Làm thế nào 'Cô gái bị bom napalm'

của Chiến Tranh Việt Nam

cuối cùng được chữa trị

những vết sẹo phỏng - 43 năm sau

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Ảnh bà Kim Phúc đăng trong báo PEOPLE Magazine, Michelle Bruzzese chụp 

 

Suốt 43 năm qua, bà Kim Phúc sống với sự đau đớn kèm sát với ḿnh.

Vào tháng 6 năm 1972 lúc bấy giờ chỉ mới có 9 tuổi, thân thể Phúc bị cháy nát hơn 65% khi máy bay Mỹ oanh tạc thả bom napalm lầm trên một ngôi chùa mà cô bé và gia đ́nh trú ẩn.

Tấm ảnh của Nick Út, nhiếp ảnh gia của Associated Press, chụp cô bé trần truồng chạy la hét v́ lửa cháy trên người trở thành nổi tiếng biểu tượng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh này làm Nick Út đoạt giải Pulitzer. 

Ảnh của Nick Út chụp bà Kim Phúc, lúc bấy giờ 9 tuổi, cháy phỏng trần truồng chạy khóc thét kinh hoàng.

Khi Nick Út gửi ảnh này cho chủ của ḿnh là Associated Press, một người biên tập viên -editor- tranh luận, không muốn cho đăng báo v́ vào thời gian đó, việc in  ảnh trần truồng trên báo chí không thể nào xẩy ra. Thế nhưng hai người khác căi ngược lại và thắng, nói giá trị bức ảnh này quá quan trọng không thể nào không công bố. Tấm ảnh này đă được "crop", cắt bỏ vài kư giả ngoại quốc bên tay phải.    

Thời gian đă làm cho ḷng bà Phúc b́nh thản với quá khứ đă xẩy đến cho ḿnh. Bà ta sáng lập một hiệp hội giúp đỡ thiếu nhi nạn nhân của chiến tranh, trở thành một diễn giả thu hút với câu chuyện của đời ḿnh đầy yêu thương, hy vọng, tha thứ. Thế nhưng bà ta đầu hàng trong việc t́m kiếm liều thuốc chữa trị cho nỗi đau đớn vẫn c̣n v́ vết phỏng cháy từ bé.

Bà Phúc, 54 tuổi, nói với báo PEOPLE là: "Tôi cầu nguyện là ở thiên đàng tôi sẽ không c̣n đau đớn và không c̣n sẹo".

Thế rồi phận số can thiệp.

Vài năm trước, bà bay sang tiểu bang Ohio để nói chuyện ở một hội Rotary địa phương ( "Rotary Club" là một tổ chức thế giới thành lập ở Mỹ vào năm 1905 với hội viên là những người chuyên nghiệp và thương gia. Mục tiêu của Rotary Club là giúp đỡ dịch vụ xă hội).  Trong số thính giả là ông David Waibel, 71 tuổi, ở Troy, Ohio.

Ông Waibel kể lại cho báo PEOPLE: "Tôi hoàn toàn không biết về nỗi đau đớn của Kim cho đến khi cô ta chia sẻ chuyện của   ấy với nhóm của chúng tôi. Trong câu chuyện kể, cô ta nói về sự nhức nhối từ những vết sẹo, và thậm chí có cho chúng tôi thấy một vài vết sẹo đó".

T́nh cờ ngẫu nhiên là con gái của ông Waibel là một bác sĩ chuyên trị về da ở Miami, Jill Waibel. Cô Jill là bác sĩ đi tiên phong trong việc chữa trị bệnh nhân bị phỏng với phương pháp dùng fractional lasers (máy phân tách tia laser thành ngh́n phần cực nhỏ chữa trị từng mảng da một của bệnh nhân. Phương pháp này khác với lối chữa xưa là nó trị cả lớp da bên ngoài lẫn lớp da bên trong cùng một lúc).

Ông Waibel nói: "Tôi đợi sau khi tất cả thính giả rời khỏi pḥng th́ mới lên gặp cô Kim và với cô ta rằng: 'Tôi nghĩ là con dâu của tôi có thể giúp cô' ".

Waibel đưa số điện thoại của con dâu ḿnh cho bà Phúc. Bà Phúc gọi liên lạc th́ cho đến tháng 9 mới bắt đầu sự chữa trị.

V́ tài chánh eo hẹp (bà Phúc và chồng là Bùi Huy Toàn, 56 tuổi, sống với chỉ một lương của chồng làm nhân viên xă hội), bà ta không có tiền để trả tổn phí chữa trị và tiền máy bay, khách sạn bay từ nhà ḿnh ở Toronto, Canada, đến nơi chữa trị là Miami, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.

Cô bác sĩ Jill đă đồng ư chữa miễn phí, cũng t́m được một nhà hảo tâm khác cung ứng tiền trả lệ phí di chuyển cho bà Phúc.

Cô Jill nói: "Chuyện của cô Kim làm tôi rất cảm động, nhất là cô ấy vẫn c̣n đau nhức. Cô Kim cho chúng ta thấy một h́nh ảnh kinh khủng của dân lành bị thiệt hại v́ chiến tranh. Hiện giờ khoa học có những tia laser này có thể giúp được".

How the Vietnam War's 'Napalm Girl' Is Finally Getting Her Scars Treated – 43 Years Later | Vietnam, Real People Stories

Bà Kim Phúc vào ngày 25-Sep-2015. Ảnh Nick Út/ AP

Cho đến bây giờ th́ bà Phúc đă được chữa trị ba lần và đă cảm thấy dễ chịu hơn (bà ta phải qua bẩy lần chữa trị, hai tháng một lần).

"Những vết sẹo của tôi hơi nhạt đi, và mềm hơn một tí", bà Phúc nói. 

Bác sĩ Jill nghĩ rằng cô ta có thể chữa cho đến lúc vết sẹo biến mất, mắt thường không c̣n thấy, nhưng đối với bà Phúc, không c̣n đau đớn nữa là đă quá tốt. Bà ta nói:

"Tôi không quan tâm đến việc phải chữa cho vết sẹo biến mất. Tôi chỉ mong muốn nỗi đau nhức tôi chịu đựng suốt 43 năm nay sẽ tan biến".

Bà Phúc vẫn đi khắp mọi nơi truyền bá câu chuyện đầy nghị lực của cuộc đời ḿnh. Bà ta nói:

"Tôi rất đa tạ tôi vẫn c̣n được sống - để giúp (dù chỉ) một người, tạo được sự khác biệt".

 

Phụ chú:

1. Tiểu sử bà Phan Thị Kim Phúc, theo Wikipedia và link tham khảo liệt kê cuối cùng ở phần Tài liệu tham khảo (tôi chỉ tóm tắt):

Bà Phan Thị Kim Phúc sinh năm 1963 ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Vào ngày 8-Tháng 6-1972, trong khi chạy loạn chiến tranh cùng gia đ́nh tá túc vào phần đất của VNCH, một máy bay của quân đội VNCH bỏ bom napalm lầm vào đoàn người có bà Phúc, lúc bấy giờ là một đứa bé 9 tuổi, giết chết hai người làng và hai người họ hàng của cô ta. Bé Phúc bị phỏng nặng, xé hết quần áo. Sau này bà Phúc trong một cuộc phỏng vấn nói là bà ta nhớ hét kinh hoàng "Nóng quá! Nóng quá!" trong tấm h́nh, và rồi ngất xỉu liền sau đó. 

Kim Phúc và Nick Út năm 2012 ở California. Ảnh AP / Damian Dovarganes

Nhiếp ảnh viên Nick Út dắt bé Phúc và các trẻ em bị thương khác vào một nhà thương gần đó. Vài ngày sau khi bức ảnh trở nên nổi tiếng thế giới, kư giả người Anh Christopher Wain, người đă cho bé Phúc uống nước và đổ nước từ "căn-tin" của ḿnh vào cô bé cho mát, khám phá ra là Phúc vẫn c̣n sống nên quyết liệt và thành công trong việc đ̣i hỏi thuyên chuyển Phúc sang nhà thương Barsky của Mỹ ở SàiG̣n, nơi duy nhất có máy móc phương tiện chữa phỏng. Vào lúc sơ khởi, nhà thương thẩm định vết phỏng quá kinh khủng, chắc có lẽ Phúc không thể nào sống sót. Thế nhưng sau 14 tháng ở nhà thương điều trị và hơn 17 cuộc giải phẫu, kể cả ráp nối da mới, bà Phúc được về nhà.

Sau khi Bắc Việt chiến thắng miền Nam, bà Phúc ghi tên vào học ngành Y nhưng chính quyền Bắc Việt dùng bà là công cụ tuyên truyền, không cho bà học ở trường Đại học. Tuy nhiên, vào năm 1986, bà Phúc được phép xuất ngoại du học ở Cuba. Cuba, bà gặp ông Bùi Huy Toàn cũng là một sinh viên mà Việt Nam cho phép đi du học.

Năm 1992, hai người lấy nhau, đi honeymoon ở Moscow. Khi máy bay ngừng ở Gander, Newfoundland để đổ xăng (một ḥn đảo lớn của Canada về phía Đông), hai người rời máy bay và xin tỵ nạn chính trị ở Canada.

Hiện giờ hai vợ chồng cùng hai con là công dân Canada, ở Ajax, Ontario, gần Toronto, Canada.

Bà Phúc nhận rất nhiều bằng ban khen từ khắp các trường Đại Học về công khó bà truyền bá cho mọi người biết về nạn nhân dân sự chiến tranh. Năm 1994, bà được UNESCO phong chức UNESCO Goodwill Ambassador (Đại sứ Thiện chí).

2. Nick Út:

Tên thật là Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 ở Long An, là nhiếp ảnh viên cho Associated Press. Nick Út là công dân Mỹ, hiện thời ở Los Angeles.

 

Nick Út. Ảnh của Na Son Nguyen/ AP

3. Bom Napalm:

Napalm là một loại dầu lửa pha với một chất keo, dễ cháy. Lúc mới sáng chế, công dụng của nó là dính vào building để đốt cháy, nhưng sau này quân đội dùng nó để giết địch hơn là giết building v́ nó dính vào người gây phỏng cháy trầm trọng.

Nguyễn Tài Ngọc

February 2016

http://www.saigonocean.com

Tài liệu tham khảo:   

https://en.wikipedia.org/wiki/Phan_Thi_Kim_Phuc

https://en.wikipedia.org/wiki/Napalm

https://en.wikipedia.org/wiki/Nick_Ut

http://www.people.com/article/kim-phuc-napalm-girl-vietnam-war-burn-treatments

http://www.dermnetnz.org/procedures/fractional.html

http://www.ap.org/Content/AP-In-The-News/2012/AP-napalm-girl-photo-from-Vietnam-War-turns-40

 

 

----------------------------------------------------------------------------

How the Vietnam War's 'Napalm Girl' Is Finally Getting Her Scars Treated – 43 Years Later

@nweisenseeeegan 

02/17/2016 AT 12:20 PM EST

PEOPLE Magazine

http://www.people.com/article/kim-phuc-napalm-girl-vietnam-war-burn-treatments

For the past 43 years, Kim Phuc has learned to live with constant pain.

In June 1972, when she was just 9 years old, Phuk suffered burns on over 65 percent of her body when American forces mistakenly dropped napalm bombs on the South Vietnamese temple where she and her family had taken refuge.

Associated Press photographer Nick Ut's photograph of her running naked and screaming from the flames became an iconic image of the Vietnam War – and earned him a Pulitzer.

Over the years, Phuc made peace with what happened to her – forming a foundation to help other child victims of war and traveling the world as an inspirational speaker to share her story of love, hope and forgiveness – but gave up on ever finding relief from the pain.

"I prayed I'd have no pain, no scars in heaven," Phuc, 54, tells PEOPLE.

Then fate intervened. 

A few years ago, Phuc traveled to Ohio to speak to a local rotary club. In the audience was David Waibel, 71, of Troy, Ohio.

"I had no idea all Kim had gone through until she spoke to our group," Waibel tells PEOPLE. "Somewhere along the way, she mentioned the pain from her scars and even showed a little bit of them." 

It just so happened that Waibel's daughter-in-law is Miami dermatologist Jill Waibel, who has pioneered a technique for burn victims using fractional lasers. 

"I waited until people cleared away, went up afterward and said, 'I think my daughter-in-law could help you,' " says Waibel. 

He gave her Jill's contact information and Phuc did reach out, but it wasn't until September when she was able to actually start the treatments. 

Hampered by finances (she and husband, Bui Huy Toan, 56, live off his salary as a social worker), Phuc didn't have enough money to pay for the treatments or for the expenses associated with traveling from Toronto, where she lives, to Miami. 

So Jill, who had already agreed to do the treatments for free, found a donor willing to cover travel expenses for Phuc and her husband. 

"I was really moved by Kim's story, mainly because of the pain she's in," Jill says. "She is an incredible symbol we have of civilians hurt in war. Now we have these lasers that can help."

So far, Phuc has had three treatments (she is getting them every other month and expects to have 7 total) and says she already feels a little better.

"My scars are a little bit lighter, a little bit softer," she shares.

Jill thinks she can get them to the point where they'll be almost invisible to the naked eye, but for Phuc, it's more about being pain free.

"It's not about having my scars gone," she adds, "but about relieving the pain I've endured for 43 years."

In the meantime, she's continuing to travel and deliver her inspirational message.

"I'm so thankful to be alive – to help one person, to make a difference," she says.