Du lch Vit Nam, Hàn Quc, Nht Bn

- Phn 2

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

Đoàn xe đạp đua thắng vô địch từ Rex đến Eden

 

 

Mỗi lần đi ra nước ngoài, nhất là ở Việt Nam, ba, bốn đêm đầu tôi ngủ chỉ có vài giờ đồng hồ. Ở SàiG̣n ra đường vào lúc bốn, năm giờ sáng xem sinh hoạt chung quanh khi bầu trời c̣n là một màn đêm tĩnh mịch, khi tất cả mọi người c̣n yên giấc là một cái thú tôi rất thích.

Đêm đầu tiên mười hai giờ rưỡi đêm tôi mới nhắm mắt, thế mà ba giờ rưỡi sáng tôi đă dậy. Ở ngoại quốc hay ở Việt Nam,các khách sạn đắt tiền nước ngoài làm chủ, toàn bên trong khách sạn từ pḥng ngủ đến khu tiếp tân mở máy lạnh 24/24. Các khách sạn Việt Nam làm phần lớn hệ thống máy lạnh chỉ là từng pḥng, từng nơi một nên để tiết kiệm điện, chiều tối bắt đầu 10, 11 giờ đêm là chỉ có pḥng ngủ là khách tự ư có thể mở máy lạnh lúc nào cũng được, c̣n tất cả khu tiếp tân, hành lang... máy lạnh tắt hết. Rex không rơi vào trường hợp ngoại lệ nên 3,4 giờ đêm vừa đi ra khỏi pḥng là chỗ nào cũng nóng (thang máy của Rex th́ nóng 24/24 v́ không có máy lạnh). Tôi nh́n các anh tự vệ nhân dịp vắng khách nhắm mắt say ngủ mà tự nhủ thầm làm sao các anh ấy có thể ngủ được, nhưng chợt nhớ ra ngày xưa nhà tôi ở Bàn Cờ trên lầu nóng như thiêu đốt mà tôi vẫn an giấc... ngh́n thu, nên tôi nghiệm ngay ra chân lư ở đâu quen đó.

Ra đường thấy lác đác vài xe chạy, thỉnh thoảng một hai người quảnh gánh đi bán sớm. Nh́n lên bầu trời thấy vị trí của những ngôi sao giống y hệt tôi thấy ở bên Mỹ mới hôm qua, hôm kia, thế mà hôm nay tôi đă ở Việt Nam. Cũng cùng ư tưởng đó, 40 năm trước tôi ở Việt Nam, nay tôi lại ở Mỹ. Đời có lắm nhiệm mầu,  mười ông Đạo Dừa cũng không ai giải thích nổi.

Chờ đên khi trời sáng hẳn, sáng nào tôi cũng đánh bộ một ṿng chụp h́nh.

Đường Nguyễn Huệ mới sửa nối thẳng từ UBNDTP đến bến Bạch Đằng.

 

 

 

Nếu ai cần toilette, xin mời xuống hầm Củ Chi:

Ṭa nhà Bitexco có sân đáp cho trực thăng.

Bến Bạch Đằng không thay đổi mấy so với 1975. Lèo tèo một vài nhà cũ kỹ nho nhỏ. Một tí sân cỏ vẫn c̣n đó, và như ở công viên khắp nơi, chỗ nào có một dải sân xi-măng hay tráng nhựa bằng phẳng là nơi đó có sơn kẻ sân đánh cầu, rất thông dụng với dân chúng ra chơi đánh cầu mỗi sáng sớm.

Đường Bến Bạch Đằng trước 1975 bây giờ đổi tên thành Tôn Đức Thắng. Tôi chụp h́nh này lúc sáng sớm nên ít xe. Bắt đầu từ 9, 10 giờ trở đi xe cộ sẽ đông như mắc cửi. Để ư có xe chạy ngược hướng bên tay phải. Đây là chuyện thường t́nh mà tôi không hiểu tại sao không trừ khử được việc vi phạm lưu thông nguy hiểm, bất tuân luật lệ như thế.

        Honda chi chít khắp nơi,

thế mà vẫn có xe hơi, mới tài!

 

 

 

 

        tượng Trần Hưng Đạo một thời,

tôi nh́n ḷng dạ bồi hồi xót xa

        xích-lô đây đó vẫn c̣n,

đồng tiền khó kiếm, mỏi ṃn sinh nhai.

 

 

 

 

Nhân viên xây tân cảng trên đường Lê Lợi sáng sớm ngồi chờ mở cổng vào làm việc .

 

 

 

Tượng Trần Nguyên Hăn tháng 11 năm ngoái tôi có viết trong hồi kư là chân bên phải gẫy nhưng không thấy tu sửa. Bây giờ th́ cả tượng Trần Nguyên Hăn và Quách Thị Trang đă bị dẹp bỏ.

        tượng Trần Nguyên Hăn trong mơ,

người về, tượng có trông chờ hay không?

Tôi kèm theo thêm một bức h́nh thứ hai, chụp cùng một lúc, cùng một cảnh mà vợ tôi chụp cho tôi để tôi có vài lời b́nh phẩm Đông Châu Liệt Quốc. Những lời tôi nói sau đây chỉ là ư kiến phê b́nh xây dựng chứ không hề dám chê vợ nên mong là nàng biết để không nổi trận linh đ́nh, mây bay vần vũ.

Rất nhiều người, nhất là bạn bè ở Việt Nam, hỏi tôi dùng máy camera hiệu ǵ mà sao thấy quá tinh vi, chẳng thấy tôi canh kiếc ǵ cả, người vừa đứng chưa kịp sửa soạn sắc đẹp th́ tôi đă chụp rồi, và h́nh chụp b́nh thường trông được lắm.

Câu trả lời là máy của tôi cũng thường như các camera khác. Chỉ khác là trước khi chụp, tôi đă nghĩ ra cảnh phông đằng sau nên chụp ra sao, và nên chụp ở góc cạnh nào. V́ thế khi đưa camera lên mắt th́ camera đă chĩa ngay vị trí muốn trong đầu, tôi chỉ có việc bấm.

Trong khi những người không có mắt nghệ thuật nh́n sẵn đă biết nên chụp phông sau như thế nào, th́ một là canh tới canh lui, hai là chụp đại cho xong như... vợ tôi.

Khi chụp h́nh người ta, có ba tiêu chuẩn ḿnh phải quyết định để canh phông phía sau cho phù hợp:

1. Người quan trọng hơn cảnh: Trong h́nh dưới đây hoa chỉ là phụ thuộc, tôi muốn người nổi bật nên để người vào giữa h́nh. Khi một người xem tấm h́nh này, mắt họ sẽ bắt buộc tập trung vào người, không vào hoa. 

2. Cảnh và người quan trọng như nhau: Ảnh dưới đây tôi muốn sự chú trọng vào cả hai, người đi bộ và đại lộ nhộn nhịp ở Seoul. Cả hai đều quan trọng: nhờ người đi bộ mà một con đường b́nh thường trở nên sống động, và nhờ cảnh đường xá rộng lớn, sạch sẽ, nhà lầu cao nghệu, xe bus có tiếng Hàn Quốc mà người đi bộ nổi bật hẳn lên, cho dù giầy có đạp lên vật thừa thăi của chó berger người xem cũng sẽ chẳng ai để ư v́ họ đang chăm chú nh́n vào cảnh thành phố phía sau và người đi bộ phía trước. Cả cảnh lẫn người đi bộ ḿnh phải t́m cách cho vào giữa tấm h́nh.  

3. Cảnh quan trọng hơn người: Đây là trường hợp của tấm h́nh này. Người ở đây chỉ là phụ thuộc. Sự quan trọng là Chợ Bến Thành và quảng trường Quánh Thị Trang, nơi tượng Trần Nguyên Hăn và Quách Thị Trang bây giờ đă phá sập hay dỡ đi, không c̣n nữa. V́ thế tôi canh cho chợ Bến Thành và nền của quảng trường vào gần giữa tấm h́nh, vợ th́ tôi cho qua một bên. V́ sự chú trọng nhắm vào quảng trường và rác rưới người ta vất qua đêm, tôi chụp bầu trời thật ít, nền gạch của quảng trường th́ nhiều ở phía trước.

 

Trong khi đó, khi vợ tôi chụp tôi th́:

1. Bầu trời gần một nửa tấm h́nh, vô ích, phí diện tích tấm ảnh v́ trời chẳng có ǵ để xem.

2. Cho tôi gần vào giữa: thứ nhất là che mất quảng trường, thứ hai bây giờ tôi là người quan trọng hơn cảnh, mà trong trường hợp này cảnh chợ Bến Thành và quảng trường Quách Thị Trang nhất định là quan trọng hơn tôi.

3. V́ lấy bầu trời quá nhiều thành thử nàng phải cắt tôi một nửa, không cho thấy hai đôi chân nơn nà của tôi, và đất của quảng trường c̣n lại tí xíu.

4. Nàng không để ư nên gắn trên đầu tôi ăng-ten có tần sóng 1000 cây số.

5. Không biết nàng có ư định quay và đạo diễn phim : "Chồng tôi đến Hỏa Tinh" hay không mà bên trái trên cao lại cho vào một phần của cột đèn đường, hay là một phần của xe gửi lên Hỏa Tinh?

Đường Trần Hưng Đạo (lưu ư là tôi chụp vào lúc sáng sớm nên ít xe cộ)

Nhà mới, cũ xen nhau lẫn lộn. Căn nhà này ngày xưa của ông bà nội vợ tôi (đă bị người ta lấy mất lâu lắm) được xây lại mới đây,

trong khi căn đối diện bên kia đường hoàn toàn không tu sửa sau 1975.

        sáng ra đi tập thể thao:

SàiG̣n mỗi sáng, phong trào gần xa.

        này mặc áo bà ba

đầu đội nón lá, cũng ra tập tành.

 

 

        Mỹ không thấy giăng dây,

Việt Nam biểu ngữ treo đầy khắp nơi.

 

        building rộng hẹp tùm lum,

nh́n như có vẻ không cùng luật xây.

 

 

 

        bán hàng vài món lơ mơ,

cụ già cực nhọc, không nhờ được con.

 

       

 

Buổi trưa tôi đến một bệnh viện tư thăm người quen. Tôi nghe kể những chuyện hăi hùng ở nhà thương công bệnh nhân nằm la liệt ở hành lang, nhưng ở nhà thương tư này khắp nơi từ hành lang đến pḥng bệnh rất tươm tất. Pḥng tôi đến thăm có ba giường, mỗi giường lệ phí là 600,000 đồng một ngày (khoảng 30 dollars). Lệ phí này chỉ là tiền pḥng, chưa tính tất cả tiền khác như bác sĩ, thuốc men, ăn uống... Hoa Kỳ là quốc gia với lệ phí y tế rất đắt. Đàn bà đi sanh chỉ ở một đêm trong nhà thương giá trung b́nh là $3,500 dollars (người đi làm th́ hăng bảo hiểm trả). Cách đây năm năm tôi làm soi ruột, colonoscopy, chỉ ở trong nhà thương  năm tiếng đồng hồ, lệ phí là $5,500 dollars (tôi trả $100 dollars, phần c̣n lại bảo hiểm trả).

Ở giường kế bên có một bà cụ 98 tuổi.

Tôi thích bắt chuyện với người già v́ hầu hết người già như con nít, ai cũng muốn nói chuyện. Nói chuyện trên trời dưới đất một đỗi, tôi cố t́nh chọc cho bà cụ cười, th́ tôi chắc chắn thị giác bà cụ không c̣n tinh tường khi bà cụ hỏi:

- Tóc ông bạc trắng cả, chắc ông cũng già như tôi?

Cố nén nỗi đau buồn tức tửi trong ḷng v́ tôi trẻ măng như thế này mà bà cụ lại bảo tôi già, tôi trả lời:

- Dạ không, cháu chỉ "mới" có 57 tuổi.

- Ồ, chỉ có 57 thôi sao! Ông vẫn c̣n trẻ lắm so với tôi.

rồi bà cụ tiếp thêm:

- Ông vui tính quá. Tôi có mười đứa con gái, đứa lớn nhất 75 tuổi. Ông  muốn lấy đứa nào th́ tôi gả nó cho ông.

Về lại hotel, sẵn đang ở SàiG̣n tôi muốn gọi taxi đi nhẩy cầu B́nh Lợi tự tử, may mà vợ tôi can măi nên tôi mới đổi ư.    

Buổi tối vợ chồng Phương Dung hẹn đi ăn lúc 7 giờ ở nhà hàng Kobe Teppanyaki ở 13A Tú Xương.  Teppanyaki là món thức ăn Nhật, khách ngồi quanh quẩn ở bàn, Chef nướng thịt ḅ, hải sản, cơm chiên....ngay ở bàn trước mặt khách. Ở Hoa Kỳ chuỗi nhà hàng Nhật Teppanyaki nổi tiếng có khắp nơi là Benihana.

Kobe Teppanyaki 13A Tú Xương dạng như là vila, chúng tôi vào ăn trong một pḥng riêng biệt, thanh lịch,  trần nhà cao, rất khoảng khoát. Đúng là thịt ḅ Kobe: thật  mềm, nhai tan trong miệng, ăn thật ngon. Chẳng những thịt ḅ Kobe mà c̣n có tôm hùm, ăn một lần nhớ đời v́ vừa ngon, vừa nhiều, vừa khung cảnh lịch sự, vừa không gian xa vời nhưng quen thuộc của một thời quê hương tôi.

Buổi tối trên tầng số 5 sân thượng của Hotel Rex có một quán nước, Rooftop Garden Bar, "Five o'clock follies".

Họ bán cocktails và thức ăn. Có mấy anh làm xảo thuật thẩy chai rượu trên không trung (tôi làm có lẽ hay hơn), và một ban nhạc hát nhạc Mỹ. 

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, quán nước này nổi tiếng v́ là nơi kư giả Hoa Kỳ và ngoại quốc  tụ tập nghe các cuộc họp báo của quân đội Mỹ về diễn tiến chiến tranh. V́ tin tức thường được thổi phồng sự thật với chiến thắng, các phóng viên báo chí Mỹ chế giễu gọi những cuộc họp báo này là "Five o'clock follies": những tin điên rồ vào lúc 5 giờ chiều

300,000 đồng (15 dollars) cho một cocktail là hơi đắt, nhưng họ quảng cáo mua một tặng một, có nghĩa là mỗi cocktail giá chỉ c̣n một nửa, 150,000 đồng.

Ở trên đây chụp cảnh buổi tối chung quanh th́ "hết sẩy" :

Tôi lại ra đường Nguyễn Huệ chụp h́nh.  Hai bên đường Nguyễn Huệ vẫn c̣n đường có ba lằn cho xe chạy, nhưng đến cuối tuần th́ cấm xe hoàn toàn, dành cho người đi bộ. Thiên hạ ra đây rất đông vào buổi tối. Tôi để ư số người ra đây xem phần lớn là thanh niên thiếu nữ và gia đ́nh lao động có con nhỏ.

Ở bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ dù  to hay nhỏ - chẳng hạn như thành phố của tôi chỉ có 120,000 dân -, đều có đủ thứ sinh hoạt để dân đến giải trí: shopping mall, rạp ciné với khu ăn uống, thư viện, công viên với hồ bơi, sân đánh bóng rổ, sân tennis, băi cỏ rộng mênh mông, sân đánh golf, khu bán hàng hầm bà lằng, rất nhiều siêu thị (trong siêu thị có quán cà-phê), chục tiệm Starbucks, McDonald's cho wifi miễn phí, đến ngồi mỏi mông không thèm về cũng chẳng ai đuổi. Trong khi ở SàiG̣n dân số quá đông, thành phố chật hẹp thiếu nơi giải trí, nơi nào có dư một ít đất trống như ở Nhà thờ Đức Bà hay khu khách sạn Continental và Nhà hát Thành phố là buổi tối thanh niên thiếu nữ chạy xe gắn máy đến, chống chân xe lên rồi ngồi nói chuyện cả giờ.

Con đường Nguyễn Huệ đáp ứng được nhu cầu có nơi trống chỗ  cho thiên hạ đến đi bộ thoải mái, dù rằng chỉ có hai nơi có nước bắn phun lên là lối giải trí duy nhất.  Ở Hoa Kỳ những con đường vui nhộn đông đúc như thế này là có nhiều tiệm ăn uống, gian hàng bán đủ mọi thứ, ciné, dân chúng làm tṛ khỉ hay mặc quần áo Batman, Spiderman, Show girls... chụp h́nh với khách để kiếm tiền.

(c̣n tiếp)   

Nguyễn Tài Ngọc

June 2015

http://www.saigonocean.com/index.php/en/