Sydney và Hobart, Tasmania -  Úc

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Sydney Harbour Bridge - Úc

 

Hobart, Tasmania - Úc

 

 

Hăng Hàng Không VietNam Airlines có chuyến đi SaiGon - Sydney nên chúng tôi dùng VietNam Airlines bay sang Sydney ở một đêm New Year's Eve xem bắn pháo bông ăn mừng năm mới. Thời gian bay là tám giờ đồng hồ. Tiếp viên tất cả là người Việt. Chặng đi phi công là người ngoại quốc nhưng chặng về cả phi hành đoàn là người Việt Nam, chứng tỏ là Việt Nam bây giờ đủ sức huấn luyện phi công người Việt thành tài lái đủ loại phi cơ.

Nhưng những tiếp viên Vietnam Airlines nói tiếng Anh chuẩn tương đối ít, phần đông nói tiếng Anh với giọng Việt, nhất là thường nói tiếng Anh không đánh gió chữ cuối. Ở SàiG̣n tôi gặp rất nhiều cô cậu Việt trẻ tuổi nói tiếng Anh lưu loát phát âm không thua ǵ người Mỹ, như vợ chồng cô con gái bạn chúng tôi, hoặc những cô tiếp viên người Việt làm cho hăng EVA Airlines, chứng tỏ là người Việt chúng ta học phát âm tiếng Anh chuẩn  được chứ không phải là không; thành ra nếu tôi là Giám Đốc VietNam Airlines, tôi sẽ bắt tất cả học nói tiếng Anh mệt không nghỉ cho đến khi nào chuẩn mới thôi.

Chuyến đi này chúng tôi ngủ một đêm ở Sydney và ba đêm ở Tasmania, một ḥn đảo phía Đông Nam nước Úc, như Phú Quốc của ḿnh.

Muốn vào Úc, công dân Mỹ lẫn Việt Nam phải xin visa nhập cảnh, lệ phí cho công dân Mỹ là $20 dollars một người. Vào ṭa đại sứ Úc xin visa trên mạng, việc chấp thuận visa rất là nhanh, chỉ vài phút  người xin sẽ được cấp cho một con số visa cho phép. Nếu không có số này, dù rằng có vé, công dân Mỹ sẽ bị khước từ không được đáp máy bay.

Phi trường Sydney nhỏ, lụp xụp. Ba năm trước tôi đến phải đứng xếp hàng ngoằn ngoèo lâu lắc ở Immigration, lần này đến họ có hàng đặc biệt cho "Epass", du khách nào passport có con microchip dính sẵn ở phần dưới của b́a trước chỉ cần "scan" vào máy, máy in ra cho một hóa đơn, cầm lấy đi vèo vèo ra cổng khỏi xếp hàng lôi thôi.

Passport của vợ chồng tôi có microchip nên tôi vừa định khen Immigration Úc nức nở về lối làm việc nhanh chóng th́ người cảnh sát cuối cùng ở cửa khi nh́n miếng giấy in ra của tôi, thay v́ cho tôi đi như cả trăm người khác trước tôi th́ lại ngoắc một người cảnh sát khác, bảo tôi đi với người đó.

Anh chàng này dẫn chúng tôi vào một khu đặc biệt dành cho phi hành đoàn của các hăng hàng không, và những người bị mở valise khám xét. Để chúng tôi đợi ở đó, anh ta đến một quầy Immigration nói chuyện trên điện thoại với người khác, tôi đoán là trường hợp của tôi.

5 phút, rồi 10 phút nặng nề trôi qua. Tôi không mang bánh chưng tôi làm vào Úc mà bụng đă chột dạ có chuyện ǵ ghê gớm bất hợp pháp với hành lư của tôi, hay tên tôi có thể trùng hợp với một tay buôn lậu ma-túy nào đó. Chưa kịp xón đái ra quần th́ anh cảnh sát trở lại, trả chúng tôi passport và nói chúng tôi có thể đi, không sao.   

Tôi hỏi v́ lư do ǵ mà vợ chồng tôi bị giữ lại th́ anh ta nói lỗi của hệ thống máy móc Immigration chứ chẳng phải lỗi của chúng tôi, và xin lỗi đă giữ chúng tôi lại. Tuy rằng lời giải thích anh ta hữu lư, chưa ǵ tôi đă không có thiện cảm với xứ Úc. Tôi thề rằng khi trở lại Mỹ sẽ liên lạc với CIA đem Đệ Mấy Hạm Đội mang Hàng không mẫu hạm sang phong tỏa hải cảng Sydney.

Chúng tôi đă định bụng xem thắng cảnh ṿng ṿng ở Sydney nên không mướn taxi về khách sạn   tôi mướn một chiếc xe SUV. Úc lái xe bên trái, tay lái ở bên phải ngược lại với Mỹ nhưng tôi cũng đánh liều mướn đại. Lái đến khách sạn th́ tôi mới thấy tính già hóa non: bắt đầu từ hai giờ rưỡi trưa  đến sáng hôm sau cảnh sát phong tỏa khu đường xá chung quanh khách sạn, cấm xe hơi nội bất xuất, ngoại bất nhập v́ tối đó bắn pháo bông. Thành thử ra có xe cũng như không v́ xe bị giam vào garage.

Bốn ngày lái xe ở Úc, có những lúc tôi những  tưởng ḿnh đă chầu Chúa, nhất là khi quẹo phải (quẹo trái ở Mỹ). Mỗi lần lên xe, tôi cứ đi vào bên phía hành khách, và đến ngày thứ tư, tôi vẫn không quen với bật tín hiệu quẹo trái phải: nó ngược lại với bên Mỹ nên mỗi lần signal quẹo là tôi bật kính quạt nước chạy liên tục.

Giống như Mỹ là Liên Bang quy tụ 50 tiểu bang, Úc cũng là một Liên Bang gồm có 6 tiểu bang và hai vùng lănh thổ - territories. Sydney là thành phố đông dân nhất của Úc với khoảng 4.5 triệu người, và là thủ đô của tiểu bang New South Wales (Thủ đô của Úc   Canberra). Trong dân số 4.5 triệu người, 1.5 triệu sinh ở hải ngoại, với dân thiểu số đông nhất là từ nhóm Đông Á và Đông Nam Á ( Trung Quốc, Phi-Luật-Tân, Hàn Quốc, Việt Nam), thứ nh́ đến từ Nam Á (Ấn Độ và Sri Lanka), và thứ ba đến từ Trung Đông (Lebanon hay Thổ Nhĩ Kỳ).

Dân Úc làm lương khá cao, xem GDP - PPP mỗi đầu người ở bảng dưới đây.

1      Qatar                       $137,162

2      Luxembourg          $97,639

3      Singapore                $83,066

9      Thụy Sĩ                  $58,149

-       Hong Kong            $55,067

10    Hoa Kỳ                    $54,370

14    Ḥa Lan                  $47,960

16    Úc                           $46,550

18    Đức                         $46,216

20    Canada                    $44,967

26    Pháp                        $40,538

27    Anh                         $39,826

28    Japan                       $37,519

30    Hàn Quốc                $36,379

76    Thái Lan                 $15,579

88    China                      $13,224

126  Việt Nam                        $5,656   

 

Diện tích Úc gần bằng Mỹ nhưng trong khi Mỹ có 320 triệu dân, Úc chỉ có 24 triệu. V́ thế,  nhiều nơi ở Úc kém mở mang  và nhiều thứ Mỹ đă đi qua nhưng bây giờ mới phổ biến hay vẫn c̣n thông dụng ở Úc. 

Internet ở các khách sạn, nhất là ở Tasmania, vừa chậm một cách đau thương, vừa chập chờn. Ba năm trước khi tôi đến Sydney, tiệm doughnut  Krispy Kreme ở Mỹ đóng cửa hằng hà sa số v́ bành trướng quá nhanh, quá nhiều sau khi lần đầu sơ khởi mới mở dân chúng đứng xếp hàng chen nhau mua th́  Sydney, Krispy Kreme lại lên nhanh như vũ băo. Nhánh cửa hàng WoolWorths ở Mỹ mở từ thập niên 1900 bành trướng kinh khủng, nhưng đến 2001 th́ phải đóng cửa, đổi tên sang Foot Locker chỉ c̣n bán giầy dép v́ phá sản. Trái lại, ở Úc WoolWorths có mặt khắp nơi.

Ba năm trước khi tôi đến đây, Sydney nhẩy vọt lên là thành phố giá đắt đỏ nhất thế giới, với Melbourne đứng hàng thứ 7 hay 8 ǵ đó.  Năm nay Sydney tụt xuống hàng thứ 8, Melbourne không c̣n trên danh sách, và bốn thành phố Mỹ nằm trong 10 thành phố với giá sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới:

1.  Zurich, Switzerland

2.  Geneva, Switzerland

3.  New York City, USA

4.  Luxembourg, Luxembourg

5.  Miami, USA

6.  Los Angeles, USA

7.  Chicago, USA

8.  Sydney, Australia

9.  Oslo, Norway

10. Montreal, Canada

 

Sydney có hai thắng cảnh nhân tạo nổi tiếng là cầu Sydney Harbour Bridge và Sydney Opera House (h́nh con ṣ).  Buổi trưa chúng tôi lấy taxi đến Sydney Opera House định chụp h́nh, thế nhưng khi đến nơi th́ thấy nhung nhúc những người. Tối nay bắn pháo bông nên người ta đến đây xem. Cảnh sát bế quan tỏa cảng tất cả lối vào Opera House, ngoại trừ một ngơ nhỏ hẹp khoảng hai thước để lục soát người vào xem nên  hàng người đứng đợi dài rồng rắn. Chúng tôi ăn trưa rồi vội trở lại khách sạn v́ sợ đường cấm taxi không được vào. Cũng giống như những thành phố lớn ở Mỹ tài xế taxi không phải là Mỹ trắng, ở Úc tài xế taxi là người Á Đông hoặc người Trung Đông.

 

 

Từ cửa sổ pḥng chúng tôi ở hotel phía Bắc Sydney, xem bắn pháo bông ban tối thật là ngoạn mục, "spectacular". Tôi chưa bao giờ xem bắn pháo đông đẹp như thế. Họ bắn hai lần, một lần lúc 9 giờ cho con nít xem để khỏi phải chờ đến khuya, và một lần vào đúng 12 giờ đêm.

Ngày hôm sau trước khi lái xe đến phi trường bay đi Tasmania, chúng tôi ghé vào Coogee Beach. Biển này rất thông dụng với dân địa phương lẫn du khách. T́m được một chỗ đậu xe ở đây c̣n khó hơn là mấy ông Việt Kiều về Việt Nam t́m vợ, c̣n lâu hơn thời gian một năm vào năm 1203 vua Philip của Pháp vây hăm Chateau Gaillard (ở vùng Normandie) và cuối cùng chiến thắng vua Anh Richard The Lionheart.

Tôi để ư thấy toàn dân da trắng ở Coogee Beach, không có Á Đông hay Trung Đông. Về nhà tôi Google th́ mới biết dân số của Coogee Beach toàn là từ các quốc gia da trắng: Anh, Úc, Ái-Nhĩ-Lan, Tô-Cách-Lan, Đức, Mỹ, Nam Phi, Pháp, Hy-Lạp....

Máy bay bay mất hai giờ từ Sydney đến Hobart, Tasmania. Tasmania là một ḥn đảo khá to, 90,000 thước vuông, ở phía Đông Nam Úc. Tasmania là một trong sáu tiểu bang của Úc, thủ đô là Hobart.

Dân số của Tasmania là nửa triệu. Hơn 200,000 người ở Hobart, một thành phố tọa lạc ở phía Nam, sát biển.

Cây cà-tùng Sequoia lớn nhất thế giới này nhập cảng từ California, trồng ở Royal Tasmanian Botanical Gardens, Tasmania. Bảng yết thị ghi chú tuổi cây này là 130 năm, quá trẻ so với những cây Sequoia ở California tuổi lên đến 4000 năm.

Chúng tôi mướn khách sạn ở hai nơi đều ngay biển: một trên Elizabeth Pier, và một đối diện vịnh Hobart. Ngày nào hai nơi này cũng đều nhộn nhịp du khách. Chẳng những khung cảnh hữu t́nh mà người sinh hoạt ăn uống, chợ búa đông đúc, rất là vui.

Nhờ vị trí của hai khách sạn, đây là một trong những nơi du ngoạn tôi rất thích.

Có rất nhiều động vật lẫn thực vật chỉ sống ở Úc, điển h́nh như kangoroo, emu (một loại đà điểu, nhỏ hơn), koala, Tasmanian devil... (xin lỗi tôi không biết dịch ra tiếng Việt). Chúng tôi đến sở thú Zoodoo Wildlife ParkHobart để xem, giá vào cửa $25/ một người. Tôi không thích đi sở thú, nhưng phải nói là tôi thích nhất sở thú Zoodoo này: Vé vào cửa bao gồm hai phần: khách có thể đi bộ xem những con thú nhỏ trong chuồng, và phần thứ hai là được chở trên một xe có 4 băng ghế, mỗi bên ngồi được khoảng 8 người; mỗi người được phát cho một ly thóc lúa cho thú vật ăn.

Xe chở khách đi hết từ khu thú vật này đến khu thú vật khác. Ở mỗi nơi, xe dừng lại để khách cho thú vật ăn. Tôi đoán cuốc xe dài khoảng 50 phút. Chưa bao giờ chúng tôi được vui và hoảng sợ cùng một lúc như thế: thú vật đến sát bên ḿnh tranh giành ăn, có con đút cổ vào bên trong xe ăn thức ăn vụn rớt răi khắp trên ghế.  Con lạc đà đă to nghều nghệu, thế mà tưởng tượng nó thọc đầu vào đến nửa bên trong xe tranh giành ăn mà không đếm xỉa việc đè bẹp hành khách gẫy bao nhiêu xương sườn cũng mặc.

Ai đă đến Hobart nhất định phải đi Zoodoo Wild Life Park.

Koala

 

 

Tasmanian devils

 

Wombat

Cách 250 km về phía Bắc của Hobart, lái xe mất ba giờ đồng hồ,  một rừng hoa tím oải hương - lavender, địa chỉ: Bridestowe Estate, 296 Gillespies Road, Nabowla, Tasmania.

Buổi sáng sớm thứ nhất ở Hobart, khi ra hải cảng chụp h́nh một lô du thuyền, tôi bỗng để ư đến trên một mảnh vải buồm hẹp dài từ sàn thuyền đến đỉnh có tên "DA NANG , VietNam". Rất ngạc nhiên và không hiểu tại sao lại có tên Việt Nam, tôi đến gần xem th́ thấy chiếc tầu mang buồm "DA NANG" cũng sơn tên "DA NANG" trên hông tầu. Đang nh́n một lô thủy thủ bận rộn chuẩn bị nhổ neo trên 12 chiếc du thuyền th́ một cô người Úc đến phát cho tôi một tờ giấy có in h́nh mầu các du thuyền tôi thấy trước mặt . Đọc tờ giấy này th́ tôi mới khám phá ra t́nh cờ ḿnh đang chứng kiến một trận đua du thuyền ṿng quanh thế giới, từ ngày 30 August 2015 đến ngày 30 July 2016 với 12 chiếc tham dự, mà một chiếc mang tên "DA NANG" v́ thành phố Đà Nẵng bảo trợ.

Trận đua ṿng quanh thế giới này có 14 chặng, chặng đầu tiên khởi hành vào ngày 30-Aug-2015, London, chấm dứt vào ngày 26-30 Sep 2015. Nghỉ một tuần, chặng thứ hai tiếp tục ngày 7 Oct 2015 từ Ba-Tây đến Capetown, South Africa, ngày 21-25 Oct 2015. Cứ như thế tiếp tục, chặng thứ 5 bắt đầu ngày 26 Dec 2015 ở Sydney, chấm dứt vào ngày 30-31 Dec 2015 ở Hobart, nơi chúng tôi đang ở. Cuộc đua lại tiếp tục tiếp vào ngày 2 Jan 2016 là chính buổi sáng thứ nhất chúng tôi đến Hobart, và ở chặng thứ 7, 12 du thuyền này theo chương tŕnh sẽ đến Đà Nẵng vào ngày 17-21 Feb 2016. Nghỉ một tuần, sau đó ngày 27 Feb 2016 tầu sẽ đua tiếp đến Qingdao, China.

Mỗi một du thuyền có khoảng 50 thủy thủ, hầu hết đều là tài tử, không phải dân chuyên nghiệp, ngoại trừ thuyền trưởng. Thuyền trưởng của chiếc tầu "DA NANG" là một phụ nữ Úc tên là Wendy Tuck. Bà này chỉ mới 50 tuổi nhưng nh́n thấy có vẻ tuổi ..mẹ tôi, chứng tỏ là thời gian tiêu khiển ngoài sương gió trên tầu làm bà ta phai tàn nhan sắc.

Tổng số 690 thủy thủ là công dân của khắp các quốc gia trên thế giới, chỉ có mỗi một người Việt duy nhất là thủy thủ đoàn của chiếc tầu "DA NANG".

Tôi lái xe mướn ba ngày an toàn trên xa lộ ở Tasmania, không cán chết một con kangaroo, cũng chẳng "đả thương nhân thương trí mạng" một con Tamanian devil nào. Quan trọng nhất là các hành khách trên xe tôi sinh mạng an toàn. Điều này tôi phải hát bài "Tạ Ơn Em" cho vợ tôi v́ nếu không nhờ nàng mấy lần mặt mày tái mét, hét to khiếp đảm "Wrong lane, Wrong lane!" khi tôi sắp sửa lái vào đường ngược chiều v́ quen với lái bên phải ở Mỹ, th́ tôi đă hát bài của người anh hùng mũ đỏ tên Đương: "Anh không chết đâu em, anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua..."    

Kỳ tới: Singapore

Nguyễn Tài Ngọc

January 2016

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:   

http://fortune.com/2015/09/18/most-expensive-cities-ubs/

http://voommaps.com/race-ethnicity-maps/map_of_race_and_ethnicity_in_sydney/

https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/as.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Sydney

https://en.wikipedia.org/wiki/Coogee,_New_South_Wales