Kyoto, Nht-Bn - Phn 4, kết cc

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

Khác với Tokyo, ở Kyoto ai cũng chạy xe đạp, nam phụ lăo ấu. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy một bà lớn tuổi ăn mặc lịch sự cũng đi xe đạp. "Baby seat" ở yên sau xe đạp chở trẻ em có poncho phủ kín che mưa chống gió lạnh, trông thật là cute. Tôi quen ở Mỹ khách lái xe đến McDonald's, đậu xe hơi lắm chỗ trống, giờ nh́n thấy ở Nhật-Bản khách đi xe đạp đến đậu xe đạp trước McDonald's, trông khác lạ.

Nói đến xe, tôi để ư ở Kyoto cũng như Tokyo không có xe ngoại quốc (Mỹ, Đức...). Ai đến Mỹ ra ngoài đường sẽ có cảm tưởng là số xe Mỹ và xe ngoại quốc bằng nhau. Cảm tưởng này không sai v́ trung b́nh hàng năm người Mỹ mua 16 triệu xe th́ 45%, gần một nửa, 7.2 triệu là xe ngoại quốc. Trong khi đó, dân Nhật mua 5. 4 triệu xe mới hàng năm nhưng  chỉ có 360,000 là xe ngoại quốc, với tỷ lệ phần trăm chỉ là .07%.

Một người Việt ở Nhật-Bản nói với tôi là v́ cản trở ngăn cách, rất khó cho người ngoại quốc ḥa đồng vào xă hội Nhật. Tôi không biết câu nói này đúng hay không, nhưng chỉ nh́n số lượng xe bán hàng năm ở Mỹ, 100 chiếc th́ 45 chiếc đă là xe ngoại quốc, trong khi ở Nhật, 100 chiếc th́ chỉ có 7 chiếc nhập cảng, một người có thể kết luận ngay lập tức là nước Mỹ mở rộng chào đón khắp thế giới vào nước của ḿnh, trong khi Nhật-Bản cô lập ḿnh với quốc tế.

Sự cô lập này có nguyên do từ truyền thống: Nhật-Bản vào thế kỷ thứ 15 là nước mở rộng bang giao mậu dịch với tất cả thế giới bên ngoài, từ các quốc gia Á-Đông như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái-Lan, Phi-Luật-Tân cho đến các quốc gia Âu Châu (các quốc gia Âu Châu chẳng những muốn buôn bán mà c̣n truyền giảng Thiên Chúa Giáo). Khi Hoàng Đế Shogun Tokugawa Ieyasu lên ngôi, ông ta lo ngại về sự bành trướng của đạo Thiên Chúa, và e sợ ư đồ của các cường quốc Âu Châu thôn tính đất đai khám phá làm thuộc địa. V́ thế, ông ta phong tỏa Nhật-Bản, cho phép các nước khác chỉ cập tầu ở một hải cảng duy nhất Dejima trong vịnh Nagasaki.

Sự biệt lập này có thể hữu hiệu trăm năm về trước khi chỉ có một số rất nhỏ quốc gia là cường quốc, và quyền lực thống trị mối quan hệ bang giao. Bây giờ trong thị trường kinh tế thế giới một quốc gia cần những nước khác để xuất cảng sản phẩm hàng hóa của nước ḿnh th́ chính Nhật-Bản bị ảnh hưởng ngược lại khi Trung Quốc và Hàn Quốc, thù hằn Nhật-Bản từ đời xưa, tẩy chay không dùng hàng Made in Japan.

Nhiều người viết email cho tôi lo ngại về đời sống đắt đỏ ở Nhật, sợ sau khi đi chơi về th́ khai phá sản, khánh tận. Đồng ư Nhật-Bản là một trong những quốc gia có đời sống đắt đỏ nhất thế giới, thế nhưng không phải là Bill Gates mới có tiền mua thức ăn thường nhật ở Japan, nếu du khách không chú trọng lắm về tâm hồn ăn uống.

Hầu như tiệm ăn nào ḿnh gặp trên đường cũng đều có h́nh chụp món ăn với giá tiền trưng bày trước cửa, giá cả phải chăng. Thành ra vào ngồi ăn không phập  phồng lo sợ phải làm giải phẫu tim  bypass surgery v́ không biết phải trả bao nhiêu tiền.

Nhật-Bản có khối tiệm ăn  fast food . "McDonald's" của Nhật-Bản là những hàng quán bán ḿ nước udon : ḿnh đặt mua một bát ḿ khô, đủ loại. Kế tiếp, đến quầy lấy thức ăn chiên, trả tiền. Xong rồi đến một máy nước lèo như máy bán soda ở McDonald's , tự động đổ nước lèo vào. Giá phần ăn này là 890 yen, khoảng 8 US dollars.

Loại tiệm sau đây th́ đến máy, chọn h́nh chụp món thức ăn ḿnh muốn rồi bấm nút, trả tiền. Máy in ra một vé nhỏ. Vào bàn ngồi. Nhân viên nhà hàng đến cho ḿnh một ly nước trà và lấy đi một nửa vé của ḿnh. Độ năm phút sau th́ họ đem phần ăn ra. Giá: 640 yen, khoảng $5.75 US dollars.

Nếu du khách Mỹ nào thật sự homesick nhớ  nhà, th́ xin mời vào McDonald's. Một phần ăn Meal gồm Big Mac hamburger, khoai tây chiên khổ nhỏ, ly nước Coke nhỏ, giá thật sự rẻ hơn ở Mỹ : 620 yen, khoảng $5.50 US dollars.

Ai thật sự ..hết tiền th́ vào 7-Eleven, họ có bán thức ăn chiên nóng, cây ghim gà, heo... chiên. Giá một dollar một miếng.

Tôi không thấy siêu thị loại Mỹ to khổng lồ ở Tokyo, Kyoto, hay Osaka, nhưng tiệm như 7-Eleven của Mỹ th́ đầy dẫy như là Lawson, và... 7-Eleven.

Tôi không hiểu tại sao tiệm 7-Eleven có khắp nơi, nhiều như là ở Mỹ; khi về nhà khảo cứu th́ tôi mới khám phá ra là tuy 7-Eleven phát xuất từ Mỹ vào năm 1927, thế nhưng vào năm 1990 7-Eleven tuyên bố vỡ nợ. Một công-ty Nhật đổ tiền vào, nắm 70% cổ phần, làm chủ. Công-ty đó có tên là 7-Eleven, Japan.   

Sau đây tôi liệt kê tiếp những nơi tôi đă đi:

10. Đền thờ Yasaka Shrine (lấy Keihan Railway, ngừng ở trạm Gion-Shijo):  Đền thờ này không có ǵ hấp dẫn, nhưng phải đến đây để đi bộ đến chùa Ryozen-Kannon và Kiyomizu Temple. Con đường giữa hai nơi này rất nhộn nhịp, phải đi.  

11. Đền thờ Kodaiji Temple, kế bên Yasaka Shrine: không đáng xem.  

12. Chùa Ryozen-Kannon (kế bên Kodaiji Temple): tượng Phật Bà Quan Âm cao 24m (80ft). Mắt của tượng này chiều cao là một thước.

13. Đường Nine-zaka, Sannei-zaka: hai con đường này nối liền chùa Ryozen-Kannon và Kiyomizu-dera Temple. Con đường Sanneizaka phải leo dốc. Cả hai đường có hàng quán hai bên, nhộn nhịp rất vui. 

Phần lớn những người mặc áo kimono là du khách đến mướn áo, giá một ngày là 3000 yen ($26 US dollars). Giá này là giá căn bản. Tùy theo có làm tóc hay mặc áo đắt tiền hơn th́ giá sẽ tăng lên.

14. Kiyomizu-dera Temple (di sản quốc tế, UNESCO): đền thờ này ở trên cao nên thấy cảnh bao quát của Kyoto. Nên đi xem.

15. Đền thờ Sanjusangendo (lấy Keihan Railway, ngừng ở trạm Shichijo) :  Tôi rất thất vọng khi họ không cho chụp h́nh. Bên trong đền thờ là tượng 1,000 người với ông Phật thật to ở giữa.

Ảnh sau đây lấy từ Internet:

http://letsjapan.net/wp-content/uploads/2014/02/Sanjusagento.jpg

http://www.digitaljournal.com/img/6/8/7/0/1/4/i/1/3/8/o/Sanjusangen_do_1.jpg    

http://youinjapan.net/kyoto/higashiyama/sanjusangendo_statue.jpg 

16. Gion District (lấy Keihan Railway, ngừng ở trạm Gion-Shijo): Gion ngày xưa là khu vực nổi tiếng của các cô Geisha. Bây giờ nó là khu vực shopping, thắng cảnh sầm uất. Nghề Geisha bây giờ vẫn c̣n, nhưng chỉ là các cô giải trí khách hàng bằng hát ḥ, nhẩy múa, tṛ chuyện. Người ngọai quốc khó được vào v́ họ chỉ tŕnh diễn cho đàn ông Nhật xem.

 

Những ảnh sau đây tôi chụp Kyoto về đêm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời điểm tốt nhất để đi Kyoto là vào thời điểm hoa anh đào, cuối tháng 3, đầu tháng 4. Có vài đền thờ tôi xem ảnh trên Internet mùa hoa anh đào nở rất đẹp, nhưng tôi không đi xem v́ cây cối trơ trụi và không đủ th́ giờ.

 

Nhật-Bản là quốc gia tôi thích đi du lịch nhất v́ nhiều lư do kể không hết: sạch sẽ, an ninh, ngăn nắp, lịch sự, lễ phép, lương thiện, nghiêm tốn, yên lặng, đúng giờ, văn minh hiện đại, di tích cổ xưa.   

 

Họ sạch sẽ đến nỗi mà trong đường rầy của subway tôi không thấy một tí rác (ở New York City th́ rác rất nhiều), và ngay cả ông sư đi ngoài đường cũng sạch sẽ. Mấy ông sư Việt Nam tôi gặp ở khu người Việt Santa Ana mặc áo choàng mầu vàng đơn giản luộm thuộm, và nếu ai nh́n xuống bàn chân của họ sẽ thấy móng chân, ngón chân dơ dáy bẩn thỉu v́ mang dép. Trong khi nh́n hai h́nh dưới đây tôi chụp ông sư Nhật-Bản: áo quần nhiều mầu, chỉnh tề,  chân tay mang vớ trắng bóc:

 

 

    

Ngày Thứ Bẩy trước hôm sau Chủ Nhật tôi về, trời mưa cả ngày. Cả tuần trời nắng hoặc có mây nhưng không mưa. Ngày thứ hai tôi đến th́ có tuyết. Đi xem đủ nơi xong hết th́ trời mới mưa, thật đúng lúc v́ chân tôi mỏi nhừ sau mấy ngày đi bộ.

 

ANA Crown Plaza Kyoto có xe miễn phí đưa khách ra trạm subway chính yếu Kyoto Station mỗi nửa tiếng nên Chủ Nhật tôi lấy xe của hotel. Đến trạm Kyoto, tôi đi bộ đến trạm xe bus Keihan Limousine Bus, trạm số 6, cùng một trạm tôi đến tuần trước.    Hai ngày trước đó, cho dù đă mua vé khứ hồi, tôi phải đến văn pḥng Keihan ở ngay trạm xe bus để ghi danh giữ ghế, theo bảng chỉ dẫn dán ở trạm.

 

 

Xe bus lăn bánh đi phi trường Kansai Airport chỉ đầy một nửa. Một toán người Trung Quốc khoảng mười người nói xí xa xí xô lớn tiếng cả chuyến đi làm tôi không khỏi so sánh về công dân giáo dục giữa hai quốc gia, một trời một vực. Bẩy ngày tôi quen với xe điện subway Kyoto cho dù có đông nghẹt người đến đâu đi nữa, chẳng một người Nhật nào nói chuyện lớn tiếng. Ở đây chỉ có mười người Trung Quốc mà làm huyên náo cả xe.

 

Tôi đến quầy All Nippon Airways check in. V́ đến quá sớm, năm tiếng trước giờ bay đi Tokyo, tôi hỏi cô tiếp viên có thể nào đổi tôi bay chuyến sớm hơn, và thật ngạc nhiên khi cô ấy trả lời được, miễn phí không tính tiền! Ở Mỹ bay economy mà muốn đổi giờ bay là hầu hết các hăng máy bay tính tiền phụ trội.

 

Cho dù là chuyến bay nội địa, các tiếp viên hàng không ai cũng nói được hai thứ tiếng Nhật và Anh làm tôi thấy thoải mái, không có cảm tưởng ù ù cạc cạc ở xứ người ngôn ngữ ḿnh không hiểu.

 

Chuyến đi này tôi chẳng tiêu bao nhiêu tiền:

- Đi xe lửa khứ hồi Kansai Airport/ Kyoto là 4600 yen.

- Đi taxi ngày đầu tiên là 1500 yen.

- Thẻ subway mua một ngày đi vô giới hạn ở Kyoto chỉ là 600 yen. Năm ngày là 3000 yen (ngày đầu tiên tôi đi bộ v́ muốn chụp h́nh cảnh thường nhật).

- Một ngày thẻ subway ở Osaka là 800 yen.

- Đi xe lửa khứ hồi Kyoto-Osaka là 1120 yen.

 

Tổng cộng tiền xe cộ cho cả bẩy đêm ở Kyoto là 11000 yen. Tính chẵn $1 US dollar = 110 yen th́ tôi chỉ tốn 100 dollars.

 

Về ẩm thực th́ tôi là người không có tâm hồn ăn uống cho lắm nên sáng và trưa khi đi chụp h́nh, tôi ăn McDonald's, những tiệm ḿ udon hay fast food của Nhật. Chỉ có tối th́ một là tôi ăn ở hotel, hai là ăn ở nhà hàng dưới phố. Có một tối tôi xuống 7-Eleven mua những đồ chiên ăn thử mà tôi có chụp trong bài viết.

 

Thành thử ra tiền ăn th́ cũng như tôi đi những thành phố ở Mỹ. Nhưng tiền xe cộ th́ nhất định ở Nhật rẻ hơn v́ ở Mỹ mướn xe, đổ xăng đắt hơn.

 

Bây giờ th́ quư vị thấy rơ đi Nhật-Bản không phải tiêu tiền khủng khiếp, nếu đi theo cách của tôi.

   

Để kết cục bài viết, xin mời đọc bài thơ về chuyến đi Kyoto lần này của tôi:

 

một tuần ở Kyoto, Osaka

 

cuối tháng Giêng tôi liều chơi nổi,

bỏ vợ nhà, đi tới Phù-Tang (Phù-Tang = Nhật-Bản).

(nước này không phải Việt-Nam,

chứ không vợ đă bế quan, cấm về).

 

mua vé rẻ, tính tôi hà tiện,

đêm phải ngừng tám tiếng, Tokyo.

đêm nằm trên ghế vật vờ,

nhức lưng, nhức đít, bơ phờ đời trai.

 

mỗi ngày, sáng leo lên xe điện,

đi khắp nơi phát hiện cảnh xem.

subway đông đúc bon chen,

chùa chiền tứ phướng, giăng đèn khắp nơi.

 

chợ, phố xá, building, sạch sẽ,

graffiti không vẽ lên tường.

mọi người lịch sự cùng khuôn,

an ninh, thoải mái, ra đường yên tâm.

 

Kyoto lần này không chán,

cảnh rừng tre buổi sáng, núi non.

thức ăn đủ loại lạ, ngon,

nơi tôi thích nhất: Đô-ṭn-bô-ri (Dotonbori, Osaka)

 

thế nhưng khi màn đêm buông xuống,

tôi thấy ngay thiếu thốn một nàng:

Tổng Tham Mưu Trưởng Bảo An,

vợ tôi xếp lớn, thiếu nàng mất vui.

 

 

 

Những ảnh này tôi chụp ở phi trường Los Angeles LAX tối hôm máy bay đáp xuống từ Tokyo:

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2016

http://www.saigonocean.com

Tài liệu tham khảo:   

http://www.best-selling-cars.com/japan/2013-full-year-japan-best-selling-car-manufacturers-brands/

http://dailykanban.com/2015/01/japan-closed-market-world-managed-import-360000-foreign-cars/

http://schools.cbe.ab.ca/b690/Curriculum/socialstudies/ourworldview-8/ss_ourwvs8/Attachments/a_student_text/SS8SB134.pdf

https://en.wikipedia.org/wiki/7-Eleven

wikipedia