Đi thăm ha sĩ Khánh Trưng

cô giáo cũ

 

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

 

Khánh Trường (Đinh Cường vẽ)

 

 

 

        H́nh b́a của Tuyển Tập Truyện Ngắn 2 "Bắc Kỳ" của tôi do họa sĩ Khánh Trường vẽ. Giống như tranh vẽ h́nh b́a của  Tuyển Tập Truyện Ngắn 1 "Xin Em Tấm H́nh" do họa sĩ Đinh Cường vẽ, cả hai bức tranh đều tuyệt đẹp. Đinh Cường và Khánh Trường đă có nhiều triển lăm tranh trên thế giới,  là hai họa sĩ nổi tiếng của nền Văn Học Việt Nam. Thế   tôi không hề hay biết.

 

        Tôi không biết, không phải là v́ họ không là những nhân vật xuất chúng, mà là v́ từ xưa đến giờ kiến thức văn học của tôi chỉ tập trung vào một lănh vực khác: giai nhân muôn thuở. Do đó, nếu đề cập đến người đẹp Bích-La-Thôn, hay con gái Bà Năm Sa Đéc, hay người t́nh trên núi Bửu Long, hay hoa hậu đồng bằng sông Cửu Long..., th́ tôi biết vanh vách, c̣n bất cứ ai ở trong các lănh vực nghệ thuật khác như ca sĩ, văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ.., th́ tôi mù tịt.

 

        Để chứng tỏ sự ngu của tôi nó ngốc đến chừng nào, khi Tuyển Tập Truyện Ngắn 1 "Xin Em Tấm H́nh" của tôi xuất bản, một người bạn học của tôi, Doăn Quốc Thái con nhà văn Doăn Quốc Sỹ, khi xem h́nh b́a có bức tranh của họa sĩ Đinh Cường, hỏi tôi với đầy kinh ngạc và khâm phục: "Làm sao mà ông biết họa sĩ Đinh Cường để làm h́nh b́a? Họa sĩ Đinh Cường rất nổi tiếng!". Tôi có thể đóng vai Bắc Kỳ nổ như tạc đạn nói Đinh Cường là bạn thân của tôi, nhưng biết rằng nói láo chẳng chóng th́ chầy sẽ có người phác giác nên tôi nói là tôi không biết họa sĩ Đinh Cường. Anh Lê Hân, nhà xuất bản Nhân Ảnh, người sáng lập saigonocean.com làm quyển sách cho tôi, và họa sĩ Đinh Cường là bạn thân của anh ấy (Họa sĩ Đinh Cường vừa mất năm nay).

 

        Anh Lê Hân cũng làm quyển sách thứ hai này cho tôi, và như sách trước, lần này anh nhờ một người bạn khác, họa sĩ Khánh Trường, vẽ b́a. Sách lần này do Amazon in và tôi nhận sách vào hôm Thứ Hai. Tôi email cho anh Khánh Trường xin đến gặp anh vào Thứ Tư để tặng sách và để cảm ơn ḷng hảo tâm của anh ấy. Cho dù  không biết tôi là ai, anh đă sốt sắng giúp anh Lê Hân, cung ứng tranh vẽ và làm b́a cho Tuyển Tập Truyện Ngắn 2 "Bắc Kỳ"của tôi.

 

 

 

 

        Anh Khánh Trường ở Orange County cách xa nhà tôi 75 miles (120 km) nên sáng sớm 4 giờ tôi đă dậy nấu bánh chưng ăn điểm tâm rồi 6 giờ sáng rời nhà.Từ nhà tôi ở phía Bắc Los Angeles đến Orange County có hai freeway sinh tử, số 5 và số 405. Đi trước 6 giờ sáng th́ nó sẽ là "sinh", xe cộ thưa vắng, chạy một lèo một tiếng rưỡi là đến nơi. Nhưng nếu đi sau 6 giờ, đụng vào giờ đi làm th́ cả hai freeway đều là "tử", v́ freeway sẽ biến thành băi đậu xe, lư  do là v́ vô số người lái xe đi làm. Ai vô phúc leo lên freeway vào giờ đi làm th́ giống như t́m giai nhân muôn thuở, đi măi chẳng bao giờ đến.      

 

        Anh Khánh Trường không phải là giai nhân nên trên nguyên tắc tôi không cần hồ hởi vội vă gặp ngay lập tức, thế nhưng nếu tôi không đến đúng giờ đă hẹn th́ chỉ tội nghiệp cho anh sẽ biến thành thiếu phụ Nam Xương ngồi nhà đăng đẳng chờ tôi đến Tết Congo.

 

        Tôi t́m đến nhà anh không mấy khó khăn. Anh Thành Tôn, một nhà thơ, bạn của anh Lê Hân và Khánh Trường, đă đến trước tôi năm, mười phút.  Anh Hân gửi anh Thành Tôn vài quyển sách qua phương tiện xe đ̣ Hoàng. Nơi xe đ̣ dừng chỉ cách nhà anh Khánh Trường năm phút lái xe nên nhân tiện anh Thành Tôn đến đây chơi. Anh Thành Tôn là nhà thơ kỳ cựu, từng viết trước 1975, viết cho các tp chí Thời Nay, Phổ Thông, Văn, Văn Học, Hợp Lưu..., và đă xuất bản hai tập thơ. Anh có một bài thơ Nhật Ngân đă phổ nhạc, tựa đề : "Hồi âm". Xin nghe ở link:  https://www.youtube.com/watch?v=8ocLsFyGvAg

 

 

Khánh Trường và Thành Tôn

 

 

        Anh Khánh Trường cũng như tất cả bạn hữu đồng thời đều là những cây cổ thụ của nền văn học Việt Nam, không như tôi tuy già cú đế nhưng so với các anh ấy vẫn c̣n là măng non mới mọc (OK, OK, không phải măng non mới mọc nhưng là đă mọc nửa đời hương phấn). Bắt tay giới thiệu chào anh, tôi cảm thấy có sự thân thiện quen biết lâu năm, và tôi đoan chắc anh cũng cảm thấy cùng một tâm t́nh, không phải là kinh nghiệm gặp kẻ thù không đội trời chung thà giết lầm c̣n hơn tha lầm. Mười sáu năm trước đây anh bị đột quỵ ngồi xe lăn, nhưng sự bất tiện đó không ảnh hưởng đến con người cởi mở thân thiện mà tôi hân hạnh được gặp lần đầu tiên hôm nay.

 

        Khỏi cần giới thiệu, ai đến nhà anh đi một ṿng sẽ biết ngay Khánh Trường là họa sĩ: tranh của anh treo khắp nơi, pḥng khách, pḥng ăn, nhà bếp, nhà tắm. Đây là vài bức tranh của anh trong số cả ngh́n tranh anh đă vẽ trong đời họa sĩ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

văn sĩ: một tủ sách có nhiều sách anh viết, và tạp chí Hợp Lưu do anh làm Chủ biên.

 

 

 

 

 

 

        Tác phẩm điêu khắc gương mặt này của anh là do Ưu Đàm con trai đầu của họa sĩ Rừng, tốt nghiệp điêu khắc ở Hoa Kỳ, nắn tặng:  

 

 

 

        Chiếc nón béret anh đội trên đầu phản ảnh hai con người trong anh.

 

 

 

Một là người có tâm hồn phóng khoáng như Claude Monet, họa sĩ Pháp nổi tiếng, tranh vẽ của ông bán cả chục triệu dollars,

 

 

 

 

hai là của một người lăn lộn chiến đấu trong xă hội đen, cảnh sát Jimmy Malone (Sean Connery) trong phim The Untouchables.

 

 

 

        Sự phản ảnh này không xa đời sống của họa sĩ Khánh Trường là mấy. Anh là người trong giới văn học duy nhất nhậu rượu với  bạn hữu thân thiện trong giới giang hồ, và có lẽ là người duy nhất vẽ hầu hết cho các b́a sách và băng nhạc ở hải ngoại sau 1975 (Trước 1975 th́ tranh b́a sách phần lớn do Đinh Cường và Nguyên Khai đảm nhiệm).

 

        Anh tên tht là Nguyễn Khánh Trường, sinh năm 1948 ở Qung Nam. Anh gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Ḥa năm 1968, giải ngũ năm 1972 v́ bị thương. Khánh Trường vượt biên đến Thái Lan năm 1987, đnh ti Hoa K năm 1988. Sự đóng góp của anh vào văn học Việt Nam hải ngoại không nhỏ v́ ngoài vẽ tranh, triển lăm tranh, anh cũng là một nhà văn tên tuổi, viết với vài bút hiệu khác như Kim Thi, Nguyễn Th Giáng Châu. Khánh Trường đă xuất bản nhiều tác phẩm và từng là chủ biên của tạp chí Hp Lưu, Hoa K, t 1990 đến 2005.

 

        Anh tặng tôi hai cuốn sách "Chung cuộc" và "Có yêu em không?". Đọc tựa đề quyển thứ hai, tôi nói ngay với anh là tôi không hiểu tại sao anh lại viết quyển sách "Có yêu em không?". Thứ nhất, nếu hỏi "Có yêu em không?" th́ câu trả lời đương nhiên là "Yes, Yes. Yêu em dài lâu. Yêu em ngh́n đời. Yêu em rộn ràng. Yêu em nồng nàn. Yêu em dù tốn mấy ngàn." Chỉ gọn gàng vắn tắt như thế, hai ḍng là tối đa, cần ǵ phải viết một trăm trang giải thích cho tốn nước bọt và sinh lực (nên cần tiết kiệm để dùng vào đúng lúc, đúng thời điểm như giờ Tí canh ba).

 

        Thứ hai, nếu ḿnh đă lấy vợ, bà vợ thấy quyển sách này trên đầu giường năm này sang năm khác sẽ điên tiết, nghĩ rằng chồng ḿnh lấy ḿnh th́ ô-tô-ma-tích phải yêu ḿnh, chứ ngày nào, tuần nào, tháng nào, năm nào chồng ḿnh cũng tự hỏi "Có yêu em không?" th́ chẳng lẽ anh ta mơ tưởng đến con yêu tinh nào, hay yêu thầm nhớ trộm con quỷ sứ nào? Nàng sẽ hét lớn với ḿnh: "Nói mau!", trong khi tay phải nàng cầm con dao chặt thịt. Thấy vợ đằng đằng sát khí với con dao lăm le hạ thủ th́ sợ quá của quư ḿnh nó tự động đứt rớt xuống đất không cần dao chém, đừng nói chi là thiến với không thiến. 

 

        Chúng tôi ở chơi với anh Khánh Trường hơn hai tiếng, rồi đi ra góc đường Beach và Bolsa để chờ chuyến Xe đ̣ Hoàng đến từ San Jose, nhận sách anh Lê Hân gửi cho anh Thành Tôn. Xe đến đúng 3 giờ, với số hành khách gần đầy xe. Đây là phương tiện giao thông thiết yếu cho người Việt giữa miền Nam California và San Jose, San Francisco, phía Bắc California. Chẳng những chở khách mà xe đ̣ c̣n nhận giao hàng hóa. Một hộp nhỏ gửi hai, ba quyển sách chỉ có 5 dollars. Hộp to th́ $10 dollars. Anh nào ở Orange County có bồ ở San Jose chỉ cần tốn 5 dollars là có thể dùng Xe đ̣ Hoàng gửi cho cô bồ ḿnh ở San Jose hai chai nước mắm hiệu Con Cua, kỷ niệm một năm nàng chọn ḿnh là bạn trai.

 

 

 

Xe đ̣ đậu ở parking trước siêu thị ABC Supermarket

 

 

 

Những ảnh sau đây chụp chung quanh siêu thị ABC Supermarket:

 

 

Anh Mỹ homeless này đội nón lá Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

        Nhà của một cô giáo cũ tên Dương Xuân Thủy xưa dạy tôi Trung học, ở cách nhà anh Khánh Trường 15 phút nên tôi lái xe ghé thăm, nhân tiện tặng Cô và Thầy sách mới của tôi.

 

Tṛ và cô Dương Xuân Thủy

 

 

        Thời Trung học tôi học trường Trung học Đô thị Hùng Vương trên đường Hồng Bàng, gần trường Chu Văn An, đối diện xeo xéo Đại học Y khoa. Năm lớp 11 là năm cuối cùng tôi học ở trường Hùng Vương rồi chạy loạn. Cô Thủy dạy Vạn Vật (sau 1975 gọi là Sinh vật), lớp tôi bao gồm cả trai lẫn gái. 25 năm trước lần đầu tiên gặp lại Cô trên đất Mỹ ở Orange County, tôi không biết có phải là may mắn hay ...kém may mắn v́ cô nhớ rơ tôi mồn một, nhớ tôi ngày xưa học ngồi ở bàn nào nữa chứ! Dĩ dzăng dơ dáy cần giấu diếm, đây là lư do một số trong chúng ta không muốn gặp lại những người đă là một phần quá khứ của ḿnh v́ họ biết hết tất cả tật xấu của chúng ta.

 

 

 

        Tôi nhớ mang máng ngày xưa tôi học ngu lắm nhưng vẫn hy vọng là tôi nhớ sai, đến khi gặp cô th́ t́nh cờ qua một nhận xét, cô gián tiếp xác nhận nỗi lo sợ của tôi là đúng, tôi ngu thật: "Cô nhớ ngày xưa em tối ngày có giấy phép của văn pḥng miễn vào lớp v́ em phải làm báo biếc ǵ đó. Cô rầu quá trời sao em hổng lo chịu học!". "Em không lo chịu học" v́ em lười biếng học, hoặc có những hôm tối hôm trước em không học bài, sợ hôm sau phải trả. Bây giờ th́ tôi mới nói cho cô biết lư do tại sao.

 

        Một học sinh có nhiều Thầy, Cô giáo trong bẩy năm Trung học. Bảo đảm trong số đó có vài Thầy Cô dữ dằn học sinh sợ bán mạng, tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tôi nhớ có một ông Thầy lúc nào cũng xưng hô "tao, mày" , tính nóng như lửa, tối ngày bạt tai học sinh. Một cô giáo dạy môn Hóa học thật là khó chịu, ra một bài toán hóa học mà đứa giỏi nhất lớp chỉ được sáu điểm trên hai mươi. Cô Thủy th́ hoàn toàn ngược lại, rất gần gũi với học sinh, gần gũi đến nỗi mà con gái hay kể chuyện thầm kín riêng tư cho cô nghe để cô đóng vai tṛ bà Tùng Long cố vấn t́nh duyên gia đạo không đúng không lấy tiền (tôi nghe nói là cả năm cô không thu được một đồng xu nào).

 

        Ngày xưa đi học tôi ít giao thiệp với bạn bè, huống chi là Thầy Cô, v́ thế hầu như là tôi không bao giờ nói chuyện riêng tư hay xă giao với cô Thủy. Bây giờ hoàn cảnh đưa đẩy cô tṛ gặp lại nhau, ở gần nhau trên đất Mỹ nên thỉnh thoảng mỗi lần có dịp, tôi đến thăm cô. Thứ nhất là để xóa bỏ sự cách biệt xa lạ cô tṛ xưa khi đi học, và thứ hai là để tôi có dịp biếu cô bánh chưng khét.

 

        Tôi không nhớ ngày xưa đi học mỗi lần làm bài cô cho tôi bao nhiêu điểm, thế nhưng bây giờ th́ cô rất rộng lượng phê chuẩn. Thỉnh thoảng đọc bài tôi viết, cô email cho tôi khen hay, và cho mười điểm. Được vài lần như thế, tôi hỏi cô sao quá rộng lượng, cho tôi đến 10 điểm th́ làm sao tôi dùng cho hết? Cô có máu tiếu lâm,  trả lời là: "Nếu Ngọc không dùng hết th́ để dành cho Loan".

 

        Ḷng tôi vui tươi hớn hở trên đường lái xe về nhà, dù rằng tôi sẽ lâm vào trường hợp "tử" kẹt cứng của freeway giờ tan sở. Lư do tôi vui tươi hớn hở v́ quen biết  được những người đầy ḷng từ thiện giúp đỡ người khác như cô Thủy - như các Thầy Cô giáo khác- , ngày xưa dạy dỗ học tṛ. Quyển sách Tuyển Tập Truyện Ngắn 2 "Bắc Kỳ" của tôi được thành h́nh là nhờ công lao của anh Lê Hân soạn thảo, xếp đặt, t́m nơi in, và của anh Khánh Trường vừa tặng tranh vẽ, vừa thiết kế h́nh b́a, dủ rằng anh không biết tôi. Khi tôi hỏi cả hai người hơi sức đâu mà đi làm công chùa cho người khác, th́ câu trả lời của hai anh đại khái là "Làm văn nghệ ấy mà".

       

        Những người dùng tài năng phục vụ văn học nghệ thuật không công đáng làm gương cho tất cả chúng ta bắt chước noi theo.

 

 

với hai anh Khánh Trường và Thành Tôn

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/

April 2016