Hp Mt tưng nh

c nhc sĩ Anh Bng

Giáo Sư Lưu Trung Kho,

13-Mar-2016

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

        Chiều Chủ Nhật 13-March-2016, theo lời mời của anh Trần Việt Hải, vợ chồng chúng tôi đến dự buổi Tưởng nhớ cố Nhạc sĩ Anh Bằng và Giáo sư Lưu Trung Khảo.

        Anh Trần Việt Hải là một trong ba Sáng lập viên của Câu Lạc Bộ T́nh Nghệ Sĩ, biết rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, văn sĩ , thi sĩ... từ thời Thượng cổ chí kim, từ các bà hát chèo, hát ả đào thời vua Trần Nhân Tông cho đến các ca sĩ trong nhóm Sóng Giang (Sáng Dzông) chưa-lên-mà-đă-xuống vừa thành lập ở tiệm Hột Vịt Lộn Long An ở khu người Việt Bolsa, quận Cam.

        Anh Việt Hải rất tích cực sinh hoạt cộng đồng, thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt ca hát viết lách trong giới văn nghệ sĩ. Tôi biết anh qua những bài viết của tôi trên Internet ba năm trước đây. Viết email cho nhau lần đầu mới khám phá ra là nhà chúng tôi ở gần nhau, chỉ cách 20 phút lái xe.

        Khi nói về tham gia sinh hoạt cộng đồng, anh Việt Hải và tôi là hai thái cực: anh ở đầu sông Tương; tôi ở cuối sông Tương; anh xông xáo nơi chiến trường, tôi tu luyện trên núi Tà-Lơn; anh tấp nập giờ tan sở, tôi lẻ loi dưới cơn mưa; anh đại phá quân Thanh, tôi âm thầm dệt cửi.

        V́ lư do này mà tôi không có mặt ở những Hội nghị Diên Hồng vui nhộn vừa ẩm thực vừa hát vừa kỷ niệm. Thế như giống như đêm tân hôn việc ǵ cũng xẩy ra lần đầu tiên nơi chiến trường Đông Bắc không ai mục kích ngoại trừ hai kẻ uyên ương, chúng tôi đáp lời mời tham dự của anh lần này.

        Địa điểm tổ chức là nhà hàng Hồng Ân, 9862 Westminster, Garden Grove, ở Orange County miền Nam California, sáu giờ chiều. Tiệm ăn này khá to, đủ chỗ ngồi cho đám cưới với quan khách của cả vợ 1, vợ 2, và vợ 3 cùng một lúc. Phần trong cùng của nhà hàng là buổi tiệc, phần giữa và phía trước nhà hàng vẫn mở cho khách thường nhật khác.

 

Trần Mạnh Chi và Việt Hải

 

        Có một lần t́nh cờ vợ chồng tôi đến ăn ở một tiệm ăn như thế này mà ḿnh không phải là khách của phần tiệc đặc biệt. Tôi ăn thật nhanh rồi trả tiền đi ra v́ phải nghe các ca sĩ karaoke hát cho ḿnh nằm xuống, rợn người đứng tóc gáy. Trên sân khấu có một anh hát bài "anh đưa em đi về, về quê hương ta đó" mà tôi ngồi ăn cứ nghĩ thầm trong bụng "thôi cho tôi đi về, về nơi không nghe hát"...

 

Từ trái sang phải: Vợ chồng tôi, v/c anh Bổng & Khánh Lan, v/c anh Trần Việt Hải & Lệ Hoa

 

        Ba người hướng dẫn chương tŕnh là Thụy Vy, Ngọc Quỳnh (kiêm ca sĩ, hát rất hay), và Phạm Gia Đại.  

 

Thụy Vy, Ngọc Quỳnh, và Phạm Gia Đại 

Thụy Vy

 

        Sau đó vài diễn giả lên chia sẻ những mẫu vui buồn trong đời sống với  Nhạc sĩ Anh Bằng và Giáo sư Lưu Trung Khảo.

 

Thầy Dương Ngọc Sum (bên trái là Ngọc Quỳnh)

 

Nhà văn Nguyễn Quang (chồng bà Minh Đức Hoài Trinh)

 

Trần Thăng (cháu cố nhạc sĩ Anh Bằng)

 

 

Giáo sư Quyên Di

 

Bùi Đức Uyên, Hội Trưởng Cựu HS Chu Văn An

 

        Nhạc sĩ Anh Bằng và Giáo sư Lưu Trung Khảo đều sinh trưởng ở miền Bắc. Cả hai người vừa mất vào tháng 11 , 12 năm ngoái 2015, hưởng thọ 80 và 84 tuổi.

 

 

        Giáo sư Lưu Trung Khảo từng là Chánh Văn Pḥng Thứ trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục thời VNCH, phục vụ trong ngành truyền thông giáo dục ở miền Nam California.

        Nhạc sĩ Anh Bằng th́ có lẽ không ai không biết đến. Ông thành lập Trung Tâm Băng Nhạc Dạ Lan, và Trung Tâm Asia vào năm 1981. Nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác hơn 600 bài nhạc, rất nhiều bài nổi tiếng như "Nỗi ḷng người đi (Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu)", "Hoa học tṛ", "Trúc đào", "Sầu lẻ bóng"...

        Thú thật nghe th́ nghe, chứ tôi chẳng biết nhạc sĩ nào sáng tác nhạc phẩm nào. Khi tôi vào Internet t́m xem bài hát nào của nhạc sĩ Anh Bằng th́ bản nhạc đầu tiên tôi khám phá trong Youtube "Nỗi ḷng người đi (Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu...)", làm tôi thất vọng năo nề: Bài này rất hay, biết bao nhiêu ca sĩ hát, thế mà thay v́ một người Bắc chính gốc nên hát th́ tôi nghe...Hương Lan hát. Mèn ơi, không ai mà không biết Hương Lan là người miền Nam quê em miền Bạc Liêu, nói rặt tiếng Nam thế mà hát "Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu..." th́ có... phản khoa học, phản Tạo Hóa, phản cách mạng không chứ? Nghe chướng tai không thể tả, cứ như là nghe Duy Quang hát bài "C̣n thương rau đắng mọc sau hè" của nhạc sĩ Bắc Sơn (Bắc Sơn là người miền Nam, thầy dạy nhạc lớp tôi vào năm lớp 6. Hậu quả tai hại của việc học nhạc này là tôi không muốn nghe nhạc 45 năm kế tiếp trong đời).

        Tôi thích một bản nhạc khác của nhạc sĩ Anh Bằng là "Hoa học tṛ": Bây giờ c̣n nhớ hay không? Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa. Ngây thơ anh rủ em ra, bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung. Thật là buồn khi nghĩ tuổi mới lớn mơ mộng yêu đương trai gái của mỗi người trong chúng ta thể hiện trong bản nhạc này mới ngày nào đó một thuở nào, thế mà bây giờ đă vĩnh viễn xa bay. Ngày đó, chỉ cần thoáng chạm vào da thịt nơi bàn chân sần sùi bị muỗi cắn của nàng mà ḿnh đă có cảm giác yêu đương lơ lửng chín tầng mây, thế mà mấy chục năm sau, cũng cùng một người khác phái đó, cũng cùng một giai nhân đó, mà khi cầm tay, xoa n--- nàng (quư vị nào đang nghĩ bậy th́ nên tự cảm thấy xấu hổ, chữ tôi muốn dùng là "nách", xoa nách nàng)   th́ cả đôi bên đều có cảm tưởng như bị cùi, không c̣n một cảm giác.

        Sự yêu đương mơ mộng thời xa xưa đó sau một thời gian chung sống đă rạn nứt với khá nhiều cặp vợ chồng ly dị. Bây giờ nhạc sĩ Anh Bằng có c̣n sống cũng không thể nào nghĩ lại được những ư tưởng ấy, v́ nó đă được thay thế bằng:  Bây giờ đừng nhớ nghe em, ngày nay ḿnh nói sayonara. Đôi ta hai ngă cách xa, thề rằng không gặp, ngh́n trùng phân ly.

        Ngồi chung bàn với tôi là hai vợ chồng anh Bổng & Khánh Lan. Khánh Lan là một người vui tính, nhân từ, đạo đức, không xem tiền là trọng: cô ta t́nh nguyện không tính tiền thù lao $200 dollars một giờ ghi lại danh tánh những người xuất hiện trên sân khấu tối hôm nay để tôi viết tường tŕnh khi về nhà. Sau khi khám phá ra anh Bổng sẽ lên hát trong chương tŕnh tối nay, tôi hỏi anh ấy cho biết đích xác giờ tŕnh diễn để đúng lúc đó chúng tôi sẽ đi về.

 

Cạnh vợ tôi là vợ chồng Khánh Lan & anh Bổng,

Trần Thăng (cháu cố nhạc sĩ Anh Bằng), và anh Trần Mạnh Chi

 

        V́ tôi không biết một ai trong số quan khách, anh Việt Hải kiên nhẫn giới thiệu tôi đến từng người một: Thầy Dương Ngọc Sum, anh Phạm Gia Đại, Giáo sư Trần Huy Bích, họa sĩ Hoàng Vinh, anh Bổng.... Đọc đến đây quư độc giả nào nhận thức danh sách này có một cái ǵ kỳ kỳ th́ tôi xin trao giải thưởng 10 dollars đi chợ Ḥa B́nh mua vài chai nước mắm: đúng vậy, tất cả những người này đều là đàn ông, anh Việt Hải không giới thiệu tôi với một phụ nữ nào hết! Dĩ nhiên là theo phép tắc lịch sự tôi sẽ nói chuyện với những người đàn ông không quen biết, thế nhưng không ông nào phủ nhận là nói chuyện với phụ nữ vui hơn. Tôi thề trước tượng ông Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi tham dự một buổi tiệc do anh Việt Hải mời.

        Tôi để ư buổi Tưởng nhớ tối nay có một điểm đặc biệt khác hẳn với những buổi tiệc tôi tham dự từ đó đến giờ. Không, không phải là buổi tiệc này có nhiều lực sĩ Việt Nam ưu tú nhất thế giới. Không, cũng không phải là buổi tiệc này có nhiều chiến sĩ cảm tử quân trong đội người nhái Hoa Kỳ. Nó là buổi tiệc mà quan khách phần đông là người tuổi già sức yếu nh́n-vào-khe-song-trông-anh ốm-yếu-ho-hen nhất Á Châu, kể cả tôi.

        Những nhân vật nổi tiếng trước 1975 tôi có nghe tên như Nhạc sĩ Lam Phương hay Lê Văn Khoa v́ tuổi già sức yếu nên không đến dự tối nay. Thay vào đó, có vợ của ông Lê Văn Khoa là bà Ngọc Hà tham dự, hát bài Áo Lụa Hà Đông thật xuất sắc:

 

Ngọc Hà (bên trái), Thụy Vy (bên phải)

 

        bà Minh Đức Hoài Trinh, năm nay 86 tuổi. Bà đi du học Pháp năm 1964, là kư giả cho đài truyền h́nh Pháp, xuất bản rất nhiều sách và thơ văn. Thơ bà cũng được phổ biến thành nhạc khá phổ biến  như "Đừng bỏ em một ḿnh", "Kiếp nào có yêu nhau".....

Thứ hai từ bên trái là bà Minh Đức Hoài Trinh

(bên cạnh là chồng bà, nhà văn Nguyễn Quang).

 

        Tôi có dịp tiếp chuyện với Thầy Dương Ngọc Sum. Thầy từng là Giám Đốc Lớp đêm Pétrus  Kư, dạy cả hai trường Pétrus Kư và Hùng Vương. Thầy là một trong những người bàn giao Bộ Giáo Dục VNCH cho chính quyền Cộng Sản năm 1975. Sau khi đi tù ba năm cải tạo, Thầy trở về nhà làm đủ thứ nghề, từ bán chợ trời, đến bán chè đậu đen với vợ. Thầy sang Mỹ năm 1990 dưới diện H.O. Bây giờ th́ Thầy rất được mến chuộng, đi "show" hàng tuần v́ ai cũng biết Thầy: Hội đoàn hay tổ chức nào cũng đều mời Thầy đến dự tiệc tùng khi họ tổ chức ở Orange County.

 

Thầy Dương Ngọc Sum bên trái, Giáo sư Trần Huy Bích bên phải

 

        Tôi đến hàn huyên tâm sự với Thầy v́ biết Thầy dạy Trung học Hùng Vương, và tôi là học sinh Hùng Vương. Khi tôi giới thiệu: "Em là Nguyễn Tài Ngọc..." th́ Thầy đă biết tôi ngay: "Thầy nghe nói nhiều về em, bây giờ mới có dịp gặp".

        Nếu tiếng tăm xấu xa của tôi vang danh khắp Cầu Muối, Xóm Chiểu th́ sau lần dự buổi tưởng nhớ lần này, tôi cần cấp tốc chui xuống đường ṃn Hồ Chí Minh trốn tránh mười năm, xa cách vợ con: hơn hai chục khách hôm nay có đọc bài tôi viết, nhận ra mặt tôi trên lệnh truy nă FBI. Ai cũng rất mật thiết khi nói chuyện như là đă quen với tôi lâu lắm, họ nghĩ là tôi có bà con họ hàng phía bên nội ngoại từ đời vua Hùng Vương Thứ 16.

        Một cô, Bùi Thu Hương, sinh trưởng ở Huế, đọc bài vở tôi viết nên biết vợ tôi ngày xưa học trường Pháp, Regina Pacis. Cô kể cho tôi nghe ngày xưa ở Huế có hai trường Tây, Jeanne d'Arc và Providence, và cô học  trường Jeanne d'Arc. Cô nói chỉ cần đọc văn của tôi là biết ngay tôi là người rất thành thật, nên có nhă ư muốn mời tôi dự reunion khi hai trường đồng tổ chức. Tôi bảo là cô ấy lầm, không thể nào đọc văn biết người, bằng chứng là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă từng phát biểu: "Đừng tin những ǵ Bắc Kỳ nói, mà hăy nh́n kỹ những ǵ Bắc Kỳ làm".    

        Dự một buổi tiệc văn học nghệ thuật có khác: ai cũng là dân trí thức đọc báo Nam Phong Tạp Chí hay là hội viên trong nhóm văn đoàn Tự Lực Ca Hát nên nhiều người đọc bài viết của tôi, chứ nếu buổi tiệc này tổ chức ở Chè Cali hay Bánh Bèo Nguyễn Biểu th́ tôi sẽ là một kẻ vô danh tiểu tốt.

        Các ca sĩ tài tử liên tiếp thay phiên lên sân khấu giúp vui tŕnh bày những nhạc phẩm của Anh Bằng. Tôi chưa bao giờ đi dự một buổi tiệc có nhiều ca sĩ tài tử gốc Bắc Kỳ người nào hát cũng hay, cũng chững chạc, cũng điêu luyện, cũng mạnh tiếng, cũng thổn thức du dương như ca sĩ nhà nghề. 

 

 

Ngọc Quỳnh 

 

Ngọc Hà (vợ anh Lê Văn Khoa)

 

Thanh Thanh

 

Mạnh Bổng

 

Minh Tâm

 

Ngọc Quỳnh , Lâm Dung

 

 

        Cuối cùng, một số anh chị lên hát bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ".

 

 

        Bài này điệu nhạc hùng hồn, nung đốt ư chí, làm nôn nóng, rạo rực tấm ḷng người hát lẫn người nghe, làm tôi chỉ muốn chở vợ tôi về nhà cho kịp giờ Tí canh Ba,

 

 

trong khi Thầy Dương Ngọc Sum th́ rạo rực hùng hồn kiểu tiến lên giết giặc thật sự:

                Thi đua ta quyết tiến lên, 

        Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu. 

                Hàng đầu không biết đi đâu, 

        Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi.

 

 

 

        Buổi Tưởng Nhớ chấm dứt lúc 9 giờ tối. Tôi nghĩ những ǵ có dính líu đến nghệ thuật như ca nhạc, vẽ tranh... th́ người nào bẩm tính thiên phú mới giỏi, chứ người thường học cách mấy cũng không thành công. Tôi học đánh đàn, tập chỉ có mấy game mà chết lên chết xuống, trong khi nhạc sĩ Anh Bằng viết nhạc, không những một bài mà hơn 600 bài, rất nhiều bài lưu danh hậu thế.

        Mỗi sáng sớm những phi hành gia trên trạm không gian khi c̣n say giấc th́ nhạc đă chọn sẵn từ trước trỗi lên, đánh thức họ dậy. Họ không chọn tiếng báo thức là tiếng máy khoan răng sâu của nha sĩ, tiếng tim đập khi bác sĩ mổ tim, tiếng máy xe của kỹ sư chế tạo, tiếng hóa chất tác động của các nhà khoa học, mà chọn nhạc v́ tiếng nhạc làm cho tâm hồn con người lắng dịu, thoải mái, thanh thản.

        Tối hôm nay, nhạc Anh Bằng đă làm cho tâm hồn tôi b́nh thản, thoải mái, thư giăn, quên đi tất cả phiền toái trong cuộc đời. Đặc biệt là giá ăn tối quá rẻ, chỉ có 15 dollars mà khách ăn đến ba món: ḅ nướng , ḅ nướng lá lốt, và cá nướng.

 

 

        Tôi sợ sau khi thu tiền xong ban tổ chức khám phá ra thiếu tiền, cần thu thêm tiền khách nên vội vă, hối hả ra về ngay sau khi chương tŕnh chấm dứt. Quên cả để lại tiền bồi dưỡng.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/

March 2016

 

Tài liệu tham khảo:

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_t%C3%A2m_Asia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_B%E1%BA%B1ng

http://poem.tkaraoke.com/10027/Minh_Duc_Hoai_Trinh/

https://thanhthuy.me/2014/12/15/minh-duc-hoai-trinh-doi-dong-tieu-su/

http://www.vandandongtam.com/files/T_m_t_nh_v_i_nh_v_n_DQS_TR_N_HUY_B_CH.pdf

http://suphamsaigon.com/Literature/GsDuongNgocSum-CuocSongMy.pdf