Cuc viếng thăm Vit Nam ca Obama

chú trng v mu dch và quan h gia hai quc gia,

vi vết tích chiến tranh xưa kia xa ln vào dĩ văng

 

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

(Tác giả: Scott Duke Harris, dịch từ báo Los Angeles Times http://www.latimes.com/world/la-fg-vietnam-obama-20160521-snap-story.html)

 

 

        Khi Tổng thống Obama đến Việt Nam sáng sớm Thứ Hai, ông sẽ gặp cả một xă hội trẻ, tự do,một nhóm lănh đạo cộng sản già nua chậm thay đổi đường lối độc đoán.

        Các nhà phân tích đồng ư cả hai nhóm đều đón chào Obama nhiệt t́nh v́ quan hệ hai bên chưa bao giờ tốt hơn giữa hai địch thủ trong "cuộc chiến chống Mỹ", lối gọi của Việt Nam.

        Theo Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, th́ dưới chính quyền Obama, "quan hệ hai quốc gia đă thực sự sâu sắc khá đáng kể".

        Việt Nam được xem như là một quốc gia quan trọng trong nỗ lực tuyên bố đă lâu của Obama"tái cân bằng" chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Á châu.

        Trung Quốc xây dựng trên đảo Hoàng Sa, một vùng tranh chấp ở Biển Đông đă nêu bật lên mối quan tâm chung của cả hai nước trong việc bảo vệ quyền tự do đi lại trên vùng biển mà hàng năm 5 ngh́n tỷ dollars hàng hóa vận chuyển qua đây. Nó cũng gia tăng tiềm năng hợp tác quân sự (của Mỹ và Việt Nam) trong lúc  Việt Nam đang cố gắng thoát ra từ dưới cái bóng của người bạn láng giềng.

        Việt Nam và Philippines đều hoan nghênh khi chính quyền Obama gửi một tàu chiến  Hoa Kỳ đi vào vùng biển ngang tầm nh́n của Trung Quốc, quân đội họ đang xây dựng trên quần đảo đá,cả Việt Nam lẫn Philippines đều tuyên bố là chủ quyền.

        Mỹ đă tuyên bố không đứng về phía nào trong việc tranh chấp chủ quyền các ḥn đảo và rạn san hô ở Hoàng Sa, nhưng nhất định là muốn cam kết tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế. Các quan chức Hoa Kỳ lo ngại rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ dùng các đảo nhỏ này cho mục đích quân sự và tối hậu là t́m cách đẩy các lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi nơi mà Hoa Kỳ nghĩ là sân chơi của ḿnh.

        Trong hai ngày thăm viếng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Obama dự tính sẽ tiếp tục sự quan hệ cao cấp đă khởi đầu  khi Obama và Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đă gặp nhau ở Washington vào năm ngoái.

        Đứng đầu chương tŕnh nghị sự là ḷng mong muốn của Việt Nam mua nhiều loại vũ khí của Mỹ, và sự mong muốn của Hải quân Mỹ có thể tiếp tế và sửa chữa tại Vịnh Cam Ranh, hải cảng chiến lược đă do quân đội Mỹ xây dựng trong nỗ lực ngăn chận việc lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa năm 1975.

        Việt Nam cũng đang mong đảm bảo tăng cường thương mại với Hoa Kỳ, dù rằng không biết số phận của hiệp ước giữa 12 quốc gia vùng ven biển Thái B́nh Dương (Pacific Rim). Thỏa thuận này cần sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu thỏa thuận này được Quốc Hội Mỹ thông qua, Việt Nam - nước chậm phát triển nhất trong số 12 nước, và là nước duy nhất dưới sự lănh đạo của Cộng Sản - dự đoán một thúc đẩy nhẩy vọt cho nền kinh tế đă đang bận rộn, sinh ra tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng.

        Kinh tế gia ở Hà Nội, Vương Hoàng Quân, nói là sự phấn khởi về chuyến thăm của Obama, tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong một thập kỷ, có thể giúp giải thích gần đây có sự gia tăng đột biến trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

        Những người chiến đấu cho nhân quyền đang kêu gọi các nhà lănh đạo của Hoa Kỳ dùng sự viếng thăm Việt Nam lần này để làm áp lực với đối tác Việt Nam, ra lệnh chấm dứt đàn áp những công dân VN tranh đấu cho tự do chính trị và tôn giáo. Hiebert nói là Hà Nội đă giảm áp bức so với những năm qua, thế nhưng khoảng 100 người Việt vẫn c̣n giam trong tù v́ lư do chính trị,

        Trong một hành động mà nhiều người xem như là một thiện chí trước khi Obama thăm viếng, Việt Nam thả tự do sớm cho một linh mục Công giáo, Linh mục Nguyễn Văn Lư, một trong những người nổi bật nhất trong việc phản đối đường lối của nhà nước.

        Tuy nhiên, chuyến thăm này cũng sẽ trùng hợp với cuộc tuyệt thực của một tù nhân khác, nhà hoạt động cho nhân quyền đă bị bắt giam, Trần Huỳnh Duy Thức.

        Brad Adams, giám đốc Châu Á của Human Rights Watch trụ sở New York, cho biết Thức chống đối chính quyền muốn tạo áp lực ông ta phải sang Hoa Kỳ sống lưu vong, hay nếu muốn ở lại th́ vào tù. Thức và các nhà tranh đấu khác ở Việt Nam đều chọn giải quyết thứ hai.

        Ông Adams nói rằng Obama phải nhấn mạnh rằng Thức và các nhà tranh đấu cho nhân quyền trong ḥa b́nh khác "được thả tù và được phép sống tự do, không bị chính quyền quấy nhiễu trong chính quốc gia của họ".

        Căn cứ theo các nhóm tranh đấu cho nhân quyền, chứng cớ độc tài xẩy ra gần đây khi công an đánh đập và bắt giam người biểu t́nh tức giận về hành động cư xử của chính phủ liên quan đến số cá chết khổng lồ dọc theo bờ biển miền Trung vào tháng Tư, dấy lên sự lo ngại về nguồn cung cấp lương thực của quốc gia.

        Các quan chức đổ lỗi cho một nhóm "khủng bố" liên quan đến cộng đồng người tỵ nạn  Việt Nam tại Hoa Kỳ đă  tổ chức một cuộc biểu t́nh tại thành phố Hồ Chí Minh.

        Carlyle Thayer, một học giả khu vực Đông Nam Á tại Học viện Quốc pḥng Úc cho biết: "Thứ nhất, Việt Tân không phải là một nhóm khủng bố. Thứ hai, sự cáo buộc Việt Tân đă tham gia dùng để che giấu sự thật là chính người dân ở Việt Nam phẫn uất biểu t́nh, và để đánh lạc hướng sự chú ư đến chính phủ đă hành động quá bết bát về vấn đề cá chết."

        Việt Nam ngày nay khác xa  quốc gia mà Tổng thống George W. Bush đă đến thăm vào năm 2006 và Tổng thống Clinton vào năm 2000. B́nh thường hóa quan hệ vào năm 1995 - 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc, một cuộc chiến tranh ước tính đă giết đến hai triệu người - gia tăng chu tŕnh chuyển đổi của Việt Nam từ một nền kinh tế rối loạn, do Trung Ương Đảng tổ chức, cho đến bây giờ Việt Nam gọi là "xă hội chủ nghĩa, hướng về thị trường" (market-oriented socialism).

        Từ thống khổ sau chiến tranh, Việt Nam bây giờ trở thành một trong những nước xuất cảng hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, thủy sản và may dệt. Các công ty đa quốc gia như Samsung và Intel đă đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực phát triển công nghệ, giúp Việt Nam dần dần gia nhập vào các quốc gia có mức thu nhập trung lưu theo tiêu chuẩn đặt ra của Ngân hàng Thế giới.

        Với sự thịnh vượng ngày càng gia tăng, sự tương phản kinh tế đă phát triển rơ rệt: hàng triệu người vẫn sống trong nghèo đói trong khi doanh số bán hàng của xe SUV và sedan sang trọng tăng vọt.

        Tại Hà Nội, những người gánh hàng rao bán kiếm được một vài đô la một ngày đi bộ qua những trung tâm mua sắm mới xây, phục vụ cho một văn hóa tiêu dùng cao độ; và cờ với cái búa và lưỡi liềm, biểu hiệu của Cộng Sản, vẫn bay phất phới.

        Một chuỗi quán cà phê phổ biến gọi là Công Cà Phê chào đón sự trớ trêu với trang trí Cộng sản rẻ tiền pha lẫn Marx và Lenin với h́nh ảnh chiến tranh màu đen & trắng trên b́a mềm. Thực đơn cocktail bao gồm "B-52",  tên đặt theo chiếc máy bay ném bom của Mỹ đă một lần thả bom  mưa chết chóc  và hủy diệt  mảnh đất này.

        Thanh thiếu niên Việt Nam - khoảng hai phần ba của dân số 90 triệu,  sinh ra sau năm 1975 thống nhất Bắc Nam - đă ḥa đồng với truyền thông xă hội (social media), hướng về tương lao quốc tế, và có suy nghĩ tự do hơn. Sự gia tăng thịnh vượng giúp cho khối trẻ Việt Nam đi du lịch rộng răi hơn. Khoảng 17,000 sinh viên đi học tại Hoa Kỳ.

        Chỉ bốn năm sau khi Hà Nội cho phép tổ chức lần đầu tiên diễn hành tự hào đồng tính luyến ái, chính quyền xóa bỏ kết án sự phối hợp của hai người đồng tính, thông qua một đạo luật  cho phép người ta thay đổi giới tính. Sự kiện này đă đưa Việt nam  đến hàng đầu trong phong trào đ̣i quyền đồng tính ở Á châu. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ted Osius, và chồng ông ta là  Clayton Bond, thường xuyên tham dự những buổi lễ công cộng với con cái của họ, ủng hộ triệt để phong trào đ̣i quyền đồng tính.

        Một số người hy vọng là thái độ cởi mở của Việt Nam về người đồng tính sẽ dẫn đến cho dân chúng có nhiều tự do hơn về bày tỏ ư kiến. Thế nhưng bước tiến nhảy vọt về quyền đồng tính đă không tạo ra cơ hội cho nhà cầm quyền  khoan dung hơn với những người bất đồng quan điểm chính trị.

        Trong các nhân quyền, theo một nhà ngoại giao phương Tây, th́  quyền đồng tính luyến ái rất dễ cho phép.

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/

May 2016