Tiêu chun nhn ngoi kiu ca Hoa Kỳ

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Căn cứ theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc vào năm 2013, cơ quan 24/7 Wall St. phân tích cho thấy Hoa Kỳ là nước có nhiều ngoại kiều cư ngụ nhất thế giới:

Thứ tự

Quốc gia

Số ngoại kiều định cư (2013)

Số tỷ lệ so với tổng số dân

GDP mỗi đầu người (2014)

1

Hoa Kỳ

45.8 triệu*

14.3%

$54,370

2

Nga

11 triệu

7.7%

$12,718

3

Đức

9.8 triệu

11.9%

$47,774

4

Saudi Arabia

9.1 triệu

31.4%

$24,252

5

United Arab Emirates

7.8 triệu

83.7%

$42,944

6

Anh

7.8 triệu

12.4%

$45,729

7

Pháp

7.4 triệu

11.6%

$44,332

8

Canada

7.3 triệu

20.7%

$50,304

*Con số này không kể số ngoại kiều ở Mỹ bất hợp pháp là 11.3 triệu người.

Có một lư do hiển nhiên tại sao tiếng Việt gọi Hoa Kỳ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: hầu hết tất cả các giống dân trên thế giới đều có mặt ở Mỹ. Năm giống dân Mỹ với gốc ngoại quốc nhiều nhất   Đức (49 triệu), Người da đen (41 triệu) Irish (35 triệu), Mexican (32 triệu), và Anh quốc (27 triệu).

Nói về ngôn ngữ th́ năm thứ tiếng nói nhiều nhất trong nhà ở Mỹ là tiếng Anh (80% -234 triệu), Tây-Ban-Nha (12% - 35.4 triệu), tiếng Hoa (.9% - 2.5 triệu), tiếng Phi Tagalog (.5% - 1.5 triệu),  tiếng Việt (.4% - 1.3 triệu).

Dân số ngoại kiều (Immigrants) đông nhất cư ngụ ở Hoa Kỳ theo thống kê năm 2013 là:

Thứ tự

 

Quốc gia

Dân số

Tỷ lệ so với tổng số ngoại kiều

1

Mexico

11,585,000

28%

2

India

2,035,000

4.9%

3

Philippines

1,844,000

4.5%

4

China*(không kể Taiwan và HongKong)

1,805,000

4.4%

5

Việt Nam

1,281,000

3.1%

6

El Salvador

1,252,000

3.0%

7

Cuba

1,144,000

2.8%

8

Korea

1,070,000

2.6%

9

Dominican Republic

  991,000

2.4%

10

Guatemala

 902,000

2.2%

 

Các giống dân khác

16,324,000

42.2%

 

Tổng cộng

41,300,333

13.1% của tổng số dân Hoa Kỳ

 

Định nghĩa của chữ immigrants - ngoại kiều - theo luật pháp Hoa Kỳ là: Dân nước ngoài không sinh ở Mỹ. Số dân này bao gồm:

- Dân đă chính thức xin gia nhập công dân Mỹ.

- Dân cư trú hợp pháp (lawful permanent residents - LPR).

- Dân không phải immigrants (non-immigrants) nhưng ở Mỹ hợp pháp như sinh viên, người được giấy phép làm việc ở Mỹ.

- Dân cho phép vào Mỹ tỵ nạn chính thức.

- Thường trú dân ở Mỹ bất hợp pháp. 

 

Hàng năm số ngoại kiều -immigrants- vào Mỹ hợp pháp khoảng hơn một triệu người. Theo tài liệu của Sở Di Trú vào năm 2013 th́ tổng số người ngoại quốc được cấp thẻ xanh là 990,553 người. Trong số này, số người đến nhiều nhất từ quê hương mẹ đẻ của họ là:

1. Mexico                        134,198 người

2. China                          68,410 người

3. India                             65,506 người

4. Philippines                  52,955 người

5. Dominican Republic  41,487 người

6. Cuba                            31,343 người

7. Việt Nam                    26,578 người

8. Hàn Quốc                    22,937 người         

 

Năm tiểu bang Mỹ ngoại kiều chọn là nơi định cư nhiều nhất là:

1. California            19.4 %

2. New York           13.5%

3. Florida                10.4%

4. Texas                  9.4%

5. New Jersey         5.4% 

 

Luật lệ về Di Trú của Hoa Kỳ rất phức tạp. Tuy rằng tám quốc gia có dân ngoại kiều ở nhiều nhất thế giới ở bảng liệt kê bên trên nước nào cũng muốn cấp giấy phép visa cho người ngoại quốc có nghề chuyên nghiệp vào quốc gia ḿnh để khuếch trương kinh tế, chỉ có Hoa Kỳ có chính sách rơ ràng cho phép đủ mọi thành phần ngoại kiều vào nước Mỹ, không như Anh, Pháp, Saudi Arabia, United Arab Emirates muốn giảm thiểu dân nước ngoài vào định cư ở nước ḿnh.

Không những Hoa Kỳ cho đủ loại hạng người từ tất cả năm châu trên thế giới vào Mỹ, số người được cấp visa cũng là một con số khổng lồ.

Theo bộ luật Immigration and Naturalization Act (INA) về vấn đề ngoại kiều và nhập tịch, con số hàng năm nước Mỹ ấn định cho phép ngoại kiều di trú ở thường trực (permanent immigrants) là 675,000 người, với vài trường hợp ngoại lệ không tính trước số ấn định được như số người có liên hệ gia đ́nh mật thiết được bảo trợ.

Hoa Kỳ cho phép ngoại kiều vào định cư dựa trên những nguyên tắc: đoàn tụ gia đ́nh, người chuyên nghiệp giỏi có lợi cho kinh tế quốc gia, bảo vệ người tỵ nạn, và khuếch trương đặc thù đặc biệt của xứ Mỹ: công dân đến từ khắp bốn phương trên thế giới. 

Tổng Thống và Quốc Hội phân loại, ấn định số ngoại kiều hàng năm được gia nhập Hoa Kỳ. Đây là những chi tiết căn bản về hệ thống di trú của nước Mỹ:

1. Visa cấp cho Đoàn tụ gia đ́nh: Công dân Mỹ, hay thường trú nhân hợp pháp (Lawful Permanent Residents, viết tắt LPR) được quyền bảo trợ thân nhân trong gia đ́nh sang Mỹ, nhưng phải hợp đủ điều kiện về tuổi tác và tài chính.

Thân nhân trong gia đ́nh được phân biệt làm hai loại sau đây:

        A. Immediate relatives - Liên hệ gia đ́nh trực tiếp: vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi chưa lập gia đ́nh, bố mẹ (người con đứng ra bảo trợ phải trên 21 tuổi).

        B.  Family preference - liên hệ gia đ́nh không trực tiếp: con trên 21 tuổi, độc thân hay đă lập gia đ́nh, anh chị em trên 21 tuổi, và vợ chồng hay con cái c̣n độc thân của thường trú nhân hợp pháp (Lawful Permanent Residents - LPR).

Đây là bảng chi tiết về ưu tiên bảo trợ và số người Quốc Hội cho phép cấp visa vào Mỹ mỗi năm, với A ưu tiên hơn B:

A. Immediate relatives - liên hệ gia đ́nh trực tiếp (tổng số trên 480,000 người):

Phân loại

Người bảo trợ

Người được bảo trợ phải là

Số visa cấp

Immediate relatives - liên hệ gia đ́nh trực tiếp

Công dân Mỹ

Vợ chồng, con cái dưới 21 tuổi, bố mẹ

Hoạch định 480,000 nhưng thật sự là vô giới hạn

 

B.  Family preference - liên hệ gia đ́nh không trực tiếp (tổng số không dưới 226,000 người)

Thứ tự ưu tiên

Người bảo trợ

Người được bảo trợ phải là

Số visa cấp

1

Công dân Mỹ

Con trưởng thành c̣n độc thân

23,400*

2A

Thường trú nhân LPR

Vợ chồng hay con nhỏ

87,900

2B

Thường trú nhân LPR

Con trưởng thành c̣n độc thân

26,300

3

Công dân Mỹ

Con trưởng thành đă lập gia đ́nh

23,400**

4

Công dân Mỹ

 

Anh chị em

65,000***

* cộng thêm số visa không dùng hết của ưu tiên 4.

**cộng thêm visa không dùng hết của ưu tiên 1 và 2A, 2B.

***cộng thêm visa không dùng hết của ưu tiên 1, 2A, 2B và 3.

 

 

2.  Visa cho Ngoại kiều đến làm việc ở Hoa Kỳ.

Có hai loại visa Hoa Kỳ cung cấp cho người ngoại quốc vào Mỹ làm việc: tạm thời và thường trực.

        A. Tạm thời: Có đến hơn 20 loại visa làm việc tạm thời khác nhau:

                -L : nhân viên cùng hăng hoán chuyển vị trí sở làm.

                -P : lực sĩ, người trong ngành giải trí như ca sĩ, nghệ sĩ, kịch sĩ...

                -R : liên hệ đến tôn giáo.

                -A : nhân viên ngoại giao đoàn.

                -O : người có khả năng chuyên môn đặc biệt.

                -H : đủ cấp làm việc khác nhau , chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp (chẳng hạn những người Mễ làm nghề nông).

        Tất cả visa loại này đều có một con số giới hạn mỗi năm  bao nhiêu visa được cấp. Nếu cần biết thêm chi tiết, xin xem link này:

 http://www.uscis.gov/working-united-states/temporary-workers/temporary-nonimmigrant-workers

        B. Thường trực (Permanent): Quốc Hội cho phép cấp 140,000 visa mỗi năm. Đây là năm thứ tự ưu tiên, và số visa cho phép của từng phân loại:

Thứ tự ưu tiên

Điều kiện được cấp visa

Số visa cấp

1

Người có biệt tài trong lănh vực nghệ thuật, khoa học, giáo dục, business, lực sĩ, những nhà nghiên cứu, giáo sư, giám đốc xuất sắc

40,000*

2

Người có bằng cấp cao trong lănh vực của họ, hay người thật xuất sắc trong lănh vực nghệ thuật, khoa học, hay business 

40,000**

3

Người có tay nghề chuyên môn với kinh nghiệm ít nhất, hay được huấn luyện ít nhất hai năm, chuyên nghiệp với bằng cao học, nghề tay chân làm việc quanh năm không phải là từng mùa hay tạm thời

40,000***

4

Ngoại kiều đặc biệt như nhân viên tôn giáo, người đang hay đă làm việc cho cơ quan chính phủ Hoa Kỳ ở nước của họ,

10,000

5

Người bỏ ra $500,000 (đầu tư vào vùng ngoại ô xa thành phố cần phát triển) hay 1 triệu dollars (đầu tư trong vùng thành phố) mở hăng mướn ít nhất là 10 nhân viên sẽ được cấp visa EB-5

10,000

* cộng thêm số visa không dùng hết của ưu tiên 4 và 5.

** cộng thêm số visa không dùng hết của ưu tiên 1.

*** cộng thêm số visa không dùng hết của ưu tiên 1 và 2.

 

 

3. Tỵ nạn và xin tỵ nạn chính trị:

        A. Tỵ nạn: Định nghĩa của tỵ nạn là: người không thể nào quay trở về sinh sống ở nước của họ v́ một lo sợ chính đáng sẽ bị hành hạ tra tấn v́ họ khác mầu da, hay v́ họ là hội viên của một tôn giáo khác phái, một tổ chức chính trị đối lập. 

Tổng Thống là người quyết định số dân tỵ nạn ngoại quốc được cho phép vào Mỹ, với duyệt xét đồng ư của Quốc Hội. Năm 2013, Tổng Thống quyết định tổng số dân tỵ nạn được cấp visa là 70,000 người, và đây là chi tiết:

Gần Đông và Nam Á Châu     :       31,000

Nam Á Châu                           :       17,000

Phi Châu                                 :       12,000

Mỹ La-Tinh/ Caribbean          :         5,000

Âu Châu và Trung Á Châu     :         2,000

Số để riêng dự bị                    :         3,000

 

TỔNG CỘNG                         :       70,000

 

        B. Xin tỵ nạn chính trị: Người ngoại quốc đang ở Mỹ nhưng lo sợ khi trở về nước của họ sẽ bị hành hạ, truy tố về chính trị hay tôn giáo có thể nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Số visa cho phép phân loại này là vô giới hạn.

        Cả người tỵ nạn lẫn người xin tỵ nạn được cấp phép cho ở lại, sau khi ở Mỹ một năm sẽ được cấp giấy thường trú nhân LPR (thường gọi là thẻ xanh).

4. Chương tŕnh cấp visa đa dạng (Diversity Visa program): 

Năm 1990, đạo luật Immigration Act thiết lập hệ thống cấp visa theo phương thức sổ xố, dành riêng cho các quốc gia có ít ngoại kiều ở Hoa Kỳ.

Mỗi năm chính phủ cho sổ xố cấp không 55,000 visa, thẻ xanh,   cho bất cứ dân quốc gia nào trong ṿng năm năm trước chỉ có ít hơn 50,000 người dân xứ họ đến ở Hoa Kỳ.

Để hội đủ điều kiện nộp đơn cho tên ḿnh được bắt thăm, một người phải có bằng trung học, làm việc ít nhất hai năm kinh nghiệm hay huấn luyện.

Mỗi năm có hàng trăm ngh́n người khắp thế giới nộp đơn xin vào Mỹ dưới chương tŕnh này. Máy computer sẽ chọn hên xui tên 55,000 người. Phần đông người được chọn là từ Phi Châu và Đông Âu.  

5. Vài chương tŕnh cấp visa khác v́ lư do nhân đạo:

Những thí dụ người được cấp visa cư ngụ ở Mỹ trong chương tŕnh này là đang ở Mỹ nhưng không trở về quê hương của họ được v́ thiên tai, chiến tranh...

6. Xin nhập tịch:

Muốn nhập tịch, một người phải có thẻ xanh (thường trú nhân LPR) ít nhất 5 năm, hoặc 3 năm nếu là được vợ/chồng bảo lănh, hay bị chồng hành hạ theo đạo luật Violence Against Women Act, VAWA. Người nộp đơn phải ít nhất là 18 tuổi và phải qua một khảo hạch ngắn về lịch sử và đời sống Hoa Kỳ.

Số người nhập tịch vào công dân Mỹ hàng năm khoảng gần 800,000 người.

 

Nguyễn Tài Ngọc

December 2015

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.uscis.gov/working-united-states/temporary-workers/temporary-nonimmigrant-workers

http://www.immigrationpolicy.org/just-facts/how-united-states-immigration-system-works-fact-sheet

http://www.migrationpolicy.org/programs/data-hub/charts/largest-immigrant-groups-over-time

http://www.usatoday.com/story/money/business/2013/09/28/countries-with-most-immigrants/2886783/

https://en.wikipedia.org/wiki/Americans

http://knoema.com/sijweyg/gdp-per-capita-ranking-2015-data-and-charts

http://www.politifact.com/florida/statements/2012/jun/20/marco-rubio/marco-rubio-says-us-admits-1-million-immigrants-ye/

http://www.cnn.com/2013/11/06/us/immigration-statistics-fast-facts/