuyến đường, chiều sâu ngập từ 0,10 m đến 0,50 m; diện tích ngập từ 100 m2 đến 30.000 m2.

        Theo thống kê của Trung tâm Chống ngập th́ trận mưa này đă làm ngập 59 con đường, với mực nước dâng cao từ 0,10 m đến 0,50 m. Diện tích bị ngập lụt từ 100 m2 đến 30.000 m2.

        Lời bàn: "..mưa trên địa bàn thành phố đă xảy ra ngập...": lại "địa bàn thành phố"!, chữ dùng dư thừa.

        "chiều sâu ngập từ 0,10m đến 0,50m" : câu này viết như là người ngoại quốc học tiếng Việt, hoặc như con nít bậc Tiểu học. Mực nước lụt dâng cao 0.50m. Nước đổ vào giếng sâu hai thước chứ làm sao mà nước ngập chiều sâu 0.50m? "sâu" là chiều từ miệng đến đáy, chiều đo lường đi xuống. C̣n "cao" là chiều từ mặt thấp lên cao, chiều đo lường đi lên. Khi hỏi nhà anh cao bao nhiêu, có ai nói nhà tôi chiều sâu ba tầng không?    

        "diện tích ngập từ 100 m2 đến 30.000 m2": tôi đọc đi đọc lại, không hiểu làm sao mà sự đoán chừng mức độ ngập lại quá khác biệt về diện tích?

 

        Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 50 phút, vũ lượng đạt 170,3 mm đă xuất hiện ngập cục bộ tại băi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30 cm, thời gian nước rút khoảng 1 giờ sau mưa. T́nh h́nh này đă cải thiện hơn nhiều so với trận mưa ngày 26/8 do đă cải tạo xong 07 vị trí cống băng ngang đường tuyến Mương A41 và đă nạo vét thông thoáng hệ thống thoát nước.

        Ở khu vực phi trường Tân Sơn Nhất, chỉ trong thời gian ngắn từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 50 phút trận mưa đă trút xuống 170,3 mm nước làm ngập lụt băi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với mực nước dâng cao 30 cm. Phải mất một giờ sau cơn mưa th́ nước mới rút hết. Sự ngập lụt  này vẫn không nghiêm trọng so với trận mưa ngày 26/8. Lư do   bẩy ống cống băng ngang đường Mương A41 đă được tái thiết, và hệ thống thoát nước đă được vét sạch trước đây.

        Lời bàn: câu văn lủng củng, luộm thuộm, tối nghĩa. Chữ "tuyến" trước 1975 không dùng thông dụng như bây giờ.

        "...T́nh h́nh này đă cải thiện.." : trước 1975 , chữ "cải thiện" chỉ dùng cho người ta.

        "07": phải viết ra chữ "bẩy"  

        "vét thông thoáng" trước 1975 dùng chữ "vét sạch".

 

        Nguyên nhân chính dẫn đến t́nh trạng ngập lụt như trên theo Trung tâm Chống ngập là do trận mưa chiều ngày 26/9 là trận "mưa cực đoan".

        Theo Trung tâm Chống ngập lụt, nguyên nhân chính cơn mưa chiều 26/9  dẫn đến t́nh trạng ngập lụt là trận mưa đă trút một lượng nước chưa từng thấy.

        Lời bàn:  đọc xong ông nào ở Trung tâm Chống ngập tuyên bố trận mưa này là "cực đoan", tôi chỉ muốn ăn mười viên xí mụi quyên sinh cho rồi. Chữ "cực đoan" chỉ dùng khi nói về thái độ, xu hướng, không được dùng với "mưa". Thí dụ: "Từ khi đi ngoại quốc về, cậu ấy có những ư nghĩ cực đoan". Ngay cả tự điển tiếng Việt bây giờ cũng đồng ư với định nghĩa của tôi, tôi copy lại: "cực đoan = được đẩy tới mức quá đáng, tới cực độ (thường nói về xu hướng, chủ trương, thái độ)".

        Nói một chữ Việt đơn giản  ông ở Trung tâm Chống ngập c̣n nói sai, th́ cả nước có hy vọng ǵ ông ta "chống ngập", là một chuyện vĩ đại gấp ngh́n lần việc nói tiếng Việt đúng?   

 

        Một số tuyến đường đă được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước nhưng vẫn bị ngập trong thời gian mưa như: đường Phan Xích Long, Trường Sơn, Song hành Quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Ảnh Thủ, Tô Ngọc Vân...

        Một số tuyến đường đă được sửa chữa, hệ thống thoát nước đă được tân trang nhưng vẫn bị ngập như đường Phan Xích Long, Trường Sơn, Song hành Quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Ảnh Thủ, Tô Ngọc Vân...

        Lời bàn:  chữ "đầu tư" trong nghĩa dùng ở đây, và chữ "nâng cấp" là chữ dùng sau 1975.

 

        T́nh trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) c̣n phổ biến. Khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn trôi rác vào lưới chắn rác làm cản trở ḍng chảy.

        T́nh trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch c̣n phổ biến; t́nh h́nh xử lư c̣n chậm.

        Dân chúng thiếu ư thức vẫn tiếp tục vất rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch). Khi mưa lớn, rác bị nước cuốn vào lưới chắn rác làm cản trở lưu lượng nước chẩy. Hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch vẫn c̣n đang bị lấn chiếm v́ lư do nhà chức trách chậm trễ trong việc kiểm soát và trừng phạt vi phạm.

        Lời bàn:  "xả rác" : văn viết khác với văn nói. Văn nói không thể nào dùng trong văn viết. Thí dụ hai câu văn nói và văn viết:

        Nói: "Sức mấy mà nó trả tiền cho anh" . Viết: "Nó sẽ không đời nào trả tiền cho anh".

        Nói: "Cô Ba đến mà tôi đâu có hay!".  Viết: "Cô Ba đến, thế mà tôi không biết!".

        Chữ "xả rác" là văn nói, văn viết là "vất rác" hay "đổ rác".

        "...t́nh h́nh xử lư c̣n chậm...": trước 1975 không dùng chữ "xử lư".

 

        Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Trung tâm Chống ngập đă phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải, UBND các quận/huyện rà soát các điểm ngập c̣n lại để đề xuất đầu tư dự án (giai đoạn 2016-2020). Nhiều dự án đă triển khai thực hiện nhưng tiến độ chậm do vướng thủ tục (như dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, dự án cải tạo rạch Ông Búp, kênh tiêu Liên Xă, …) hoặc tiến độ thi công chậm như Xa lộ Hà Nội (chân cầu Rạch Chiếc), Nguyễn Văn Quá…

        Trong thời gian qua, Trung tâm Chống ngập đă phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải, UBND các quận/huyện, kiểm điểm và đề nghị dự án giải quyết những nơi vẫn c̣n bị ngập (giai đoạn 2016-2020). Tuy nhiên, những dự án đă được chấp thuận và cho phép thực hiện th́ thi hành lại chậm chạp v́ vướng víu thủ tục; điển h́nh là dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, dự án cải tạo rạch Ông Búp, kênh tiêu Liên Xă, Xa lộ Hà Nội (chân cầu Rạch Chiếc), Nguyễn Văn Quá…

        Lời bàn:  chữ "khai triển" miền Nam dùng trước 1975 không có trong Tự Điển Hán Việt Đào Duy Anh. Chữ "triển khai" th́ có nên trong trường hợp này, người miền Bắc đúng, VNCH sai.

        Chữ "rà soát" trước 1975 không dùng.

 

        Các dự án thuộc Quyết định 1547/QĐ-TTgngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ thoát nước trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, diễn biến thủy văn phức tạp chưa thể triển khai thi công.

        Một số dự án thoát nước đang triển khai thi công nên đă ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu.

        Những dự án thuộc Quyết định 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thoát nước trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, diễn biến thủy văn phức tạp vẫn chưa được áp dụng và thi hành. Trong khi đó, những dự án về thoát nước đang trong giai đoạn tiến hành th́ đă rất hữu hiệu trong việc giúp thoát nước và giảm bớt ngập lụt.

        Lời bàn:  chữ "hỗ trợ" không cần thiết. Tôi không hiểu "diễn biến thủy văn phức tạp" là ǵ.

 

        Một số tuyến đường đă xử lư ngập bằng giải pháp tạm (đấu nối mở thêm hướng thoát nước mới, cải tạo miệng thu….) trong khi chờ các dự án lớn triển khai đă xuất hiện ngập khi mưa to.

        Trong khi chờ các dự án lớn khởi sự, một số  đường đă được sửa chữa tạm thời -như đầu nối mở thêm hướng thoát nước mới, bành trướng miệng thoát nước…-,  vẫn ngập lụt khi mưa to.

        Lời bàn:  "miệng thu" có vẻ tối nghĩa."Miệng thoát nước" dễ hiểu hơn.

----------------------------------------------------

        Tôi muốn nhấn mạnh là tôi rời SàiG̣n năm tôi 17 tuổi, định cư ở Hoa Kỳ nay đă được 41 năm. Trong mấy mươi năm ở Mỹ, tôi hầu như ít bao giờ đọc sách báo Việt Nam nên vốn liếng Việt Văn của tôi chỉ giới hạn vào thời gian trước tháng Tư 1975. Cộng thêm ở trong một xă hội ngoại quốc ít nghe tiếng Việt làm tôi, tuy rằng hiếm khi, đôi lúc không nhớ chữ Việt để dùng cho chính xác khi viết văn.

        Hơn nữa, 17 tuổi th́ tương đối khá trẻ để thấm nhuần lăo luyện văn chương nước mẹ đẻ nên rất có thể là trong phần "dịch" câu văn của bản tin hiện giờ sang văn dùng trước 1975, tôi không đủ ngữ vựng của tất cả chữ dùng trước 1975 để "dịch" cho đúng. Và v́ không ở trong xă hội người miền Bắc, nên tôi cũng có thể hiểu sai ư câu văn. Do đó, tôi xin cảm ơn trước về những chỉ bảo của độc giả, nếu có. 

        Cái răng cái tóc là cái gốc của con người. Ngôn ngữ và văn hóa là bản ngă, là sắc thái của một dân tộc. Không ai muốn mất cái răng cái tóc th́ cớ sao ta lại thờ ơ, không chỉnh đốn ngôn ngữ và văn hóa nước ḿnh?

        Chúng ta chắc ai cũng nghe câu "Tiếng Việt c̣n th́ nước ta c̣n". Câu này trích một phần từ câu nói của cụ Phạm Quỳnh, chủ bút của Nam Phong Tạp Chí từ năm 1917 đến năm 1932 : "Truyện Kiều c̣n tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n nước ta c̣n" (hai câu này được ghi trên bia đá ở mộ của cụ).

        Trước khi tôi biết cả hai câu, tôi đă không tin vào câu "Tiếng Việt c̣n th́ nước ta c̣n". Đối với tôi, tiếng Việt không ưu tiên quan trọng bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tầu v́ nếu không biết những thế giới ngữ này th́ chúng ta không thể nào tiến thân trong lănh vực kinh tế với tư cách cá nhân, tập thể, hay quốc gia. Quốc gia không có tiền th́ không mua được súng ống để tự vệ ḿnh trước ngoại xâm.

        Sau này, khi tôi biết được câu đầu  "Truyện Kiều c̣n tiếng ta c̣n", th́ tôi nghĩ tôi càng quá đúng. Giời ơi, trong dân số 90 triệu người,  nếu 89,999,999 người Việt ai cũng nói truyện Kiều là một tác phẩm lâm ly bi đát để lại ngh́n đời cho hậu thế th́ tôi là người duy nhất ngày xưa thà xem phim Lư Tiểu Long bay đá hai chân c̣n hơn là đọc truyện Kiều, chán ơi là chán! Nếu hỏi một trăm cô cậu thanh niên bây giờ đọc vài câu Lục Bát Truyện Kiều, tôi nghĩ cả trăm không ai thuộc. Thành ra Truyện Kiều không c̣n nhưng tiếng ta có mất đâu?

        Tuy rằng tôi không đồng ư với câu "Tiếng Việt c̣n th́ nước ta c̣n" (mất tiếng Việt nước ta bảo đảm vẫn c̣n, chỉ hết cải lương Hồ quảng), nhưng ngày nào ta c̣n nói tiếng Việt th́ ngày đó mỗi  người  chúng ta có trách nhiệm bảo tŕ tiếng Việt để nó không những được tồn tại mà c̣n phong phú thêm ra.

         Nhiệm vụ của người viết văn là hành văn trong sáng, đặt cú pháp đơn giản, dùng chữ giản dị, không dao to búa lớn để c̣n tạo ảnh hưởng cho người đọc thích thú ngôn ngữ của chính ḿnh. Nếu văn của ḿnh cầu kỳ, tối nghĩa, đọc xong người đọc chỉ muốn phát điên lên th́ ḿnh nên gác bút về vườn gia nhập cơ sở chống ngập lụt.  

 

Nguyễn Tài Ngọc

Oct 2016

http://www.saigonocean.com