C quc gia bay trong

phm vi nhà th

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

 

        Nếu một người nào ở Mỹ đến đường Bellaire ở Houston, tiểu bang Texas, hay Eden Center ở khu Seven Corners Center, Falls Church, tiểu bang Virginia, hoặc Bolsa Blvd ở Orange County, miền Nam California, người ấy sẽ biết ngay là ḿnh đi vào khu vực người Việt v́ ngoài thiên hạ với mái tóc đen ś, ngoài rác rưởi thỉnh thoảng tung bay trước gió, ngoài  những cửa hàng với bảng hiệu bằng tiếng Việt, người ấy sẽ thấy cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ bay khắp nơi.

        Cờ vàng bay trên chiến trường Đông Bắc? Cờ vàng bay trên căn cứ Sư Đoàn Nhẩy Dù? Cờ vàng bay trên Dinh Độc Lập? Không. Không, nhất định là không. Cờ vàng bay trên tiệm bán địa ốc. Cờ vàng bay trên nước mía Viễn Nam. Cờ vàng bay trên Bánh Bèo Trương Minh Giảng. Cờ vàng bay trên Hột Vịt Lộn Thủ-Dầu-Một. Cờ vàng bay trên chùa Phật Giáo,

 

 

và mới đây nhất, t́nh cờ lái xe ngang đường Bolsa ở Westminster, tôi thấy cờ vàng và cờ Mỹ bay trên Thánh Đường Little Saigon (Little Saigon Christian Reformed Church, dưới sự hướng dẫn của Mục sư Lê Minh), trên đường Bolsa.

 

 

        Nhiều người chạy nạn Cộng Sản sau biến cố 1975 sang ngoại quốc trở thành người ái quốc treo cờ vàng ba sọc đỏ 24 giờ một ngày. Một cái lạ là trước 1975 ở SàiG̣n, tôi có bao giờ trông thấy những gian hàng, cao ốc treo cờ 24 giờ một ngày như thế đâu? Nhất định chỉ là sau 1975 th́ người Việt ở hải ngoại mới trở nên ái quốc hơn, muốn phô trương quốc kỳ hơn. Sống phô trương ái quốc, chết phô trương ái quốc như ông Nguyễn Cao Kỳ, khi chết gia đ́nh phủ linh cữu bằng ba lá cờ khác nhau, ái quốc ba quốc gia khác nhau chứ không phải một: Việt Nam, Mă Lai, và Hoa Kỳ.

        Phô trương quốc kỳ là một chuyện rất nghiêm trọng, không phải là "mốt", không phải là chuyện đùa, không phải là chuyện khoe khoang. Treo cờ, hạ cờ,  hay phủ cờ đều có luật lệ quốc gia quy định (Title 4 of the United States Code). Quốc kỳ không phải là nhẫn hột xoàn, không phải là ví hiệu phụ nữ đắt tiền, không phải là chiếc xe hào nhoáng để ḿnh phô trương bằng mọi cách và bất cứ ở đâu.

        Không tuân theo quy luật về quốc kỳ chỉ  lộ ra sự thiển cận của ḿnh. Thí dụ như chuyện người nhà dùng lá cờ Mỹ phủ linh cữu ông Kỳ.  Ở nước Mỹ chỉ có quân nhân, cựu quân nhân, và các viên chức lănh đạo quan trọng khi chết th́ linh cữu mới được phủ cờ Mỹ. Ông Kỳ không phải là cựu quân nhân Mỹ, không là Phó Tổng Thống Mỹ th́ làm ǵ khi chết linh cữu được phủ cờ?

        cờ  phủ rất quan trọng, có ư nghĩa, không phải ra tiệm mua mà là do Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ cung cấp. Chiều dài lá cờ trải song song với linh cữu, phần mầu xanh dương  với 50 ngôi sao trắng phải trải phía bên vai trái người chết. Chỉ có lính trong quân phục mới được quyền gỡ quốc kỳ ra từ linh cữu.

 

Linh cữu Tổng Thống Ronald Reagan (phần cờ mầu xanh dương có 50 ngôi sao trắng

trải trên phía vai trái của Tổng Thống). Nguồn: public domain.

 

 

 

Linh cữu Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Anthonin  Scalia, vừa mới mất vào tháng 2

năm nay (phần cờ mầu xanh dương có 50 ngôi sao trắng trải trên phía vai trái của Thẩm Phán).

Nguồn : EPA

 

 

        Không nói về linh cữu ông Kỳ không có quyền có cờ Mỹ bao phủ, người nhà của ông Kỳ rơ ràng không biết luật, phủ chiều dài lá cờ theo chiều ngang của linh cữu và phần mầu xanh dương 50 ngôi sao trắng trải vào giữa, không phải bên vai trái người chết. Ấy là chưa kể người nhà ông Kỳ, dân sự, gỡ quốc kỳ từ linh cữu (luật chỉ cho phép lính trong quân phục gỡ), và có lẽ ông Kỳ là người quan trọng duy nhất trên thế giới mà linh cữu được phủ đến ba lá cờ của ba quốc gia khác nhau!

 

Linh cữu ông Nguyễn Cao Kỳ với ba lá cờ Mỹ, Mă Lai,

Việt Nam Cộng Ḥa

 

 

        Tôi không thích sự phô trương loạn xạ 24 giờ một ngày của lá cờ vàng ba sọc đỏ trên những khu vực thương mại buôn bán. Lá cờ đại diện cho sự nghiêm trọng của cả quốc gia. Binh lính hy sinh cuộc đời của họ v́ nó để bảo đảm tự do cho sự sống c̣n của non nước, của người đồng hương. V́ thế, lá cờ phải tung bay ở những nơi nghiêm trọng và được ǵn giữ chỉnh tề, không phải tung bay nơi buôn bán, nơi người đi qua lại hỉ mũi trên lề đường, nơi thiên hạ vất rác bừa băi, nơi dân chúng nói năng hàm hồ tục tử.

        Tuy là không thích cờ bay loạn xạ đă lâu nhưng tôi không muốn bỏ th́ giờ ra phê b́nh vài ḍng tâm sự, măi cho đến hôm nay khi tôi thấy không phải một mà  đến hai lá cờ, một Mỹ, một Việt Nam Cộng Ḥa treo ở Thánh Đường Little Saigon trên đường Bolsa.

        Ngày xưa có một thời tôi đi nhà thờ Tin Lành nên tôi không muốn làm ngơ trước sự trái tai gai mắt này. Trên phương diện của một Cơ-Đốc-Nhân (Christian), tôi muốn thảo luận về vấn đề treo cờ quốc gia trong phạm vi của một nhà thờ.

        Tôi biết chắc là không có nhà thờ nào ở Việt Nam trước 1975 treo cờ Việt Nam Cộng Ḥa 24 giờ một ngày. Chỉ có sau khi chạy tỵ nạn sang Mỹ th́ nhà thờ - hay chùa chiền - Việt Nam mới phô trương quốc kỳ Việt Nam Cộng Ḥa. Hành động treo cờ ở Hoa Kỳ do đó  một hành động chính trị, mới nẩy nở sau khi dân Việt chạy nạn Cộng Sản sang Hoa Kỳ sinh sống, không ăn thua ǵ đến lời Chúa dạy trong Kinh Thánh.

        Nếu v́ lư do chính trị, v́ muốn bày tỏ ḷng ái quốc với quốc gia cũ Việt Nam Cộng Ḥa của ḿnh, th́ tại sao chùa hay nhà thờ Việt nào cũng thế, không phô bày, không ái quốc chỉ riêng với cờ vàng ba sọc đỏ, mà lại lôi kéo luôn quốc kỳ Mỹ vào? Hay là thấy cờ Mỹ đại diện cho sự hùng dũng, oai nghi, danh tiếng thế giới nên ḿnh thấy sang bắt quàng làm họ?

        Quốc kỳ không những đại diện cho dân chúng mà cũng đại diện cho chính quyền. Phô trương quốc kỳ  Mỹ và Việt Nam ở một trụ sở tôn giáo trên đất Mỹ là một điều sai lầm: đạo luật Bổ túc Thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ ngăn cấm chính quyền không được xen lẫn vào nội bộ của tôn giáo. Hầu hết tất cả cơ quan chính phủ ở Hoa Kỳ nếu có bất cứ một cái ǵ dính líu đến Kinh Thánh như thánh giá, h́nh tượng, mười điều răn...trưng bày ở những building hay giấy tờ  của chính phủ  đều bị một nhóm thiểu số thưa,  và thành công : tất cả biểu hiệu Kinh Thánh/ tôn giáo phải dẹp bỏ hết.

        Tôi chắc chắn không một ai đồng ư cho cờ Cộng Sản tung bay ở chùa chiền hay nhà thờ ở Việt Nam hay Trung Quốc. Nếu chúng ta cho điều đó là sai lầm th́ tại sao việc ḿnh cắm cờ quốc gia ở nhà thờ là đúng? Mục đích của chùa chiền và nhà thờ chỉ là phục vụ tôn giáo: phi chính trị, phi quốc kỳ.

        Nếu thảo luận từ quan điểm của một Cơ-Đốc-Nhân (Christian) th́ cũng không có lư do ǵ treo cờ quốc gia trong nhà thờ:

        1. Chúa dạy tín đồ là hăy đi và truyền bá lời Chúa cho mọi người. Đây là lư do nhiều giáo sĩ Mỹ bỏ cả đời đến những quốc gia khác như Việt Nam để giảng dạy lời Chúa. Khi đến một xứ xa lạ khác truyền giảng, một giáo sĩ không nghĩ ḿnh là người Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Việt Nam..., mà họ chỉ nghĩ họ là một người tin Chúa, một người "đại diện" Chúa, mở rộng ṿng tay chào đón người khác vào vương quốc của Chúa. Mở một nhà thờ chỉ với cờ Việt và cờ Mỹ gián tiếp cho thấy ḿnh có ḷng hẹp ḥi ích kỷ, đặt hai nước này là quan trọng, không quan tâm ǵ đến công dân các quốc gia khác.

        Chúa nói chúng ta không được thiên vị, không phân biệt chủng tộc.  Sách Ga-la-ti (Galatians) đoạn 3 câu 28 trong Kinh Thánh nói: "Không có sự phân biệt giữa người Do Thái hay dân các quốc gia khác, giữa nô-lệ hay người có tự do, giữa đàn ông và phụ nữ, v́ tất cả đều là một trong Chúa Jesus".   

        2. Theo Chúa là niềm tin tuyệt đối 100%, không có chuyện "śu śu ển ển", không có th́ giờ lo nghĩ chuyện khác. Kinh Thánh sách Khải Huyền đoạn 3 câu 16 nói: "V́ ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh nên Ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng Ta". Cắm quốc kỳ trong phạm vi  nhà thờ không khác ǵ một gián điệp đôi hay một người đi hai hàng: phân tán th́ giờ của ḿnh ra làm hai, một phần cho sự thờ phượng Chúa và một phần cho sự chú trọng đến quốc gia  ngay trong phạm vi nhà Chúa. Muốn tỏ ḷng ái quốc th́ có trăm nơi để tỏ ḷng ái quốc: ở nhà, trường học, sở làm, nơi công cộng...Nhà thờ dựng lên chỉ với một mục đích duy nhất là thờ phượng Chúa, không ngoài mục đích ǵ khác.

        3. Nhà thờ là nơi thánh: Kinh Thánh nói rơ nhà thờ là nơi thánh, dùng chỉ để thờ phượng Chúa. Thánh đến nỗi trong Cựu Ước, sách Xuất Ê-díp-tô kư (Exodus)* đoạn 28, Đức Chúa Trời chỉ dẫn cho Môi-Se (Moses) về chỉ lại cho A-Ron (Aaron, anh của Môi-se, là thầy Tế lễ Thượng phẩm) nghi thức khi vào đền thờ thánh thờ phượng  Chúa:  A-Ron phải mặc quần áo Chúa chỉ định sẵn và phải có một sợi dây buộc vào áo ở ṿng bụng. Lư do là v́ thầy Tế lễ Thượng phẩm  phải dọn ḿnh thánh khiết trước khi vào đền Thánh. Nếu tội A-Ron vẫn chưa được rửa sạch th́ khi gặp Đức Chúa Trời ông ta sẽ chết. Khi thầy Tế lễ  Thượng phẩm ngă lăn ra chết, không một ai dám vào khiêng xác ra v́ gặp Chúa mà chưa thanh sạch th́ chính họ cũng mất mạng. V́ thế cái dây buộc vào thầy Tế lễ Thượng phẩm là để người bên ngoài không vào bên trong nơi thánh, dùng dây kéo xác ông ta ra.

        Sách Tân Ước Ma-Thi-Ơ 21:12 cũng đề cập khi khám phá dân chúng dùng đền thờ là nơi buôn bán, Chúa Jesus giận dữ đến đuổi họ cùng những người đổi tiền bạc, những người bán chim bồ-câu ra khỏi đền thờ: nhà thờ của Chúa không phải là nơi lo việc thế gian. 

        Nhà thờ là nơi tôn nghiêm dùng để thờ phượng Chúa, không để dùng làm vinh danh bất cứ một quốc gia nào, không để con chiên Việt Nam vào mơ tưởng:  

        "Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn....

        Từng giờ qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.

        Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang.

        Trên bàn chông hát cười đùa vang vang.

        C̣n Việt Nam, triệu con tim này c̣n triệu khối kiêu hùng..."

 

        Tôi bảo đảm tín đồ người Việt sẽ không đến thờ phượng ở một nhà thờ mang cờ Cam-Bốt, hay Thái-Lan..., v́ cảm tưởng của ḿnh sẽ là nhà thờ đó chỉ phục vụ cho người Cam-Bốt, người Thái-Lan, không phục vụ cho người Việt.

 

        Nếu muốn treo quốc kỳ trong nhà thờ, ít nhất ta nên làm giống như nhà thờ Công Giáo Our Lady of Guadalupe ở Mexico City, Mexico. Ngoài quốc kỳ Mexico, nhà thờ này treo quốc kỳ của tất cả quốc gia ở châu Mỹ. Người ngoài nh́n vào sẽ có cảm giác thân thiện là nhà thờ này phục vụ tất cả tín đồ, chứ không riêng ǵ Mexico.  Thế nhưng cho dù đă bao gồm tất cả các quốc gia châu Mỹ, thánh đường này vẫn thiếu quốc kỳ của bao nhiêu quốc gia từ các châu khác như Âu, Á, Phi, Úc. Thành ra, treo cờ làm ǵ nếu không bao gồm tất cả?

 

Thánh đường Our Lady of Guadalupe ở Mexico City, Mexico .

Nguồn: http://2d6t692n0eb7333453op21it.wpengine.netdna-cdn.com/cym/files/2015/12/DSC09168.jpg

 

 

        Ḷng ái quốc là một đức hạnh tốt, thế nhưng chúng ta nên dè dặt khi phô trương nó qua lá cờ quốc gia. Không ai muốn cổ vơ những ǵ xấu xa, và nếu chính ḿnh có những hành động không tốt đẹp trong quá khứ, ḿnh thường t́m cách giấu diếm. Đa số quốc gia trên thế giới cũng thế, trong quá tŕnh lịch sử nếu không dùng thế lực của nước ḿnh áp đảo, cướp bóc quốc gia khác th́ cũng bóc lột công dân nghèo đói của chính nước ḿnh. Lá cờ quốc gia đo đó không phải 100% tuyệt hảo như Đức Chúa Trời. Cẩn thận và dè dặt khi trưng bày lá cờ quốc gia ở thánh đường là một điều cần thiết.

        Tôi nói thế không phải là cổ vơ che đậy ḷng ái quốc bằng cách che giấu quốc kỳ. Ngược lại là đằng khác: chính tôi vẫn treo cờ Mỹ ở nhà mỗi lần có ngày lễ, mới đây nhất là lễ Chiến Sĩ Trận Vong vào ngày 30 Tháng 5. Bỏ quê hương cũ với hiểm họa Cộng Sản áp bức nhân quyền, tôi được nước Mỹ mở rộng bàn  tay chào đón sống trong một quốc gia với quyền tự do tuyệt đối. Không nhắc th́ dễ quên. Những ngày lễ lộc, tôi long trọng bày tỏ ḷng ái  quốc quê hương thứ hai Hoa Kỳ của tôi bằng cách treo quốc kỳ nhắc nhở tôi ơn cưu mang của người Mỹ, và chính tôi phải đóng góp phần ḿnh bảo vệ tự do cho xứ sở này, như những công dân Mỹ đi trước đă làm cho tôi. Sự khác biệt ở đây là tôi khoe khoang ḷng ái quốc của tôi tại nhà riêng của tôi, không phải ở chùa chiền hay nhà thờ.  

 

 

        Ai muốn bày tỏ ḷng ái quốc ở đâu th́ tùy hỉ, tôi chỉ nghĩ bày tỏ ḷng ái quốc bằng cách giăng cờ trong phạm vi nhà thờ hay chùa chiền là sai lầm.        Kinh Thánh Ma-Thi-Ơ (Matthew) đoạn 22 câu 21 Chúa Jesus nói: "Hăy trả cho Caesar những ǵ thuộc về Caesar". Thánh đường là nơi thờ phượng Chúa, không phải là nơi để bày tỏ quan điểm chính trị, không phải là nơi phô bày ḷng ái quốc.

        Sự phô trương hào nhoáng bên ngoài không bao giờ có giá trị bằng nội dung thực tiễn bên trong. Tổng Thống Theodore Roosevelt nói: "Speak softly and carry a big stick" ("Nói nhẹ tiếng nhưng mang một cây gậy thật to").

        Ở trên đất Mỹ với an ninh tuyệt đối 100%, trăm người th́ một trăm lẻ một ai cũng hăng hái khoe khoang ḷng ái quốc phô trương cờ Mỹ, Việt. Thế nhưng giả sử ḿnh ở Trung Đông, lạc vào vùng kiểm soát của quân khủng bố ISIS, ISIS t́m người tin Chúa và có giấy thông hành Hoa Kỳ để chặt đầu, hay vào những ngày cuối cùng của biến cố 30-4-1975, quân lính Việt Nam Cộng Ḥa cởi bỏ quân phục, tháo giầy lính chất cao như núi trên đường phố, bỏ chạy trước làn tiến của quân đội Cộng Sản, th́ những người giăng cờ Mỹ, Việt ở chùa chiền, ở nhà thờ trên đất Mỹ có dám hiên ngang đứng ra phe phẩy lá cờ Mỹ, lá cờ Việt Nam tự công nhận ḿnh là công dân Hoa Kỳ, công dân VNCH không?

        Tôi cam đoan là không.

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/

June 2016

 

Ghi chú:

 

        *Đây là chuyện ngoài đề: Kinh Thánh có hai sách chính: Cựu Ước và Tân Ước. Mỗi sách có nhiều tập, mỗi tập có một tựa đề. Exodus là tên của Tập thứ hai trong Sách Cựu Ước. Ngày xưa không đọc tiếng Anh, lần đầu tiên đọc Kinh Thánh tiếng Việt, tập đầu tiên Exodus tiếng Anh, tiếng Việt là Xuất Ê-díp-tô kư. Tôi đọc mà chẳng hiểu v́ không biết Ê-díp-tô là cái quái ǵ. Sau này mới biết "Ê-díp-tô" là phiên âm của chữ "Egypt", nước Ai-Cập! Thành ra "Xuất Ê-díp-tô kư" có nghĩa "Chuyện rời khỏi xứ Ai-Cập".

 

        Exodus tiếng Hy-Lạp là Éxodos, có nghĩa là "đi ra". Tập Exodus ghi lại người nô lệ Do Thái, vâng lời Đức Chúa Trời, bỏ xứ đang ở là Ai Cập hành tŕnh 40 năm đến núi Sinai là nơi Chúa hứa cho họ miền đất hứa Canaan.  

 

Tài liệu tham khảo:

http://people.opposingviews.com/flag-code-proper-flag-etiquette-funerals-1541.html

http://www.military.com/flag-day/flag-ettiquette-dos-and-donts.html