Du lch Moscow, St. Petersburg - Russia,

Paris, 18-30 June 2015

kết cc

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNTN.htm

 

 

 

Chiếc máy bay Swiss Airlines chở vợ chồng tôi đi Zurich trên đường đi Paris, cất cánh từ phi trường Domodedovo, Moscow, đúng 17:25 như chương tŕnh. Mặc dù tôi không có cảm tưởng ǵ sợ hăi trong suốt thời gian ở Nga, tôi vẫn cảm thấy nhẹ nhơm khi chân không c̣n chạm đất của quốc gia Cộng Sản số Một trên thế giới.

Tôi cảm thấy hai điều may mắn: Thứ nhất, tôi không phải là Edward Snowden, anh chàng Mỹ giỏi về computer làm cho Cơ Quan T́nh Báo CIA  nhưng vào năm 2013 tiết lộ bí mật quốc pḥng của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA), chạy trốn khỏi nước Mỹ xin tỵ nạn chính trị ở Nga. Có lẽ anh ta sẽ phải nh́n tượng Lê-Nin ít nhất mười năm nữa, trừ khi anh ta có gan trở lại Hoa Kỳ để đối đầu với ba trọng tội chính phủ kết án, mỗi tội phạt tối đa 10 năm tù ở.

Thứ hai, vợ tôi ngày xưa sống ở Paris chứ không phải Mozambique. Tưởng tượng nếu nàng  công dân xứ Phi Châu, cứ ba năm một lần tôi phải tháp tùng nàng đi theo về Maputo th́ chẳng những đời tôi tàn trong ngơ hẹp mà tôi c̣n sống trong sự rầu rĩ râu ria cả cuộc đời.

Tôi thật thích Swiss Airlines. Cả hai chuyến bay từ Moscow đến Zurich (3giờ 15phút), từ Zurich đến Paris (1giờ 20phút), hành khách đều được cho ăn uống như thời oanh liệt xưa cũ đi máy bay năm nào: khách được cho ăn canh chua cá lóc với muỗng nĩa i-nốc-zi-đáp đàng hoàng. Một điều thích nữa là vài ngày sau khi mua vé máy bay, tôi chỉ trả 18 dollars/ một người cho cả hai chặng bay để được chọn chỗ ngồi. Thay v́ phải ôm đuôi máy bay, tôi chọn cả hai ghế ngay đường đi, dẫy ghế rất gần phía trước: số 8. Cũng cùng được sự lựa chọn ấy mà United Airlines tính $139 dollars trên trang web, $99 dollars khi ở quầy phi trường. United Airlines đúng thật là giai cấp địa chủ Mỹ bóc lột giai cấp vô sản (OK, OK, tôi hữu sản nhưng chỉ có tí ti hữu sản, gần bằng vô sản). Tôi phải nói chuyện thêm với nhiều người học về chủ thuyết Kác-Mác để mấy tuần nữa sẽ tổ chức một cuộc cách mạng tháng 10.

Tôi chỉ có 40 phút chuyển tiếp ở Zurich nên lo sợ không kịp bắt chuyến bay đi Paris v́ c̣n phải qua Immigration. Nỗi lo sợ của tôi không hiện hữu khi máy bay tôi đến Paris 10 giờ 30 tối như chương tŕnh, nhưng valise của tôi th́ không theo kịp, kẹt lại ở Zurich. Đến điền giấy khai báo mất hành lư, cô nhân viên xin lỗi rối rít, bảo đảm với tôi tối mai sẽ có người giao valise đến nhà và cho tôi một bị có dây mang trên vai (Âu Châu đàn ông con trai nào cũng mang. Bên Mỹ không dùng, nếu mang người ta sẽ tưởng tôi lại cái). Trong bị này đủ thứ vật dụng dùng qua đêm như  bông, kem và bàn chải đánh răng, lược chải đầu, một áo thun ngủ....

Những nước gia nhập Cộng Đồng Chung Âu Châu không những có lợi vật giá rẻ xuống v́ không thuế Hải quan, có thêm nhiều việc làm, mà khi di chuyển bằng máy bay như thế này không phải bị qua Quan Thuế khám xét nữa. Tôi rất ngạc nhiên khi không phải qua cửa ải Immigration, không có cảnh sát xét, hoàn toàn không một viên chức thẩm quyền nhà nước vỗ vai tôi nói: "Xin cho xem giấy tờ". Dễ dàng như đi máy bay nội địa, tôi lấy hành lư của vợ tôi rồi ra ngoài. Vợ chồng anh của vợ tôi đă đợi sẵn ngoài cổng, chở chúng tôi về Paris. Gần 11 giờ rưỡi đêm, Paris đă buông mùng đi ngủ.

Đây là lần thứ bẩy tôi đi Paris. Đă xem Paris nát nước (ngoại trừ chưa bao giờ lên tháp Eiffel, và lần này tôi cũng không lên v́ không thích xếp hàng) nên lần này tôi chỉ hộ tống vợ tôi thăm bạn bè. Vợ tôi ngày xưa ở Paris, có nhiều bạn, nói tiếng Pháp như gió nên gặp lại bạn cũ trong khung cảnh ḿnh đă sống ngày xưa là đủ vui, không cần đi nơi nào ṃ kim đáy bể.

 

                Russia có cái bực ḿnh,

        đi vào toilette trả tiền, không free.

                bây giờ tôi ở Paris,

        đi tè cũng phải chịu chi mấy đồng.

                tôi mơ thế giới đại đồng:

        Hoa Kỳ toilette không đồng, không xu

Buổi sáng hôm nay trong khi nàng gặp bạn, tôi tranh thủ thời giờ đi gặp bác sĩ Hoàng Cơ Lân. Tôi biết bác sĩ Lân nhờ một năm trước đây ông viết email cho tôi sau khi đọc bài "Nỗi buồn quân phục" do tôi viết (http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc/van113.htm.) Trước khi đi Paris, tôi viết email xin muốn gặp th́ ngày mai Thứ Bẩy ông sẽ đi nghỉ hè, nên chỉ c̣n có mỗi một ngày Thứ Sáu hôm nay là ông không bận.

Từ giă vợ và bạn vợ, tôi xuống trạm Les Gobelins để lấy metro.

Đến nơi, tôi gọi điện thoại cho bác sĩ Lân để chờ ông ra gặp tôi. Vài phút đứng chờ ông xuất hiện mà tôi hồi hộp như lần đầu tiên hẹn bồ. Cả hai tuy là tôi đă biết mặt qua h́nh ảnh, thế nhưng tôi không biết sẽ ăn nói ra sao. Với bồ th́ không biết có nên nắm tay bồ hay không v́ sợ bồ ra chiêu Ngọc Diệp Hỏa Hầu Tát để dấu năm ngón tay hồng trên má, với bác sĩ Hoàng Cơ Lân th́ ông là một nhân vật tên tuổi thời Việt Nam Cộng Ḥa nghĩa khí lẫm liệt, tôi sẽ bối rối khi nói chuyện không t́m đủ ư để thụ chiêu?

Bác sĩ Hoàng Cơ Lân năm nay 83 tuổi, từng hành nghề bác sĩ ở Paris, nay đă về hưu. Ông sinh ở Hà Nội. Năm 1957 tốt nghiệp bác sĩ, ông gia nhập và phục vụ  Sư Đoàn Nhẩy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong 13 năm trời. Năm 1971-1972, ông sang Hoa Kỳ học khóa Chỉ huy Tham mưu Cao cấp (US Army Command and General Staff College) tại Fort Leavenworth, Kansas. Về nước, ông giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng trường Quân Y.

Nh́n măi sang bên kia đường không thấy ai, tôi vừa quay người lại th́ thấy ông vừa rời khỏi cổng apartment sau lưng tôi, tiến tôi với nụ cười trên môi. Tôi cúi đầu chào và sau khi hỏi tôi t́m đến nhà có dễ không, ông mời tôi theo ông lên lầu vào nhà.

Tôi đi đâu cũng mang theo máy chụp h́nh nên sau khi chụp h́nh hai vợ chồng và nói chuyện dăm phút, bác sĩ Lân mời tôi xuống tiệm ăn bên cạnh nhà ăn trưa. V́ vợ tôi không đi theo nên vợ bác sĩ Lân cũng ở nhà.

Tiệm ăn trưa là của người Hồi Giáo nên không có thịt heo. Tôi chụp ảnh  để cho thấy giá một phần ăn trưa khoảng 9 Euro, đắt nhất là 12 Euro, cheese burger 4 Euro, khoai tây chiên phần to 3 Euro. Giá cả không đắt lắm thành ra nếu bạn sang Pháp, nhất định đừng nên vào nhà hàng Pháp th́ sẽ không bị cứa cả tay chân.

Bác sĩ Lân lớn tuổi nhưng oai phong th́ nhất định c̣n lẫm liệt. Tôi muốn trả tiền nhưng anh tính tiền nhất định không lấy, nói tiếng Anh với tôi là nếu anh lấy tiền tôi th́ bác sĩ sẽ gửi anh đi gulag mười năm cấm cố, không bao giờ bác sĩ để cho khách trả tiền.

Tôi ngồi ăn trưa nghe bác sĩ nói chuyện chính trị và kể lại quăng đời trong quân đội mà không khỏi ngậm ngùi. Trong cuộc chiến chống Bắc Việt, tôi chưa cầm súng, chưa bị đạn bắn ngang đầu, chưa vào sinh ra tử  nên không có cái cảm giác sâu đậm, nóng cháy như bác sĩ với Sư Đoàn Nhẩy Dù đă từng đụng trận trong 13 năm trời. Thế nhưng cái quá khứ gian lao, thù hận, chiến tranh  đó không thể hiện qua ông bây giờ v́ ông nói năng rất hào hứng, vui tính. Và như vài người Bắc lớn tuổi di cư vào Nam sau 1954 tôi được biết, ông chẳng những là một người học sâu hiểu rộng mà c̣n có tài đàm thoại, thao thao bất tuyệt, tiếng Bắc rơ rệt, chữ nghĩa mạch lạc, kiến thức sâu rộng, thu hút người ngồi nghe không chán.

Những tuần lễ cuối cùng SàiG̣n bị bao vây, lo ngại cho sinh mạng của ông, một người cựu cố vấn Mỹ viết liên tiếp mấy lá thư về Ngũ Giác Đài. Người cựu cố vấn Mỹ này nói là ông ta chưa bao giờ xin ân huệ của một ai, nhưng lần này ông ta xin Hoa Kỳ bằng mọi cách, di tản bác sĩ Lân rời khỏi Việt Nam.

Ngày 28 Tháng 4 1975, Trưởng Pḥng T́nh Báo CIA ở SàiG̣n Tom Polgar nhắn bác sĩ Lân đến gặp ông ta ở hồ bơi của Câu Lạc Bộ Thể Thao SàiG̣n. Ở nơi đây, Polgar nói bác sĩ Lân chỉ có vài giờ về nhà thu xếp hai valise, mang vợ và hai con đến Tân Sơn Nhất để di tản.

Trưởng pḥng t́nh báo CIA ở Sài G̣n Thomas Polgar (trái) vào Trại David (trong sân bay Tân Sơn Nhất) 5/1973. Nguồn: http://lephuong.jcapt.com/img1/store/Diembao/Polgar.jpg

Trước đây, tôi không biết là bác sĩ Lân biết anh tôi, cũng tốt nghiệp bác sĩ ở trường Đại Học Quân Y.        

Hôm qua ông gửi cho tôi một bức ảnh đen trắng   ông mang theo trong  gia tài chỉ có hai valise khi ông và gia đ́nh rời SàiG̣n  tháng 4 1975. Theo lời ông chú thích th́ trong bức ảnh này,  Trung Tướng Nguyễn Bảo Trí gắn lon Trung Úy cho người tốt nghiệp Thủ Khoa khóa Bác Sĩ Quân Y năm 1974: Bác sĩ Nguyễn Tài Mai (người quỳ). Đại Tá Chỉ Huy Trưởng trường Quân Y Hoàng Cơ Lân, đứng sau bác sĩ Nguyễn Tài Mai.

Quả đất tṛn: Nguyễn Tài Mai là anh ruột của tôi. Tôi biết anh tôi tốt nghiệp bác sĩ, nhưng chỉ cho đến bây giờ tôi mới biết anh tôi đỗ Thủ Khoa khóa bác sĩ Quân Y 1974.

Chiều hôm sau, hai chị em Nga và Mai bạn vợ tôi cùng chúng tôi đi Bateaux mouches.

 

Tối Chủ Nhật chúng tôi lấy metro từ khách sạn đến quận 13 treisième phố Tầu, để dự một buổi ca nhạc ăn tối do bạn của vợ tôi, Trâm Anh tổ chức. So với Mỹ hay... thế giới, cả Việt Nam, giá mỗi người quá rẻ : 32 Euro. Tiền này bao gồm ăn tối bẩy món, có rượu & soda, và nghe nhạc sống. Ca sĩ toàn là tài tử. Thỉnh thoảng khách tưởng bỏ mạng sa tràng v́ phải lắng nghe ca sĩ ở mỗi bàn chưa-lên-mà-đă-xuống, thích-hát-người-khác-không-thích-nghe, tưởng-hay-nhưng-hóa-dở, vui-mừng-tra-tấn-thiên-hạ, thi nhau lên hát. Nhiều người muốn hát quá nên họ phải giới hạn mỗi bàn chỉ được một người lên ca. Ca sĩ dỏm phải trả vài ngh́n dollars để được lên Paris By Night hát, ở đây chỉ tốn có 32 Euro có ban nhạc sống đánh đàn, có cử tọa ngồi chết trận không đi đâu được phải bắt buộc nghe ḿnh hát th́ thật là quá rẻ, thảo nào bàn nào cũng tranh nhau lên hát.

 

 

Tôi rất thích khách sạn Holiday Inn ở khu St-Germain-des-Prés. Pḥng đẹp, mới, và rộng răi theo tiêu chuẩn Mỹ, không phải tiêu chuẩn Tây. Vị trí rất thuận lợi, đi bộ hai blocks là đến trạm metro Saint-Placide,

mười phút là đến Jardin du Luxembourg,

10 phút là đến Tour Montparnasse. Building Montparnasse, cao 231 thước, khởi công vào năm 1969, hoàn thành vào năm 1973. Sau khi xây xong đa số dân chúng không thích, cho là thiết kế quá đơn giản, quá xấu, và là cái gai trong Paris. Nó xấu đến nỗi mà hai năm sau , vào năm 1975 , một luật mới ban hành cấm xây building cao hơn 7 tầng trong Paris.

20 phút là ra đến sông Seine,

cầu Des Arts. Mấy cặp nhân t́nh mua khóa, khóa ông khóa vào cầu rồi vất ch́a khóa đi, nghĩa như là t́nh ḿnh bất diệt như ống khóa v́ không có ch́a mở nên khóa chặt vào nhau suốt đời. Số lượng khóa quá nặng nên họ phải gỡ bỏ cả tất cả thanh hàng rào trên cầu, chỉ để lại khóa trên phần đường lộ:   

                ai thương trộm nhớ thầm,

        mua vài cái khóa đến cầu Des Arts,

                khóa vào một cái hay ba,

        lấy trời làm chứng t́nh ta với nàng.

                xin đừng làm nữa, tôi van:

        cây cầu sắp sập, nặng ngàn sức cân.

Louvre,

hay Notre Dame.

Hầu hết người ta sống trong apartment ở Paris. Việc di chuyển đồ đạc hay sửa nhà phức tạp và đắt vô cùng v́ phải leo, khiêng đến mấy tầng lầu. Ảnh sau đây là cách người ta giao ghế salon cho apartment ở trên cao:

Hơn chục năm trước, khi đến Paris lần thứ nh́, tôi có làm bài thơ sau đây xin mời các bạn đọc, và xem những h́nh ảnh tôi chụp Paris trong chuyến đi này:         

một tuần viếng Paris

trời Paris tháng ba c̣n lạnh lẽo,

ngồi trên lầu, trong khách sạn Novotel,

radio France trước mặt, cạnh sông Seine,

bên tay phải, tháp Eiffel cao chót vót.

 

tôi những tưởng lần này là lần chót,

vượt đại dương xa thẳm viếng Paris.

nhưng nào ngờ cảnh trí đẹp mê ly,

đầy thắng cảnh trữ  t́nh và mơ mộng.

 

champs Élysées hăm bốn giờ sống động,

notre Dame cổ kính kiến trúc xưa.

viện Versailles tráng lệ chốn cung vua,

mộ Nă-phá-luân trong Hôtel Invalides

 

xe metro chạy khắp giờ chằng chịt,

bước mỏi chân trên Sacré Coeur.

place de la Concorde lấp lánh ánh đèn mờ,

uống ly nước trong shopping Lafayette.

 

quên sao được khúc bánh ḿ baguette,

quẹt thêm vào bơ pháp, Président.

ngắm ṭa nhà tân tiến La Défense,

vào cung Louvres ngắm tranh, đồ cổ quư.

 

chẳng ai mập như mấy người bên Mỹ,

thức ăn tầu đầy dẫy phố treisième,

vào Virgin ngồi tán dóc ăn kem,

mua đồ hiệu, rẻ tiền: tiệm Benlux.

 

nhớ cô đầm vũ sexy ngây ngất,

l’Arc de triomphe tọa lạc tại bùng binh,

ghé Fouquet’s t́m tài tử minh tinh,

ngắm thành phố trên tầu bateaux-mouches.

 

ôi Paris, lắm kỳ quan thu hút,

chỉ tiếc rằng, ngày sao chóng trôi qua.

mai giă từ cảnh tráng lệ nguy nga,

tôi mong ước năm sau lại đi nữa.

 

Những ảnh này chụp trong khu người Do Thái Le Marais trong giữa hai quận 3e và 4e arrondissements:

 

Nguyễn Tài Ngọc

July 2015

http://www.saigonocean.com/