Ngưi Vit nói tiếng Anh quên tiếng Vit?

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

 

 

Tôi đọc một bài viết ở Việt Nam nói về sinh viên trẻ sau khi đi du học ở ngoại quốc vài năm về Việt Nam, không hiểu là vô t́nh hay cố ư, lúc nói tiếng Việt chêm vào tiếng Anh làm cho người ta cảm thấy khó chịu. Bài viết hỏi là những người trẻ này có thật sự quên tiếng Việt, phải dùng tiếng Anh hay không?  (http://kenh14.vn/xa-hoi/gia-vo-quen-tieng-viet-vo-y-hay-thich-the-hien-minh-tay-20131114052125902.chn)

 

Câu hỏi này hóc búa như các cậu thanh niên chưa lập gia đ́nh, khi gặp một ư trung nhân,  nửa đêm trằn trọc không ngủ được, vắt tay trên trán, nặn mụn trên mặt, sờ lông trong nách, không biết nàng ta nghĩ như thế nào về ḿnh? 

Trong những bài viết trước, thỉnh thoảng tôi có đề cập đến vấn đề tương tự, nhưng thay v́ sinh viên Việt Nam đi du học th́ là người Việt ở ngoại quốc về Việt Nam thăm quê hương xổ tiếng Anh inh ỏi hơn mấy chú Hoa xổ tiếng Tầu trong Chợ Lớn.

Để trả lời cho những người có thắc mắc ghê gớm đó, tôi xin giơ tay t́nh nguyện trả lời, và để cho mọi người tin tưởng là tôi có đủ thẩm quyền chứ tôi không phải là loại người đánh trống khua kèn thùng rỗng kêu to, tôi xin niêm yết resume của tôi:

1. Tôi học Trung học ở Việt Nam, và cũng như các học sinh khác, tôi học hai sinh ngữ : Pháp là chính (từ năm lớp 6), Anh là phụ (từ năm lớp 10). Tuy rằng tiếng Pháp tôi phát âm giống bố tôi, giống mấy ông già Bắc Kỳ "đờ-manh ma-tanh", và tiếng Anh có lẽ tệ hơn nữa (lỗi không phải của tôi mà là của phương pháp dậy của trường học, tối ngày vào lớp cứ phân tích văn phạm sáng trưa chiều tối mà không bắt học sinh thực tập đọc tiếng Anh), thế nhưng mọi người cứ yên chí, tôi nói tiếng Anh giỏi hơn các cô gái bán bar.

2. Tôi rời SàiG̣n năm 17 tuổi, sống ở Mỹ đến giờ là đúng 40 năm. Tôi ước ǵ có thể nói là tôi đi Mỹ du học, nhưng không, sự thật là tôi không thông minh đến thế. Tôi may mắn sang Mỹ theo phương diện tỵ nạn, và v́ bắt buộc phải ḥa đồng với quốc gia mới (cầu tiêu nghẹt mà không biết gọi thợ Mỹ đến sửa th́ chỉ có chết), tôi bắt buộc phải dùng tiếng Anh nói chuyện thường ngày.

Khác với ngôn ngữ của các quốc gia khác cũng dùng mẫu tự tiếng La-Tinh như Pháp, Tây-Ban-Nha, Bồ-Đào-Nha dễ phát âm tiếng Anh hơn, ngôn ngữ chúng ta xui xẻo độc âm giống Trung Quốc nên vạn sự khởi đầu nan, chưa ǵ mà người ḿnh đă thất lợi trước nhiều dân tộc Tây Phương khi học phát âm tiếng Anh (mẫu tự của ta cũng là tiếng La-Tinh nhưng rất nhiều chữ dựa vào âm tiếng Hán).

Tưởng tượng nếu tiếng Anh cũng độc âm như ta th́ đă chẳng có ǵ để nói. Gặp một cô Mỹ da trắng, một anh Việt Nam nói "Ai lơ dzu (I love you)"  là bảo đảm sẽ bắt đầu ngay mê ly một chuyện t́nh, thế nhưng tiếng Anh có nhiều âm, và lại không đọc giống ḿnh nên v́ thế khó thể nào xẩy ra hôn nhân Mỹ Việt. Làm sao tổ chức đám cưới nhà nàng được nếu em không hiểu ḿnh khen em đẹp:  "Dzu a sô goóc dợt!" (You are so gorgeous!)?

Tiếng Việt ta chữ dài nhất là "nghiêng", có bẩy mẫu tự, trong khi chữ dài nhất của tiếng Anh có 29 mẫu tự: "floccinaucinihilipilification" (sự phỏng đoán một vật ǵ không có giá trị), chữ kế tiếp 28 mẫu tự "antidisestablishmentarianism" (quan điểm chính trị chống đối việc cấm liên hệ giữa chính quyền và nhà thờ). Tên thuốc dùng trong y học th́ có cả chục chữ dài hơn, tên thuốc dài nhất có đến 45 mẫu tự là "pneumonoultramiscroscopicsilicovolcanoconiosis" (bệnh liên quan đến phổi v́ hít thở khói hỏa diệm sơn). Chỉ có chữ "gorgeous" thôi mà anh Vọi không phát âm được th́ làm sao phát triển mối liên hệ ngoại giao vợ chồng Mỹ Việt nửa đêm về sáng?

Đối với hầu hết người Mỹ, tiếng Việt Nam không thể nào đọc được. Tôi thường "nổ" thêm với họ là nếu không phát âm chính xác, người Việt sẽ không hiểu họ nói ǵ v́ tiếng Việt Nam có dấu, tùy theo giọng trầm bổng mà nghĩa thay đổi, thí dụ như chữ ma (ghost), với dấu huyền là mà (but), với dấu sắc là má (mother), với dấu hỏi là mả (grave, tomb), với dấu ngă là mă (horse), và với  dấu nặng là  mạ (rice seedling). Trăm người Mỹ như một, sau khi nghe thí dụ này ai cũng lắc đầu nghĩ rằng học tiếng Việt khó nhất trần gian. 

Đổi ngược lại thế cờ, nguyên âm của tiếng Anh a, e, i, o, u, có tiếng đọc âm dài, có tiếng đọc âm ngắn, đủ thứ hầm bà lằng um tùm  hơn rừng U Minh, chi chít hơn địa đạo Củ Chi, đi vào chẳng có lối ra. Đây là một thí dụ của năm chữ có nguyên âm a, phát âm hoàn toàn khác nhau:  and, apple, make, water, raw.

 

Về âm i, có chữ sheet (tờ giấy) người ḿnh đọc không được, thường phát âm là shit (phân) . Lâu lắm rồi, khoảng 20 năm về trước, anh của vợ tôi sống ở Paris fax tôi ba tờ giấy. Trên mỗi tờ giấy, anh ta viết Shit 1 of 3 , Shit 2 of 3, Shit 3 of 3, thay v́ Sheet 1 of 3..., làm  người trong văn pḥng khi nhận fax có dịp cười vỡ bụng. Một số người Việt Nam, cho dù có ăn đủ thứ mắm 24 giờ một ngày như mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm, mắm cáy, mắm cá, mắm rươi, mắm lóc, cũng không làm lưỡi cho đủ mềm để phát âm  hai chữ phân biệt rơ ràng.

Ngoài số lượng từ tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt ḿnh xa lắc xa lơ -tiếng Anh có 1,025,109 từ, trong khi tiếng Việt chỉ có hơn 40,000 từ* - tiếng Anh c̣n có những âm tiếng Việt ḿnh không có: ch, sh, th. Những âm này đọc phải uốn lưỡi, rất nhiều người không đọc được nên "this" người ḿnh đọc thành "đít".

                "this" is, Mỹ đọc thật nhanh,

        người ḿnh đọc lại, "this" thành "đít" ai?

 

(*Ghi chú: đây chỉ là số ước lượng của tôi, không  căn cứ theo phương pháp khoa học chính xác nào cả: tôi lấy một quyển tự điển tiếng Việt, đếm 8 trang, lấy đổ đồng  trung b́nh  th́ mỗi trang có 27 từ. Quyển tự điển có 1,490 trang, nhân với 27 từ mỗi trang  th́ ra tổng số là 40,230 từ).

Tai họa lớn lao nhất khi người Việt nói tiếng Anh là không phát âm gió mẫu tự cuối của mỗi chữ. Nói cụt lơ không phát âm mẫu tự cuối là vấn đề chung của tất cả dân Á Đông, người Tây Phương nói tiếng Anh không có vấn đề này. Tôi rất tội nghiệp cho khách hàng Mỹ vào những tiệm làm nail, vừa phải trả tiền mà vừa phải bị tra tấn nghe mấy cô Việt Nam kể chuyện:

"Dét tơ đây mai hớt bần guen soópbinh ét đờ môn, hi bót ờ gút sợc pho nai đao lơ" (Yesterday my husband went shopping at the mall, he bought a good shirt for nine dollars).

thay v́ nói: "Dzes-tơ(r)-đêy mai hớs(s)-bần(đ) guen(t) shopping ét(t) the môôl, hi bót(t) ê gúđ(đ) shợc(t) fo(r) nai(n) đao-lơ(z).

Khi mới sang Mỹ, so sánh tiếng Pháp với tiếng Anh, thấy tiếng Anh không có conjugaison des verbes cực kỳ phức tạp như tâm lư phụ nữ đàn ông không thể nào hiểu nổi nên tôi quá tự tin, tiên  đoán tin tức thời tiết 24 giờ sắp tới tại Vịnh Bắc Phần có nhiều mây, và tôi sẽ nói tiếng Anh như gió trong ṿng 10 năm (tiếng Anh chia động từ đơn giản hóa rất nhiều, ḿnh yêu em mà mấy thằng con trai quỷ sứ cà chớn nó cũng yêu em của ḿnh th́ vẫn dùng một chữ  "love" : I love her, They love her, trong khi tiếng Tây mắc dịch th́ tùy theo mỗi đại danh từ mà chữ aimer đổi khác: J'aime. Tu aimes. Il aime. Nous aimons. Vous aimez. Ils aiment).

Những người kiêu căng thường bị Trời phạt: sau khi ở California gần 40 năm, tôi khám phá là ḿnh nói tiếng Anh.... vẫn c̣n dở ẹc! Lời tiên đoán sấm Trạng Tŕnh của tôi chẳng giá trị một cái giải dzút nào. Người Mỹ họ nói tiếng Anh như gió, c̣n tôi nói tiếng Anh cũng có gió, nhưng là trúng gió.

Sau 40 năm nói tiếng Anh trẹo quai hàm, tôi vẫn suy nghĩ bằng tiếng Việt, tôi vẫn đếm bằng tiếng Việt, kiến thức của tôi về tiếng Việt thu thập khi tôi ra đi không bị tiếng Anh làm suy sụp.

Có mất mát là một vài ngữ vựng của tôi bị giảm sút: thỉnh thoảng tôi quên vài chữ Hán Việt, nghĩ lâu mới ra v́ đời sống của tôi ở Simi Valley chung quanh hoàn toàn là cộng đồng Mỹ, tôi ít có dịp dùng tiếng Việt Nam. Quên để rồi nhớ lại chứ không quên hẳn một chữ nào.

Để độc giả khỏi hiểu lầm, tôi xin nhấn mạnh là thỉnh thoảng tôi quên vài chữ Hán Việt, chứ chữ Việt th́ không thể nào quên. Thí dụ như gặp một cô nào đẹp, tôi vẫn nhớ tiếng Việt rất rơ để nói: "Anh yêu em không bao giờ hết", chứ c̣n nói tiếng Hán Việt th́ có thể phải mất một thời gian lâu tôi mới nghĩ ra được lời để lẩm bẩm với người đẹp: "Tại hạ ái mộ tiểu cô nương vô hạn".

Đàm thoại hay viết email với một người Việt khác ở Mỹ hay Canada, Australia, Anh, tuy rằng cố t́nh cảnh giác không dùng tiếng Anh, thỉnh thoảng tôi vẫn xen vào tiếng Anh v́ biết rằng người đó sống ở ngoại quốc như tôi. Ngoài những chữ dùng quen miệng thường ngày như "Good morning", "Thank you",  những chữ tiếng Anh quen miệng nói nhanh hơn, chẳng hạn như tôi không dùng chữ "máy nướng bánh" mà dùng chữ "toaster", dẫn chó đi "the vet" thay v́ đi "bác sĩ thú y" , nghỉ "weekend" thay v́ "cuối tuần" , đi "cruise" thay v́ đi "du thuyền siêu sang".

Nhưng mỗi lần về Việt Nam, tôi rất thận trọng cố t́nh không nói tiếng Anh (trừ khi với một người lạ xem họ có lừa tôi hay không. Trong trường hợp này tôi giả dạng 100% là người ngoại quốc, không phải là người Việt Nam, và thường th́ tôi thành công v́ nhiều người ở Việt Nam khi trông mặt mũi tôi, tưởng tôi là dân...Kăm-Pu-Chia thật).

Năm 1995 lần đầu tiên về Việt Nam đi ăn tiệm với một người bạn học, khi anh bạn hỏi tôi muốn uống ǵ, tôi  muốn uống nước ngọt SEVEN-UP nhưng nghĩ măi không biết tiếng Việt gọi là ǵ. Cuối cùng, tôi chịu thua, nói là muốn uống soda SEVEN-UP có số 7. Anh bạn tôi cười khinh bỉ, nói có thế thôi mà tôi nghĩ lâu quá. Anh ta nói với cô bồi bàn "Cho thằng bạn tôi một lon Bẩy-Úp". Tía tôi cũng không nghĩ ra Bẩy-Úp là Seven-Up!

Biết rằng trong lúc nói chuyện với người Việt ở Việt Nam thỉnh thoảng tôi sẽ có thể buột miệng tiếng Anh, nên tôi nói chuyện chậm hơn b́nh thường. Lư do là để khi tôi bí tiếng Việt muốn dùng tiếng Anh, trí óc tôi có th́ giờ suy nghĩ t́m chữ tiếng Việt cho ra để không dùng tiếng Anh,   99% là tôi thành công.

Tôi không muốn xen lẫn tiếng Anh khi đàm thoại với người ở Việt Nam v́ nhiều lư do:

1. Tôi nói tiếng Anh dở ẹc, không muốn làm thùng rỗng kêu to.

2. Sở dĩ tôi nói tiếng Anh được là v́ hoàn cảnh may mắn tôi sang Hoa Kỳ ở với cộng đồng Mỹ nên phải bắt buộc nói tiếng Anh, chứ tôi chẳng giỏi giắn ǵ về sinh ngữ. Ai ở trong trường hợp của tôi cũng làm được cả.

3. Tôi sống ở Việt Nam 17 năm, tiếng Việt không thể nào quên.

4. Nếu thật sự tôi có quên th́ đó là một điều xấu hổ, v́ tôi rời Việt Nam là một thanh niên trưởng thành, đă hấp thụ đủ 36 thành công lực của tiếng mẹ đẻ. Cho dù ở Việt Nam chỉ có 17 năm, ḷng tự ái trong ḷng của tôi luôn luôn thách thức tôi là không bao giờ để thua viết lách tiếng Việt với người sống ở Việt Nam 40, 50, 60.... năm v́ tôi nghĩ họ và tôi bằng nhau học tiếng Việt trong giai đoạn cần thiết nhất: khi c̣n trẻ tuổi. V́ thế khi về SàiG̣n, tôi càng cố t́nh tránh tạo ra niềm xấu hổ cho chính tôi khi người khác nghĩ tôi quên tiếng Việt.

Đọc qua những lời thú tội trên của tôi, một người sẽ trả lời được câu thắc mắc là giới trẻ đi ngoại quốc học vài ba năm, hay những người Việt gốc Mỹ, Canada, Australia, Anh Quốc, có thật sự quên tiếng Việt, phải dùng tiếng Anh khi về Việt Nam hay không?

Câu trả lời là Không! Không! tôi không c̣n yêu em nữa (Nguyễn Ánh 9). Xin lỗi, tôi đi ra ngoài đề. Câu trả lời là Không! Không! nhất định là không, không c̣n yêu anh đâu (Mai Lệ Huyền). Xin lỗi đi ra ngoài đề một lần nữa. Câu trả lời là không, không, không bao giờ một người Việt tỵ nạn ra nước ngoài sống lúc 14, 15 tuổi hoặc già hơn, hay sinh viên Việt Nam đi du học ngoại quốc vài năm, trở về nước quên tiếng Việt phải nói tiếng Anh (Nguyễn Tài Ngọc).

 

PHỤ CHÚ:

1. Gái Việt nói tiếng Anh giỏi hơn trai Việt: Tôi gặp nhiều cô bằng tưổi tôi, sang Mỹ cùng một thời gian như tôi, nói tiếng Anh giỏi hơn tôi rất nhiều. Tôi cũng quan sát qua những người Việt tôi biết, gặp, và nói chuyện, tôi để ư thấy phụ nữ Việt nói tiếng Anh giỏi hơn đàn ông Việt. Tôi đă định dấu ém nhẹm ư tưởng này v́ mấy cô mà biết được th́ họ chế giễu nam nhi không đời nào dứt, đàn ông chúng ta  xấu hổ chỉ dám ló đầu lộ diện vào đêm không trăng, nhưng tôi rất thích thú khi  trang web EF EPI xếp hạng các quốc gia nói tiếng Anh giỏi hay dở đưa cùng kết luận tương tự, mà c̣n đi xa một bậc hơn tôi. Không những chỉ có "giỏi hơn", họ c̣n nói là mấy cô giỏi hơn chúng ta "rất đáng kể, significantly":

"Adults in Ho Chi Minh City have higher English proficiency than people in other parts of Vietnam, as is the case in other large cities around the world. Vietnamese women speak English significantly better than Vietnamese men. English proficiency has risen across all Vietnamese age cohorts, and there is no spike in English proficiency among younger adults or mid-career adults, as there is in other countries"

"Giống như các thành phố lớn khắp thế giới, người lớn ở TP Hồ Chí Minh nói tiếng Anh giỏi hơn các vùng khác. Số phụ nữ Việt Nam nói tiếng Anh giỏi hơn đàn ông Việt Nam rất đáng kể. Khả năng nói tiếng Anh tiến triển ở đủ tầng lứa tuổi, không như ở các quốc gia khác, giới thanh niên trẻ hay những người đă đi làm một thời gian lâu mới nói tiếng Anh nổi trội hơn."   

2. Nhiều người Việt nói tiếng Anh giỏi: Bài viết của tôi không đề cập đến nhiều người Việt ở hải ngoại nói tiếng Anh rất giỏi như người Mỹ. Và cả sinh viên Việt Nam: chính tôi đă có gặp, nói chuyện với sáu cô cậu trẻ là sinh viên Việt Nam đi du học ngoại quốc, và một cậu bé 12 tuổi. Các cô cậu này nói tiếng Anh thông thạo, phát âm không khác ǵ người Mỹ, và dĩ nhiên là nói tiếng Anh giỏi hơn tôi làm chính tôi ngả mũ kính phục. Tôi nghĩ các cô cậu này giống như cậu bé 12 tuổi tôi gặp, học tiếng Anh ở trường sinh ngữ của người ngoại quốc dạy ở SàiG̣n từ bé nên khi lớn lên mới có khả năng nói năng và viết lách tiếng Anh thật là chuẩn.

3. Thứ hạng các quốc gia nói tiếng Anh: Trang web EF EPI xếp hạng tŕnh độ nói tiếng Anh của 63 quốc gia trên thế giới, có cả Việt Nam (tôi không biết tại sao chỉ có 63 nước): http://www.ef.edu/epi/ . Các quốc gia nói tiếng Anh giỏi nhất đều ở Âu Châu. Ở châu Á, MalaysiaSingapore nói tiếng Anh giỏi nhất, đứng hạng thứ 12 và 13. Việt Nam đứng hạng thứ 33 (nhưng theo bản tin vào tháng 11/2014, Việt Nam đă leo lên thứ hạng 28):

A. GIỎI VƯỢT BỰC: 

1. Denmark

2. Netherlands

3. Sweden

4. Finland

5. Norway

6. Poland

7. Austria

 

B. RẤT GIỎI:

8. Estonia

9. Belgium

10. Germany

11. Slovenia

12. Malaysia

13. Singapore

14. Latvia

15. Argentina

16. Romania

17. Hungary

18. Switzerland

 

C. GIỎI:

19. Czech Republic

20. Spain

21. Portugal

22. Slovakia

23. Dominican Republic

24. South Korea

25. India

26. Japan

27. Italy

28. Indonesia

29. France

30. Taiwan

31. Hong Kong

 

D. DỞ:

32. U.A.E.

33. Viet Nam

34. Peru

35. Ecuador

36. Russia

37. China

38. Brazil

39. Mexico

40. Uruguay

41. Chile

42. Columbia

43. Costa Rica

44. Ukraine

 

E. RẤT DỞ:

45. Jordan

46. Qatar

47. Turkey

48. Thailand

49. Sri Lanka

50. Venezuela

51. Guatemala

52. Panama

53. El Salvador

54. Kazakhstan

55. Morocco

56. Egypt

57. Iran

58. Kuwait

59. Saudi Arabia

60. Algeria

61. Cambodia

62. Lydia

63. Iraq

4. Mười quốc gia sinh viên Việt Nam đi du học nhiều nhất vào năm 2013:

1.   Úc:          26,015 sinh viên (tăng 15.3% so với năm 2012)

2.   Mỹ:                 19,591 sinh viên (tăng 25.8% so với năm 2012)

3.   Nhật:               13,328 sinh viên

4.   Trung Quốc:   13,000 sinh viên

5.   Singapore:       10,000 sinh viên

6.   Pháp:                6,700 sinh viên

7.   Đài Loan:         6,000 sinh viên

8.   Anh:                 5,118 sinh viên

9.   Nga:                 5,000 sinh viên

10.                     Đức:                4,600 sinh viên

5. Quốc gia gửi sinh viên đến Hoa Kỳ du học nhiều nhất:

 

Quốc gia  

Số sinh viên

Tỷ lệ %

1

China

274,439

31.0%

2

India

102,673

11.6%

3

South Korea

68,047

7.7%

4

Saudi Arabia

53,919

6.1%

5

Canada

28,304

3.2%

6

Taiwan

21,266

2.4%

7

Japan

19,334

2.2%

8

Vietnam

16,579

1.9%

9

Mexico

14,779

1.7%

10

Turkey

13,286

1.5%

 

Các nước khác

273,426

30.9%

 

 

 

 

     Tổng số      886,000

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/index.php/en/

April 2015

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://kenh14.vn/xa-hoi/gia-vo-quen-tieng-viet-vo-y-hay-thich-the-hien-minh-tay-20131114052125902.chn

http://www.languagemonitor.com/number-of-words/number-of-words-in-the-english-language-1008879/

http://www.fun-with-words.com/word_longest.html

http://english.vietnamnet.vn/fms/education/116474/vietnam-climbs-in-english-proficiency-report.html

http://www.ef.edu/epi/

http://www.iie.org/Services/Project-Atlas/United-States/International-Students-In-US

http://www.hotcourses.vn/study-abroad-info/latest-news/luong-sinh-vien-vietnam-du-hoc-trong-nam-2013-tang-15/