Sàig̣n - kết cục-

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

 

 

Tôi rời Việt Nam ngày 30-4-1975, trở lại SàiG̣n lần đầu tiên hai mươi năm sau vào năm 1995. Cuộc chiến Nam Bắc kéo dài hơn 20 năm trong suốt thời gian tôi sinh sống ở SàiG̣n nên đối với tôi nó là một quăng thời gian dài đăng đẳng. Đúng hai mươi năm sau nữa khi trở lại SàiG̣n, thời gian xa nhà này không những quá lâu dài đối với tôi, mà nó c̣n làm cho tôi thấy quê hương tôi khác lạ, cảnh trí ngộ nghĩnh v́ tôi đă quen thuộc với cảnh vật ở Hoa Kỳ.

 

Khi máy bay chạm đất ở phi trường Tân Sơn Nhất, thấy xác của vài chiếc trực thăng Huey vẫn c̣n nằm đây đó chung quanh đám cỏ dại để lại di tích tồn tại của chiến tranh, nước mắt tôi lăn tṛn hai bên má. Tôi khóc v́ cảm động thấy lại quê hương cũ, căn nhà   tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ có dịp trông thấy lại. Tôi khóc v́ biết sẽ được nghe lại tiếng Việt đàm thoại trong một xă hội toàn là những người cùng một mầu da với tôi.

 

 

 

 

Kể từ năm đầu tiên trở lại ấy cho đến nay, tôi đă về lại Việt Nam khá nhiều lần. Cảm tưởng sợ hăi đối diện với quân đội chiến thắng khi bước chân vào phi trường Tân Sơn Nhất không c̣n nữa. Cảm tưởng hào hứng thấy lại cảnh tượng quê nhà xưa cũ cũng giảm thiểu một phần nào. Cảm tưởng hồi hộp gặp lại cô bồ cũ Phượng kế bên nhà xưa cũng tan biến v́ cô ấy đă dọn nhà ra đi. Tâm trạng tôi thay đổi v́ nếp sống và đường lối sinh hoạt ở Hoa Kỳ khác với Việt Nam, thế nhưng nền tảng đạo đức bố tôi dậy khi c̣n bé vẫn không thay đổi.

 

SàiG̣n cũng giống như tôi sau 40 năm từ ngày tôi ra đi, có sự thay đổi và vẫn có sự không thay đổi. Sự thay đổi hiển nhiên nhất là cái tên "thành phố SàiG̣n" không c̣n nữa, thay bằng "thành phố Hồ Chí Minh"; thế nhưng có một nơi chính thức tên Saigon vẫn tồn tại: kư hiệu quốc tế của phi trường Tân Sơn Nhất vẫn là "SGN", Saigon.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chứng kiến những ǵ đă xẩy ra trong quá khứ là quả một sự thích thú.  Năm 1974, một hăng Mỹ được Bộ Công Chánh VNCH mướn để lo dự án khuếch trương hệ thống giao thông công cộng ở SàiG̣n đă viết thẩm định về lưu thông ở SàiG̣n tháng 4 /1974 như sau:   

 

"Saigon hôm nay là thành phố gần ba triệu dân sinh sống và sinh hoạt trong một diện tích mà khi xưa người Pháp chỉ thiết kế cho nửa triệu người. Hệ thống đường   thường là những con đường thẳng, rộng với hàng cây hai bên nhưng số cây cối càng ngày càng ít. Giao thông trên những con đường này  gián đoạn bởi các bùng binh, và số lượng xe cộ trên đường thường bị giảm thỉểu v́ những hàng rong trấn đóng trên lề đường thỉnh thoảng tràn  ra ngoài mặt đường.

 

Xe cộ  phần đông chỉ là xe Honda gắn máy hai bánh hoặc những xe máy ba bánh, xe đạp, xích lô. Thời gian gần đây xăng lên giá nên xe số lượng xe đạp và xích-lô tăng trưởng đáng kể, thay thế cho xe gắn máy Honda. 80% cơ giới là xe gắn máy hai bánh. Xe hơi th́ hầu hết là xe Nhật và Pháp cũ kỹ, t́nh trạng duy tŕ thật bê bối.

 

Gần đây nhất vào cuối năm 1973, hệ thống giao thông công cộng chỉ là 4000 chiếc xe Lambretta ba bánh chạy trên lộ tŕnh ấn định, ngừng đón khách bất cứ lúc nào với lệ phí thật rẻ.

 

Cuối năm 1973 đầu năm 1974, SàiG̣n chuyển hướng qua xe bus , lúc nào cũng đông khách, với chủ xe bus là tư nhân hay do nghiệp đoàn những người lái Lambretta cũ.

 

Những phương tiện giao thông khác gồm có taxi, xe máy ba bánh, xe xích-lô, và xe gắn máy.

 

Số người tối đa một xe có thể chở được cao hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều. Xe gắn máy hai bánh chở đến năm người là chuyện thường t́nh. Những dự án về đường xá phải bao gồm dữ kiện này để tính cho đúng khả năng của hệ thống giao thông”.

 

 

 

 

 

 

 

Người Pháp khởi dựng SàiG̣n vào đầu thế kỷ thứ 20. Năm 1929, dân số SàiG̣n là 123,890 người (12,100 là người Pháp). 46 năm sau, 1975, số dân nhẩy lên ba triệu. Người viết bài tường tŕnh này có lẽ không dự đoán được là chỉ 40 năm kế tiếp sau đó, bây giờ dân số SàiG̣n đă nhẩy vọt lên đến 8.3 triệu.

 

Cùng với sự tăng trưởng kỷ lục về dân số là số lượng xe gắn máy, 8.4 triệu (7.43 triệu xe của dân thành phố, 1 triệu xe của người ngoài thành phố vào làm ăn) và hơn nửa triệu chiếc xe hơi, nhăn hiệu đắt tiền Mercedes, BMW….nào cũng có. Không một quốc gia nào trên thế giới có nhiều xe gắn máy như Việt Nam. Tỷ lệ xe gắn máy so với số dân ở SàiG̣n nhiều gần gấp đôi thành phố có nhiều xe gắn máy thứ nh́ ở Á Châu: Sài G̣n cứ mỗi 1000 dân có 675 xe, trong khi ở Taipei 1000 dân có 350 xe, ở Bangkok 1000 dân có 265 xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi chụp ảnh này v́ quá thú vị. Xe ôm là một phương tiện di chuyển rất rẻ tiền. Năm ngoái có một lần tôi đi bộ chụp h́nh ở khoảng New World Hotel (trên đường Lê Lai, Ngă Sáu Phù Đổng Thiên Vương đi lên) trên đường về hotel Rex, th́ một anh lái xe ôm chạy kế bên  hỏi tôi có đi không. Tôi từ chối v́ hotel gần (cách non 1 km) nhưng v́ anh nài nỉ quá, tôi leo lên. Đến nơi anh ta tính tôi có 10000 đồng, chưa đến 50 cents US. Tôi thấy tội nghiệp nên đưa anh ta 25000 đồng, chỉ hơn 1 dollar. Đối với một người từ Mỹ về, đi taxi cũng rẻ, v́ thế nghĩ rằng bà này  người Âu Châu hay người Mỹ, tôi thắc mắc ghê gớm tại sao bà ta nghèo khủng khiếp lại đi xe ôm, nhất là bà ta không thể nào nghèo được v́ phải mua vé máy bay, trả tiền khách sạn...("Tây ba-lô" phần đông là những thanh niên thiếu nữ (ít)  trẻ không có tiền, nh́n là biết ngay. Bà này không hợp vào h́nh ảnh của một Tây "ba-lô").

 

Sau này một người ở SàiG̣n nói tôi mới biết: rất có thể bà này là người Nga, chứ không phải là người Mỹ, Canada, Pháp, hay Úc....

   

Cao ốc, hotel sang trọng  Sài G̣n mọc lên như nấm với cái cao nhất hiện thời là Bitexco , 68 tầng. 

 

Cuối năm 2014, công ty Việt Nam Vincom khởi công xây building Landmark81 ở Tân Cảng, quận B́nh Thạnh, sẽ là toà nhà cao  nhất Việt Nam với 81 tầng 461m khi hoàn thành vào năm 2017 (nó cao hơn cả toà building cao nhất của Chicago, Willis Tower, 442m -1,451 ft).

 

Building Landmark81 .Nguồn: http://vinhomes-landmark81.com/uploads/Home/Home_05.jpg

 

Trên đường Lê Lợi, công-ty Keppel Land cũng tiến hành xây cất Saigon Center Phase 2 với vài building, cái cao nhất cao 42 tầng, gồm văn pḥng, căn hộ ở đắt tiền, và shopping.

 

nguồn : http://i.imgur.com/exAuHoT.jpg 

 

Đường Nguyễn Huệ sau vài năm tái thiết đă biến thành đường đi bộ.

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống metro cũng đă khởi công xây cất với nhà ga chính trên đường Lê Lợi. Dự án tổng cộng sẽ là sáu tuyến đường.

 

Tuyến đầu tiên đang xây từ Chợ Bến Thành đến Suối Tiên (Quận 9), dài 19.7 km, với 14 nhà ga, kinh phí là 1.1 tỷ US dollars. Japan Bank for Internaional Corporation cung ứng 904.6 triệu US dollars (83% tiền tổng cộng), TP HCM cung ứng phần c̣n lại, 186.6 triệu US dollars.

 

Hai chặng đầu từ Chợ Bến Thành đến Nhà Hát, đến Ba Son sẽ chạy dưới đường hầm, phần c̣n lại sẽ chạy trên đường rầy cao khỏi mặt đất.

 

 

 

Tuyến thứ Hai dài 11.3 km, từ Chợ Bến Thành đến Tham Lương, gồm 11 nhà ga. Tuyến này đắt hơn v́ phần lớn đoạn đường dài, 9.6 km, sẽ chạy dưới hầm.

 

Tuyến thứ Ba đến thứ Sáu xin khỏi đề cập v́ lúc đó tôi đă ngủm củ tỏi.

 

Ảnh sau đây tôi chụp ở Renaissance Riverside Hotel:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau 20 năm nghèo đói v́ bị Hoa Kỳ cấm vận, từ năm 1994 trở đi với Hoa Kỳ băi bỏ cấm vận, b́nh thường hóa bang giao năm 1995 và với hầu hết quốc gia khác năm 2010, kinh tế Việt Nam trở nên sung túc, các ngành du lịch, kỹ nghệ bành trướng, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,  mở nhiều khu công nghệ, lợi tức của người dân trở nên dễ thở.  

 

Song song với đổi mới, có rất nhiều cảnh vật 40 năm sau vẫn không đổi thay, điển h́nh như chợ Bến Thành,

 

 

khách sạn Continental,

 

 

 

 

 

 

Majestic,

 

 

 

nhà thờ Đức Bà,

 

 

bưu điện,

 

 

dân chúng nghèo khổ làm nghề tay chân như sửa xe, chạy xe ôm, bán hàng rong, đạp xích-lô...

 

 

 

 

 

 

 

Chính quyền Cộng Sản vẫn là Cộng Sản. Sự hận thù đối với chính thể Việt Nam Cộng Hoà vẫn c̣n sâu đậm cho dù hơn 40 năm đă trôi qua từ ngày Bắc Việt chiến thắng: Năm vừa rồi 2015 với kinh phí 411 tỷ đồng (18.45 triệu US dollars) tỉnh Quảng Nam cho thành h́nh tượng đài Mẹ Việt Nam ghi công ơn các bà mẹ có con là liệt sĩ (lính Bắc Việt) bỏ ḿnh cho tổ quốc, trong khi đó    Nghĩa Trang Quân Đội của quân lực VNCH bỏ ḿnh v́ chiến tranh ở Biên Hoà điêu tàn, trơ trọi, tàn phá theo thời gian hơn 40 năm nay v́ không một ai chăm sóc, không một ngân quỹ nào bỏ ra để duy tŕ. Tôi xin mở ngoặc ra ở đây là chính phủ Hoa Kỳ được hỗ trợ t́m xương tàn của lính "đế quốc Mỹ ngụy" chết ở ngoài Bắc v́ chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng cung ứng dollars trong việc t́m kiếm xương cốt chiến binh anh dũng của ḿnh đă mất tích nơi xứ người.

 

SàiG̣n có thay đổi, nhưng sự thay đổi đó quá chậm. Nếu không nhờ ngoại quốc đầu tư và do ngoại quốc điều hành, sự thay đổi c̣n chạm chạp hơn thế nữa. Nhiều công ty liên doanh có Việt Nam gia nhập phần hùn đâm ra phá sản v́ người ḿnh biển lậu công quỹ, điển h́nh như Vinashim, một hăng đóng tầu của Việt Nam với vốn hùn từ Damen (Hoà Lan), Kongsberg (văn pḥng ở Na-Uy), và Huyndai (Hàn Quốc), khai phá sản năm 2010 với số nợ là 4.5 tỷ dollars.

 

Một cục đá không thể nào tự nó biến thành một cao ốc. Một miếng thép không thể nào tự nó biến thành máy bay. Một gịng sông không thể nào tự nó biến thành một đập nước tạo ra điện. Một ống chích không thể nào tự nó biến ra nhà thương. Tất cả là nhờ cái trí của con người biến tài nguyên trái đất trở thành một vật dụng giúp ích cho xă hội.  Thế nhưng chỉ cần cái trí thôi không đủ, v́ cái trí có thể biến thành một sức mạnh tàn phá hủy diệt như Hitler. Do đó, cái trí phải có nhân, nghĩa, lễ, tín, liêm khiết đi kèm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

Một buổi sáng đứng trước khách sạn tôi để ư thấy một anh nhân viên. Việc của anh ta là đứng trước khách sạn, khi có khách ra muốn đi taxi th́ anh ta vẫy tay gọi taxi đang xếp hàng đậu đợi ở góc đường cách cửa khách sạn độ 10 mét, chạy đến để chở khách. Thay v́ gọi một cách điềm tĩnh, từ tốn, tôi để ư anh ta rất hách x́ xằng, la hét, xài xể tài xế taxi khi họ hơi chậm chạp, lơ đăng.

   

Người như thế này -chỉ có chức tước một tí là la lối người khác- tôi thấy khắp mọi nơi. Cá tính đ́, hống hách với người khác là một trong những cá tính xấu của người ḿnh, ngoài thêm nhiều cái xấu khác. Tính xấu này th́ người Việt trong nước hay người Việt hải ngoại đều như nhau, chẳng khác một tí ti nào.

 

Nếu muốn thay đổi nhanh chóng th́ tính t́nh chúng ta phải thay đổi -toàn diện- :  nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, liêm khiết. Chỉ có thế th́ mới có hy vọng bắt kịp Singapore của ông Lư Quang Diệu.

 

Và để kết luận cho bài viết, khi chúng ta thay đổi bắt kịp Singapore bằng h́nh thức bên ngoài với cao ốc, đường xá tân tiến vượt bực, lẫn nội dung bên trong sạch sẽ, an ninh, lịch sự có một không hai; th́ thế giới ai cũng tự khắc biết, ai cũng kinh ngạc như tôi khi thấy Singapore lần đầu tiên đă há hốc mồm khâm phục nước người, chúng ta không cần phải quảng bá rầm rộ với biểu ngữ giăng khắp nơi phản thực tế văn minh như bức ảnh sau đây tôi chụp ở bến Bạch Đằng:

 

  

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2016

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:   

 

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/giao-thong/808303/thanh-pho-ho-chi-minh-chi-hang-chuc-nghin-ty-dong-van-ket-xe-

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160105/tphcm-co-hon-85-trieu-xe-may-cao-nhat-nuoc/1033000.html

http://www.sggp.org.vn/antoangiaothong/2014/6/351640/

http://resilient-cities.iclei.org/fileadmin/sites/resilient-cities/files/Resilient_Cities_2011/Presentations/A/A6.B6.__Storch_2.pdf

http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNABH405.pdf

https://en.wikipedia.org/wiki/Ho_Chi_Minh_City

https://en.wikipedia.org/wiki/Ho_Chi_Minh_City_Metro

https://en.wikipedia.org/wiki/Vinashin