Thi đim lch s ca VNCH

đưa đến ngày 30-4-1975

 

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

        (Thời gian khoảng chừng 4:00 AM ngày 30-4-1975, trong khi Cộng Sản thắt chặt ṿng vây SàiG̣n và họ vửa pháo kích khắp nơi vào thủ đô rạng đêm hôm qua:)

        "Bản tin nhắn sau đây từ Tổng Thống Hoa Kỳ, chiếc trực thăng đầu tiên nào gặp Đại sứ Martin nên phổ biến: Chỉ có công dân Hoa Kỳ mới được di tản. Đại sứ Martin phải leo lên chiếc trực thăng nào vừa đến, và một khi cất cánh lên đường, chiếc trực thăng đó phải truyền thông: "Tiger,Tiger,Tiger". 

        “The following message is from the president of the United States and should be passed on by the first helicopter in contact with Ambassador Martin. Americans only will be transported. Ambassador Martin will board the first available helicopter and that helicopter will broadcast ‘Tiger, Tiger, Tiger,’ once it is airborne and en route.”

        Tức giận với Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam - Graham Martin - làm ngơ với lời đốc thúc di tản càng sớm càng tốt, và Martin cứ tiếp tục dồn người Việt xếp hàng lên máy bay mà chính ḿnh nán lại chưa muốn đi vội, Tổng Thống Gerald Ford cho loan tin nhắn tối hậu đến tất cả phi công trực thăng đang từ tầu của Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi Vũng Tầu bay vào SàiG̣n di tản nhân lực Mỹ trong Giai đoạn 4 cuối cùng của Operation Frequent Wind (Chiến dịch Gió Thổi Không Ngừng): bắt Martin lên trực thăng bằng mọi giá để chấm dứt chương tŕnh di tản.

        Operation Frequent Wind di tản tổng cộng 130,000 người ra khỏi SàiG̣n vào tháng 4 1975, trước 10:45 AM sáng ngày 30-4-1975 khi chiếc chiến xa đầu tiên của quân đội Cộng Sản húc đổ cổng sắt của Dinh Độc Lập. 57,507 người được máy bay di tản (trên 375 chuyến C-130 hay C-141 từ ngày 1 đến ngày 29 Tháng Tư, và 662 chuyến trực thăng giữa hai ngày 29-30 Tháng 4), hơn 70,000 người di tản bằng đường thủy.

        Gia đ́nh tôi là một trong những người may mắn đó, lên một tầu chiến Hoa Kỳ ngoài khơi biển Vũng Tầu khoảng 10 giờ sáng 30-4-1975.

        Gia đ́nh tôi rời Việt Nam nhờ ơn quốc gia Mỹ. Nói xác định hơn, nhờ ơn của hai người: Đại Sứ Graham Martin, và Tổng Thống Ford cho thi hành Chiến Dịch Operation Frequent Wind (Ford bất chấp lệnh Quốc Hội chỉ cho phép di tản công dân Mỹ vào Giai đoạn cuối của Operation Frequent Wind mà di tản cả người Việt, là một con số rất đông hơn).

        Graham Martin (1912-1990) là con của một Mục Sư Báp-Tít, chiến đấu trong Đệ Nhị Thế Chiến, là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan, Ư, và sau cùng là Việt Nam từ năm 1973 đến 1975. Ông có một người con nuôi tên Glenn Dill Mann tử trận tại Việt Nam vào tháng 11 năm 1965, và theo những người biết ông, Martin là một người hiền hậu nhân từ.

        Rất nhiều người chỉ trích Martin lầm lẫn tin rằng Việt Nam Cộng Ḥa c̣n đứng vững vài năm nữa khi Bắc Việt tấn công, và v́ niềm tin sai lầm đó, do dự chờ đến giây phút cuối cùng mới quyết định di tản. Sự do dự này tạo hấp tấp, khẩn cấp cho người hoạch định chương tŕnh, và tạo khủng hoảng dân chúng tranh giành nhau rời SàiG̣n vào những ngày cuối cùng. Martin th́ lại cho là ngược lại: nếu quyết định di tản quá sớm th́ sẽ làm cho dân chúng và chính quyền VNCH sợ hăi, nao núng v́ Mỹ sẽ bỏ rơi, và do đó có thể tạo nên bạo động ngăn ngừa cuộc di tản.

        Mỗi người có một ư riêng, nhưng điều nảy chắc chắn mọi người đều đồng ư: Martin nhất quyết di tản tất cả những người Việt càng nhiều càng tốt. Ông muốn chứng kiến mọi người được không vận đến nơi an toàn nên từ chối nhất định không leo lên trực thăng triệt thoái, măi cho đến khi lệnh Tổng Thống bắt th́ mới miễn cưỡng tuân theo.

          Không biết v́ số phận hay v́ nhờ sự tŕ hoăn di tản của Graham Martin mà nó đưa đẩy gia đ́nh chúng tôi được rời SàiG̣n chiều 29 Tháng Tư để rồi leo lên chiếc tầu chiến của Mỹ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975.    

        30 Tháng Tư 1975. Mới đó mà bây giờ đă 41 năm. Xin mời đọc lại thời điểm mốc lịch sử chiến tranh Việt Nam đưa đến ngày kết cục Hoa Kỳ hỗ trợ miền Nam Việt Nam chống Cộng Sản xâm lược, ngày chấm dứt chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa, và là ngày khởi đầu cho đời sống tự do mới của tôi ở quê hương thứ hai, Hoa Kỳ.

------------------------------------------------------------------

- 21 Tháng 7, 1954: Hiệp định Genève kư kết: Pháp rút quân ra khỏi Việt Nam. Việt Nam tạm thời chia đôi hai vùng Nam Bắc ở vĩ tuyến 17 cho đến hai năm sau, 1956, th́ cả nước sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để dân chúng bầu thống nhất chọn một trong hai chính quyền: Việt Nam Cộng Ḥa ở phía Nam và Cộng Sản, Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ở phía Bắc. V́ chỉ có Pháp và Cộng Sản (Quân đội Nhân Dân Việt Nam) là hai hội viên chính thức có quyền bàn thảo và kư kết hiệp ước, Việt Nam Cộng Ḥa chỉ là một phần phụ thuộc của phái đoàn Pháp, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm và Hoa Kỳ không đồng ư với Hiệp Ước Genève, và dĩ nhiên là không đồng ư tổ chức tổng tuyển cử hai năm sau.

- 26 Tháng 10, 1955: Ngô Đ́nh Diệm lên chức Tổng Thống.

- 1956: Pháp rút quân ra khỏi Việt Nam. Mỹ thay Pháp huấn luyện Quân lực VNCH.

- 1957: Cộng Sản bắt đầu tấn công Nam Việt Nam lần đầu tiên, giết chết hơn 400 người. Đặc công Cộng Sản đặt bom ở SàiG̣n, gây thương tích cho 13 người Mỹ.

- 20 Tháng 1, 1961: Kennedy nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ.

- 27 Tháng 2, 1962: Dinh Độc Lập bị dội bom, ông Diệm thoát chết. Hai phi công của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái máy bay A-1 Skyraider thả bom vào Dinh Độc Lập. Diệm thoát chết v́ một quả bom 800-lb đă rớt vào trong Dinh Độc Lập nhưng không nổ. Nguyễn Văn Cử bay sang Cam-Bốt. Phạm Phú Quốc bị bắt cầm tù nhưng được thả ra khi ông Diệm bị đảo chánh. Năm 1965, máy bay Phạm Phú Quốc bị bắn rớt trong một phi vụ oanh tạc Bắc Việt.

Phạm Phú Quốc năm 1964

 

- 02 Tháng 11, 1963: Ngô Đ́nh Diệm bị ám sát: Vào năm 1963, Hoa Kỳ càng ngày càng bất b́nh với Ngô Đ́nh Diệm. Cộng Sản thành công ở nhiều mặt: chiến lược Ấp chiến lược thất bại, Việt Cộng tuyển mộ nhiều người miền Nam gia nhập quân đội Cộng Sản, lính Cộng Sản trà trộn vào miền Nam, khủng bố và du kích gia tăng khắp nơi. Tệ hại hơn là trong việc đối nội, Diệm, vợ chồng em Diệm là Ngô Đ́nh Nhu và "Madame Nhu, Trần Lệ Xuân" trong ṿng sáu tháng ra tay trấn áp Phật Giáo thẳng tay, dùng lính tráng đàn áp biểu t́nh chống đối của dân chúng, Phật Giáo, bắn chết tám người trong nhóm biểu t́nh ở Đài Phát Thanh Huế. Sự đàn áp của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đưa đến sự tự thiêu chống đối của Ḥa Thượng Thích Quảng Đức.

 

Vợ chồng ông bà Ngô Đ́nh Nhu và Trần Lệ Xuân

 

          Tất cả phim ảnh tin tức người Việt biểu t́nh chống đối Diệm đều được dân chúng Mỹ xem tin tức mỗi tối nên e sợ dư luận và chán ngán với cố gắng thuyết phục Diệm thay đổi không thành công, Kennedy đồng ư khi CIA cho biết tin một nhóm Tướng lănh trong đó có Dương Văn Minh muốn lật đổ Ngô Đ́nh Diệm. Lư do nhóm Tướng lănh tỏ ư đảo chánh cho người Mỹ biết v́ họ sợ người Mỹ sẽ can thiệp chống đối họ th́ cuộc đảo chánh sẽ thất bại.  Theo historynet.com, Đại Tá CIA Lucien Conien gặp Tướng Trần Văn Đôn trong bí mật,  nói là Hoa Kỳ chống đối việc ám sát. Cũng có nhiều tin khác nói là Conien đưa cho nhóm Tướng lănh $40,000 dollars với lời hứa là Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào cuộc đảo chánh.

        Khi quân đảo chánh vây Dinh Gia Long, anh em ông Diệm và Nhu dùng đường hầm bí mật trốn ra Chợ Lớn. Thế nhưng một ngày sau, khi được nhóm Tướng lănh bảo toàn lưu vong an toàn, hai người ra đầu thú. Trên đường về Sở Chỉ Huy Quân đội ở Tân Sơn Nhất, ngồi ở sau một chiếc thiết vận xa, hai anh em Diệm bị sỹ quan VNCH bắn chết. Không có điều tra chính thức ai xử bắn, nhưng rất nhiều nguồn tin nói người sỹ quan bắn dưới quyền Dương Văn Minh.

 

- 14 Tháng 6, 1965: Nguyễn Văn Thiệu lên chức Tổng Thống. Trong trang 13 của sách Decent Interval (Khoảng cách đủ vừa), Franh Snepp, Trưởng Pḥng phân tích chiến lược Cộng Sản Bắc Việt cho CIA, đưa ra lư do thú vị nguyên nhân chức Tổng Thống đến ông Thiệu: Sau khi ông Diệm bị lật đổ, nhiều Tướng lănh VNCH nổi hiện ra trong cấp bậc lănh đạo, mà người nổi bật nhất là Nguyễn Cao Kỳ. Thế nhưng Đại Sứ Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Ellsworth Bunker, không thích ông Kỳ (theo wikipedia, ông Kỳ nổi tiếng là chơi nổi "flamboyant", thích tán đàn bà, bạt mạng, kênh kiệu), và nguyên nhân chính yếu người Mỹ bỏ ông Kỳ, đưa ông Thiệu lên: một sĩ quan phân tích t́nh h́nh quân sự trẻ tuổi tên Daniel Ellsberg đề nghị chính phủ Hoa Kỳ nên hậu thuẫn Nguyễn Văn Thiệu.  

- 1968: Đàm phán ngưng chiến ở Paris bắt đầu.

- Tháng 3, 1969: Sau cuộc tấn công của Cộng Sản Tết Mậu Thân 1968 vào trong tận SàiG̣n, dư luận Mỹ bắt đầu chuyển hướng chống chiến tranh Việt Nam. Biết rằng không thể để dân chúng Mỹ tiếp tục nổi giận không tin tưởng vào chính quyền, lên đường biểu t́nh chống đối rối loạn xă hội, Tổng Thống Nixon tŕnh bày chương tŕnh Việt Nam Hóa chiến tranh (Vietnamization): quân đội Mỹ dần dần sẽ rút khỏi Nam Việt Nam sau khi huấn luyện và vơ trang quân lực Việt Nam Cộng Ḥa có thể tự bảo vệ lấy ḿnh.

- 8 Tháng 7, 1969: 800 binh sĩ của Sư Đoàn 9 Bộ Binh Mỹ là lính Mỹ đầu tiên được lệnh rút khỏi Việt Nam. Từ đây cho đến hơn ba năm sau, tháng 11, 1972, Mỹ tuần tự và cuối cùng rút hết tất cả quân đội tham chiến.

- 30 Tháng 3, 1972 cho đến 31 Tháng 1, 1973: Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Cộng Sản (VNCH gọi là Mùa Hè đỏ lửa, Mỹ gọi là Eastertide Offensive) : lợi dụng đà rút quân của lính Mỹ, t́nh h́nh dân chúng chống chiến tranh ở Hoa Kỳ có thể ngăn cản Nixon trả đũa, và sự thất bại của Cuộc hành quân Hạ Lào (Cộng Sản gọi là Chiến dịch Lam Sơn) của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa lần đầu tiên tham chiến một ḿnh không có quân đội Mỹ hậu thuẫn với mục tiêu phá vỡ hệ thống hậu cần và Đường Ṃn Hồ Chí Minh của Cộng Sản vào năm 1971, miền Bắc mở cuộc tổng tấn công.

        Với mục đích thôn tính miền Nam trong chiến dịch qui mô rộng lớn này, dưới sự điều động của Vơ Nguyên Giáp, miền Bắc gửi 200,000 quân tham chiến, bắt lính nhập ngũ rất nhiều từ sinh viên của 30 trường Đại Học Cao Đẳng ở Hà Nội.

        Chiến lược của Cộng Sản là chiếm ba địa thế hiểm yếu của VNCH ở ba miền: Quảng Trị ở Bắc Nam Việt Nam, Kontum ở vùng Cao nguyên Trung phần (mục đích để cắt đứt VNCH ra làm hai), và An Lộc ở phía Nam.

        Trên trận địa, tuy rằng bộ binh của Quân lực VNCH đơn phương chống trả đà tiến của Bắc Việt, thế nhưng trên không, Không Quân Hoa Kỳ vẫn c̣n trợ giúp VNCH bay cả ngh́n phi vụ oanh tạc phe Cộng Sản. Đây là lư do chính yếu VNCH đánh bật Chiến Dịch Xuân-Hè 1972 của Cộng Sản. 

- 1 Tháng 5, 1972: Cộng Sản chiếm Quảng Trị, nhưng thất bại chiếm Kontum và An Lộc v́ gặp sự chống trả mănh liệt của quân lực VNCH. 

- 16 Tháng 9, 1972: VNCH lấy lại Quảng Trị.

- 7 Tháng 11, 1992: Nixon tái đắc cử, viết thư mật cho Nguyễn Văn Thiệu, hứa nếu Cộng Sản xâm phạm hiệp ước Paris đánh miền Nam, Mỹ sẽ trả đũa nặng nề và nhanh chóng bằng oanh tạc. 

- 30 Tháng 11, 1972: Mỹ hoàn toàn rút quân khỏi miền Nam, ngoại trừ 16,000 người cố vấn và làm việc hành chánh.

- 27 Tháng 1, 1973: kư kết Hiệp định Paris.

- 24 Tháng 6, 1973: Graham Martin được bổ nhiệm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

- 9 Tháng 8, 1974: Nixon từ chức.

- Tháng 10, 1974: Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định sẽ mở một cuộc tổng tấn công thanh toán miền Nam vào năm 1975.

- 04 Tháng 1, 1975:   Cộng Sản hoạch định chương tŕnh tổng tấn công miền Nam, dùng 20 sư đoàn,  ước lượng thời gian thôn tính miền Nam là một đến hai năm (thật sự là chỉ mất có 55 ngày).  Thời gian này  với sự tiếp tế vơ khí của Nga-Sô và Trung Cộng, Cộng Sản Bắc Việt là quân đội lớn thứ năm trên thế giới.

Có nhiều lư do Bắc Việt quyết định  thôn tính miền Nam một lần nữa, sau lần thất bại 1972:

        - Tổng Thống Nixon từ chức.

        - Dân chúng Mỹ ngao ngán chiến tranh Việt Nam.

        - Quốc Hội Mỹ cắt giảm ngân sách viện trợ Việt Nam (1973: 2.1 tỷ dollars, 1974; 1.4 tỷ dollars, và 1975 chỉ c̣n 700 triệu dollars).

        - Quân lực VNCH không c̣n Không Quân Hoa Kỳ yểm trợ.

 

 

- Cuối năm 1974, đầu năm 1975:  Đề pḥng trước cho tương lai không biết sẽ xẩy ra lúc nào, Hoa Kỳ hoạch định di tản 8,000 người Mỹ và ngoại quốc. Con số người Việt th́ không ai đoán được là bao nhiêu, dự đoán từ 1,500 người đến 1 triệu người. Tên của chương tŕnh hoạch định di tản này là "Talon Vise". Sau này, vào ngày 15 Tháng Tư 1975, nó được đổi tên thành Operation Frequent Wind (Chiến Dịch Gió Thổi Không Ngừng).

- 12 Tháng 12, 1974 đến 06 Tháng Giêng 1975: Cộng Sản mở màn tấn công trong kế hoạch  thôn tính miền Nam: Để thử sức lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa và để thăm ḍ dư luận quốc tế, nhất là xem Hoa Kỳ có phản ứng mạnh mẽ hay không, Bắc Việt tấn công Phước Long. Phước Long chỉ cách SàiG̣n 75 miles (120 km), nằm trong địa bàn tác chiến của Quân Đoàn III VNCH, và là một trong 11 tỉnh ṿng đai bao quanh SàiG̣n - Gia Định. Phước Long là một tỉnh lỵ có địa thế hiểm yếu cho Sài G̣n mà Cộng Sản nghĩ VNCH phải bảo vệ bằng mọi giá. Bị tấn công ngày đêm trong ba tuần, cuối cùng Phước Long rơi vào tay Cộng Sản.

 

 

- 05 Tháng 2, 1975: Khuyến khích việc quân lực VNCH để mất Phước Long, Tướng Văn Tiến Dũng vượt vùng phi quân sự vĩ tuyến 17 vào miền Nam chỉ huy cuộc chiến.

- 10-12 Tháng Ba, 1975: Trận chiến Ban Mê Thuột bắt đầu và thất thủ nhanh chóng. 4000 lính VNCH bỏ chạy hoặc bị bắt.

- 14 Tháng Ba, 1975: Tổng Thống Thiệu ra lệnh rút quân từ vùng Cao nguyên về bảo vệ SàiG̣n: 10 năm trước Nguyễn Văn Thiệu lên cầm quyền sau một cuộc đảo chánh nên ngoài sự lo ngại Cộng Sản tấn công từ phía Bắc, Thiệu lo ngại Tướng Tá của VNCH nhân dịp t́nh h́nh dao động đảo chánh lật đổ chính quyền. Do đó, mặc dù Sư Đoàn Nhẩy Dù đă thành công đẩy lui đợt tấn công của quân Cộng Sản phía Đông Quốc Lộ số 1 từ vùng Phi quân sự, Thiệu ra lệnh rút Sư Đoàn Nhẩy Dù từ Quảng Trị vào bảo vệ Sài G̣n, bảo vệ Tổng Thống.

        Thiệu giữ chiến lược bí mật cho riêng ḿnh không những không cho các Tướng Tá VNCH biết v́ sợ bị đảo chánh, mà cũng không tiết lộ với người Mỹ. Theo  Frank Snepp th́ Hoa Kỳ không biết ǵ về quyết định của ông Thiệu rút quân vùng Cao nguyên về để bảo vệ SàiG̣n: "Chúng tôi không biết ông Thiệu mưu toan ǵ v́ ông ta cố t́nh đánh lạc hướng chúng tôi. Chúng tôi chỉ biết sau khi nghe lén quân Bắc Việt bàn tán về lệnh rút lui này. Tôi nghĩ đây là lần duy nhất trong cuộc chiến Việt Nam chính quyền VNCH bảo mật một quyết định mà chúng tôi không phát giác ra".

        Quân đội Cộng Sản nhanh chóng đổ quân chận đường rút lui của binh lính VNCH. Frank Snepp nói: "Thật là một chiến lược hữu hiệu, v́ Bắc Việt có gián điệp nằm trong Ban Chỉ Huy Quân Sự của miền Nam. Không thể nào có gián điệp nào tốt hơn được nữa" ( Người gián điệp này là Trưởng Pḥng lo về tài liệu mà Cộng Sản gài vào chính quyền VNCH đă nhiều năm).   

        V́ quyết định rút lui Thiệu chỉ giữ cho riêng ḿnh không bàn thảo với ai cho đến giây phút chót nên không có kế hoạch di tản trật tự đảm bảo quân đội, do đó sự rút lui là một cuộc khủng hoảng tột độ mạnh ai nấy chạy, quân dân cùng chạy. Binh lính khủng hoảng đến nỗi bỏ chạy mà không phá hủy máy bay, vũ khí, đạn dược quân sự nên Cộng Sản tiếp thu một số lượng quân nhu khổng lồ không cần giao chiến.

        Con đường duy nhất Quốc Lộ Số 1 để thoát hiểm vào SàiG̣n bị kẹt cứng hàng chục cây số, và với Cộng Sản pháo kích tấn công, chẳng mấy chốc biến nó thành đại lộ kinh hoàng. Có ước lượng từ 30,000 đến 40,000 người bị giết chết trên đường chạy loạn này.

 

Ảnh Newsweek

 

- 19 Tháng Ba, 1975: Quảng Trị thất thủ.

- 24 Tháng Ba, 1975: Quảng Nam, Quảng Ngăi thất thủ.

- 25 Tháng Ba, 1975: Huế rơi vào tay Cộng Sản.   Đà Nẵng, hàng ngh́n dân và lính t́m cách chạy thoát bằng đường biển trong khi thành phố bị bao vây và nă pháo. Theo tài liệu của Cộng Sản, trong số 120,000 quân VNCH, chỉ có 16,000 lính chạy thoát, và trong số hai triệu thường dân, chỉ có 50,000 người thành công vào Nam bằng đường thủy. 70,000 lính VNCH bị bắt làm tù binh, và gần một trăm máy bay của Không Quân VNCH bỏ lại c̣n nguyên vẹn khi Đà Nẵng đầu hàng vào vài ngày sau, 28 Tháng 3.

 

 

- 31 Tháng Ba, 1975: Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đưa ra điều kiện chỉ đàm phán với Việt Nam Cộng Ḥa nếu Nguyễn Văn Thiệu bị truất phế. 

- 01 Tháng Tư 1975: Lính VNCH bỏ Qui Nhơn, Tuy Ḥa, Nha Trang, và Cam Ranh vài ngày sau đó.   

- 01 Tháng Tư 1975: Mỹ thiết lập Trung Tâm Điều Hành Di Tản (Evacuation Control Center) gồm bốn sĩ quan từ binh chủng Không Quân, ba sĩ quan Hải Quân, hai sĩ quan Bộ Binh, và ba sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến, để bắt đầu thi hành Chiến Dịch Operation Frequent Wind, Gió Thổi Không Ngừng. Chiến Dịch này di tản tất cả người Mỹ và người có liên hệ với chính quyền Mỹ ra khỏi Việt Nam. Chiến Dịch này   4 giai đoạn:

1.     Di tản bằng hàng không dân sự từ Tân Sơn Nhất.

2.     Di tản bằng máy bay quân sự từ Tân Sơn Nhất.

3.     Di tản bằng tầu từ hải cảng chung quanh SàiG̣n.

4.     Di tản bằng trực thăng, chỉ dành riêng cho người Mỹ (nhưng sau này v́ t́nh h́nh khẩn cấp, cả người Mỹ lẫn người Việt đều di tản bằng trực thăng).

- 02 Tháng Tư, 1975: Quốc Hội VNCH buộc tội Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng, lạm dụng quyền hành,  bất công xă hội. Đại Sứ Pháp tại Việt Nam ra mặt công khai ủng hộ Dương Văn Minh lên nắm quyền. Hai ngày sau Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh đ̣i Thiệu từ chức. Ngay sau đó, Nguyễn Cao Kỳ đồng ư với Đức Tổng Giám Mục và bắt đầu âm mưu một cuộc đảo chánh trong bí mật. Frank Snepp nói: "Ông Kỳ nói là sẵn sàng giết ông Thiệu để lên nắm quyền. Tôi nghĩ là ông Kỳ chỉ nói dọa, thế nhưng ngay trong hiện t́nh SàiG̣n đang sôi sùng sục th́ cho dù cái dọa có vô nghĩa đến đâu đi nữa, người nghe phải để tâm chú ư". Frank Snepp cảnh cáo Kỳ không được đảo chánh.

- 03 Tháng Tư, 1975: Thiệu gặp Đại sứ Martin và Tổng Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, Frederick Weyand, yêu cầu viện trợ quân sự và B-52 oanh tạc. Weyand từ chối gửi B-52 tham chiến, nhưng hứa gửi thêm vũ khí, và đề nghị thiết lập hai lằn ranh giới pḥng thủ, một ở Phan Rang, và một ở Quốc Lộ số 4, chạy dọc biên giới Cam-Bốt.     

- 04 Tháng Tư, 1975: Thiệu sa thải Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm v́ nghi ngờ rằng Khiêm đang âm mưu với Kỳ.

        Tầu "boat people" đầu tiên trốn chạy Cộng Sản đến Malaysia. Cho đến những  năm đầu của niên kỷ 1980, hơn một triệu người t́m đường thoát hiểm sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam.

- 05 đến 19 Tháng Tư, 1975: Phần thứ nhất và thứ nh́ của  Operation Frequent Wind di tản bằng máy bay dân sự và quân sự từ Tân Sơn Nhất không thành công v́ số người được rời SàiG̣n quá ít. Nhiều máy bay rời Tân Sơn Nhất với ghế trống v́ nhiều nhân viên Hoa Kỳ muốn nán lại đến phút chót; Đại Sứ Martin vẫn không tin là t́nh thế không nguy cập, VNCH vẫn đứng tồn tại không sụp đổ nên không bàn đến việc di tản; nhiều người Mỹ lấy vợ và có con Việt Nam nhưng không làm giấy tờ hôn nhân nên không chứng tỏ được là gia đ́nh của họ, nên chính quyền  VNCH không cho đi. Mọi người chạy đôn đáo lo chứng chỉ hôn nhân, có người trả giá chợ đen lên đến 1000 dollars. Có khoảng 10,000 người Mỹ cần di tản, thế nhưng tính đến ngày 19-4 th́ chỉ có 2,535 người không vận ra khỏi SàiG̣n. Điều này khiến Tổng Thống Ford và Kissinger nổi giận v́ dư luận sẽ đổ lỗi cho hai người nếu Cộng Sản mở cuộc sát hại những người c̣n kẹt lại v́ cuộc di tản quá chậm.

- 8 Tháng Tư, 1975: Dinh Độc Lập bị dội bom.

- 9 Tháng Tư, 1975: Việt Cộng tấn công Xuân Lộc. Xuân Lộc, Long Khánh là cửa ải pḥng đai phía Đông (Tây Ninh phía Tây) bao bọc phía Bắc SàiG̣n. Nếu mất Xuân Lộc, Cộng Sản sẽ dùng Quốc Lộ số 1 là đường tiến quân vào SàiG̣n. V́ thế ở đây, quân Bắc Việt đă gặp  sự chống trả mănh liệt của quân lực VNCH  dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo Tư Lệnh Sư Đoàn 18.

 

 

- 14 Tháng Tư, 1975: Ngày cuối cùng Mỹ di tản con nít lai, mồ côi rời SàiG̣n, tổng cộng 14,000 trẻ em.

- 17 Tháng Tư, 1975: Cam Bốt mất. Frank Snepp gặp một tay trong của Cộng Sản, báo cho Snepp biết là Cộng Sản hoạch định sẽ chiếm miền Nam trước ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, 19 Tháng Năm. Snepp truyền lại thông tin này cho Đại Sứ Martin, nhưng Martin không tin.  

- 20 Tháng Tư, 1975: Không đâm thủng được ḷng quyết tâm bảo vệ Xuân Lộc đến cùng của quân lực VNCH dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, Việt Cộng xoay mũi dùi tấn công thẳng vào SàiG̣n (Tướng Trần Văn Trà sau này công nhận Bắc Việt thất bại công hăm Xuân Lộc). Tướng Lê Minh Đảo được lệnh rút về SàiG̣n pḥng vệ thủ đô. Sau khi miền Nam thất thủ,  ông bị bắt đi cải tạo 17 năm. Năm 1993 ông được sang định cư ở Hoa Kỳ dưới diện H.O.

- 20-28 Tháng Tư, 1975: Operation Frequent Wind bước sang giai đoạn khẩn cấp di tản mọi người bằng máy bay. Tuy rằng chính quyền Mỹ chỉ cho di tản người Việt Nam có liên hệ gia đ́nh trực tiếp với người Mỹ như vợ/chồng, con cái, thế nhưng nhiều gia đ́nh Việt Nam mang theo bà con chú bác cháu chắt, có gia đ́nh dẫn theo đến 20 người, và ngay cả người Mỹ mang theo cả người Việt dọn dẹp khách sạn, người làm cho ḿnh...làm việc di tản người Mỹ thật sự trở nên khó khăn và trễ năi v́ họ phải chờ đến phiên ḿnh để được di tản (một ngày có khoảng 20 chuyến bay, hai chuyến chở hàng hóa, 18 chiếc kia chở hành khách , khoảng 75/ người một chuyến).

- 21 Tháng Tư, 1975: Thiệu từ chức, sau khi đọc diễn văn kết án Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam, giao quyền cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Đêm hôm trước, Thomas Polgar, Trưởng Pḥng T́nh Báo CIA ở Việt Nam nhờ Frank Snepp tối hôm sau đến nhà Phó Thủ Tướng hộ tống Thiệu ra phi trường bay đi Taiwan để thoát khỏi Việt Nam ("so he can escape the country").

Frank Snepp kể lại: "Khi tôi đến nhà th́ Thiệu đă chờ sẵn trong bộ vest mầu xám, da cá shark. Tóc ông ta chải mượt, mặt xức dầu láng.   Ông là người mặc quần áo đúng mẫu thời trang, thế nhưng say men rượu. Khi tôi mời Thiệu vào xe ngồi th́ phụ tá của ông bất thần từ trong bụi chạy ra với valise, đế nó vào sau xe tôi. Tôi có thể nghe tiếng kim khí chạm nhau nghe loảng xoảng. Thiệu đang di chuyển tài sản cá nhân của ông ta, bằng những thỏi vàng, ra khỏi nước. Giữa t́nh thế căng thẳng tột độ, chúng tôi lái đi phi trường Tân Sơn Nhất trong đêm tối mực: nỗi lo ngại lớn lao của mọi người là Kỳ khám phá vả sẽ chận bắn đoàn xe của chúng tôi, giết Thiệu". Đại Sứ Martin và Trưởng Pḥng T́nh Báo CIA Polgar cũng đến phi trường để tiễn Thiệu bay đi Taiwan.

- 25 Tháng Tư, 1975: Vũ Văn Mẫu lên chức Thủ Tướng.   

- 27 Tháng Tư, 1975: 14 sư đoàn Cộng Sản từ 150,000 đến 200,000 lính bao vây SàiG̣n, trong khi chỉ có 100,000 quân VNCH tử thủ.  

- 28 Tháng Tư, 1975: Dương Văn Minh lên cầm quyền.

- 29 Tháng Tư, 1975: Cộng Sản pháo kích khắp nơi, vào Tân Sơn Nhất lúc 3:58 AM sáng, phá hủy một chiếc C-130, và đạn pháo kích cũng rớt vào Văn Pḥng Tùy Viên Quân Sự DAO (Department Attaché Office) giết chết hai lính Mỹ. Cuộc Tổng tấn công cuối cùng vào SàiG̣n đă bắt đầu.  4 giờ chiều ở bên kia Thái B́nh Dương, Tổng Thống Ford nhận tin hai lính Mỹ chết và ở  Tân Sơn Nhất máy bay không thể nào đáp xuống phi đạo, phi trường kẹt cứng với ngh́n người chờ được không vận.

        Sau hơn sáu tiếng bàn căi có nên tiếp tục gửi máy bay vận tải C-130 hay C-141 vào Tân Sơn Nhất với chiến đấu cơ yểm trợ để tiếp tục cuộc di tản, một ư định không thể nào thành h́nh v́ phi đạo ngổn ngang đạn pháo lẫn máy bay tung tóe, và Hoa Kỳ e ngại Hà Nội nghĩ rằng Mỹ muốn đánh nhau khi gửi chiến đấu cơ, vào lúc 10:48 AM sáng, Đại Sứ Martin yêu cầu Tổng Thống Ford cho thi hành giai đoạn cuối cùng 4, di tản nhân lực bằng trực thăng của Chiến Dịch Operation Frequent Wind (Gió Thổi Không Ngừng). Radio FM bắt đầu phát thanh bài hát "White Christmas" của Bing Crosby, một khẩu hiệu bí mật chỉ có người làm cho Mỹ biết để họ phải t́m đủ mọi cách đến địa điểm di tản đă định sẵn. Nhân viên Ṭa Đại Sứ bắt đầu hủy hoại giấy tờ, gài nổ những két đựng tài liệu. 

        Cả một sự hỗn loạn kinh khủng xẩy ra ở ṭa Đại Sứ Mỹ và ở phi trường Tân Sơn Nhất v́ ngh́n người Việt biết là một khi cuộc di tản chấm dứt, người Mỹ cuối cùng rời SàiG̣n, họ sẽ bị bỏ rơi. Chiếc trực thăng đầu tiên từ ngoài khơi đáp xuống ṭa Đại Sứ lúc 14:00 giờ trưa, vận chuyển người di tản không ngừng.

 

 

Dân tụ họp trước Ṭa Đại Sứ Mỹ hy vọng được di tản- Ảnh AP

 

          Ở Văn Pḥng Tùy Viên Quân Sự DAO (Department Attaché Office), Frank Snepp  nói Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu 2 , Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, người đă triệt thoái vùng Cao Nguyên không một trận đánh theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đến gặp Tướng Homer Smith (Chỉ Huy Operation Frequent Wind) để nói lời từ giă. Trước đó , Tướng Phú đă nhờ Tướng Smith di tản gia đ́nh vợ con của ḿnh nhưng không nhờ ǵ cho chính sinh mạng ông ta. Sau khi đàm thoại, với cái chào quân đội tay phải từ thái dương gặt xuống,và cũng với lối quay lui của quân đội giầy chân bên phải đưa ra sau bên chân trái quay một ṿng, Tướng Phú quay gót trở ra để rồi không một ai gặp lại ông ta một lần nữa: ngày hôm sau 30/4, ông tự sát.

 

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (1929-1975)

 

          Tôi đọc một chuyện gay cấn xẩy ra ở trang 93 của sách "Last flight from Saigon": Khi đoàn công-voa cuối củng chở người Mỹ , ngoại quốc, những người được di tản, gần 800 người, đến Cổng Số 1 của Phi trường Tân Sơn Nhất th́ lính VNCH bắn chỉ thiên và bắn về hướng đoàn xe bus, không cho vào phi trường. Đại Úy Tony Wood của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đi theo hộ tống đoàn công-voa mới gọi về Trung Ương hỏi ư kiến. Tướng Carey, Chỉ Huy quân đội ủng hộ việc di tản nói Đại Úy Wood đứng đợi với đoàn công-voa, rồi ra lệnh cho chiến đấu cơ Mỹ bay trên không nơi đoàn công-voa bị chặn không cho vào. Sau đó ông bảo Đại Úy Wood nói những người lính VNCH nh́n lên trên không xem chiến đấu cơ Mỹ bay ngang, và nói với họ rằng nếu chặn không cho người Mỹ di tản, chiến đấu cơ Mỹ sẵn sàng oanh tạc để mở đường. Nghe xong th́ lính VNCH mới cho phép đoàn công-voa chạy vào Tân Sơn Nhất.

- 30 Tháng Tư, 1975:

        - 3:00 AM: chỉ c̣n 12 phi vụ trực thăng di tản. Đại Sứ Martin loan báo với Washington là sẽ chấm dứt mọi liên lạc lúc 4:30 AM. Ở Washington, Tổng Thống Ford căng thẳng v́ vẫn không nhận tin Đại sứ Martin đă được di tản an toàn khỏi vùng nguy hiểm nên ra lệnh chiếc trực thăng đầu tiên nào đáp xuống ṭa Đại sứ th́ phải bắt Martin leo lên.

        -3:45 AM: Đại sứ Martin đi bộ ra sân Ṭa Đại Sứ để kiểm điểm t́nh h́nh. Thấy sân đầy những người Việt xếp hàng chờ di tản, ông gọi Đại Tá Madison dặn ḍ là phải di tản hết tất cả những người c̣n đang đứng đợi. 

        - 4:45 AM: Phi công Đại Úy Jerry Berry đáp chiếc Chinook CH-53 xuống sân thượng ṭa Đại sứ và từ chối không cho những người di tản đă xếp hàng đợi sẵn đến phiên ḿnh lên. Trực thăng của Jerry Berry là chiếc đầu tiên đáp xuống ṭa Đại sứ sau khi nghe tin nhắn của Tổng Thống Ford nên Berry tuân theo lệnh, nói chỉ chở Đại Sứ Martin và nhân viên của Martin theo lệnh Tổng Thống.

        - 4:58 AM: Chiếc trực thăng của Jerry Berry cất cánh với Đại Sứ Martin. Vào lúc 5:24 AM, một chiếc nữa, chiếc cuối cùng, rời SàiG̣n chở hết tất cả những người Mỹ c̣n lại làm việc cho ṭa Đại Sứ. Tuy rằng Đại Tá Madison đă chuyển lời đến Bộ Chỉ Huy Di Tản là cần thêm sáu chiếc trực thăng CH-53 nữa để chở nốt những người Việt c̣n đang xếp hàng đợi* , lời yêu cầu này bị từ chối, và Hoa Kỳ cắt đứt cuộc không vận bằng trực thăng, chấm dứt Operation Frequent Wind, chấm dứt mối liên hệ với chiến tranh Việt Nam.

(*theo tường tŕnh của Đại Tá Madison th́ số người c̣n lại xếp hàng chờ đến phiên ḿnh di tản nhưng bị bỏ rơi vào phút cuối cùng là 420 người. Số người này ngoài vài người Đại Hàn là nhân viên ṭa Đại Sứ Đại Hàn, một giáo sĩ người Đức, th́ tất cả là người Việt làm cho ṭa Đại Sứ Mỹ và thân nhân, những người Việt làm cho Đội Chữa Lửa của Ṭa Đại Sứ, t́nh nguyện ở lại đến giây phút cuối cùng pḥng trường hợp hỏa hoạn cần dập tắt).

 

Đại Sứ Martin trả lời kư giả trên chiến hạm USS Blue Ridge, sau khi được không vận khỏi SàiG̣n ngày 30-4-1975

 

        - 7:50 AM:  trong sự hỗn độn , căng thẳng của sự di tản vào giây phút cuối cùng chú trọng bắt Đại Sứ Martin leo lên trực thăng theo lệnh của Tổng Thống Ford, mọi người quên mất c̣n 11 lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ giữ an ninh c̣n kẹt lại ở Ṭa Đại Sứ. Một chiếc trực thăng khác bay vào cứu 11 người lính cuối cùng này đang nằm chờ trên sân thượng sau khi bố trí chướng ngại vật ngăn cản những người Việt bị bỏ lại giận dữ t́m đường đi lên trên.

        - 8:30 AM: Dương Văn Minh ra lệnh cho quân lực VNCH ngừng chiến để chuẩn bị đón chào bên chiến thắng.

        - 9:00 AM: tướng Trần Văn Trà ra lệnh Quân đội Bắc Việt tiến vào SàiG̣n từ năm hướng khác nhau.

        - 10:45 AM : Xe tăng T54 số 843 của Đại Đội 9, Lữ Đoàn 273, Quân Đoàn 3 của Cộng Sản húc đổ cổng sắt của Dinh Độc Lập nhưng bị kẹt ở cổng. Đại Đội Trưởng của chiến xa đó, Bùi Quang Thuận, nhấy xuống cầm cờ chạy vào Dinh Độc Lập để treo cờ của quân đội Bắc Việt. Theo lời kể của chính Bùi Quang Thuận th́ khi xông vào Dinh Độc Lập th́ có lẽ v́ ngoài Bắc không có tường kính trong suốt, Bùi Quang Thuận lao đầu vào cửa kính, ngă ra phía sau. Sau đó, được Đại Tá Chiêm của VNCH  mời vào dinh, Thuận cũng không dám leo lên thang máy. Anh ta nói: "Lúc đó tôi thấy thang máy  giống như... cái ḥm.  Vào đó nó nhốt ḿnh luôn, biết bao giờ mới ra được!". Sau khi nghe ông Đại tá giải thích cách dùng thang máy, Bùi Quang Thuận bắt ông Đại tá vào trước, anh ta vào sau.

 

 

          Dương Văn Minh đă chuẩn bị sẵn sàng bàn giao quyền hành.  Gặp viên sĩ quan của quân đội Bắc Việt, ông nói:

        - "Chúng tôi đă nôn nóng đợi gặp các anh từ ban sáng để chuyển giao quyền hành".

        Thế nhưng người sĩ quan Bắc Việt nhắc khéo cho Minh biết bên nào là phe thắng trận:

        - "Ông không thể nào giao cho chúng tôi cái ǵ mà ông không có".

        Cùng với lời đó, cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt hoàn tất với chiến thắng, chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa chính thức chấm dứt 41 năm trước đây, vào ngày 30 Tháng Tư 1975.

 

Ảnh AP

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/

April 2016

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/index-1969.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Xu%C3%A2n_-_H%C3%A8_1972

http://www.armchairgeneral.com/forums/showthread.php?t=43224

http://www.timelines.ws/countries/VIETNAM_B.HTML

http://www.historynet.com/final-fiasco-the-fall-of-saigon.htm

http://www.timelines.ws/countries/VIETNAM_B.HTML

http://www.newsweek.com/last-days-saigon-157477

http://www.theguardian.com/world/2005/apr/28/usa.features11

http://www.wbur.org/2015/04/27/saigon-evacuation-massachusetts-marines

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Quang_Th%E1%BA%ADn

https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_30_th%C3%A1ng_4_n%C4%83m_1975

http://www.paperlessarchives.com/FreeTitles/VietnamWarSaigonEvacuationAfterActionReport.pdf

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_14_-_Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc_Long

https://freedomforvietnam.wordpress.com/2012/04/30/southern-heroes-le-minh-dao-the-18th-division-and-the-battle-of-xuan-loc/

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Minh_%C4%90%E1%BA%A3o

http://www.english.illinois.edu/maps/vietnam/timeline.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C4%91%C3%A1nh_bom_Dinh_%C4%90%E1%BB%99c_L%E1%BA%ADp_1962

http://www.psywarrior.com/Diem.html

http://www.historynet.com/the-assassination-of-ngo-dinh-diem.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_b%E1%BA%AFt_gi%E1%BB%AF_v%C3%A0_s%C3%A1t_h%E1%BA%A1i_Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m

https://en.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Cao_K%E1%BB%B3

 

"Last flight from Saigon", Thomas G Tobin

"Decent Interval", Frank Snepp