Cô thưa cháu 8 tui

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNTN.htm

 

Vào ngày 18 Tháng 3 năm 2011, bố mẹ của cậu bé tám tuổi Sean Tarala tổ chức tiệc sinh nhật cho con ḿnh.

Cậu bé được một chiếc xe đạp mới, hào hứng đạp nó chung quanh nhà th́ cô của cậu bé, Jennifer Connell  đến. Quá vui mừng nhận ra cô ḿnh đến thăm, Sean hét to:

"Cô Jen! Cô Jen!", và rồi nhẩy vào ḷng cô của ḿnh.

Bà Jennifer Connell, bây giờ 54 tuổi, cô của cậu bé,  nói: "Bỗng dưng tôi thấy cháu của tôi bay đến thành ra tôi phải giang tay chụp nó. Thế là hai cô cháu ngă lộn mèo xuống đất. Tôi nhớ là Sean hét to: "Cô Jen, cháu thương cô!".

Nhà của bố mẹ cậu bé Sean Tarala.  Ảnh của Richard Harbus/for New York Daily

Cú ngă lộn mèo làm bà Jennifer Connell bị trật khuỷu tay, phải vào nhà thương giải phẫu.

Bà Connell liên lạc với bảo hiểm nhà của bố mẹ cậu bé, nơi xẩy ra tai nạn, để đ̣i trả chi phí nhà thương th́ hăng bảo hiểm chỉ đồng ư trả một dollar danh dự.

V́ thế, một thời gian sau, bà Connell  thưa cậu cháu $127,000 dollars tiền thiệt hại khuỷu tay của ḿnh.

Bốn năm sau, hôm thứ ba vừa rồi, việc cáo tụng này cuối cùng được phân xử. Luật sư của bà Connell, trong đơn thưa cậu cháu Sean Tarala, nói rằng "Thân chủ chúng tôi bị chấn thương, thiệt hại, và nghỉ việc  chỉ v́ cậu cháu bất cẩn và cẩu thả. Tám tuổi là đủ biết suy nghĩ, đủ biết rằng nếu ôm đón chào một người nào quá mạnh  như thế th́ có thể gây ra chấn thương và thiệt hại cho nguyên cáo, thân chủ chúng tôi".

Luật sư của cậu bé cháu bà Connell nói rằng tội duy nhất cậu bé phạm là "muốn ôm mừng cô nó vào ngày lễ sinh nhật của nó".

Sau khi nghe tường tŕnh của cả hai bên, bồi thẩm đoàn chỉ cần 25 phút để đi đến quyết định là cuộc thưa kiện cháu trai của bà Connell là hoàn toàn vô lư, cậu bé không thiếu cô cậu ta một đồng xu nào.

Bà Jennifer Connell, Facebook

Khi biết  tin một người cô ruột thưa đứa cháu bé tí tám tuổi của ḿnh $127,000 dollars v́ nó mừng nhẩy vào ḷng làm bà ta ngă phải giải phẫu khuỷu tay, nhất là ở phiên ṭa bà ta điều trần là từ khi tay bị mổ, bà ta ít đi dự tiệc tùng lễ lộc v́ khó khăn: ở party bà ta không cầm đĩa thức ăn appertizer được, th́ nhiều người phẫn uất tại sao lại có một người cô tán tận lương tâm như thế.

Hôm sau, bà Jennifer Connell và cậu cháu trai lên TV phân trần là bà ta thương cháu, và cậu cháu vẫn thương bà ta. Việc thưa cháu ra ṭa là cùng bất đắc dĩ, theo  cố vấn của luật sư.

Bà ta muốn thưa hăng bảo hiểm nhà của bố mẹ cậu cháu, nhưng luật tiểu bang Connecticut không cho phép thưa kiện công ty mà phải thưa người thật sự có tên tuổi đàng hoàng. V́ thế mà bà ta phải thưa cậu cháu ra ṭa (bây giờ nó đă lên 12 tuổi).  

----------------------------

Trường hợp kiện tụng này cho thấy sự phức tạp về bảo hiểm y tế và sự vô lư của hệ thống luật pháp ở Hoa Kỳ, bất cứ việc ǵ, và ai thưa cũng được:

1. Bà Jennifer Connell có việc làm, nên chắc chắn có bảo hiểm y tế.

2. Khi bà ta vào nhà thương giải phẫu khuỷu tay, hăng bảo hiểm y tế của bà ta có lẽ nói là cậu cháu trai là người đă gây thương tích cho bà. Chuyện này xẩy ra ở nhà  bố mẹ nó, nên bà Connell phải thưa hăng bảo hiểm nhà để lấy tiền chi phí giải phẫu.

Nhà nào ở Mỹ cũng phải có vài thứ bảo hiểm khác nhau, tùy theo vùng: bảo hiểm lụt lội, bảo hiểm động đất, bảo hiểm đồ đạc trong nhà, và bảo hiểm cho những chuyện khác không ngờ được : thí dụ nhà có hồ bơi, con láng giềng đến nhà ḿnh bơi bị chết ch́m, một người đi bộ trước nhà bị cành cây của nhà ḿnh rớt trúng đầu....

Mỗi nhà mua một số tiền đền tối đa khác nhau. Có lẽ tiền bảo hiểm đền tối đa nhà của bố mẹ Sean là $127,000 dollars nên bảo hiểm y tế của bà Connell muốn hăng bảo hiểm nhà cậu cháu đền số tiền như thế. Nếu chi phí giải phẫu hơn $127,000 dollars th́ bảo hiểm y tế của bà Connell sẽ trả phần phụ trội đó.

3. Hăng bảo hiểm nhà của bố mẹ cậu bé Sean Tarala không đồng ư, chỉ chịu trả một dollar danh dự.

4. Theo luật của tiểu bang Connecticut, bị cáo phải là một người bằng xương bằng thịt, không phải là một hăng bảo hiểm, nên bà Connell không thể thưa hăng bảo hiểm được, do đó phải thưa cậu cháu.

5. Thế nhưng, cuối cùng ṭa án Hoa Kỳ xử việc bà Connell thưa cậu bé Sean $127,000 dollars là vô lư. Cậu bé Sean không phải đền một đồng xu nào.

6. Từ lúc việc này xẩy ra (2011) đến lúc việc kiện tụng cuối cùng được xử vào tuần rồi (2015), thời gian là bốn năm.

Ở Hoa Kỳ, thưa kiện không giới hạn, muốn thưa việc ǵ hay thưa ai cũng được. Bên thưa kiện và bên bị kiện tự phải trả chi phí mướn luật sư biện hộ cho ḿnh nên có nhiều người và luật sư không có lương tâm cứ thưa người khác vung Tào Tháo. V́ không phải người nào cũng có tiền trả luật sư, nên chính người luật sư dụ dỗ nguyên cáo cứ thưa. Ông ta chỉ lấy lệ phí nếu thắng kiện, thua th́ khỏi trả tiền.

Đụng xe, hay đại diện nhân viên thưa hăng xưởng là thí dụ điển h́nh cho trường hợp luật sư chỉ lấy lệ phí nếu thắng.

Trường hợp ở đây, thay v́ hăng bảo hiểm y tế của bà Jennifer Connell trả chi phí nhà thương, v́ luật pháp Mỹ không cấm, họ không trả mà bắt bà Connell thưa cậu bé với hy vọng là ṭa xử hăng bảo hiểm nhà bố mẹ cậu bé phải trả tiền.

Ở Anh quốc, trong một vụ kiện, bên thua sẽ phải trả tất cả tiền chi phí của bên thắng nên người ta ngần ngại không thưa kiện, trừ khi nắm chắc phần thắng.

Hoa Kỳ cần thay đổi luật thưa kiện như Anh: người nào thua phải trả tiền chi phí hai bên th́ dân mới sợ, không thưa người khác vô lư.

Nhưng buồn 50 phút chứ không phải 5 phút: Tết Congo th́ luật pháp Mỹ mới thay đổi.

Nguyễn Tài Ngọc

October 2015

http://www.saigonocean.com/

 

Tài liệu tham khảo:  

http://www.nydailynews.com/new-york/auntie-christ-suit-nephew-meant-simple-article-1.2397452

http://www.washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/2015/10/13/aunt-sues-12-year-old-nephew-who-broke-her-wrist-with-a-careless-hug/

http://www.theguardian.com/us-news/2015/oct/14/aunt-nephew-broken-wrist-lawsuit-homeowners-insurance