Baby chào đi

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

12715527_1226992983981941_1523124011924366260_n.jpg

 

 

Khi biết tin con gái tôi có bầu và sắp sửa sinh, bạn bè và người nhà gửi lời chúc mừng, phần đông ai cũng nói là chắc tôi vui lắm v́ sắp được làm ông ngoại. Ngoài mặt th́ tôi đóng vai Henry Kissinger tươi cười xă giao niềm nở, cám ơn lời chúc và đồng ư là "dzui là dzui wá dzui, dzui wá trời hổng hết nào dzui", nhưng trong ḷng th́ tôi như đồng chí Lê Đức Thọ, cay đắng buồn rầu chết trong ḷng một ít mà không dám nói ra.

Một đứa bé chào đời mang niềm vui đến bố mẹ. Vui là v́ hai vợ chồng sẽ nếm mùi kinh nghiệm được một đứa con mang gịng máu của ḿnh chào đời. Quanh quẩn, chăm sóc, vui đùa với nó sẽ xóa bỏ hết tất cả căng thẳng của cuộc đời. Vui là v́ sau chín tháng mười ngày trong bụng mẹ, tinh thần hai vợ chồng căng thẳng không biết dung mạo nó ra sao th́ bây giờ nó ra đời hoàn hảo không thiếu thốn hay dư thừa một ngón tay, chân.

Con cái sinh đẻ, bố mẹ được phong chức là cả một sự phước đức, vui mừng. Thế nhưng khi baby Ellie sinh ra đời vào chiều hôm qua, tôi không lên chức "bố mẹ" mà nhẩy lên đến chức "ông ngoại". Chữ "ông" gắn liền cho tôi bây giờ biến tôi già như cụ Rùa Hồ Gươm mới chết ở Hà Nội thọ hơn 200 con giáp, như cây cà-tùng Sequoia ở California sống hơn 2000 tuổi, như vũ trụ hiện hữu 14 tỷ năm.

Tôi vẫn c̣n nhớ rất rơ chỉ mới ngày nào đây tôi chỉ là một cậu bé mỗi lần trời kéo mây mưa băo là ra đường tắm mưa, bố tôi bảo tôi: "Đường ướt, con cẩn thận ra tắm không chạy kẻo ngă".

Thế rồi buổi sáng cắp sách đi học ở trường Tiểu học Phan Đ́nh Phùng, mỗi lần gặp anh chị của bạn ḿnh họ gọi tôi là em.    

Khi c̣n độc thân, có dịp gặp em Tư gánh nước, em Tám bán chè, em Năm hớt tóc, em nào cũng gọi tôi là anh ngọt lịm. Giai đoạn này là giai đoạn huy hoàng nhất trong cuộc đời. Sáng sớm nào thức dậy sau khi tắm tôi đều xức briantille cho mái tóc bóng loáng với hy vọng ra đường tôi có thể thu hút, hấp dẫn mấy em xinh đẹp hết sẩy con cào cào.

Rồi tôi lọt vào mắt xanh của Brigitte BarLoan sống ở Paris sang Mỹ chơi. Gặp nhau ở nhà thờ, chúng tôi làm đám cưới trước Mục Sư. Khi lập lài lời nói của ông Mục sư hứa lấy tôi, em Brigitte BarLoan cũng gọi tôi là anh, nhưng danh xưng gọi anh này nó mật thiết hơn danh xưng anh mà mấy em Tư, Năm, Tám... gọi tôi, v́ cái danh xưng anh Brigitte BarLoan vợ tôi gọi tôi nó bao hàm luôn cả honey, chéri, ḿnh, và giờ Tí canh Ba.

Thế nhưng chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già xồng xộc nó th́ theo sau, tôi chưa hưởng thụ được danh xưng anh chẳng được bao lâu th́ bỗng dưng phát hiện vào một ngày đẹp trời khi vào tiệm ăn Việt Nam, mấy cô bồi bàn gọi tôi là chú.

Chưa kịp lung lạc tinh thần th́ chỉ có một sớm một chiều mấy người trẻ tuổi lại gọi tôi bằng bác. Cũng chỉ cấu tạo bằng ba mẫu tự mà từ anh , lên chú, rồi đổi sang bác làm tôi khóc một gịng sông Bến Hải, không hiểu kiếp trước tôi làm ǵ độc ác mà bây giờ ông Trời lại nỡ nào phạt tôi quá nặng nề. Hai phần ba quăng đời đă trôi đi như vó câu qua cửa sổ để bây giờ tôi ngậm đắng bồ ḥn không hát bài "khi anh 20, em mới sinh ra đời..", mà hát bài "khi ông 60, cháu mới sinh ra đời..."

Danh xưng "ông" oai nghiệt này chẳng những nhắc nhở cho tôi biết tôi nay đă già, mà bây giờ mỗi lần đi nhà thờ hay ăn tiệc đám cưới, tôi phải ngồi ghế hàng đầu hoặc ngồi chung với các bậc trưởng lăo, sức khỏe không là "với sức người sỏi đá cũng thành cơm", mà là "với sức già sỏi đá cũng c̣n nguyên".

Thành ra, cảm ơn lời chúc mừng của bạn bè thân quyến chúc con gái tôi sinh con mẹ tṛn con vuông, nhưng xin làm ơn gửi những lời chúc chân t́nh của bà con cô bác thẳng trực tiếp đến tụi nó, chứ đừng gián tiếp chúc mừng cho tôi v́ khi tai tôi nghe một lời chúc lên chức ông ngoại là tim tôi đau nhói chín lời buồn nhắc nhở cho tôi biết nay tôi đă chính thức gia nhập hội Ṣng Sơn Thái Lăo Tương Tế.

Tôi kèm theo vài ảnh tôi chụp cháu, và nhất là ảnh của nhà thương Huntington Memorial Hospital, Thành phố Pasadena, v́ đây là lần đầu tiên trong đời ở Mỹ tôi đến một nhà thương mà không thấy nó giống nhà thương một tí ti nào hết. Trái lại,  nó như là khách sạn năm sao The Four Seasons, từ thiết kế bên ngoài đến nội thất pḥng đợi ở bên trong. Gift shop rất đẹp. Nhà thương có cả valet parking -nhân viên đậu xe cho ḿnh-, thường chỉ có ở hotel đắt tiền!

Pḥng đợi ở khu tiếp tân và cafeteria không khác ǵ ở một khách sạn đắt tiền: quư phái, sang trọng, lịch sự, yên tĩnh, nhất là có wi-fi miễn phí và ổ cắm điện khắp nơi. Tôi ở nhà thương từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mà không thấy mỏi mệt hay muốn về nhà một tí nào.  Pḥng của mấy cô sinh đẻ rất là thoải mái, mỗi bệnh nhân một pḥng thay v́ hai người một pḥng như ở nhà thương khác.

Ở Mỹ một người đi làm đóng bảo hiểm y tế (tư) có 2 lựa chọn: Hăng y tế chỉ định nhà thương cho ḿnh (thường là nhà thương đông đúc, b́nh thường, xưa cũ) th́ khi phải đi nhà thương ḿnh trả lệ phí rẻ; hai là ḿnh trả 20% của số tiền lệ phí, th́ ḿnh có quyền chọn bất cứ nhà thương nào ḿnh muốn.

Nói thí dụ khi sinh đẻ lựa chọn thứ nhất có thể phí tổn chỉ là từ $20 dollars đến $500 dollars tối đa bệnh nhân phải trả, th́ con gái tôi với lựa chọn thứ nh́ 20% lệ phí, nó trả $1800 dollars. Có nghĩa là phí tổn sinh đẻ của nhà thương này bệnh nhân phải trả $9,000 dollars nếu không có bảo hiểm.

Phần đông sinh đẻ ở Mỹ nếu không có ǵ phiền phức th́ bà mẹ chỉ ở qua đêm rồi hôm sau về, tối đa là hai đêm.

12734288_1226991987315374_7654992602733901689_n.jpg

12742092_1226992720648634_896675044750527869_n.jpg

12718153_1226992757315297_6706305311727567030_n.jpg

12733963_1226992807315292_8082497660164427288_n.jpg

12741896_1226992503981989_5332850567617954607_n.jpg

12715736_1226992240648682_5574173406420223257_n.jpg

12742331_1226992293982010_6792570783549170863_n.jpg

1927792_1226992523981987_409614522647620663_n.jpg

12745860_1226992640648642_2698049587380159490_n.jpg

12744552_1226992167315356_3146525381166020927_n.jpg

12742800_1226992950648611_7542533351099573619_n.jpg

12728963_1226992187315354_141415804762670315_n.jpg

12734244_1226992867315286_4184791165738934807_n.jpg

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2016

http://www.saigonocean.com