Đc bài Trnh Hi viết v b v cũ, ông Nguyn Cao Kỳ

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Một chị bạn gửi cho tôi bài viết của Trịnh Hội vào hôm Chủ Nhật, lại về đề tài ông Nguyễn Cao Kỳ. Đây là bài thứ tư tôi viết liên quan đến ông Kỳ, và sẽ là lần cuối cùng. Thường th́ tôi chẳng bao giờ để ư chuyện liên quan đến người Việt Nam, nhưng trường hợp ông Nguyễn Cao Kỳ quá đặc biệt v́ nhiều bài viết tâng bốc ông ta quá độ, phớt tỉnh Ăng-Lê những sai quấy  ông đă làm trong khi chỉ trích người khác sai lầm, “thấy cái bụi trong mắt người khác mà không thấy cây đà trong mắt ḿnh” (Kinh Thánh Lu-Ca 6:41) nên cùng bất đắc dĩ tôi mới bày tỏ ư kiến hai xu của tôi.

Chỉ là trường hợp ngẫu nhiên mà tôi viết ba bài phê b́nh liên tiếp phân tích bài viết của thân nhân ông Nguyễn Cao Kỳ: cô Kỳ Duyên, ông Nguyễn cao Trí, và bây giờ Trịnh Hội (“cựu” thân nhân!). Tôi hiếm khi đọc báo chí Việt Nam, rất ít khi vào Internet đọc tin tức Việt Nam, không tham gia chính trị, không muốn viết về chính trị, không thù ghét ông Nguyễn Cao Kỳ v́ trước 1975 tôi chưa gia nhập quân đội để có một lập trường thẳng thừng, tích cực với hành động và lời nói của ông từ năm 2004. Bạn bè chuyển tiếp những email đến cho tôi đọc, và đó là lư do tôi biết sự hiện hữu ba bài viết thiên về ông Kỳ này.

Ở Hoa Kỳ mỗi lần Tổng Thống lên TV đọc diễn văn tường tŕnh sự việc quốc gia cho dân chúng, các hăng TV bắt buộc phải bỏ ra một thời gian ấn định ngay sau Tổng Thống nói để đảng đối lập bày tỏ quan điểm của đảng ḿnh,  chỉ trích và phê b́nh những ǵ Tổng Thống nói. Đây là điểm tuyệt diệu của một chế độ dân chủ: người dân nghe được hai ư kiến tương phản của phe cầm quyền và phe đối lập để vào lần bầu cử kế tiếp có một khái niệm rơ ràng  khi quyết định bầu cho đảng nào (chế độ độc tài do đó không thể nào tồn tại ở nước Mỹ). Tôi viết những bài phê b́nh này cũng cùng một lư do đó: cung ứng thêm một quan điểm để người đọc phán xét hư thực.    

Trước khi vào đề, tôi biết là v́ hoàn cảnh chúng ta sinh trưởng ở ba miền khác nhau, Bắc, Trung, Nam, nên do đó mọi người có thể phát âm tiếng Việt không chuẩn. Tuy nhiên, một nghề nghiệp nhất định đ̣i hỏi người trong nghề phải học hỏi, thấu triệt sự việc liên quan đến lănh vực của ḿnh. Chẳng hạn thợ sửa xe phải biết về máy móc, phi công phải biết lái máy bay, bác sĩ phải biết chích đít con nít, xin lỗi quan niệm đó quá lỗi thời, bác sĩ phải biết về y học, nên tôi rất khó chịu khi thấy những người trong lănh vực truyền thanh, truyền h́nh, kư giả, phóng viên, phát ngôn viên, viết báo chí hay đọc cho công chúng mà không phát âm tiếng Việt đúng hay viết chính tả sai. Ngay ở Hoa Kỳ cũng vậy, dân Mỹ ở những tiểu bang miền Nam nói tiếng Anh rất khó nghe nhưng phát ngôn viên đài truyền h́nh không ai nói giọng người Nam. Họ đều phát âm tiếng Mỹ đúng giọng. Trịnh Hội rời Việt Nam năm 15 tuổi, quá đủ thời gian để học nói và viết tiếng Việt, thế  mà viết hỏi ngă không đúng (chuồn đi chổ khác, nữa thế kỷ) th́ bài viết mất hay một phần nào.

Bài viết của Trịnh Hội copy ở cuối bài viết này, hoặc ai muốn đọc xin vào xem link sau đây:

http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/hoi/bo-ky-09-20-2011-130206768.html

Theo Trịnh Hội, lư do anh viết bài này là để giúp mọi người hiểu rơ hơn bố vợ cũ của anh ta, ông Nguyễn Cao Kỳ: “Hôm nay tôi cũng muốn viết đôi ḍng cho những ai chưa hiểu rơ về bố”.  Anh tiếp luôn là anh ta có thẩm quyền viết về  ông Kỳ v́ “chưa (ai) có dịp gần gũi bố như tôi đă từng có dịp lúc c̣n là con rể của bố”.

 

Ngoài những điều về ông Kỳ mà đa số mọi người biết v́ thân nhân ông Kỳ đă “quảng cáo”: tiếu lâm, một số bạn bè, chiến hữu trung thành có t́nh nghĩa với ông Kỳ, dám nói dám làm, nghèo (“chết không có một xu”), về Việt Nam “cứu nước”, chúng ta khám phá ra những điều mới lạ nơi ông Kỳ qua Trịnh Hội:

 

- Nói năng thiếu suy sét (“đó không phải là lời phát biểu có ư tứ, đắn đo”).

- Trịnh Hội không được ông Kỳ thích (“tôi chưa bao giờ là thằng con rể được bố yêu chuộng”).

- Trịnh Hội và ông Kỳ không cùng quan điểm về chính trị (“V́ tôi và bố ít khi đồng ư về những vấn đề liên quan đến chính trị”).

- Hai cha con hoàn toàn khác biệt (“H́nh như giữa ông và tôi không có điều ǵ giống nhau”).

- Trịnh Hội “không đồng ư với con đường ông đă chọn”. Câu này Trịnh Hội không giải thích rơ ràng nên không biết đường này là đường nào, đường cát trắng hay là đường thẻ.

 

Rất hiển nhiên là qua những nhận xét trên, Trịnh Hội đă quan sát hành động, tư tưởng, thái độ của ông Kỳ rồi đưa ra nhận định, xét đoán của riêng ḿnh về quan điểm, lập trường của ông bố vợ cũ. Nhờ nhận định  này mà Trịnh Hội mới đưa ra kết luận là quan điểm của hai người khác nhau.

 

Nếu bài viết chỉ có như vậy th́ chẳng có ǵ để nói, thế nhưng ở phần đầu bài viết, câu nói này của Trịnh Hội làm tôi …nhức óc:

 

“Tôi nghĩ đối với bất cứ trường hợp nào chính chúng ta phải sống và phải trải qua những kinh nghiệm của người mà chúng ta muốn phê phán, chúng ta phải bước qua những khổ đau của họ, phải biết khóc cười với thân phận của chính họ từ lúc họ mới ra đời cho đến ngày họ trưởng thành, thấy những ǵ chỉ có họ đă thấy, nghe những câu chuyện chỉ có họ được nghe, chỉ đến khi ấy tôi nghĩ họa chăng chúng ta mới có thể hiểu được tại sao và trong hoàn cảnh nào họ đă chọn con đường mà họ đă chọn, xử sự theo cách mà chỉ có họ mới có đủ thẩm quyền để quyết định cho riêng họ.

 

C̣n không th́ tất cả chỉ là đoán…ṃ”.

Không đề cập trực tiếp những người  chê bai ông Kỳ, Trịnh Hội viết câu trên cho rằng trừ khi mọi người đă trải qua cùng kinh nghiệm và khổ đau như ông Kỳ, c̣n không th́ sự phán đoán về ông Kỳ chỉ là một lời đoán ṃ. Câu này mâu thuẫn ở điểm là Trịnh Hội cũng không sống, không trải qua kinh nghiệm khổ đau với ông Kỳ, thế mà anh ta xét đoán ông Kỳ th́ được, trong khi tất cả mọi người trên thế giới th́ không!

Nếu nói như thế th́ những người gian ác như Hitler, Mao-Trạch-Đông, Joseph Stalin…không ai có thể xét đoán hành động của họ?

Tôi biết Trịnh Hội là luật sư nên tôi đưa ra một thí dụ pháp luật để chứng tỏ câu nói trên hoàn toàn vô lư.

Một bị can xuất hiện trước ṭa án. Sau bao nhiêu ngày giờ bị truy tố cũng như được biện luận giữa công tố viên và trạng sư của bị cáo, thẩm phán hay bồi thẩm đoàn là người cuối cùng quyết định bị can có tội hay không. Họ không cần trải qua kinh nghiệm khổ đau với bị can, họ không cần có mặt vào giai đoạn bị can bị thưa phạm tội để mắt thấy tai nghe, họ không cần cùng khóc cùng cười với bị can, mà họ chỉ cần chứng cớ hai bên tŕnh bày để soạn thảo, phân tích, bàn căi, rồi đưa ra kết luận. Trong ṭa án Hoa Kỳ và các quốc gia tự do, 100% sự kết luận này có căn cứ, không phải là một lời đoán ṃ.

Trong câu: “Đă có quá nhiều người nói về bố, viết về bố và tôi th́ lại không biết rơ về quăng thời gian đầy sóng gió này để đánh giá, nhận định”, tôi rất ngạc nhiên là luật sư, Trịnh Hội lại thốt ra câu này. Nếu tôi là một luật sư trẻ, 30 tuổi, mà một gia đ́nh có người bố 60 tuổi ở tù đă 40 năm bây giờ mướn tôi căi oan cho ông ta, tôi nhận lời th́ nhiệm vụ của tôi là tham khảo, nghiên cứu những dữ liệu, tang chứng xẩy ra từ thời điểm đó -cho dù là mấy mươi năm trước đời vua Hồng Bàng- để biện luận cho thân chủ tôi, chứ có ǵ mà khó khăn?

Thời đại bây giờ có Internet nên việc t́m kiếm, tra khảo tài liệu quá dễ dàng. Nếu Trịnh Hội không biết về ông Kỳ để đánh giá và nhận định, tôi xin đưa ra vài tài liệu tôi t́m từ trong Internet về vài cá tính của ông Kỳ:

- Lạnh lùng, xem thường sinh mạng người khác, the end justifies the mean: đạt mục đích bằng bất cứ giá nào, cho dù có đạo đức hay không. Đây là lư do ông Kỳ thường hăm dọa – đùa hay không đùa- bắn người khác, cả thằng con rể: ‘Cái thằng này ngày xưa mà nó hỏi tôi như thế này th́ tôi cho đem ra bắn ngay lập tức!’

Trong một cuộc phỏng vấn với London Sunday Mirror, Tháng 6, 1965, ông Kỳ nói:

http://www.deleonism.org/text/70092601.htm

“Người ta hỏi anh hùng của tôi là ai. (Tôi) chỉ có một anh hùng—Hitler. Tôi khâm phục Hitler v́ ông ta đă thống nhất đất nước khi quốc gia đang trong sự khó khăn vào thập niên 1930’s. Nhưng trường hợp ở đây (Việt Nam) quá tuyệt vọng nên một người sợ không đủ. Chúng tôi cần bốn hay năm Hitler ở Việt Nam”.

 

("People ask me who my heroes are. have only one -- Hitler. I admire Hitler because he has pulled his country together when it was in a terrible state in the early thirties. But the situation here is so desperate now that one man would not be enough. We need four or five Hitlers in Vietnam." -Nguyen Cao Ky)

 

- kiêu căng, xem rẻ người khác:

 

“Nếu anh khác thường, tôi kính trọng và có thể quan hệ đến anh. Nếu anh chỉ là người tầm thường th́ tôi xin miễn quen biết.”

 

(“For if you are different, I have some respect and interest in you. If you are average, I am not interested”.
Quotation of Nguyen Cao Ky)

Vào năm 2002, xuất bản quyển sách ông ta viết “Buddha’s Child” (Con Phật), khi được hỏi tựa đề quyển sách nghĩa là ǵ, ông Kỳ tuyên bố:

 

“Có nghĩa là tôi xuất thân từ Đức Phật.” "It means I come from Buddha." - Nguyen Cao Ky.

 

- chửi Mỹ:

 

“Chính quyền Nam Việt Nam dưới mắt người dân Việt Nam và thế giới là một chính phủ bù nh́n phục vụ cho quyền lợi của đế quốc Mỹ.”

 

(“The government of South Vietnam thus became, in the eyes of the peoples of Vietnam and of the world, a puppet regime serving the interests of American imperialist.” – Nguyen Cao Ky)

 

“Cách cư xử và lối nh́n của nước Mỹ đối với người khác bảo đảm làm thế giới sẽ cam chịu nhiều trở ngại hơn.”

(“The way Americans understand and treat other peoples almost guarantees that the world will suffer more trouble.”
Quotation of Nguyen Cao Ky)

-nhưng lại vui thoả nhận huê hồng và ân sủng của Mỹ:

 

“Cả Đức Phật và nước Mỹ đă ban cho tôi ơn phước nhiều như nhau.”

 

(“I have been blessed often by Buddha, but equally by America. – Nguyen Cao Ky)

 

http://www.icelebz.com/quotes/nguyen_cao_ky/

Trịnh Hội, cũng như bao người thân ông Kỳ, lại nhắc câu “Nghĩa tử, nghĩa tận”. Họ đề cập câu này v́ cộng đồng người Việt hải ngoại có quá nhiều người chống đối ông Kỳ. Ư của câu này là cái nghĩa đối với người mới chết là nghĩa tận cùng, không c̣n   hội khác nữa nên mọi người hăy bỏ qua hết những ân oán hận thù với người chết, đừng than phiền về ông Kỳ nữa.

Tôi không thích trừu tượng, nên cho một thí dụ thực tế ở đây: Có ba gia đ́nh A, B, C. Gia đ́nh B cho A mượn một triệu đô-la. A quỵt không trả. B khánh tận, nhà băng đến siết nhà. Trong đêm A sang nhà B, hăm hiếp vợ B. Chồng B ra chống cự th́ bị A bắn gẫy chân, mù đôi mắt. Một tuần sau A chết bất đắc kỳ tử. Gia đ́nh C sang nhà B nói “Nghĩa tử, nghĩa tận”, đừng thù hằn nữa, hay tha cho A.

Nếu anh/chị là B trong trường hợp này th́ anh/chị có nghe theo lời khuyên của C, “nghĩa tử, nghĩa tận”, xoá bỏ hận thù với A hay không? Tôi cam đoan là không. Khi chúng ta trong vai tṛ C như ở thí dụ này, không là nạn nhân, không bị thiệt hại về tinh thần hay vật chất do một người chết gây ra  th́ ai cũng có thể tuyên bố loạn xạ ngầu “nghĩa tử nghĩa tận” như là người có ḷng đại từ bi hỉ xả, như Don Quichotte. Để những người chống đối ông Kỳ nói lên câu “nghĩa tử nghĩa tận”, v́ đó mới thật sự là một câu nói chân t́nh từ đáy ḷng, không giả dối.

Trịnh Hội tuyên bố khâm phục cái Dũng ở nơi bố. Đó là ông dám làm, dám nói” khi ông Kỳ quyết định trở lại Việt Nam.

Ông Kỳ chờ 29 năm sau, sau khi an ninh được bảo đảm, rồi mới trở về Việt Nam vào năm 2004. Đó không phải là cái “Dũng”. Cái Dũng” là 1600 người đă sang Mỹ vào cuối tháng Tư 1975, quyết định dùng con tầu Việt Nam Thương Tín vài tháng sau trở lại quê nhà v́ không muốn sống ở Mỹ, hay v́ muốn đoàn tụ với người thân kẹt lại ở Việt Nam. Ai cũng biết số phận của những người đó: khi cặp bến Vũng Tầu, tất cả mọi người, đàn bà con nít, có cả nhạc sĩ Trường Sa, đều bị bắt bỏ tù.

Ông Kỳ sang đây không chịu gia nhập công dân Mỹ, nhưng hai năm trước khi về Việt Năm, năm 2002, xin nhập tịch. Tôi đoán lư do là v́ nếu ông có bị chính quyền Việt Nam bắt th́ c̣n nhờ người Mỹ can thiệp v́ ông là công dân Mỹ. Đă không có cái “Dũng”, cuối cùng cũng xin vào làm dân nước người ta sau khi chửi bới Mỹ biết bao nhiêu lần (ngay cả bà Mai viết xác nhận ngày xưa vợ chồng bà chống Thiệu, chống tham nhũng, chống Mỹ  http://www.lyceeyersin.org/article.php?op=Print&sid=1507 ), gọi Hoa Kỳ là “đế quốc Mỹ” -chữ dùng của người Cộng Sản-, ông Kỳ c̣n không có cái “Dũng” khi “đổ lỗi” cho gia đ́nh “xúi” ông ta, chứ không phải v́ chính ḿnh ông ta muốn vào công dân Hoa Kỳ:   

-Vợ và gia đ́nh tôi, con trai tôi, ai cũng hối thúc tôi gia nhập công dân Mỹ. Họ nói là trong nhà ai cũng là công dân Mỹ cả, và tôi sống ở đây đă 27 năm th́ cũng nên đến lúc gia nhập thôi.”

(“You know, my wife and my family - my son, you know - they always pushed me to apply for American citizenship. They said we are all now, and this - you living here for 27 years - it is about time.”-Quotation of Nguyen Cao Ky)

Tôi không hiểu Trịnh Hội nói ông Kỳ dám nói dám làm ở điểm nào. Giá mà sau ngày tháng Tư 1975 ông lái máy bay lên Hàng không mẫu hạm Mỹ tránh nạn, vài tháng sau ông cùng với đoàn người trở về Việt Nam trên con tầu Việt Nam Thương Tín th́ tôi tin là ông dám nói dám làm. Nếu mười mấy năm đầu sống ở Mỹ ông hiến thân th́ giờ và đời sống của ông lo những sự việc liên quan đến vận mệnh của đất nước Việt Nam th́ tôi tin là ông dám nói dám làm. Đằng này, cũng như bao nhiêu người khác, ông bươn chải vào đời sống t́m miếng cơm manh áo, lo làm giầu, đi khắp nơi đọc diễn văn, viết sách kiếm tiền, mở quán rượu, mở vựa tôm, rồi đến khi gần hết đời người, dưới danh nghĩa về “giúp nước”, ông mới về Việt Nam để kiếm thêm tiền th́ dám ăn dám nói chỗ nào?  

(“Tôi bắt đầu đời sống tha hương, trước tiên là làm chủ một tiệm bán rượu” “So I start my exile's life first become liquor - liquor store owner” -Quotation of Nguyen Cao Ky

“Trong lúc tôi ở đó (New Orleans), tôi gặp một vài người bạn Mỹ và một vài ngư phủ Việt Nam. Chúng tôi bàn thảo  về việc buôn bán tôm cá”. “So while there, you know, I met with a few other friends in American community and some Vietnamese fishermen. And so we talk about the fishing business.” -Quotation of Nguyen Cao Ky)

Lại giống như gia đ́nh của ông Kỳ, Trịnh Hội than ông Kỳ nghèo, “chết bố không có một xu”. Tôi đă đưa chứng cớ cho thấy là ông Kỳ không nghèo, hay nếu có nghèo th́ có thể v́ ông ta tiêu xài phung phí. Vậy th́ tại sao gia đ́nh ông Kỳ, ngay cả ông Kỳ khi c̣n sống, than là ḿnh nghèo? Vợ chồng ông Kỳ tuyên bố khắp nơi là khi c̣n ở Việt Nam sống đời thanh liêm. Đây là điểm mà thân nhân ông Kỳ gián tiếp muốn cho người khác biết   khi làm Thiếu Tướng, ông ta sống đời trong sạch nên bây giờ ông ta nghèo.

Đây là câu chuyện ngụ ngôn  Sào Phủ/Hứa Do trong “Chuyện Giải buồn” của Huỳnh Tịnh Của mà bố tôi dậy cho tôi khi tập đọc. Sở dĩ tôi c̣n nhớ bài này rất rơ v́ cái tên của nhân vật Sào Phủ nghe rất ngộ nghĩnh:

Hứa Do nổi  tiếng là người hiền nên vua Nghiêu vời vào cung để truyền ngôi. Hứa Do nghe xong cười từ chối,  về ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ cũng vừa mới dắt trâu tới suối uống nước. Thấy Hứa Do rửa tai, Sào Phủ hỏi tại sao. Hứa Do trả lời:

-Vua Nghiêu mời tôi đến cung vua và muốn truyền ngôi cho tôi.

Sào Phủ bèn dắt trâu lên gịng nước trên cho trâu uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp:

-Anh rửa tai chỗ đó, nước ra bẩn, tôi sợ trâu tôi uống nhằm.

Sào Phủ lại nói:

-Anh không muốn làm vua, nhưng  đi đâu cũng  cho người ta biết vua muốn nhường ngôi vua cho anh mà anh không thèm. Đó là tại tâm  anh vẫn c̣n màng danh lợi.

Huỳnh Tịnh Của phê rằng: "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe".

Áp dụng ư nghĩa bài ngụ ngôn này vào trường hợp ông Kỳ, nếu ngày xưa ông đă chọn con đường thanh liêm không tham nhũng th́ lúc đó, bây giờ, mai sau, đừng ai nhắc lại ông ta nghèo v́ đă không tham nhũng. Nếu ai vẫn c̣n nhắc lại th́ trong bụng họ vẫn c̣n mơ tưởng ước ǵ ông Kỳ đă tham nhũng để bây giờ được  giầu có.

Một người có chính nghĩa phải có lập trường rơ rệt, không suy suyển gió thổi chiều nào ngả theo chiều nấy. Trong câu: “V́ vậy con biết rằng bố sẽ bỏ qua tất cả, sẽ tha thứ tất cả”, Trịnh Hội đồng ư với ông Kỳ là “những lời nói bàn ra tán vào về mục đích và dụng ư của bố trong những năm tháng cuối đời” là sai lầm, gián tiếp nói  những người chỉ trích, phê b́nh ông Kỳ là không đúng. Mục đích câu nói này rất rơ rệt là để đứng cùng một bên với gia đ́nh và thân nhân ông Kỳ. Thế nhưng nếu đọc những nhận xét trong trang đầu của bài viết, Trịnh Hội khéo léo đặt con sông Bến Hải giữa ḿnh và bố vợ cũ, thay đổi lập trường, cho rằng ḿnh không giống ông ta một tí nào : “tôi và bố ít khi đồng ư về những vấn đề liên quan đến chính trị”, “giữa ông và tôi không có điều ǵ giống nhau”, “(tôi) không đồng ư với con đường ông đă chọn”. Mục đích ở đây là để cho mọi người biết tuy Trịnh Hội là con rể ông Kỳ, nhưng quan điểm của anh ta  khác ông Kỳ như mặt trăng mặt trời, giống như đại đa số cộng đồng người Việt Nam hải ngoại.

Khi quyết định trở về Việt Nam và bắt đầu phê b́nh những người đă chỉ trích ḿnh đă chọn con đường sai lầm, ông Kỳ cũng đă thay đổi lập trường. Trịnh Hội có nêu ra một câu chữ Hán ở cuối bài viết để nói lên liên hệ bố/ con rể trong thời gian bốn năm: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (“Một chữ cũng là thầy, Nửa chữ cũng là thầy”). Ở điểm thay đổi lập trường này, tôi đồng ư với câu nói đó của Trịnh Hội, và xin thêm vào một câu nữa: “Hữu Kỳ Phụ Tất Hữu Kỳ Tử” (“Có cha như vậy th́ sẽ có con (rể) như vậy”).

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

 

October 2011

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  

 

 

 

Bố Kỳ 

Trịnh Hội

 

Bố mất rạng sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2011 Dương Lịch. Đến Thứ Bảy ngày 10 tháng 9 là đúng 7 tuần, cũng là ngày lễ cầu siêu 49 ngày kể từ ngày bố mất.

Tôi không có mặt ở Cali để tham dự ngày lễ này cùng với gia đ́nh của bố.

Nhưng hôm nay trong một đêm trăng sáng tṛn ở Manila khi mưa vừa tạnh, ngay trong giây phút này, tôi đang nghĩ về bố.

Tôi không biết tụng kinh. Ít khi đi cúng dường. Lại chưa học được cách ngồi thiền sao cho đúng nghĩa. Tôi chỉ biết và thích dùng chữ để trải ḷng ḿnh. V́ vậy tôi viết bài blog này xem như là một lời chia xẻ với bố trước khi bố thật sự đi về cơi vĩnh hằng. V́ h́nh như theo Phật giáo hôm nay mới đúng là ngày bố sẽ măi ra đi, không c̣n chi để quấn quít với những người c̣n ở lại. Với cơi đời này vốn cũng chỉ là cơi vô thường.

 Thấy đó rồi mất đó. Có làm đến thủ tướng như bố trước đây hay chỉ là một người tỵ nạn Somali nghèo không có được một bữa ăn no trong thời đại này, th́ cuối cùng rồi ai cũng sẽ như ai. Tất cả sẽ phải trở về với cát bụi. Có c̣n lại chăng là những kỷ niệm êm đẹp của một thời. Và những t́nh cảm mà chúng ta, giữa người và người, có thể dành cho nhau.


Hôm nay tôi cũng muốn viết đôi ḍng cho những ai chưa hiểu rơ về bố. Chưa có dịp gần gũi bố như tôi đă từng có dịp lúc c̣n là con rể của bố. Tuy rằng quăng thời gian đó cũng khá ngắn ngủi chỉ có 4 năm. Và điều đầu tiên mà tôi cần phải thú nhận là lúc c̣n sống, tôi chưa bao giờ là thằng con rể được bố yêu chuộng. Điều này hoàn toàn trái ngược đối với người con gái út của bố mà lúc nào ông cũng cảm thấy hănh diện, luôn sẵn sàng chiều chuộng, mở ḷng.

Mà điều này cũng phải thôi. V́ tôi và bố ít khi đồng ư về những vấn đề liên quan đến chính trị. Ở thế giới bên ngoài hay liên quan đến hai chữ Việt Nam.

Tôi cũng nghĩ ông hay bất cứ một người cha nào cũng đều cho là không có một ai đáng xứng, đủ tài để lấy con gái họ. Nhất là một người con gái như đứa con gái út ‘rượu’ của ông.

H́nh như giữa ông và tôi không có điều ǵ giống nhau ngoại trừ t́nh yêu mà cả hai đă dành cho một người.

Bố lên làm tướng lúc ba mẹ tôi vẫn c̣n đi học. Ông lên làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp, Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa để rồi trở về làm thường dân khi tôi vẫn c̣n nằm trong bụng mẹ. V́ vậy hôm nay tôi không muốn bàn nhiều ǵ về bố trong những vai tṛ này.

 Đă có quá nhiều người nói về bố, viết về bố và tôi th́ lại không biết rơ về quăng thời gian đầy sóng gió này để đánh giá, nhận định.

Tôi nghĩ đối với bất cứ trường hợp nào chính chúng ta phải sống và phải trải qua những kinh nghiệm của người mà chúng ta muốn phê phán, chúng ta phải bước qua những khổ đau của họ, phải biết khóc cười với thân phận của chính họ từ lúc họ mới ra đời cho đến ngày họ trưởng thành, thấy những ǵ chỉ có họ đă thấy, nghe những câu chuyện chỉ có họ được nghe, chỉ đến khi ấy tôi nghĩ họa chăng chúng ta mới có thể hiểu được tại sao và trong hoàn cảnh nào họ đă chọn con đường mà họ đă chọn, xử sự theo cách mà chỉ có họ mới có đủ thẩm quyền để quyết định cho riêng họ.

C̣n không th́ tất cả chỉ là đoán…ṃ.

Nhất là đối với những nhân vật nổi tiếng đầy quyền lực lúc c̣n rất trẻ như bố.

Tôi vẫn c̣n nhớ cách đây độ vài năm khi vẫn c̣n là con rể của bố, mỗi khi gặp, ông vẫn nh́n tôi miệng tủm tỉm cười bảo rằng ‘lúc tôi bằng tuổi anh th́ tôi đă có đến 6 người con đấy nhé’.

Vậy là sao? Ư bố nói vậy là thế nào? Là tôi coi vậy chứ không…sung bằng ông à?

Th́ ra ít ai biết được bố có cái máu tếu 24/7. Hai mươi bốn tiếng mỗi ngày, bảy ngày một tuần, lúc nào ông cũng có thể tếu. Trong tiếng Anh chúng ta thường gọi là ‘having a sense of homour’. Nhưng phải là loại tếu châm biếm chúng ta chỉ thường thấy có ở những người gốc Bắc cơ, những người đă từng lắm trải, lên voi xuống chó, thỉnh thoảng cứ bị đời cho quay vài ṿng. Họ thật sự có biệt tài chọc cười thiên hạ. Không phải ngẫu nhiên mà đứa con gái út của bố được thành danh qua nghề MC trong suốt hai thập niên qua.

Bên giới nghệ sĩ nổi tiếng c̣n có Bằng Kiều và Thu Phương. Chỉ cần ngồi bên cạnh hai anh chị nghe họ kể chuyện trên trời dưới đất thôi nhưng với cái tính tếu cố hữu, cách chọc cười rất châm biếm của họ, bảo đảm bạn sẽ cười lộn ruột. Không hay không ăn tiền.

Đó là lư do tại sao tôi có thể chết mê chết mệt v́ họ. Và đó cũng là điều đầu tiên tôi nhớ mỗi khi nghĩ về ông.

Lần đầu tôi gặp bố là ở nhà của ông ở Nam Cali cách đây khoảng 7, 8 năm về trước. Hôm ấy tôi đến để xin ông cho tôi lấy con gái của ông theo đúng như thông lệ bên Tây phương. Đại khái tôi nói thế này:

‘Thưa bác, hôm nay con qua đây để xin bác cho con lấy Duyên làm vợ và cho con gọi bố là bố’. Vừa nói tôi vừa nh́n thẳng vào mắt ông (nhưng tim bên trong lúc ấy nó đang đập lộn xà ngầu).

Ông nh́n lại tôi nhưng chỉ vài giây thôi sau đó chẳng nói chẳng rằng và không thèm đếm xỉa ǵ đến lời cầu xin rất thành thật (nhưng nghĩ lại thấy có phần nào hơi quá thẳng thắn của một thằng người Nam lớn lên ở Úc như tôi!), ông quay sang mặt rất tỉnh, cười bảo với các bác bên nhóm Không Quân cũng là chiến hữu ngày xưa của bố đang ngồi cùng bàn:

‘Cái thằng này ngày xưa mà nó hỏi tôi như thế này th́ tôi cho đem ra bắn ngay lập tức!’.

Vừa nghe xong câu phán này, ư tưởng đầu tiên lóe lên trong đầu của tôi (nhưng chẳng dám nói ra) là:

‘Cũng may bây giờ ḿnh đă ở Mỹ và ông không c̣n làm tướng!’.

Nhưng mọi người nghe ông nói đến đấy th́ bật cười. Riêng tôi th́, v́ đấy là lần đầu tiên gặp phải cảnh trái ngang như thế này, chẳng biết phải làm ǵ cho đúng phép. Thế là tôi chỉ biết ngồi đực mặt ra, cười không nổi, nói cũng không xong.

Có lẽ nh́n thấy cái bộ mặt tiu nghỉu của tôi lúc ấy ông cảm thấy…tội nên ngay sau đó ông từ tốn dịu dàng bảo rằng:

‘Tôi chỉ đùa với anh thế thôi. Chứ các anh chị đă lớn cả rồi, đă quyết định hết rồi, cần ǵ phải hỏi ư kiến của tôi. Nếu hai đứa cảm thấy thương nhau đủ để làm vợ chồng th́ cứ thế mà làm. Ở cái xứ Mỹ này nếu như tôi có phản đối th́ anh chị cũng có nghe tôi đâu’.

À. Th́ ra là vậy. Dạ con cảm ơn bác. Vừa nói tôi vừa cố t́m đường chuồn đi chổ khác. Kẻo ông thay đổi ư kiến kêu mấy bác đem súng ra bắn th́ tôi chỉ có biết có nước phải khóc năn nỉ cho con rút lại lời xin!

Điều thứ hai mà mỗi lần tôi gặp ông cùng với những chiến hữu, bạn bè trong quân đội của ông đều làm cho tôi rất ngạc nhiên đó là sự tôn trọng và thương mến của họ dành cho ông. Tôi vẫn c̣n nhớ lần đầu tiên tôi gặp bố với chú Lư Huỳnh là người cận vệ thân thiết ngày xưa của bố. Đi đâu chú cũng mở cửa cho bố, tuy gặp bố hầu như mỗi ngày lúc bố (và cả tôi) c̣n ở Việt Nam cách đây 3 năm, nhưng câu nói đầu tiên khi chú gặp bố luôn là:

‘Xin chào Thiếu Tướng’. Vừa nói chú vừa đứng thẳng lưng, mắt nh́n bố, tay đưa lên chào. Cứ y như là trong phim. Thoạt đầu tôi cứ nghĩ ‘có cần phải trang trọng dữ vậy không ta’?

Nhưng về sau này khi tôi có dịp hàn huyên, tâm sự với chú cùng với những anh em chiến hữu của bố trong Không Quân ngày xưa th́ tôi mới biết là có những thứ t́nh cảm quyến luyến sâu đậm đặc biệt, những kỷ niệm vào sinh ra tử, sống chết có nhau mà tôi, lớn lên trong ḥa b́nh, sẽ không thể hiểu và không bao giờ có được.

Họ thật sự là anh em có thể chết v́ nhau. Chú Lư Huỳnh bảo chú vẫn c̣n nhớ có lần bố bị Cộng sản cho người ám sát, bom nổ ngay bên người bố. Đến lúc ấy chú chỉ biết là chú phải đẩy bố nằm xuống đất c̣n chú th́ dùng chính thân của ḿnh nằm sấp lên người bố. Để che chở cho bố. Mặc dù lúc đó chú đă có vợ con.

‘Nhưng ḿnh phải bảo vệ cho ông thôi con ạ. Tại v́ ông lúc nào cũng hết t́nh, hết nghĩa với mấy chú. Ngay cả khi ông lên làm Thủ Tướng’. Chú Lư Huỳnh vẫn thường nói với tôi như vậy.

 Gặp chú hôm tiễn bố ra nhà hỏa táng ở Kuala Lumpur, Malaysia, tôi thấy chú buồn quá nên cũng không dám nói nhiều.

Nhưng hôm nay tôi muốn nói với chú là cảm ơn chú đă cho con thấy một khía cạnh khác trong cuộc sống, của t́nh chiến hữu ngày nào giữa chú và bố và thế nào mới là phải sống cho đúng đạo làm người, có t́nh có nghĩa. V́ về sau này bố không có ǵ cả và chú mới là người có rất nhiều. Sự nghiệp, tiếng tăm, tiền bạc. Chú không cần ǵ ở nơi bố.

Thế vậy mà chú vẫn một mực thương kính bố. Điều này có lẽ nói lên một phần nào con người của bố lúc c̣n sinh thời, lúc trong tay bố nắm toàn quyền sinh sát.

Dĩ nhiên tôi cũng thừa biết là lúc bố c̣n sống những hành động và lời nói của ông đă làm khá nhiều người phật ḷng, đặc biệt là các bác, các chú ở thế hệ của bố hoặc nhỏ hơn bố vài tuổi. Nhất là ở hải ngoại.

Thành tâm mà nói chính tôi đây là con rể của bố, thấy và hiểu về bố hơn một số người vậy mà đôi khi tôi vẫn c̣n hơi bị…dị ứng với những lời phát biểu quá trực tính của bố.

Nhiều khi tôi thấy những lời nói của bố cứ y như là của một ông tướng đang ở chiến trường, đang ra lệnh cho toàn quân phải đánh cho thắng.

 Chứ đó không phải là lời phát biểu có ư tứ, đắn đo của một nhà chính trị gia đầy kinh nghiệm như tổng thống Obama!

Ngược lại tôi thật sự khâm phục cái Dũng ở nơi bố. Đó là ông dám làm, dám nói.

Không bàn về những ǵ bố đă làm trước khi tôi ra đời. Cũng chưa hẳn tôi đồng ư với tất cả những hành động, lời phát biểu của ông kể từ ngày ông quyết định quay về lại Việt Nam. Nhưng điều mà tôi sẽ luôn nhớ về ông đó là ông rất tin tưởng những ǵ ông đang làm. Và ông sẽ làm, mặc dù ông có thể mất tất cả.

Nhất là khi nó liên quan đến vận mệnh của đất nước Việt Nam.

Tôi có thể không đồng ư về con đường ông đă chọn. Nhiều người cũng có thể cho rằng con đường ông đă chọn không phải là con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất có thể mang lại tự do và dân chủ cho người dân xứ Việt.

Nhưng chắc chắn một điều, đối với bố, Việt Nam là trên hết, tương lai của đất nước là điều tối ưu nhất.

Chứ không phải là tiền bạc mà khi chết bố không có một xu. Không phải quyền uy mà bố đă có đó, rồi mất đó. Cũng không phải là danh vọng mà nếu như bố chịu an phận tiếp tục ở Mỹ để hưởng tuổi già th́ có lẽ trong ngày lễ cầu siêu trong đêm hôm nay, gia đ́nh bố đă không gặp phải cảnh cổng chùa Cali đă khép.

Nhưng mà thôi bố ạ. Nghĩa đă tử thật đúng là nghĩa đă tận. Bố đă dám bỏ những dị biệt cá nhân để bắt tay với kẻ thù, những người đă nhiều lần chủ mưu giết bố.

Bố cũng đă bỏ bên ngoài tai những lời nói bàn ra tán vào về mục đích và dụng ư của bố trong những năm tháng cuối đời. Để bố có thể nói lên một phần nào về sự lo ngại đặc biệt của bố về tương lai của đất nước trước hiểm họa từ phương Bắc. Với những người đang đứng ở thế của bố gần nữa thế kỷ trước đây.

V́ vậy con biết rằng bố sẽ bỏ qua tất cả, sẽ tha thứ tất cả. Để kể từ hôm nay bố sẽ măi ra đi trong thanh thản như cách đây đúng 49 ngày lúc bố trút hơi thở cuối cùng trong giấc ngủ, không đau đớn, không bệnh tật.

Con cũng biết là trong một ngày không xa con sẽ gặp lại bố. Để báo cho bố biết là đất nước Việt Nam của ḿnh, nơi mà bố yêu quư nhất, luôn quan tâm về nó nhất, hơn cả gia đ́nh, hơn cả những người con của bố, là cuối cùng nó cũng đă được giải phóng theo đúng nghĩa của nó, người dân thật sự được làm chủ như điều mà bố luôn mơ ước.

Khi ấy con mong là bố vẫn sẽ cho con gọi bố là bố. V́ ‘nhất tự vi sư, bán tự vi sư’.