Nhà th Tin Lành North Hollywood

k nim 40 năm thành lp

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

Thứ Bẩy vừa rồi Hội Thánh Tin Lành Việt Nam North Hollywood tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập. 40 năm là một thời gian khá dài, nó là cái mốc lịch sử của nhà thờ North Hollywood nên vợ chồng tôi không thể nào không tham dự.

 

Một lư do nữa chúng tôi không thể bỏ qua là ngày xưa vợ chồng tôi quen nhau  đi nhóm ở nhà thờ Tin Lành này. Tôi ghét cái lư do đàn ông con trai đi nhà thờ là để t́m vợ nhưng sự thật không thể nào chối căi, vợ chồng chúng tôi gặp nhau ở nhà thờ:

 

                ban xưa tôi đi nhà thờ,

        không v́ mục đích muốn sờ tay ai,

                không cần người khác mối mai,

        không buồn để ư chị Hai, em Thùy.

                ai dè cô Tám Paris,

        qua chơi, liếc mắt, nấu ḿ tôi ăn.

                xem nàng không giống bà chằng,

        nên t́nh nở nhụy, gối chăn vợ chồng.

 

Có lẽ vài người sẽ thắc mắc Tin Lành khác với Công Giáo như thế nào? Lúc chết đi ai sẽ lên thiên đàng? ai sẽ xuống địa ngục? ai sẽ qua hầm cầu Thủ Thiêm? ai sẽ đi bán hột vịt muối?..., tôi không muốn viết ngay ở đây v́ sợ nhàm chán chuyện kiếm hiệp Kim Dung đang hồi gay cấn, nhưng nếu người nào thật sự muốn t́m hiểu th́ xin đón xem tập sau ở đoạn cuối bài này sẽ rơ.

  

North Hollywood là thành phố cách nhà tôi hiện giờ 30 miles (48 km). Trước năm 1975, vợ chồng ông bà Mục Sư Nguyễn Hậu Lương sang Mỹ du học, mở một nhà hàng Việt Nam ở thành phố North Hollywood. Sau ngày 30/4/1975, ông bà dùng tiệm ăn làm nơi nhóm họp nhà thờ v́ số thân nhân trong gia đ́nh ông bà bảo trợ từ trại tỵ nạn Camp Pendleton đến hơn hai chục người. Mục Sư Chủ Tọa đầu tiên là Nguyễn Thiện Sỹ, bố vợ của Mục Sư Lương.

 

 

 

 

Từ đó, số con chiên tăng dần và sau nhiều lần di chuyển mướn nhà thờ này đến nhà thờ khác, cuối cùng vào năm 1989, nhà thờ mua được một miếng đất, vay tiền để xây lên nhà thờ hiện thời ở Pacoima. Năm 2003, nhà thờ trả dứt cả nợ xây thánh đường lẫn nợ mua hai miếng đất (nhà thờ mua luôn miếng đất kế bên sau này).

 

trao quà lưu niệm cho các tôi tớ Chúa đi nhóm liên tục từ lúc thành lập năm 1975 cho đến nay.

 

Vào khoảng năm 1981, tôi bắt đầu đi nhóm ở nhà thờ. Trong số những người trẻ cùng lứa tuổi trong nhà thờ có chị của vợ tôi. Vợ tôi lúc bấy giờ ở Paris, sang Mỹ chơi thăm chị nên Chủ Nhật chị em cùng đi nhóm ở nhà thờ.

 

                thế rồi khi gặp mặt nhau,

        thấy tôi đen đúa, da mầu ngâm đen.

                tính t́nh chẳng mấy bon chen,

        đơn, lủi thủi, nàng bèn yêu thương.

                được yêu, tôi khoái ba sườn,

        nàng về lại Pháp vấn vương từng ngày.

                tôi phone: "Em trở lại đây",

        "ḿnh làm đám cưới, qua cầu gió bay".

 

Mục Sư Nguyễn Hậu Lương là chủ lễ đám hỏi, năm 1983,  lẫn đám cưới, năm 1984, cho hai vợ chồng chúng tôi. Chúng tôi đi nhóm một thời gian khá lâu, khi bốn đứa con trong giai đoạn khôn lớn. Mục Sư Nguyễn Hậu Lương về nước Chúa năm 1996.

 

Mục Sư Lương là chủ lễ đám hỏi chúng tôi tháng 12 năm 1983:

 

 

đám cưới tháng 6 năm 1984:

 

 

 

 

 

 

Đă mấy năm rồi tôi là con chiên hoang đàng không đi nhóm nên khi lái xe vào băi đậu của nhà thờ, tôi không nhận ra chục cậu thanh thiếu niên trẻ tuổi đứng hướng dẫn xe vào chỗ đậu. Một cậu quyết chí bảo tôi lái xe vào đậu tận bên trong, cho dù tôi nhử mồi cậu ấy 20 dollars để tôi đậu xe ngay cửa ra vào để tí nữa xong nhóm  tôi chuồn ra cho dễ.  

 

Đây là lần đầu tiên trở lại nhà thờ mà hành động đạo dức của tôi đáng cần được ... xử lư nên lời yêu cầu của tôi không được Chúa chấp nhận. Cậu thiếu niên vẫy tay bảo tôi lái xe vào bên trong.

 

Vừa bước ra khỏi xe, tôi đă gặp vài gương mặt quen thuộc. Ai cũng nói lâu quá không gặp tôi, lúc này khỏe không, đi nhóm ở đâu? Cứ tuần tự từng người một, câu trả lời của tôi là lúc này tôi vẫn khỏe, và câu kế tiếp th́ thay đổi sau mỗi người: lúc này tôi tu, đi chùa Tam Tông Miếu, đi chùa Phước Ḥa, đi chùa Kỳ Viên Tự, đi chùa Giác Lâm...

  

Tôi đến chỉ c̣n năm phút là vào giờ nhóm nên may thay thoát khỏi không cần trả lời những câu hỏi tra tấn khác của nhiều nhân viên C.I.A. Sao nhan sắc tôi quá chóng phai tàn, tóc bạc trắng phau? Dạo này trông tôi có vẻ lên cân? với những người có liên lạc với tôi trên Facebook, chuyến đi du lịch kế tiếp của tôi là ở đâu, Bến Hải hay Cà Mau?

 

Kư tên xong vào bảng lưu niệm, vợ chồng tôi ngồi vào ghế. Nhà thờ mời nhiều người tham dự nên hôm nay con chiên đến đông đảo, ngồi chật ghế không c̣n chỗ. Tôi nghĩ là đông hơn buổi ra mắt vào thời Bắc thuộc lần thứ ba của phim "Xin Đừng Bỏ Em" với nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng.

 

 

 

Ông nghị viên Nguyễn Thiện Nhân đọc tiểu sử Hội Thánh

 

Ban hát lên hát một bài nhạc thánh. Nói đến ban hát th́ nhà thờ nào, Công Giáo hay Tin Lành, cũng đều có ban hát, và t́nh cảnh cùng giống nhau. Ai cũng có thể là hội viên của ban hát, từ trẻ đến già, từ nam đến nữ, từ thợ ráp đến bác sĩ chỉnh mông nắn xương, từ người biết biết hát đến người biết rống, từ người có giọng hùng hồn đến người nói năng lí nhí. Vấn đề ở đây không phải là hát hay, hát cạnh tranh với Asia hay Paris By Night mà là hát với hết cả tấm ḷng tôn vinh Chúa. Tôi đồng ư với quan điểm này nên hoàn toàn không chê bai các ban hát của nhà thờ mà c̣n khen ngợi nữa là khác.

 

Chỉ có mỗi một bất lợi là khi chết đi, tuy là con chiên trong ban hát và con chiên ngồi nghe hát đều cùng lên thiên đàng, nhưng con chiên trong ban hát lên thiên đàng với giọng nói hùng hồn trong khi con chiên ngồi trong nhà thờ nghe hát th́  tai ai cũng đă điếc.

 

 

 

 

 

Sau vài lần đứng lên ngồi xuống cầu nguyện khai lễ, nghe hoan nghênh chào mừng đọc Kinh Thánh đối đáp, cử tọa lại tiếp tục... nghe hát thêm nữa.

 

 

 

 

Tôi không biết có phải Chúa phạt tôi hay không v́ tôi không đi nhà thờ thường xuyên, nhưng mỗi lần tôi đi nhà thờ là đúng y như rằng anh Vũ Hà Trung lên hát một bản Biệt Thánh ca. Ảnh này cho thấy lần này anh cũng lên hát một bản Thánh ca đặc biệt với cô Hạnh:

 

 

Đời có lắm nan giải đôi khi chúng ta không biết cách nào giải quyết. Không biết tôi có nên nói với anh ấy là chính v́ bị cực h́nh tra tấn nghe anh ấy hát măi nên tôi mới quyết định bỏ nhà thờ?

   

Việc đứng lên ngồi xuống th́ Tin Lành cũng như Công Giáo, tôi thấy một vài lần trong buổi lễ là đủ rồi, thế nhưng không. Nếu nói đứng lên ngồi xuống mười lần trong một buổi nhóm cũng không là nói quá. Giả sử có một vấn đề chung cả hội thánh cần cầu nguyện, tôi đồng ư tất cả nhà thờ nên đứng. Thế nhưng cứ mỗi lần có người cầu nguyện là cả nhà thờ được mời đứng lên. Người cầu nguyện với Chúa th́ đứng lên là phải, c̣n người không cầu nguyện, hay một người lạ lần đầu tiên đi nhà thờ đâu có nói năng ǵ với Chúa đâu mà phải đứng lên? Cứ đứng lên ngồi xuống vô duyên cớ chẳng chóng th́ chầy sẽ có người khủng hoảng tinh thần vào nhà thương Chợ Quán.

 

 

 

Mục Sư Nguyễn Anh Tài, Viện Trưởng Thánh Kinh Thần Học Viện

 

Một phong tục trong buổi nhóm của nhà thờ Tin lành tôi không hiểu là đọc Kinh Thánh đối đáp. Cùng một đoạn Kinh Thánh, người hướng dẫn đọc một câu, mọi người trong nhà thờ đọc câu kế tiếp. Và cứ như thế liên tục, người hướng dẫn đọc một câu, cử tọa đọc một câu. Người Công Giáo h́nh như cũng thế nhưng họ ngân nga thay v́ đọc. Thỉnh thoảng ông Linh mục ngân nga xin Chúa ban phước cho con chiên "Chúa ở cùng anh chị em", và con chiên ngân nga đáp lễ, "Chúa ở cùng cha". Họ ngân, hát, chứ không nói suông. Tôi đi lễ nhà thờ Công Giáo vài lần, thú thật là chẳng hiểu ất giáp lúc nào ngân, và ngân cái ǵ. Mỗi lần xong lễ đi về ḿnh toát mồ hôi hột như vừa thoát nạn chiến trường Pleiku.

 

Mỗi người đi nhóm trong nhà thờ Tin Lành đều có một quyển Kinh Thánh như nhau, trang nào trang nấy giống nhau. Thế th́ tại sao phải thay phiên nhau đọc từng câu, có phải là mất th́ giờ vô ích không, v́ ai cũng có thể xem cùng một trang, biết cùng một câu Kinh Thánh? Cả đời tôi ghét đi học, ngồi đọc Kinh Thánh đối đáp to tiếng làm tôi nhớ lại kỷ niệm hăi hùng đi học mẫu giáo em tập đánh vần, chỉ khác một cái là bây giờ em tập đánh vần trong khi đầu tóc đă bạc trắng, thế mới chết chứ!

 

Bài giảng chính hôm nay là do Mục Sư Giáo Hạt Trưởng Giáo Hạt Việt Nam ở Hoa Kỳ, Lê Vĩnh Thạch giảng. Nói chuyện trước công chúng là cả một nghệ thuật, một tài năng thiên phú, khó hơn làm gà xé phai, khó hơn nấu bánh chưng bánh tét. Đây là lần đầu tiên tôi nghe Mục Sư Thạch giảng và thú thật đối với tôi, giống như bài giảng của bao Mục Sư khác, bài giảng này quá dài, 45 phút.

 

Mục Sư Lê Vĩnh Thạch, Giáo Hạt Trưởng Giáo Hạt Việt Nam ở Hoa Kỳ

 

Một bài giảng, diễn văn, cần nên ngắn gọn. Winston Churchill nói: "Một bài diễn văn hay giống như váy phụ nữ: dài vừa đủ để che đậy, ngắn vừa đủ để tạo ra sự chú ư." ("A good speech should be like a woman's skirt, long enough to cover the subject and short enough to create interest").  

 

Attention span - thời gian tối đa một người chăm chú nghe hay làm một việc ǵ- rất giới hạn, chỉ có 8 giây, theo sự thăm ḍ và nghiên cứu vào tháng 5 năm nay của Microsoft. Attention span của con người c̣n ít hơn attention span của con cá vàng gold fish, 9 giây.

 

Nếu một bài giảng có thể giữ người ta chăm chú nghe tiếp tục sau 8 giây, th́ thời gian tối đa sau 8 giây người ta vẫn c̣n chăm chú nghe chỉ là gần 5 phút.

 

Trong một bài giảng dài 30 phút, trung b́nh quan khách chỉ nghe 16% bài giảng v́ thời gian họ chăm chú nghe - attention span- chỉ là 5 phút.

 

Một nghiên cứu khác cho thấy là thời gian tối đa người ta chú ư nghe một một bài giảng hay diễn văn chỉ là 20 phút. Quá 20 phút là người ta không c̣n chú ư, ngoại trừ bài giảng thật hấp dẫn thu hút cử tọa.

 

Cả thế giới không có một cử tọa nào ngồi kiên nhẫn nghe đọc diễn văn dài đăng đẳng rồi sau đó vỗ tay nhiệt liệt, chỉ trừ khi nghe diễn văn của một người: đồng chí Tối Thượng Bắc Hàn Kim Jong-un. Nghe Kim Jong-un đọc xong, chẳng những mọi người hớn hở vỗ tay nhiệt liệt mà c̣n khóc rên rỉ trong sự vui mừng v́ diễn văn của đồng chí Kim Jong-un hay ác liệt: ai không vỗ tay hay khóc lóc sẽ bị bắn bỏ.

 

 

 

 

Tiếng Anh có một thành ngữ: "Less is more" ("Ít nhiều hơn nhiều"). Chỉ cần một bài nói ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề sẽ có hiệu quả hơn là nói ṿng vo tam quốc tốn nhiều th́ giờ làm người nghe không nắm được điểm chính yếu.

 

Tôi xin đưa ra một thí dụ b́nh luận vấn đề không nên ăn hột mít. Một người có thể đưa ra trăm thí dụ tại sao.Tôi sẽ viết ngắn gọn nhưng bảo đảm người đọc sẽ nhớ sâu đậm trong trí năo:

 

Nhiều người trong chúng ta không thấy cây mít v́ nó lạ. Tôi cho xem ảnh một cây mít để bắt mắt người xem. Nên nhớ là chúng ta cần 8 giây vàng bạc đầu tiên để bắt sự chú ư attention span của một người.

 

 

Một khi người ta đă thích tấm h́nh, họ sẽ nôn nóng muốn nghe tiếp xem thằng cha cà chớn này nói cái ǵ tiếp. Lúc đó tôi sẽ nói:

 

"mặc dù mít rất ngon ngọt, đôi lúc cắn múi mít mềm đến nỗi chẩy ra trong miệng, chúng ta không nên ăn hột mít v́ thân thể chúng ta có thể phát ra khí o-xy-hôi, cạc-bô-hai-đrô-ngạt, nâng cao nhiệt độ nóng của trái đất, tạo ra global warming, ấm lên toàn cầu".

 

Nghe đến đây bảo đảm ai cũng sợ tóe khói, dừng không ăn hột mít. Bài viết rất ngắn gọn nhưng hoàn toàn hiệu quả.

 

Sau buổi nhóm, mỗi gia đ́nh được tặng một kỷ yếu in rất công phu kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Thánh, và rồi tất cả mọi người ra trước cửa chụp một bức ảnh lưu niệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có một sự ngứa tai gai mắt tôi chứng kiến sau khi buổi nhóm chấm dứt, tôi nghĩ cần tường tŕnh lại ở đây với hy vọng đánh tiếng chuông chùa thức tỉnh lương tâm của tôi tớ Chúa mỗi Chủ Nhật đến nhà thờ đi lễ:   

 

Chúng tôi đứng lên nhưng v́ ngồi ở hàng ghế thứ 6 nên phải đứng chờ cho người ở hàng ghế 1, 2, 3,... tuần tự ra trước. Một chị ngồi ở hàng ghế trước chào niềm nở, nói rằng lâu quá không gặp chúng tôi đi nhà thờ. Tôi có Alzheimer's, trông chị ấy thấy quen, biết là người đi nhóm chung, nhưng không nhớ chị ấy tên ǵ. Chị ấy nói chuyện với vợ tôi, cho vợ tôi xem một cái b́a ǵ, và rồi lấy ra một quyển sổ tay nhờ vợ tôi viết vào số phone của chúng tôi.

 

Nếu là người ngày xưa thường giao thiệp th́ xin số phone không có ǵ kỳ lạ, nhưng chúng tôi ít nói chuyện với chị này khi đi nhà thờ nên việc xin số điện thoại làm tăng vẻ nghi ngờ của tôi.

   

Khi ra ngoài cửa, với tài thám tử Sherlock Holmes, tôi hỏi vợ tôi có phải chị ấy gạ bán mỹ phẩm không th́ vợ tôi nói đúng, chị ấy quảng cáo bán thuốc trị bá bệnh cho đời lên hương.

 

Không nói đến thuốc trị bá bệnh là nhảm nhí (nếu thật sự là thuốc trị bá bệnh: bệnh tham, bệnh ích kỷ, bệnh ghen ghét, bệnh mê vật chất, bệnh hống hách, bệnh nói láo..., th́ chắc tôi cũng mua), việc buôn bán ở nhà thờ là việc hoàn toàn không thể chấp nhận. Nhà thờ là nơi thờ phượng, nơi chúng ta đến để tiêu khiển th́ giờ với Chúa chứ không phải là chợ buôn bán. Một tuần có bẩy ngày, một ngày có 24 giờ, chúng ta có sáu ngày và 22 giờ để buôn bán ở nhà, chỉ dành có 2 giờ ngày Chủ Nhật cho Chúa mà c̣n lạm dụng th́ giờ đó để mang của cải vật chất đến cho ḿnh th́ là tham quá đỗi!

 

Ai nghĩ đây là ư kiến riêng tôi th́ xin đọc Kinh Thánh để biết chính Chúa Jesus cũng đă nổi cơn thịnh nộ khi chứng kiến cảnh buôn bán trong nhà thờ, Kinh Thánh Ma-Thi-Ơ 21:12,13: "Chúa Jesus vào đền thờ, đuổi hết kẻ bán người mua ở đó, đổ bàn của người đổi bạc và đổ ghế của người bán chim bồ-câu. Ngài nói với họ rằng: Có lời chép: " Nhà ta sẽ là nhà cầu nguyện", nhưng các ngươi biến nó thành ổ trộm cướp".

 

Mọi người ở lại dùng bữa trưa do nhà thờ khoản đăi. Một bữa cơm thật là thịnh soạn với vô số món ăn ngon vô cùng: chạo tôm, chả gị, xôi gấc, súp măng cua, bánh hỏi, thịt heo quay, gỏi sứa, chả quế..., rất nhiều món do chính các bà nội trợ trong Hội Thánh nấu.  

 

 

 

 

 

 

Con chiên kỳ cựu nhất trong Hội Thánh: Cụ bà Mục Sư Nguyễn Thiện Sỹ, 102 tuổi.

 

Tôi có dịp nói chuyện với nhiều người quen biết. Những em ngày xưa tôi dậy Kinh Thánh khi c̣n là thiếu nhi bây giờ đều đă lập gia đ́nh, con cái đùm đề. Hai ảnh này tôi chụp các em ở nhà thờ hơn 30 năm trước đây:

 

 

Ngày xưa khi c̣n độc thân vợ chồng tôi cùng vài thanh niên khác mỗi tối Thứ Sáu thường đến nhà vợ chồng anh bác sĩ/ mục sư Phạm Xuân Nghĩa và chị Ḥa để học Kinh Thánh. Đây là vài ảnh chúng tôi đi cắm trại thời xưa:

 

 

 

Người bên trái, Phiệt, bây giờ là Mục Sư. Anh đứng kế anh Phiệt, Huy, nay đă mất.

 

 

Vợ chồng anh Nghĩa & chị Ḥa lúc đó,      

 

bây giờ: 

 

   

Anh Nghĩa và chị Ḥa là một tấm gương sáng của một Cơ-Đốc-Nhân, người tin Chúa: khi chúng ta cầu nguyện xin Chúa ban phước, sự ban phước này không có nghĩa là của cải vật chất, mà là ân điển Chúa cho có thể là bất cứ một cái ǵ, ư của Chúa mở đường cho chúng ta trong đời sống. Trong trường hợp của hai anh chị và ba con, cả gia đ́nh phục vụ Chúa với tiền lương rất đạm bạc trong phạm vi giáo sĩ/bác sĩ 3 năm ở Bangladesh và 15 năm ở Mông-Cổ. Chỉ có năm nay anh chị mới trở lại Hoa Kỳ và sẽ về hưu ở đây.

 

Phước ân mà anh chị vui mừng nhận lănh không phải là nhà cao cửa đẹp, không phải là xe cộ đắt tiền, mà là trọng trách giao truyền lời Chúa cho người khác biết như đề cập trong Kinh Thánh: "Ngài phán cùng sứ đồ rằng: "Hăy đi khắp thế gian và giảng lời Chúa cho mọi người" " (Mark 16:15).

 

Chờ đợi ngày Thiên Chúa tái lâm, tôi chắc chắn Mục Sư Nguyễn Hậu Lương và Cụ Mục Sư Nguyễn Thiện Sỹ rất vui ḷng khi thấy hạt giống hai người gieo năm xưa bây giờ đă gặt hái tốt đẹp.

 

Tôi rất cảm động khi nhiều người mời tôi trở lại đi nhóm hàng tuần.

 

Chắc là tôi sẽ đi nhóm lại v́ bà Mục Sư Lương và các phụ nữ trong nhà thờ nấu ăn ngon quá.

 

-----------------------------------------------------------

Công Giáo và Tin Lành

 

Nói ngắn gọn, Tin Lành từ Công Giáo ra. Cho rằng đường hướng và nhiều điểm dậy dỗ tín đồ của Hội Thánh Công Giáo là vô lư, vào thế kỷ thứ 16, rất nhiều người và Linh mục lập ra phong trào Protestant Reformation hô hào Vatican cải tạo. Người nổi tiếng nhất là Linh Mục người Đức Martin Luther khi vào năm 1517, ông cho xuất bản ấn phẩm The Ninety-Five Theses liệt kê rơ rệt những ǵ ông ta cho là sai lầm trong Hội Thánh Công Giáo. Vatican dứt phép thông công Martin Luther liền sau đó (Người tranh đấu nhân quyền cho dân da đen ở Mỹ, ông Martin Luther King (1929-1968), đổi tên sinh đẻ Michael của ông ta sang Martin Luther).

 

Vài điểm quan trọng Martin Luther nêu ra Hội Thánh Công Giáo sai lầm:

 

1. Vatican lúc bấy giờ tin rằng có thể trả tiền để làm giảm h́nh phạt Chúa phạt v́ phạm tội. Martin Luther nói điều này sai lầm.

 

2. Vatican nói muốn được cứu rỗi, ngoài tin Chúa Jesus, c̣n phải xưng tội, đi nhà thờ, làm việc thiện....Martin Luther nói chỉ cần tin Chúa Jesus là được cứu, không có điều kiện nào khác.

 

3. Martin Luther tin nguồn lực thánh thiện lời Chúa dạy duy nhất là quyển Kinh Thánh. Ai muốn t́m hiểu lẽ đạo, cách sống, lời Chúa,  th́ t́m hiểu trực tiếp bằng đọc Kinh Thánh; không như  Vatican cho rằng chỉ có Vatican mới có quyền/ kiến thức để dậy Kinh Thánh cho con chiên.

 

Đây là những thứ Công Giáo tin, hoặc có, mà Tin Lành th́ không: Nước Thánh, Soeur, Linh mục không được lấy vợ, Nhà luyện tội, Tràng hạt, Hát ngân nga giữa Linh mục và con chiên, Đức Giáo Hoàng.

 

Đức Giáo Hoàng: Công Giáo tin Đức Giáo Hoàng là Chúa tể của hội thánh, tất cả mọi sự từ tài chính,  giáo lư..., đến chính sách cai quản nhà thờ đều dưới sự kiểm soát của Đức Giáo Hoàng và Vatican. Niềm tin này có lẽ một phần v́ Kinh Thánh mà ra: Ngày xưa Đức Chúa Trời chỉ nói chuyện và ra chỉ thị với Môi-se (Moses) để Môi-se hướng dẫn dân Do Thái chống cự với vua Pha-ra-ô của Ai Cập. Không ai có thể thấy Chúa v́ chính Chúa nói với Moses: "Con không được  thấy mặt Ta v́ ai thấy Ta sẽ không thể nào sống sót" (Exodus 33:20).

 

Tin Lành không có một chức tước như Đức Giáo Hoàng. Tất cả nhà thờ đều tự trị, và chỉ có Chúa là là đầu Hội Thánh.

 

Đây là những thứ cả Công Giáo lẫn Tin Lành đều có, nhưng khác nhau:

 

1. Nhà thờ:

-  Công Giáo tin rằng ân điển và cứu rỗi chẳng những qua Chúa Jesus, mà c̣n phải  thực hiện trong phạm vi nhà thờ, do đó thánh đường Công Giáo thường là kiến trúc cầu kỳ nghiêm trọng, nh́n là biết ngay nhà thờ.

 

- Tin Lành nghĩ rằng ai tin Chúa là được cứu, đi nhà thờ không phải là điều kiện để được cứu. V́ nơi nào vài người họp lại là nhà của Chúa (Ma-Thi-Ơ 18:20: Nơi nào có hai hay ba người nhân danh ta nhóm lại th́ ta sẽ hiện diện với họ), nhà thờ của Tin Lành do đó đơn giản, thường chỉ dùng cây Thập Tự để đánh dấu đó là nhà thờ.

 

2. Kinh Thánh:

- Công Giáo tin là đời sống của một tín đồ theo Kinh Thánh chưa đủ mà c̣n phải theo tất cả truyền thống của Vatican như thờ Đức Mẹ, cầu khẩn các Thánh, luyện ḿnh thánh thiện chuẩn bị cho nhà Luyện tội....  

 

-Tin Lành tin Kinh Thánh là lời Chúa duy nhất mà tín đồ phải theo. Tất cả truyền thống của Công Giáo là do Vatican đặt ra, không có trong Kinh Thánh.

 

3. Xưng tội:

- Công Giáo đồng ư chỉ có Chúa mới tha tội cho con người, thế nhưng nêu ra trong Kinh Thánh Chúa đă dùng sứ đồ là một công cụ để quản trị việc xưng tội, tha tội. Bằng chứng như khi sứ đồ Phao-Lô (Paul) viết cho hội thánh người Cô-Rin-Tô ở Corinth (Paul là một trong 12 sứ đồ của chúa Jesus):

- câu 2 Cô-rin-tô 5:18 : "và điều đó đến từ Đức Chúa Trời, Ngài đă dùng Chúa Jesus để ḥa hợp chúng ta với Ngài, và đă giao trọng trách làm ḥa hợp cho chúng ta"

- câu 2 Cô-rin-tô 2:10: "Anh em tha tội kẻ nào, tôi tha tội kẻ đó. Và nếu tôi có tha tội cho ai th́ là v́ anh em mà tha, trước mặt Đấng Christ".

 

V́ Linh mục bây giờ, như sứ đồ ngày xưa, là công cụ của Hội Thánh nên tiếp tục lănh trách nhiệm quản trị việc xưng tội. Do đó con chiên không thể nào xưng tội thẳng với Chúa mà phải xưng tội qua Linh mục.

 

Tôi đưa thí dụ này dễ hiểu lư luận của Công Giáo: Nói thí dụ tha tội là một trận đá banh. Chúa hứa ai vào xem cũng được (ai cũng được tha tội), nhưng cần phải vé để vào, và giao trọng trách đó cho các linh mục. Tuy rằng ai vào xem cũng được, nhưng phải đến linh mục Công Giáo để lấy vé. Trong khi Tin Lành tin mọi người vào thẳng xem đá banh, không cần vé của ai đưa hết.

  

- Tin Lành nghĩ rằng nếu ḿnh nghĩ phạm tội, th́ ḿnh cầu nguyện thẳng với Chúa.

 

4. Thánh:

Công Giáo: Ngoài Đức Chúa Trời và Chúa Jesus, Công Giáo c̣n cầu khẩn đến Thánh. Họ nhờ Thánh giúp họ bày tỏ những cầu xin của họ với Chúa để đạt được khẩn nguyện.

 

Tin Lành: Tin Lành nhận thức có thánh, nhưng thánh không có ǵ đặc biệt, không cầu nguyện hay cầu khẩn thánh.

   

5. Đức Mẹ Maria, mẹ của Chúa Jesus:

- Công Giáo tôn thờ bà Maria v́ tin rằng Maria là Mẹ thật, Mẹ toàn năng  của Chúa Jesus.

 

- Tin Lành tin là Chúa chỉ dùng bà Maria, một người b́nh thường trong nhân loại,   là một phương tiện để Chúa Jesus xuống thế gian chết thay cho tội lỗi của loài người. V́ bà Maria là người thường, Tin Lành không thờ bà Maria.

 

5. Ăn bánh và uống rượu thánh:

- Công Giáo tin là khi ăn bánh và uống rượu trong Lễ, hai thứ này thật sự trở thành thân thể, huyết, linh hồn thánh thượng của Chúa Jesus.

 

- Tin Lành tin hai thứ này chỉ là tiêu biểu cho thân thể và huyết của Jesus.

 

Nguyễn Tài Ngọc

November 2015

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:  

http://www.patheos.com/blogs/naturalwonderers/catholics-protestants/

http://www.dts.edu/hendrickscenter/blog/7-key-differences-between-protestant-and-catholic-doctrine-del-rosario-mikel/

https://en.wikipedia.org/wiki/Attention_span

http://www.ethos3.com/2015/01/how-to-conquer-short-attention-spans/

https://en.wikipedia.org/wiki/Martin_Luther