Kyoto, Nht-Bn - Phn 1

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

Tám tháng trước v́ trên Internet quảng cáo quá rẻ, chúng tôi mua vé máy bay và khách sạn bẩy đêm ở Kyoto, Nhật-Bản, đi vào cuối tháng Giêng 2016. Đến ngày đi th́ v́ trường hợp bất khả kháng với việc làm vợ tôi không thể nào đi, tôi đành phải đi một ḿnh.

Kyoto cách xa Tokyo hơn 500 km - 300 miles về phía Nam, ngày xưa là thủ đô của Nhật-Bản cho đến năm 1869. Có rất nhiều đền thờ chùa chiền ở Kyoto từ cổ xưa; vào mùa hoa anh đào hay mùa Xuân, Thu, hoa nở lá rụng, cảnh trí đẹp mê ly. V́ thế mà ở Kyoto, trong 17 di sản quốc tế UNESCO công nhận, 16 đă là đền thờ, chùa chiền.  

Tôi để ư là thi sĩ, nhạc sĩ nào cũng vương vấn rơi lệ khi chia tay với người yêu của ḿnh, chẳng hạn như Cung Trầm Tưởng buồn năo ruột khi phải xa em ở Paris:

lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế,

trời mùa Đông Paris, suốt đời làm chia ly.

 

Tôi có thể sai, nhưng tôi nghĩ chưa bao giờ đọc một bài thơ, hay nghe một bài nhạc nào của một ông thi sĩ, nhạc sĩ, tỏ ư đau buồn khi xa vợ. Ông nào lấy vợ một thời gian lâu dài cũng đều biết cảm tưởng của đàn ông ngược lại nữa là đằng khác khi có một cơ hội mừng vui gần như là trúng số độc đắc được dịp xa vợ một thời gian. 

 

Nói có sách, mách có chứng: những bản nhạc vui mừng bất hủ vượt thời gian đều là do những ông nhạc sĩ sáng tác khi xa vợ: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng",  "Ly rượu mừng".

 

May mắn (hay xấu xố?) thay, tôi không phải là thi sĩ chuyên nghiệp nên tâm trạng  khác hẳn, tôi thật sự buồn rầu khi đi chơi một ḿnh. Nếu tôi nhớ không lầm th́ trong 25 năm nay, tôi chưa bao giờ đi đu lịch mà không có vợ. V́ thế, khác với những lần đi trước, lần này tôi không thấy thích thú, hơi chán nản, và chỉ mong sao thời gian trôi nhanh để tôi được về nhà:

 

ngày rời nhà, anh bước lê trên phố Japan vắng em cách xa.

nhớ vợ yêu một thân ở nhà, chờ đón ḿnh về.

 

("Ngày Trở Về", nhạc Phạm Duy, lời Nguyễn Tài Ngọc; lời này bản quyền cầu chứng tại ṭa Cầu Ông Lănh. Được phép in lại dưới mọi h́nh thức).

 

Lần này tôi đi Kyoto ở bẩy đêm, và như tất cả các chuyến du lịch hai vợ chồng chúng tôi đi một ḿnh, chúng tôi không bao giờ đi tour, chỉ mua vé máy bay và khách sạn v́ tour guide là ...tôi: trước khi đi, tôi chỉ lên Internet t́m nơi nào đáng đi xem.

 

Hai năm trước đi Tokyo mua cùng package loại này, chuyến bay dễ dàng v́ bay thẳng từ Los Angeles đến phi trường Haneka của Tokyo. Từ đó, chúng tôi lấy xe điện vào thành phố. Lần này tôi phải bay hai chặng LA - Tokyo, và chuyển tiếp sang Tokyo - Osaka (Kansai Airport, KIX), và từ Kansai Airport lấy xe bus hay xe điện đi Kyoto (cách xa 100km - 60 miles).

 

Máy bay tôi đến Tokyo lúc 23 giờ đêm. Chuyến bay kế tiếp của tôi là ngày hôm sau, 7 giờ sáng. Nhà ga nội địa (2 domestic terminals) và quốc tế (1 international terminal) ở phi trường Tokyo   ba terminal khác nhau, xe shuttle chở khách ṿng quanh miễn phí. Tôi phải lấy shuttle đi terminal 2 (Japan Airlines)  thế nhưng terminal đóng cửa vào ban đêm, xe shuttle cũng không chạy nên khách muốn qua domestic terminal phải xuống tầng dưới cùng nằm qua đêm chờ đến 5 giờ sáng là giờ xe shuttle bắt đầu chạy.

 

Từ quầy check in của khu vực Departures của Tokyo International Terminal, đừng đi vào cổng soi hành lư & qua trạm xét Di Trú, nhưng cứ đi thang máy escalator lên tầng 4, khách sẽ thấy hàng quán bán thức ăn và ở trên tầng 5 là Observation deck, tầng quan sát, ra ngoài sân thượng xem bao quát phi trường Tokyo. Đêm tôi đến quá khuya nên ít người vắng lặng, nhưng chuyến trở về từ Osaka máy bay đến Tokyo lúc 6 giờ tối (tôi phải đợi đến 12 giờ đêm bay về lại LA), khu vực này rất nhộn nhịp đông người.   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một căn nhà nếu được cho là sạch th́ toilette phải sạch trước, đó là tiêu chuẩn của tôi. Tiêu chuẩn toilette của tôi là phải sạch đến nỗi ḿnh ngủ trong đó được. V́ thế, tôi không thích đi ăn nhà hàng Việt hay Tầu v́ phần đông toilette bẩn. Tiệm ăn có ngon mà toilette không sạch th́ tôi không bao giờ muốn ăn, hay lỡ ăn rồi th́ không muốn trở lại lần thứ hai.

 

Ở Nhật-Bản, khách sẽ thấy toilette nơi nào cũng sạch sẽ, nhất là ở những nơi công cộng như phi trường th́ sạch vô cùng. Không thấy một tí đen đúa, xưa cũ, rác rưới, nước đọng..., sạch tinh sương da gương! Phi trường Tokyo cũng thế.  Một điểm thật là thú vị của restroom, tôi phải chụp hai ảnh để so sánh, là pḥng nào cũng có một toilette "lỗ", loại ngồi đặt hai bàn chân xuống (chỉ có một cái loại này ở mỗi pḥng, trong khi toilette loại ngồi b́nh thường th́ nhiều). Dĩ nhiên là cả hai loại sạch vô cùng, không như cầu tiêu "lỗ" tôi đă thấy một lần ở một tiệm ăn ở Nice, Pháp. Vừa bước vào, v́ mầu nó vàng vàng và không sạch, tôi quay gót trở ra.

 

 

 

Chuyện có toilette bồn mà c̣n dùng cầu tiêu lỗ làm tôi nhớ lại khoảng mười mấy năm sau 1975, hăng tôi mướn nhiều người Việt, Việt gốc Hoa, và Phi-Luật-Tân làm thợ ráp máy. Hăng cũng có đủ thứ người Mỹ, Mễ, Nam Mỹ, Lithuanian... Mỗi tuần, ba ông chủ và những người trong ban Quản Trị, có tôi, họp một lần. Trong một lần họp, chúng tôi biết được là nhân viên than phiền có người dùng toilette không đặt bàn tọa xuống mà lại ngồi chồm hổm, v́ dấu giầy in lại trên vành ghế ngồi. V́ tôi là người Á Đông duy nhất trong ban Quản Trị, tôi bị "t́nh nguyện" t́m cho ra thủ phạm.

 

Ở Bàn Cờ tôi cũng chỉ dùng cầu tiêu lỗ, và việc có người ngồi chồm hổm trên toilette trong hăng chỉ bắt đầu khi có người Việt tỵ nạn làm việc nên tôi loại hết tất cả nhân viên khác, chỉ t́nh nghi độ 40 người Việt Nam. Việc làm thám tử của tôi tốn biết bao nhiêu là tiền tôi không làm việc cho hăng v́ tôi phải canh khi thấy có một người Việt vào toilette, tôi phải rón rén đi vào theo để theo dơi. Mà đâu phải lúc nào họ cũng làm number two, v́ thường họ chỉ làm number one.   (Ở Hoa Kỳ, để tránh cho con nít dùng chữ không lịch sự khi cần đi toilette, bố mẹ dậy chúng nó khi đi tiểu th́ nói là cần đi number one, và khi cần phải giải quyết việc hệ trọng th́ nói là cần đi  number two. Bây giờ th́ trong nhóm bạn bè thân thiện hay gia đ́nh, người lớn cũng dùng thành ngữ này).

 

Sau 9 tháng 10 ngày đóng vai tṛ Sherlock Holmes, tôi theo dơi đúng một người khi vào toilette th́ hai chân biến mất, v́ tôi đă ngồi xuống dùng viễn vọng kính để xác nhận sự việc mắt thấy tai nghe. Chờ cho anh này làm xong bổn phận công dân mở cửa đi ra, tôi nói là anh ta đă phạm tội tày trời, cần đem ra pháp trường xử trảm. Tôi hỏi anh ta ở nhà đi toilette có ngồi chồm hổm để giầy lên vành ghế toilette không?, th́ anh ta bảo là không. Tôi nói ở nhà anh không làm, nhưng ở hăng anh không quản ngại để lại dấu giầy, chứng tỏ là anh ta sợ làm toilette ở nhà bẩn, nhưng toilette của hăng th́ mặc kệ. Tôi giải thích đó là thái độ của một người ích kỷ và vô trách nhiệm, yêu cầu anh ta đừng làm như thế nữa.

  

Tất cả ghế ngồi ở phi trường Tokyo rất tiện lợi cho khách phải ngủ qua đêm: không có tay dựa giữa hai ghế nên khách có thể nằm duỗi thẳng. Ở trước những tiệm ăn là ghế cho khách ngồi đợi đến lượt ḿnh nếu tiệm đông; những ghế này ban đêm biến thành giường ngủ, khách nằm la liệt.

 

 

 

Năm giờ sáng hôm sau tôi leo lên chiếc shuttle đầu tiên chở tôi qua Domestic Terminal số 2, nơi có Japan Airlines. Người Nhật làm cái ǵ cũng cúi đầu chào, cúi rạp người chứ không phải chỉ cúi cái đầu sơ sơ thôi. Chẳng những chào người đối diện, mà họ cúi đầu chào tất cả mọi sự. Các quầy hăng máy bay 5:30 sáng mới mở, mấy cô đến sớm trước khi vào trong quầy, họ quay lưng lại, rạp người cúi đầu chào... terminal vắng vẻ. Tôi đoán là chào bất cứ khách nào có hiện diện ở bên trong. Khi tôi đứng bên trong terminal nh́n cảnh tượng máy bay hạ cánh rồi chạy vào trong Gate, những người cầm đèn pin đưa dấu hiệu cho máy bay vào cũng cúi đầu chào... máy bay. Lần trước đi Tokyo ở một shopping center tôi đứng gần một cái cửa, nó mở ra tôi không biết đi đâu hay văn pḥng nào v́ chỉ để cho nhân viên dùng. Tôi để ư mỗi lần có một nhân viên vào pḥng đó, trước khi mở cửa, họ quay người lại, cúi đầu chào.... shopping mall rồi mới quay người mở cửa bước vào pḥng!  Làm thế nào mà huấn luyện được cho cả một quốc gia ai cũng có tinh thần lịch sự như thế, ngay cả khi có không ai nh́n ḿnh th́ cả là một kỳ công đáng phục.

 

Chiếc máy bay Airbus A319 chứa 120 ghế nhưng chỉ có 40 hành khách là cùng sáng hôm nay. Cá tính quy củ, trật tự của người Nhật tôi đă mục kích hai năm trước khi vợ chồng chúng tôi dùng subway ở Tokyo: cho dù có là giờ cao điểm đến đâu, xe điện có đông khách đến đâu, tất cả mọi người xếp hàng tề chỉnh không tranh giành đợi đến phiên ḿnh. Hôm nay, quen với ở Mỹ mọi người đứng lên bu quanh trước chỗ soát vé lên máy bay khi máy phóng thanh loan báo bắt đầu boarding, tôi rất ngạc nhiên khi thấy hành khách ngồi yên một chỗ, không ai đứng lên. Cô nhân viên lần lượt giơ cao từng tấm bảng group nào được vào, và chỉ khi thấy bảng group của ḿnh, những người trong group mới đứng lên đi vào!

 

 

Trên đường bay, tôi thấy núi Fuji Mountain rơ ràng mà tháng 6 năm ngoái chúng tôi có đi xe đến tận nơi nhưng chỉ thấy thật là mờ: 

 

 

Máy bay bay một giờ rưỡi th́ đến Kansai Airport (KIX), Osaka. Kansai Airport là một kỳ công kỹ thuật vá biển lấp trời: nó được xây trên một ḥn đảo nhân tạo với một hệ thống cực kỳ tinh xảo điều chỉnh độ thăng bằng giữa mặt biển và mặt đất. Năm 1995, thành phố Kobe cách Kansai Airport 20 km (12 miles) bị động đất với độ chấn động 6.9, giết chết 6,434 người. Thế mà Kansai Airpot không bị hề hấn ǵ, ngay cả cửa kính cũng không vỡ. Năm 1998 , một trận cuồng phong với gió lên đến 200km/h (120 miles/h) đập vào phi trường, thế mà Kansai Airport cũng chẳng bị hư hại.

 

Năm 2001, American Society of Civil Engineers trao cho Kansai Airportchín  công tŕnh xây dựng khác trên thế giới giải: "Công tŕnh kỹ thuật của thiên niên kỷ" (Civil Engineering Monument of the Millennium).

 

 

Lấy hành lư xong , tôi đến hỏi quầy chỉ dẫn chỉ tôi đến trạm xe lửa JR để đi Kyoto (2850 yen, $24 US dollars). Cô nhân viên bảo tôi nếu muốn th́ có một lựa chọn nữa là đi limousine bus, mất 80 phút, chỉ hơn thời gian đi xe lửa 5, 10 phút. V́ limousine bus đậu ở lề đường ngay chỗ exit gần quầy chỉ dẫn tôi đang đứng (trạm số 8), tôi chọn đi xe bus để không phải mất th́ giờ t́m kiếm trạm xe lửa, mà c̣n phải cuốc bộ thêm xa xôi.

 

Tất cả mọi nơi ở Japan đều có máy bán vé tự động. Đang đứng xớ rớ, đổi ngôn ngữ máy bán vé qua tiếng Anh th́ có một cô nhân viên ở đâu xuất hiện, giúp tôi mua vé. Giá một chiều là 2500 yen (21 US dollars), cả đi lẫn về là 4600 yen ($39 US dollars). Tôi mua luôn cả hai chiều, và đợi 10 phút th́ có xe đến. Thời tiết chỉ có 4 độ C (39 F), lại thêm đứng đợi gió thổi cắt buốt da nên tôi nhanh nhẩu lên xe ngồi. Suốt quăng đường từ phi trường đến Kyoto Station ở Kyoto, chỉ có tôi và một cô nữa là hành khách trong chiếc xe limousine bus to khổng lồ!

 

 

 

 

 

Nhà ga chính yếu của Kyoto, Kyoto Station  là cả một công tŕnh kiến trúc rất đặc thù, là nhà ga to thứ nh́ của Japan, sau Nagoya Station ở Nagoya, cao 15 tầng. Kiểu vẽ building này rất tân thời về tương lai, có vẻ không phù hợp với Kyoto là thành phố cổ điển với bao nhiêu đền thờ, chùa chiền, cung điện, thành lũy xưa cũ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà ga Grand Central Terminal ở New York có cổ xưa đến đâu th́ Kyoto Station tương phản tân tiến đến đấy. Kyoto Station có rất nhiều building nằm bên trong: khách sạn, ciné, shopping, văn pḥng chính phủ... Cầu thang bộ dài 5 tầng từ thứ 10 đến thứ 15 trông thật đại (có escalator kế bên).

 

 

 


Xem ảnh này tôi chụp trước nhà ga sẽ biết tại sao lư do Nhật-Bản sạch vô cùng: một  toán người quần áo chỉnh tề đang đứng nói chuyện bàn giao công việc trước khi tách rời đi ...nhặt rác!

 


Kyoto Tower đối diện Kyoto Station.

 

 

 

 

Nếu một người đi du lịch định dùng phương tiện subway để di chuyển trong bất cứ thành phố nào trên thế giới, việc tiên quyết khi chọn khách sạn là nó phải nằm gần một trạm subway  để ḿnh không phải cuốc bộ xa xôi đến trạm hằng ngày. Khi mua vé máy bay và khách sạn trên Internet, tôi chọn hotel ANA Crown Plaza v́ nó nằm gần trạm subway Nijojo-Mae, cách khoảng 250 mét.

 

 

 

 

Tôi biết là có xe điện đi từ Kyoto Station đến trạm Nijojo-Mae gần hotel, thế nhưng v́ mới đến chưa biết rơ đường đi nước bước, tôi lấy taxi chở về khách sạn. Chuyện subway sẽ bắt đầu từ ngày mai.

 

Taxi ở Nhật là xe Toyota Crown hay Comfort. Hai kính chiếu hậu của Toyota Crown ở gần về phía đèn trước, thay v́ ở hai bên cửa. Tài xế hầu hết là người già, mặc vest, đeo găng tay trắng, lịch sự, nghiêm chỉnh, không như ông taxi hiền ḥa ở Singapore mặc chemise, quần dài. Trong khi lái ông ta kéo quần lên đùi như chú Thọng! Taxi ở Japan rất lương thiện, lên xe khách không phải lo áy náy như ở SàiG̣n.   

 

 

Đến hotel lúc 11 giờ rưỡi, c̣n quá sớm để check in, tôi gửi valise để đi một ṿng thành phố chụp h́nh. Tôi khám phá ra một việc ở Japan là người nhân viên giữ valise cho tôi không nhận tiền tip. Ngay cả người làm pḥng cũng không lấy pourboire. Hai ngày đầu tôi đi chơi cả ngày, khi trở lại pḥng th́ pḥng đă sạch mà tiền tip tôi để lại trên bàn vẫn c̣n đấy. Hay là chắc có lẽ v́ tôi hà tiện để lại tiền ... quá ít?

 

Trước khi bước ra đường, việc đầu tiên là phải xin bản đồ ở quầy tiếp tân. Sau này tôi khám phá là các tiệm sách ở KyotoOsaka không bán bản đồ thành phố chi tiết bằng tiếng Anh. Bản đồ của khách sạn tuy sơ sài nhưng tạm đủ dùng. Chỉ có ở những giao điểm đường to th́ mới có bảng tên đường tiếng Nhật và tiếng Anh. Nhiều đường nhỏ ở Japan không có tên đường, hoặc nếu có th́ chỉ bằng tiếng Nhật. Tôi đi khắp chỗ lạ chỉ dùng bản đồ, nhưng ở Nhật vài nơi bảng chỉ dẫn toàn là tiếng  Nhật (dù rằng có tiếng Anh), nên đôi lúc ḿnh thật sự...cùi.

 

 

Ở trạm xăng, "cây xăng" tuy cũng có nhưng tôi nghĩ là hiếm v́ những "cây xăng" tôi thấy là treo ở trên không, với dây xăng tḥng xuống. Khi khách lái xe vào, nhân viên một người sẽ đổ xăng cho ḿnh,  người khác lau kính xe, đổ tàn thuốc lá trong xe cho ḿnh nữa.

 

 

 

Nhật-Bản khác với tất cả mọi nơi trên thế giới là máy bán nước, trà, nước ngọt có khắp mọi nơi, đầu xóm, cuối xóm, hang cùng ngơ hẻm. Giá tương đối không đắt, một chai nước lạnh hay Coke giá là 130 yen ($1.10 US dollar). Ở Mỹ máy như thế để ở đầu xóm th́ bảo đảm có người đến phá máy để lấy tiền lẫn nước ngọt.

 

 

 

 

 

Tôi đi ba nơi :

 

1. Heian Jingu Shrine: không có ǵ đặc biệt lắm.

 

 

 

 

 

 

 


2. Chion-in Temple: cũng không có ǵ đặc biệt. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Teramachi shopping: đây là một con đường shopping dài sáu, bẩy blocks, có mái che, rất nhộn nhịp lúc chiều tối. Nhiều nơi shopping ở Kyoto giống như con đường này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là ảnh đời sống của người Nhật tôi chụp chiều hôm đó:

 

Tiệm cắt tóc vẫn c̣n dùng cột tṛn xoay xanh đỏ trắng trước tiệm

 

Tiệm 7-Eleven có khắp nơi

 

Thùng  rác ngoài đường lúc nào cũng có 3,4 loại khác nhau để tái chế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

6 giờ tối trở lại khách sạn, tắm rửa rồi lăn đùng ra giường nằm một ḿnh cho sướng cái lưng sau hơn 20 giờ ngồi máy bay, lê lất ở phi trường, đi bộ đến ră chân xem phố phường Kyoto, tôi nhớ vợ trong  bài hát "Anh ở đâu?" của Khánh Băng:

 

giờ này em ở đâu, đang xem Facebook nơi sở làm?

giờ này em ở đâu, c̣n thức hay lim dim?

giờ này em ở đâu, thật enjoy, chẳng vắng mông-xừ chồng?

em ở đâu? ú u ù, em ở đâu?  

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2016

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:   

https://en.wikipedia.org/wiki/Kyoto

https://en.wikipedia.org/wiki/Kansai_International_Airport