Osaka, Nht-Bn - Phn 3

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

Một trong những lư do chúng ta thích đi du lịch là mục kích những ǵ ḿnh chưa bao giờ thấy trong đời. Hai năm trước khi đi Tokyo, Shinjuku và Shibuya Crossing là hai nơi làm tôi phải trợn mắt, há hốc mồm kinh ngạc v́ người ta đông như kiến, và đèn đuốc thắp sáng những bảng hiệu ngợp trời, muôn vàn mầu sắc. Lần này khi đến Kyoto, tôi cũng nghĩ là sẽ gặp những cảnh như vậy, thế nhưng sau vài ngày thám hiểm, tôi khám phá sự thật phũ phàng là không nơi nào ở Kyoto có đèn neon rực sáng.

Osaka, thành phố cách Kyoto 56 km (35 miles) về phía Nam, đông dân thứ ba của Nhật với 2.6 triệu người và có nơi nhộn nhịp đèn đuốc tưng bừng nên vào ngày thứ năm của chuyến đi một tuần, tôi đi Osaka.

Lần đi Osaka này tôi có cảm tưởng như Robinson phiêu lưu kư v́ tôi không có bản đồ Osaka lẫn bản đồ metro từ Kyoto đến Osaka để có thể đoán chừng nào xe lửa đến Osaka. Tối trước đó, tôi vào Internet t́m hiểu th́ biết là có hai cách đi tiện nhất: lấy xe lửa JR Special Rapid mất 30 phút, giá 560 yen ($5 US dollars) , hoặc xe tốc hành JR Shinkansen, mất 15 phút, giá 1420 yen ($13 US dollars) không số ghế, hoặc giá gấp đôi với số ghế chỉ định trước.  Cả hai đều đến trạm Shin-Osaka là trạm tôi phải ngừng để chuyển qua subway của Osaka, Line Midosuji.

Xe điện tốc hành JR Shinkansen (mầu đỏ) và xe lửa JR Kyoto Line (mầu vàng) là 2 phương tiện di chuyển công cộng dễ dàng nhất giữa Kyoto (trạm Kyoto) và Osaka (trạm Shin-Osaka)

Tôi không sợ đi gặp bồ lần đầu tiên trễ hẹn "hẹn chiều nay mà sao không thấy em" và cũng chẳng phải là Bill Gates nên khi đến Kyoto Station hỏi nhân viên, họ nói xe lửa JR Special Rapid có nhiều chuyến hơn, rẻ hơn, và có chuyến khởi hành trong 10 phút sắp tới nên tôi mua vé 560 yen và ra cổng đợi.

Khi xe lửa đến, leo lên xe và xe rời trạm, tôi mới cảm thấy nỗi lo ngại ướt quần v́ không như xe điện subway, họ chỉ nói tiếng Nhật, không nói tiếng Anh. Trên xe họ cũng có in lộ tŕnh những trạm dọc đường, nhưng tôi để ư có trạm ngừng, có trạm không. Tôi đoán là ḿnh đi chiếc đặc biệt "Express". V́ mấy đêm thiếu ngủ, tôi ngủ thiếp đi quên theo dơi xe đă đi đến đâu.

Tiếng Nhật vang trên loa phóng thanh làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi phát hiện ra tôi đang ngồi trên xe lửa đậu trong sân ga với tất cả cửa đều mở, số hành khách trong xe c̣n ít. Nh́n ra trạm, tôi thấy vắng tanh, không thấy người ở trong xe lửa đi ra. Nh́n vào một cái cột chống mái nhà ga, tôi thấy có chữ: "Shin-Osaka". Chẳng lẽ đây là trạm Shin-Osaka tôi phải ra ở đây? Và nếu đúng thế th́ chắc xe lửa ngừng đă lâu, mọi người đă ra hết nếu tôi không chạy ra, cửa đóng lại th́ chết, tôi sẽ đi tiếp tục về ...Bến Hải hay Cà Mau tôi hoàn toàn không biết! Tôi bay ra ngoài xe, và   toa của tôi là cuối cùng, có hai, ba nhân viên đứng ở phần cuối của xe lửa, tôi đến hỏi họ có phải đây là trạm Shin-Osaka hay không?

Cô nhân viên trả lời cho tôi biết đúng rồi, đây là trạm Shin-Osaka. Tôi thở phào nhẹ nhơm. May mà tôi thức dậy đúng lúc, chứ không xe lửa chạy tiếp tục th́ tôi chỉ có đường khốn.

Tôi vào tiệm sách để mua bản đồ Osaka th́ cô bán sách bảo tôi bản đồ th́ có nhưng chỉ bằng tiếng Nhật, không có tiếng Anh. Ở Mỹ đa số tiệm sách sập tiệm đóng cửa trên toàn quốc v́ ai cũng đọc trên Internet (báo hàng tuần Newsweek cạnh tranh với báo TIME năm 2010 chỉ bán với giá một dollar v́ nợ nhiều hơn tài sản), thế nhưng tôi để ư ở Nhật tiệm sách vẫn có khắp nơi, và giới trẻ Nhật khác với giới trẻ Mỹ,  vẫn c̣n đọc sách rất nhiều khi ngồi trên xe điện subway.

Không có bản đồ, tôi đành đến quầy subway mua thẻ đi subway một ngày vô giới hạn, giá là 800 yen ($7 US dollars).Osaka họ cho bản đồ subway nên ít ra tôi không sợ lạc khi dùng xe điện ngầm.

Bây giờ là 10 giờ rưỡi sáng. Tôi tính ở đây đến 7 giờ tối để chụp cảnh chiều tối lên đèn. Trong khoảng thời gian này, tôi đi bốn nơi ở Osaka:

1. Shinsekai và Tsutenkaku Tower (Midosuji Line, stop M22, trạm Dobutsuen-mae): khi vừa  bước ra khỏi trạm subway. leo cầu thang lên trên mặt đường, tôi ngạc nhiên ngay lập tức: cảnh vật chung quanh nghèo nàn, nhà cửa xấu xí không duy tŕ sơn phết, góc tường dơ dáy, không khác ǵ một khu phố nghèo bàn trộm cướp ở Mỹ. Bước đại vào một hotel để t́m bản đồ, nó không phải là hotel tiêu chuẩn sạch sẽ của Nhật Bản mà giống như một motel rẻ tiền ở Việt Nam: đồ đạc luộm thuộm không ngăn nắp, bàn ghế rẻ tiền, nước sơn cũ kỹ, và có chừng chục khách người Hoa với valise ngổn ngang chờ check out.

Sau này về lại hotel đọc Wikipidea tôi mới khám phá ra Shinsekai là một trong những khu vực nghèo nàn nhất Nhật Bản với homeless, đĩ điếm -cảnh sát ngoảnh mặt làm ngơ không bắt bớ-, người mặc trang phục khác phái, khắp nơi là chuyện thường t́nh.

Nhưng khu vực chính yếu cho du khách thưởng lăm th́ đẹp và ngộ nghĩnh vô cùng. Shinsekai tiếng Nhật là "New World", khai thác vào năm 1912 với ư tưởng nửa trên phía Bắc khu vực sẽ làm bắt chước Paris (v́ thế có tháp Tsutenkaku giống tháp Eiffel), và nửa dưới phía Nam bắt chước New York.

Khu thu hút khách du lịch Shinsekai thay v́ diễn tả bằng chữ viết th́ tôi nghĩ xem ảnh tốt hơn:

2. Cao ốc cao nhất Nhật Bản, Abeno Harukas (đi bộ từ Shinseiki đến): với 60 tầng, cao 300 mét (984 feet), Abeno Harukas là building cao nhất Nhật-Bản. Để so sánh, ṭa nhà cao nhất SaiGon, Bitexco Financial Tower với 68 tầng, cao 262 mét (861 feet), và cao nhất Los Angeles, U.S. Bank Tower với 73 tầng, 310 mét (1,018 feet).

Diện tích shopping bên trong cũng là lớn nhất ở Japan.

 

Tôi thích ṿng tṛn đi bộ ở giao điểm, rất hữu dụng nhưng có lẽ tốn cả tỷ để xây. 

Từ phi trường Kansai có thể thấy building Abeno Harukas ở phía sau.

3. Đường Tenjinbashisuji Shopping Street (Sakaisuji Line, stop K13, trạm Minami-monmachi: con đường shopping với mái che dài nhất Nhật-Bản, 2.6 km. Một tờ quảng cáo nói là đi từ đầu này đến đầu kia mất 40 phút. Chẳng những nó có tất cả mọi thứ shopping mà c̣n có ciné và nơi chơi games.

4. Dotonburi (Midosuji Line, stop M20, trạm Namba): là khu thu hút du khách nhiều nhất ở Osaka, chạy dọc theo con rạch Dotonburi. Ngày xưa nơi này đă là khu giải trí, có nhiều hí viện. Vào Đệ Nhị Thế Chiến khi Nhật-Bản đánh đắm tầu chiến Mỹ ở Trân Châu Cảng, Osaka là thành phố bị Mỹ trả đũa thả bom v́ lúc bấy giờ nó đông dân thứ nh́ sau Tokyo, và v́ Osaka là khu trung tâm kỹ nghệ nặng: sắt, thép, đóng tầu, sản xuất vũ khí chiến tranh, máy móc... Máy bay Mỹ thả bom giết chết hơn 10,000 người ở Osaka và tàn phá tất cả hí viện ở Dotonburi.

Cả Dotonburi và Shinsekai của Osaka nổi tiếng là nơi thiên đàng ăn uống. Ở đây cũng có rạp ciné và hí viện múa rối cổ truyền. Giống như Shinjuku của Tokyo, cả ngh́n du khách đến xem Dotonburi ngày lẫn đêm. Buổi tối đèn đóm giăng khắp nơi, Dontonburi trông thật là đẹp.

Sáu giờ rưỡi tối tôi lấy subway đi trở về trạm Shin-Osaka để mua vé xe lửa trở về Kyoto. Lần này th́ tôi đến máy tự mua vé, không có "vấn đề". V́ trạm có cả chục cổng khác nhau, tôi đến hỏi nhân viên subway để họ chỉ cho tôi phải ra đợi ở cổng số mấy. Hầu hết ở mỗi trạm subway đều có một văn pḥng nhỏ của nhân viên subway ngay những trụ ra vào kiểm soát vé, và phần đông ai cũng nói tiếng Anh chút ít. Nếu không biết nói tiếng Anh, họ cũng chỉ cho ḿnh biết đi lối nào bằng cách cho biết số cổng hay số xe điện ḿnh phải dùng.

Leo lên xe lửa, lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm bước vào một xe điện nhung nhúc những người mà nhân viên bên ngoài phải đẩy ép hành khách vào trong xe để cửa đóng. Tôi chịu lạnh hơn là nóng nhưng quên cởi áo lạnh ra, và v́ mọi người bị ép dí đứng sát vào nhau, tôi đứng chịu trận với cái áo lạnh trên người. Trong khi mọi người mặc áo lạnh sắc thái b́nh thường, mồ hôi tôi đổ ra như tắm, mặt ướt đẫm  mồ hôi như vào pḥng tắm hơi.

Đứng chịu trận như thế độ 20 phút th́ tôi mới t́m được ghế ngồi sau khi khách xuống bớt, xe được quang đăng. Tôi hỏi một bà Nhật ngồi kế bên chừng nào mới đến trạm Kyoto, và v́ bà ta không biết nói tiếng Anh, tôi chỉ vào đồng hồ đeo tay, hàm ư hỏi mấy giờ. Bà ta trả lời bằng tiếng Nhật, và khi thấy tôi ngẩn người không hiểu, bà chỉ tay ra ngoài trạm và giơ hai bàn tay với sáu ngón. Tôi cười ra tiếng, thán phục bà ta đă trả lời cho câu hỏi mà tôi hiểu dễ dàng: c̣n sáu trạm nữa th́ sẽ đến trạm Kyoto. Tôi mỉm cười và nói cám ơn bà ta bằng tiếng Nhật:

- Arigatou gozaimasu (A-ri-ga-tồ Gô-zài-más).

Bà này trông già bằng tôi, và gương mặt có vẻ như là bà Năm Sa Đéc. Chứ nếu bà trẻ hơn tôi và lại đẹp nữa, th́ đă tôi nói câu kế tiếp mà tôi đă học đi học lại dồi mài kinh sử ở nhà hai tháng trước khi đi, nhưng rốt cục rồi cả chuyến đi chẳng có dịp nào dùng:

- Aishiteru (Ái-shtt--đu : dấu nhấn ở chữ in đậm. Âm "shtt" giống như uốn lưỡi nói người khác yên lặng "shuỵt", nhưng phát âm rất nhỏ).   

(c̣n tiếp. Kỳ tới: Kyoto, Phần 4, Kết cục)

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2016

http://www.saigonocean.com

Tài liệu tham khảo:   

http://www.osaka-info.jp/en/facilities/cat37/post_389.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Shinsekai