Nghèo

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

        Bắc nồi nước lên bếp, chặt con gà làm đôi để bỏ một nửa vào nồi nấu cháo v́ cả nguyên con hai vợ chồng tôi ăn không hết nên để nấu hai lần, ḷng tôi tràn đầy hai ấn tượng mỗi lần nấu cháo gà: thứ nhất, nấu quá dễ,  dễ hơn là chiên cơm; và thứ hai, giá quá rẻ: một con gà chỉ có $6.50 dollars, nấu làm hai lần nên giá một nồi cháo chỉ có $3.25 dollars. Tốn thêm $1.75 dollar đốt hai cây nến cho buổi ăn tối thêm romantic, và trừ lại $5 dollars tiền bồi dưỡng nếu phải đi ra ngoài ăn tiệm, buổi ăn romantic cháo gà tôi nấu cho hai vợ chồng Rô-Mê-Ôm nàng Ju-Loan-Ết chẳng tốn một xu teng nào.

        Có những món ḿnh thường ăn khi c̣n bé đến giờ lớn lên ḿnh vẫn thích ăn cùng một món đó v́ mỗi lần ăn là mỗi lần nó mang ḿnh trở lại về thời xưa cũ thần tiên ấu thơ, tuy rằng người khác ăn có thể chẳng thấy ǵ là ngon lành. Món mang những kỷ niệm xưa cũ về lại cho vợ tôi là thịt ḅ lúc lắc. Vợ tôi kể  ngày xưa cuối tuần gia đ́nh đi ăn nhà hàng hay ăn thịt ḅ lúc lắc nên bây giờ nàng muốn ăn thịt ḅ lúc lắc để nhớ lại thời gian đẹp tuyệt vời đó, mà không cần biết là v́ tôi không có kỷ niệm lúc lắc nên tôi ngán món thịt ḅ này đến tận cổ, suưt mấy lần nó có thể là nguyên nhân cho việc:

                anh đi đường anh, tôi đi đường tôi.

                t́nh nghĩ đôi ta có thế thôi,

                nếu biết em mê ḅ lúc lắc,

                có lẽ đôi ḿnh đă chia phôi.

 

        Món thức ăn mang tôi về kỷ niệm c̣n bé là món cháo gà. Ở góc đường của  xóm kế bên xóm tôi ở Bàn Cờ có một bà bán cháo gà, bán chỉ vào buổi tối về khuya. Mỗi lần tôi có dịp đạp xe đi ngang, mùi cháo gà với hành phi bay thơm phức mà không bao giờ bố mẹ mua cho tôi ăn v́ gia đ́nh tôi nghèo rớt mồng tơi, trừ một trường hợp duy nhất có thể xẩy ra: nếu tôi bị bệnh.

        Mỗi lần bệnh th́ trăm lần như một là mẹ tôi nấu cháo trắng ăn với đường. Ăn hoài cũng ngán, có nhiều khi ngán đến nỗi thay v́ bệnh t́nh thuyên giảm th́ tôi thà tuyệt thực không ăn cháo đường, dù rằng cơ may có thể ra người thiên cổ. Có lẽ cũng biết thế mà thỉnh thoảng khi tôi bị bệnh, mẹ tôi không nấu cháo ăn với đường mà đi mua cháo gà về cho tôi ăn.

        Đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ cái cảm tưởng những đêm khuya được ăn bát chào gà mẹ tôi  mua: tôi như người lạc vào hoang đảo mấy tuần chỉ sống sót nhờ nhai cây cỏ, tay chân ră rời, cơ thể bất động v́ không có món ǵ dinh dưỡng, đêm ngày ngủ chỉ mơ tưởng đến thức ăn, sắp sửa chết v́ kiệt sức th́ có được món cháo gà thơm phức. Trên mặt nước lèo có những váng ṿng tṛn mỡ quyện với hành phi lẫn hành ta thật hấp dẫn. Người sắp ngủm củ tỏi đem ra nghĩa địa chỉ cần ngửi mùi bát cháo này th́ sinh khí sẽ phục hồi, ngồi dậy đi lại đầy nghị lực như lực sĩ con kiến càng.

        Thèm ăn cháo gà đến nỗi mà có lúc tôi giả bộ bị bệnh liệt giường với hy vọng mẹ tôi tối sẽ đi mua cháo gà. Hôm nào mẹ tôi không mua mà ở nhà nấu cháo đường cho tôi ăn th́ hôm đó thay v́ bị bệnh giả, tôi bị bệnh thật tưởng chết luôn không bao giờ trở lại trần thế v́ phải bóp mũi cho đỡ ngán ăn ừng ực cho xong món cháo trộn với đường.

        Bên Mỹ, tôi nấu được cả nồi cháo to tướng với nửa con gà chỉ tốn $3.25 dollars, trong khi suốt đời ở căn phố Bàn Cờ tôi triền miên mơ tưởng được một bát cháo gà nhưng không có để ăn chỉ v́ một lư do: gia đ́nh tôi quá đỗi nghèo túng.

        Bố mẹ tôi di cư vào Nam năm 1954 cùng hai anh và một chị của tôi. Chị kế của tôi sinh ở Nha Trang. Tôi và cậu em út sinh ở SàiG̣n, mang nhân số trong gia đ́nh bố mẹ tôi phải nuôi ăn là sáu đứa con. Bố tôi dành dụm được một số tiền khi làm cho người Pháp nên mua được một căn nhà gần chợ Bàn Cờ. Ông về hưu khi di cư vào Nam nên hàng tháng lănh được một số tiền hưu nhỏ của người Pháp. Số tiền này rất đạm bạc nhưng ông là một người tiêu biểu "kẻ sĩ", "nhà nho" của Khổng Tử, không lo nghĩ việc kiếm tiền phụ trội nuôi gia đ́nh ngoài đồng lương hưu trí bé nhỏ cố định. H́nh ảnh sâu đậm của bố tôi mà tôi vẫn c̣n nhớ măi là ông ta vui thú uống trà, làm thơ, đọc sách, dạy học cho con cái, và làm việc lặt vặt ở nhà. Tuyệt đối không bao giờ ông ta nói chuyện với người hàng xóm,  chẳng bao giờ giao du với người khác ngoại trừ hai ông bạn là bác Hiển và bác Vĩnh; một năm vài lần hai bác này đạp xe đến nhà thăm bố tôi.

 

 

Ảnh gia đ́nh tôi chụp năm 1962, trước nhà ở Bàn Cờ.

Lúc bấy giờ tôi được 4 tuổi, đứng giữa bố mẹ tôi.

Sau này nhà xây thêm hiên phía trước cửa.

 

 

          Mẹ tôi là một thái cực ngược hẳn bố tôi 180 độ. Trong khi bố tôi tinh thông tiếng Pháp, tiếng Hán, mẹ tôi lúc nhỏ không đi học, đến khi chết vẫn không biết đọc chữ. Quen với nếp sống ở ngoài Bắc bố tôi là "ông Quản" một ḿnh nuôi đủ gia đ́nh, mẹ tôi không phải đi làm nên khi vào Nam, lúc bố tôi mất sớm khi tôi lên mười tuổi, mẹ tôi chỉ có một nghề nuôi gia đ́nh là chơi hụi. Nghề này th́ thỉnh thoảng có người giật hụi nên tiền mất tật mang, gia đ́nh anh em chúng tôi sống trong nghèo khổ triền miên. May là khi mua căn nhà ở chợ Bàn Cờ, bố tôi có tiền gắn công-tơ điện từ công ty điện lực. V́ nhà tôi có điện nên cho những nhà khác trong xóm câu điện mướn. Ở trên lầu ngay đầu giường ngủ của tôi là khoảng chừng mười công-tơ điện của những nhà mướn điện từ nhà tôi. Tôi không hiểu tại sao họ không câu điện thẳng từ công-ty điện lực mà câu điện mướn, nhưng nhờ tiền lời cho câu điện này mà nó giúp chúng tôi sống sót theo thời gian.

Năm 1995, tôi trở về SàiG̣n lần đầu tiên và trở lại nhà cũ ở chợ Bàn Cờ. Nhà có chủ mới, họ cho tôi vào xem và chụp h́nh. 20 năm trôi qua nhưng t́nh trạng căn nhà hầu như là vẫn giữ nguyên như ngày gia đ́nh tôi ra đi, ngoại trừ họ lợp thêm plafond trên lầu. Đây là những ảnh tôi chụp:

 

Trước nhà

 

Từ ban-công nh́n xuống xóm

 

        Như phần đông tất cả các nhà nghèo trong xóm khác, nhà tôi có hai tầng. Trên lầu không có chất cách nhiệt với mái ngói nên rất nóng. Ban ngày có những hôm oi bức không chịu được v́ không có máy lạnh hay tủ lạnh. Bố tôi làm một cái quạt thời thực dân: một miếng vải to tướng h́nh chữ nhật một chiều có một thanh gỗ. Thanh gỗ này nối liền với một sợi dây chạy ngang một cái ṛng rọc. Một người cầm một đầu dây kéo ra kéo vào sẽ đẩy miếng vải to lớn phất phơ trước sau tạo ra gió. Dĩ nhiên lúc c̣n sống ông là người kéo cái quạt vải đó cho con cái mát khi chúng tôi ở trên lầu.

          Mái ngói nhà tôi thủng ít nhất hơn mười lỗ mà không hiểu sao không bao giờ vá lại. Mỗi lần mưa hay vào mùa mưa trước khi đi ngủ là chúng tôi phải lấy nồi niêu soong chảo để dưới những lỗ thủng để hứng nước mưa. Sàn của ban-công là gỗ, hai cửa sổ chỉ là những thanh gỗ xếp đều có nhiều khẽ hở, nước mưa sẽ tạt vào bên trong nếu không che. V́ thế nên vào mùa mưa, mọi người phải chạy gấp rút lên lầu giăng poncho và những miếng plastic to lớn che bít bùng ban-công cho khỏi ướt.

 

Ban-công trên lầu (ảnh trên và dưới)

 

Tôi đứng ở ngưỡng cửa trên lầu nh́n ra ban-công

 

Cầu thang (chụp từ dưới nhà chụp lên)

 

Cầu thang (chụp từ trên lầu chụp xuống)

 

        Tường giữa hai bên nhà là gạch, nhưng không hiểu sao trên lầu một phần ngắn phía sau khúc tường chia với căn nhà bên phải lại là những thanh gỗ đóng sát liền rồi dán giấy lên. Không là tường gạch nên hai nhà nghe nhau rơ mồn một. Trong bài hát  "Ước ǵ nhà ḿnh chung vách, anh khoét tường anh đến với em", anh bồ này c̣n cực khổ v́ phải h́ hục khoét tường; trong khi nếu cô bồ  ở kế bên nhà Bàn Cờ của tôi th́ tôi chỉ cần thấm nước bọt vào giấy trên tường, gỡ thanh gỗ ra bước sang th́ sẽ gặp em ngay lập tức, chẳng tốn sức lao động một tí nào.

 

Những miếng tôn này thay thế cho tường bằng thanh gỗ trên lầu khi tôi ở

 

        Cả đời tôi không biết nệm là ǵ v́ tôi ngủ trên divan, mỗi tối buông mùng cho muỗi khỏi cắn.

 

Bây giờ tôi cao quá khổ so với cái giường tôi ngủ 20 năm về trước

 

        Nhà bếp là phần kinh hoàng nhất, đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao có thể sống cả cuộc đời trẻ tuổi ở đó. Tuy rằng có một lỗ hổng h́nh chữ nhật độ 2.5 tấc x 9 tấc nh́n lên trời, lỗ hổng này quá nhỏ để có đủ ánh sáng nên nhà bếp lúc nào cũng tối âm u với một bóng đèn vàng leo lét. Một phần góc bếp nếu tôi nhớ không lầm là có một thời nấu bằng bếp than nên gạch cũ x́ với tro, tối tăm và đầy máng nhện. Nền đất chỉ là tráng xi-măng không gạch bông nên theo năm tháng đất đai nhờm nhợp, nhất là phần để tắm rửa với ống cống thoát nước: không có ǵ che đậy nên chuột cống tha hồ từ trong ḷng ống cống dưới đất chạy vào bếp lục lọi garde-manger để t́m thức ăn.

 

Nhà bếp tối thui, sáng v́ đèn camera.

Cả nhà bếp và dưới đất người mới đă sửa lại, tráng gạch bông, không là nền xi-măng khi tôi ở.

 

 

        Trong một góc trong cùng của nhà bếp với một bức tường che khuất là cầu tiêu lỗ.  không bao giờ được lau chùi, ai đi tiêu xong chỉ lấy một chậu nước dội xuống con rănh nên theo thời gian mấy mươi năm, nó đen đúa, dơ dáy, hôi hám, bẩn thỉu kinh khủng. Cáu ghét bám đặc dầy ghê rợn, không có hệ thống hút khói, và là v́ nó là hầm chứa phân nên cầu tiêu lúc nào cũng hôi hám. Hầm chứa phân th́ cả chục năm hầm đầy xe mới đến hút ra. Thử tưởng tượng sống trong nhà mà cầu tiêu trong tận cùng căn nhà là một hầm phân lúc nào cũng bốc mùi xú uế. Thế mà mỗi lần đi tắm là phải đứng ngay trước cầu tiêu!

        Cầu tiêu trong nhà tôi ghê rợn như thế, những tưởng không có nơi nào ghê rợn bằng, nhưng không, có một nơi bẩn thỉu hơn cả chục lần: cầu tiêu công cộng. Trong khu xóm tôi có độ chừng 50 căn nhà, tôi đoán cứ 3 hay 4 căn th́ có một nhà không có cầu tiêu. Những nhà này do đó phải dùng cầu tiêu công cộng. Ban ngày sinh hoạt tấp nập khó đoán biết nhà nào không có cầu tiêu, nhưng sáng sớm ra ngồi ở ban-công nh́n xuống đường sẽ biết ngay ai phải chọn mặt gửi vàng không ở trong nhà ḿnh: nhà nào không có cầu tiêu người trong nhà tay cầm giấy nhật tŕnh (làm ǵ có giấy toilette!) lũ lượt rủ nhau rời nhà đi cầu tiêu công cộng bầu từ sáng sớm.

        Bố tôi khó tính, dạy con hay mắng nhiếc con ḿnh không bằng con người khác. Có một anh trong xóm tên là Thịnh bằng tuổi anh tôi, cao ráo, đẹp trai, nói với mọi người là anh ta đang học luật để làm luật sư. V́ thấy anh ta ở nhà, thời ấy chỉ có sinh viên đại học mới được miễn dịch không đi lính nên trong xóm ai cũng rất khâm phục anh tuy con nhà nghèo nhưng đẹp giai, học giỏi. Những hôm bực ḿnh với anh tôi, Bố tôi thường đem anh Thịnh ra làm gương cho anh tôi thấy là "con nhà người ta chịu khó học như thế, c̣n con ḿnh th́ lười như hủi". Thế nhưng vào một buổi sáng đẹp trời anh tôi hả dạ v́ diễn tiến thời sự 24 giờ hàng tuần trong xóm chứng tỏ là bố tôi sai: anh Thịnh sáng nào cũng đi cầu tiêu công cộng v́ nhà không có toilette, một buổi sáng rời nhà trong tay cầm giấy nhật tŕnh như thường lệ, anh xui xẻo bị lính hỏi giấy tờ, và bất th́nh ĺnh cả xóm khám phá ra là bấy lâu này anh lừa hàng xóm nói là học luật sư: anh Thịnh bị cảnh sát bắt mang về bót v́ tội trốn lính.

        Nhà tôi không có TV, không có máy nghe nhạc magnétophone. Đây là lư do giải thích tại sao cả sáu anh chị em chúng tôi cho đến bây giờ chẳng ai màng nghe nhạc, v́ từ bé đă không nghe. Tôi không thích nghe nhạc nhưng lại mê những show TV Mỹ thời đó như Wild Wild West, Batman, Combat, Voyage to the bottom of the sea...,  mặc dù chẳng hiểu một tiếng Anh. Những lúc show chiếu tôi thường lẻn đến xem ở nhà hàng xóm. Không hiểu v́ mặc cảm nhà nghèo con ḿnh phải sang nhà hàng xóm chầu chực xem, hay v́ sợ mê xem TV trễ năi không lo học mà bố tôi cấm không được đến xem TV ở nhà hàng xóm. Lúc bấy giờ tôi rất hận chị tôi v́ chị ấy làm công an chỉ điểm. Rất nhiều lần tôi đang đứng ngoài hàng rào của nhà láng giềng xem TV ké, và mặc dù đă dặn những đứa trong xóm khác đứng bao vây  để chị tôi không thấy, nhưng trong khi tôi đang trong mê hồn trận xem cực kỳ gay cấn th́ bỗng nhiên tai ḿnh nóng cháy như có ai đốt lửa v́ chị tôi xéo tai tôi kéo trở về nhà tŕnh cho Giám Đốc Trại cai tù Đầm Đùn là tôi bất tuân lệnh cấm.

        Khi bố tôi c̣n sống, buổi sáng đi học tôi được cho hai đồng ăn sáng. Món ăn tôi thích nhất là bánh ḿ, cháo ḷng, và bánh cuốn, lúc nào tôi cũng đến bà bán hàng nói: "Con mua hai đồng, một đồng bánh cuốn, năm cắc chả, năm cắc tôm khô". Khi bố tôi chết th́ tiền ăn sáng giảm lại cho đến một lúc không c̣n nữa. Tôi nhớ lúc mua bánh ḿ, tôi không có đủ tiền mua bánh ḿ thịt, chỉ đủ để mua "bánh ḿ chan tương với đồ chua". Dần dần tôi tự thấy mặc cảm, mua bánh ḿ mà không mua được bánh ḿ thịt hay xí mại, chỉ chan tương với đồ chua, phiền ḷng người bán không có lời nên  những năm sau này tôi nhịn luôn không ăn sáng. Sau khi ăn cơm tối, vào gần khuya trước khi đi ngủ, tôi thường rang cơm cháy ăn không với nước mắm để sáng thức dậy đi học bụng đă no, khỏi cần ăn.

        Thức ăn hàng ngày rất đạm bạc từ khi bố tôi mất. Rau muống chấm tương, rau cải luộc chấm nước mắm pha trứng luộc, và cá, lúc nào cũng cá. Ở Mỹ thỉnh thoảng bán sale bắp ba trái 99 cents, rẻ mạt rệp, thế mà ngày xưa tôi thèm thuồng cũng không có tiền mua. Đối diện xeo xéo nhà tôi có bà bán bắp. Một giờ trưa bà ấy đem gánh bắp vừa nấu để trước nhà chuẩn bị đi bán rong. Lúc này người trong xóm đến mua lai rai. Tôi ngồi trên ban-công nh́n xuống, thèm thuồng muốn ăn nhưng không bao giờ có tiền bố mẹ cho hàng ngày như những bạn bè khác nên chỉ đành ăn trong mộng tưởng. Bắp không có tiền mua th́ làm ǵ có tiền mua bánh canh, chè, xôi... là những món hàng gánh khác mà người trong xóm của tôi bán?

        Bây giờ đi đâu tôi cũng rất thích ăn chè v́ mỗi lần ăn chè, nó mang lại cho tôi kư ức xưa kia rất thèm chè nhưng không có tiền mua. Kỷ niệm ăn chè duy nhất không bao giờ phai nhạt trong trí tôi là ngày xưa vợ chồng anh tôi có một đứa con trai bốn tuổi. Cả hai đều đi làm nên cháu ở nhà với chú, là tôi. Có một bà bán chè gánh trong xóm tôi bắt đầu bán từ một giờ trưa, và chị dâu tôi dặn tôi mua chè cho cháu  ăn sau khi ăn cơm trưa. Bà này nấu đủ loại chè, mỗi ngày bà ta gánh bán hai món khác hơn hai món hôm trước. Bà ta nấu chè rất ngon, tôi thèm nhỏ giăi nhưng không bao giờ có tiền mua. Cháu của tôi th́ ngày nào nó cũng ăn v́ tôi mua cho nó, nhưng v́ ăn thường quá nên đôi lúc nó ngán. Chỉ chờ dịp thấy nó lơ là không muốn ăn nữa là tôi hỏi nó ngay có muốn ăn nữa không? Đợi cho nó vừa trả lời không là chú ăn hộ bát chè dư của cháu, nhanh hơn sao xẹt. Thường th́ chè chỉ c̣n lại ba, bốn muỗng, nhưng đó là những muỗng chè tôi ăn ngon nhất trong đời.  Cái cảm giác chè ngon thần tiên ấy không bao giờ tôi có thể lập lại được ngày hôm nay, dù rằng bây giờ tôi có thể mua cả mấy chục hay mấy trăm nồi chè ăn cho thỏa chí.

        Cả đời tôi nhớ chỉ được nhà dẫn đi ăn tiệm hai hay ba lần, một lần ăn phở tiệm Tân Khánh Hoàng ở Ngă Bẩy, và một lần ăn chè ở tiệm Hiển Khánh trên đường Phan Đ́nh Phùng (Nguyễn Đ́nh Chiểu bây giờ). V́ lư do nghèo không có tiền nên tôi ít tiếp xúc, và nhất là không giao du với bạn bè. Sau này về SàiG̣n gặp bạn cũ trong lớp 11, những cô bạn cho tôi biết ngày xưa ai cũng nghĩ là tôi phách lối, không thèm chơi với bạn bè trong lớp. Họ không biết rằng ngày xưa  tôi biết là nếu đi chơi chung th́ thỉnh thoảng cũng phải có tiền để ăn uống, và con trai phải bao con gái, nhưng tôi không có lấy một xu và đạp chiếc xe đạp lọc cọc  nên không dám đi chơi với ai, không muốn quen biết người khác.

        Ở Âu Mỹ, tủ lạnh như là bàn ủi, nhà nào cũng có. Bên Mỹ th́ rất nhiều nhà có hai tủ lạnh như nhà tôi, thêm một cái ở garage. Nhưng ở khu xóm Bàn Cờ của tôi th́ ít nhà có tủ lạnh, kể cả nhà tôi. Nước uống th́ bắc ấm đun sôi,  để cho nguội rồi uống. Tôi nhớ là nhà có vài ly thủy tinh chưng ở tủ bufet, thế nhưng nơi bàn để ấm nước, nếu tôi nhớ không lầm th́ chỉ có một hay hai ca nước, mọi người dùng chung ca để uống. Bạn bè tôi gia đ́nh nào có tủ lạnh, mỗi lần nh́n chúng nó uống nước đá lạnh, tôi mơ tưởng được vài cục đá lạnh như mơ ăn được một món ǵ thật là cao lương mỹ vị. Nước đá cục c̣n không có, huống ǵ là nước ngọt? Mỗi năm tôi chỉ uống nước ngọt được một lần vào dịp Tết.

        Quần áo đi học mỗi năm tôi chỉ có một bộ quần xanh và hai áo trắng duy nhất. V́ chỉ có mỗi một cái quần, mỗi ba ngày sau khi đi học về vào buổi trưa, tôi phải giặt tay, phơi khô rồi đem ủi cho xong tối hôm ấy v́ ngày hôm sau c̣n mặc đi học. Có những hôm đi học về quên giặt, măi đến tối mới nhớ, tôi lật đật đem ra giặt, vừa giặt xong quần áo c̣n ướt nhẹp tôi đă phải ủi ngay lập tức hơi khói bốc bay mù mịt để kịp sáng mai mặc đi học.

        Ciné là môn giải trí lành mạnh thịnh hành duy nhất thời đó nên có lẽ không một ai mà không xem ciné. Nhưng cả đời tôi chỉ đi xem ba rạp ciné rẻ tiền là Đại Đồng, Long Vân, và Thăng Long. Rạp Đại Đồng là rạp rẻ tiền nhất, chiếu phim cũ nên đang xem nếu đứt phim là chuyện thường t́nh. Thỉnh thoảng vào xem khai ngậy mùi nước tiểu ai đái trên đất là sự việc không tránh khỏi, bao luôn miễn phí trong giá vé. Không bao giờ tôi bước vào một rạp ciné sang trọng như Rex cho măi đến năm 1975, một cô bạn bao tôi, dẫn tôi đi xem hai lần, một ở Mini Rex, một ở Eden.       

        Dân nghèo ở xă hội nào cũng khổ và bị chèn ép. Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa tạo ra tổ chức Nhân Dân Tự Vệ với danh nghĩa bảo toàn an ninh phường xóm. Con trai 16 tuổi (hay 15 tuổi, tôi không nhớ rơ) phải đi gác Nhân Dân Tự Vệ mỗi tuần hai giờ đồng hồ, trong khoảng từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Nhiệm vụ của Nhân Dân Tự Vệ là nếu phát hiện ra Cộng Sản th́ "cầm chân địch quân trong khi chờ đợi quân đội quốc gia tiếp ứng", đây là lời của anh Thiếu Úy được phái đến khu phường xóm chúng tôi cố vấn cho đoàn ngũ Nhân Dân Tự Vệ.

        Tuy nhiên, đối với tôi, nó chỉ là là một tổ chức ăn cướp dân nghèo trá h́nh v́ người nào đóng tiền th́ được miễn gác. Giết Việt Cộng đâu không thấy, mà chỉ thấy báo chí hằng ngày loan tin Nhân Dân Tự Vệ giết nhau v́ người nào  cũng được giao cho một chiếc súng Carbine với một băng 20 viên đạn. V́ lo sợ cho an ninh của con cái có thể bị bắn chết hay bị thương khi đi gác Nhân Dân Tự Vệ, rất nhiều gia đ́nh đóng tiền cho con ḿnh miễn khỏi đi gác.

        Khi số người đi gác đêm thiếu hụt v́ nhiều người đóng tiền, tổ chức Nhân Dân Tự Vệ bắt những người không đóng tiền như tôi tăng giờ gác để trám cho giờ trống của những người đóng tiền (tôi không biết tổ chức Nhân Dân Tự Vệ thiết lập như thế nào, nhưng tôi biết những người nồng cốt là vài người bằng tuổi tôi ở xóm khác, Phường Trưởng, và ai nữa th́ tôi không biết). Ban đầu th́ thay v́ hai tiếng tôi phải gác bốn tiếng, rồi dần dần v́ càng nhiều người đóng tiền, tôi phải gác lên thêm sáu tiếng, và cuối cùng trước khi chạy tỵ nạn tháng Tư 1975, tôi phải gác cả đêm từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Anh nào giầu đóng tiền tối ngủ b́nh yên ở nhà,  tôi và những người nghèo khác bị bóc lột phải gác thế cho họ. Tiền đóng miễn đi gác th́ tổ chức Nhân Dân Tự Vệ tham nhũng lấy bỏ túi.

        Tính tôi cứng đầu, ghét sự bóc lột, bất chính nên ban đầu tôi căi không gác thêm giờ họ bắt v́ quá vô lư, tôi về lại nhà sau khi gác đủ giờ của tôi. Thế nhưng sau này họ áp dụng một chiến thuật mà tôi phải bắt buộc trở ra trụ sở canh gác cả đêm: trong đêm khuya, hai hay ba người đến nhà tôi lay cửa và la lớn không ngừng: "Ngọc, đi ra gác!", "Ngọc, đi ra gác!". Tôi sợ gia đ́nh tôi bị họ phiền hà mất giấc ngủ đêm nên đành phải xách súng rời nhà ra trụ sở.

        Giờ đây ngồi viết những ḍng chữ này, sự giận dữ của tôi đối với tập thể Nhân Dân Tự Vệ vẫn c̣n đó: ngày xưa tôi nghĩ trong đầu nếu bị ép vào đường cùng, tôi không ngần ngại lên c̣ súng nhả đạn vào những người VNCH dùng danh nghĩa Nhân Dân Tự Vệ làm tṛ cường hào ác bá. Thái độ của tôi bây giờ vẫn không thay đổi. Đối với tôi, cá tính tham nhũng của người Việt Nam nó nằm trong tận xương tủy của cả người Cộng Sản và của người sống dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa.

        Cuộc chiến Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc kết cục vào tháng Tư 1975 tuy tang thương giết hại muôn triệu người nhưng oái oăm thay, lại là lư do giải thoát tôi khỏi cuộc sống nghèo nàn khi tôi được di tản sang Mỹ, và sống cuộc đời sung túc như bao nhiêu người tỵ nạn khác định cư ở Hoa Kỳ.

        Mỗi lần ăn một trái bắp, một bát chè, một tô phở, một khúc bánh ḿ, vào rạp xem ciné..., tôi không khỏi tự nhủ những món này bây giờ đối với tôi quá sức rẻ tiền mà ngày xưa v́ nghèo túng, nó là những món xa xí phẩm tôi với tay không bao giờ đến. Trí óc tôi vẫn c̣n nhớ ngày xưa nghèo đói là một sự việc rất quan trọng: nó nhắc cho tôi nhớ không bao giờ quên gốc rễ của tôi, không bao giờ quên rằng trong khi tôi may mắn thoát khỏi sự túng quẫn, vẫn c̣n hàng triệu, triệu người số phận không được may mắn như tôi.

        Nó cũng nhắc cho tôi nhớ là chỉ nhờ ḷng nhân từ của một người khác, của nhân dân Mỹ, tôi mới được giải thoát khỏi ách nghèo, và chính tôi nên đừng để cái đuốc nhân đạo ấy tắt, tiếp tục giữ cho ngọn lửa cháy sáng trong những gia đ́nh c̣n ngụp lặn trong sự nghèo khổ tuyệt vọng trông chờ một bàn tay cứu vớt.

 

Nguyễn Tài Ngọc

www.saigonocean.com

April 2016