Dùng mă vch (barcode)

ty chay hàng Trung Quc? 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Tôi nhận có lẽ chừng chục email gửi chuyển tiếp khuyến khích tẩy chay hàng hóa Trung Quốc sau khi Trung Quốc thiết lập mỏ khoan dầu ở Hoàng Sa mà xưa nay Việt Nam vẫn tuyên bố thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cả chục cái đều giống như nhau:  nêu ra số mă vạch (barcode) Trung Quốc để người mua nhận diện tẩy chay, cộng thêm viết vài lời bàn vô bổ. Vài email c̣n dùng chữ xấu xa chửi rủa Trung Quốc. Đây là copy của một email đó (mực xanh):

TẨY CHAY HÀNG HÓA "MADE IN CHINA" LÀ ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO CÔNG CUỘC NGĂN CHẬN TẦU KHỰA XÂM LĂNG VIỆT NAM, VÀ BẢO VỆ KINH TẾ MỸ QUỐC.

 

Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, hoặc ở Âu Châu , Nhật Bản ..., hay Ba-Tàu? Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:

 

Có 3 chữ số đầu tiên của mă vạch xác định mă quốc gia ở đó sản phẩm được thực hiện. Ví dụ: tất cả các mă vạch bắt đầu bằng : 690, 691, 692, 693 , 694 , 695 :

 

Tất cả được LÀM TẠI XỨ CCCC (CHỆT-CỘNG CHÓ-CHẾT ).

 

Một thí-dụ , Hăy nh́n kỹ mă-số "gạch đít" dưới đây :


4 71 is Made in Taiwan .
Mă vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm xuất xứ Đài Loan.

 

Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.

 

Hôm nay, các doanh nhân Ba Tàu biết rằng người tiêu dùng sẽ không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại CCCC . V́ vậy, chúng cố gắng giấu tên tên của quốc gia sản xuất trên các sản phẩm của chúng !


Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những số đầu tiên của mă vạch.  Sản-phẩm được sản-xuất tại Tàu cộng CCCC có mă-số bắt-đầu bằng 690 đến 695


00 ~ 13   USA & CANADA  (không cần quan-tâm con-số thứ ba)

30 ~ 37   FRANCE  (có nghĩa là từ 30 , 31 ... cho tới 37)

..........................

690 ~ 695  CHINA  

 

Xin hăy thông-báo cho gia-đ́nh và bạn-bè của chúng ta ĐỪNG MUA BẤT CỨ SẢN-PHẨM NÀO BẮT-ĐẦU BẰNG CÁC MĂ-SỐ 690 ~ 695. Thiệt là nhục-nhă cho lũ gian-manh đáng ghê-tởm, trốn chui trốn lủi , không dám nhận ḿnh là ḿnh nữa ! HÈN !

 

Đừng quên nhé: 690 , 691 , 692 , 693 , 694 , 695= CCCC( Chệt-Cộng Chó-Chết )!

 

Phong-trào Tẩy-chay Hàng-hóa Tàu-phù trên toàn Hoa-Kỳ đă bắt-đầu !

 

Thông thường những junk mails như thế này tôi xóa không bao giờ đọc, nhưng v́ tôi vẫn tiếp tục nhận, nên tôi muốn viết về năm đề tài liên hệ với email này:

 

1. Hoàng Sa & Trường Sa.

 

2. Nhận diện hàng hóa của Trung Quốc dùng mă vạch (barcode).  

 

3. Tẩy chay hàng Trung Quốc.

 

4. Email tin tức vô bổ phần đông là tin vịt, đừng chuyển tiếp cho người khác.

 

5. Xin là người lịch sự.

 

1a. Hoàng Sa: Chuyện xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc nổ bùng khi vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến gần  đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam chúng ta xưa nay vẫn tuyên bố là chủ quyền (cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

 

Hoàng Sa (Paracel Islands) là một quần đảo ở biển Đông, cách khoảng 300 cây số phía Đông của Hội An hay Đà Nẵng (Trước 1975, VNCH gọi biển Đông là biển Nam Hải v́ bản đồ quốc tế lúc ấy và bây giờ vẫn gọi là South China Sea). 

 

Hoàng Sa chia ra hai nhóm đảo: nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group), và nhóm An Vĩnh (Amphitrite group).

 

Không những chỉ có Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng tuyên bố là sở hữu chủ của Hoàng Sa (họ gọi là Xisha). Cuộc tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền xẩy ra măi từ đầu thế kỷ 20 (1900). Lư do tranh chấp cứ kéo dài không ngă ngũ cho đến bây giờ v́ không có người ở trên Hoàng Sa.

 

Năm 1938 khi đă chiếm Việt Nam làm thuộc địa, lo sợ Nhật Bản sẽ xua quân chiếm HaiNan và Hoàng Sa để làm bàn đạp bành trướng thuộc địa về phương Nam, Pháp mang quân chiếm đóng Hoàng Sa. Dù rằng đang đánh lẫn nhau, Trung Quốc và Nhật Bản phản đối.

 

Năm sau, 1939, trên đà thắng Trung Quốc, Nhật Bản đánh bại quân Pháp, chiếm Hoàng Sa.

 

Khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, Nhật Bản đầu hàng, Trung Quốc tuyên bố lấy lại chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Tuy không viết hẳn ḥi trên giấy tờ, sau hiệp định Genève 1954, Việt Nam Cộng Ḥa sở hữu nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent group) phía Tây Hoàng Sa, và Trung Quốc lấy nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite group) phía Đông Hoàng Sa.

 

Năm 1958, Trung Quốc công bố bản Tuyên ngôn Hải phận, mở rộng vùng hải phận lên 12 hải lư, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với các quần đảo nằm trong hải phận mới này, bao gồm cả Trường Sa, Hoàng Sa, và Đài Loan.

 

Vào thời điểm này, Trung Quốc và Nga-Sô là hai cường quốc tiếp tế súng ống, đạn dược cho Bắc Việt đánh Hoa Kỳ và VNCH nên vài ngày sau đó, ngày 22 tháng  9 năm 1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Bắc Việt, lúc bấy giờ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, gửi công văn ghi nhận và tán thành bản tuyên bố hải phận mới của Trung Quốc.

 

Việt Nam Cộng Ḥa dĩ nhiên không đồng ư nên vào năm 1961, chính phủ VNCH ban sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, và về phương diện hành chính, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam.

 

Tháng 1 năm 1974, Hải Quân VNCH khám phá lính Trung Quốc hiện diện ở đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm của VNCH nên gửi quân tham chiến. Trung Quốc đánh bại VNCH, gây tử thương cho 53 lính Hải Quân VNCH, chiếm đóng tất cả Hoàng Sa kể cả quần đảo Lưỡi Liềm từ đó cho đến nay.

 

Năm 1982, Việt Nam ấn định Hoàng Sa thuộc tỉnh Khánh Ḥa.

 

Tháng 7 năm 2012, Quốc Hội Việt Nam ban hành luật ấn định hải phận Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Hoàng Sa. Việt Nam cực lực phản đối. V́ giàn khoan này mà xẩy ra tầu bè va chạm giữa đôi bên. Phong trào chống Trung Quốc và tẩy chay hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ đó.

 

1b. Trường Sa: là một quần đảo nằm ở biển Đông, cách ngang Vũng Tầu khoảng 790 km. Có đến sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền: Brunei, Mă-Lai (giữ một đảo), Taiwan (giữ một đảo, cũng tuyên bố là chủ quyền của Hoàng Sa), Philippines (giữ năm đảo), Trung Quốc (giữ hai đá ngầm), và Việt Nam (giữ ba đảo).

 

Phần đông Trường Sa là đảo san hô, nhỏ, thủy triều lên th́ ch́m dưới mặt biển.

 

Năm 1982, Việt Nam ấn định Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Ḥa.

 

Tháng 3 năm 1988 Hải Quân Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau cũng v́ tranh chấp chủ quyền. Phần Việt Nam bị 64 thủy binh thiệt mạng.

 

2. Nhận diện hàng hóa của Trung Quốc dùng mă vạch (barcode):  Tuy là người viết email này đúng khi nói mỗi quốc gia có mă vạch riêng (http://www.gs1.org/company-prefix), nhưng sai hoàn toàn ở hai điểm:

 

a. Số mă vạch (690-699 của China, 893 của Việt Nam, 010-019, 030-039, 060-139 của USA...) chỉ cho ḿnh biết quốc gia, chứ không cho biết hàng hóa sản xuất ở xứ nào.

 

Thí dụ như một món hàng có mă vạch 010 (USA) có thể làm ở China, hay 690 (China) có thể làm ở USA.

 

b. Điểm này quan trọng hơn: Trên một mă vạch -barcode- trên bất cứ một món hàng nào của  Mỹ (và có lẽ cả thế giới), không nơi nào có con số cho biết là sản xuất từ quốc gia nào hết!

 

Đây là barcode của iPhone 6, ráp ở China (hàng số bên phải, có chữ UPC) . Không có một con số nào, 690 đến 695, cho biết là iPhone 6 ráp ở China:

 

Một barcode trên bất cứ một món hàng hóa nào ở Mỹ (gọi là UPC-A hay UCC-12) luôn luôn có 12 số, hai số có hàng đơn vị hai bên, và hai số có 5 hàng đơn vị ở giữa:

 

 

nguồn: http://tigriinnovations.com/wp-content/uploads/Lectures/IT%20for%20Management/Section%201/Chapter%203%20-%20Input%20Output%20Devices/Scanner%20and%20barcode/Barcode.png

 

1. Number system: từ số 0 đến số 9: cho biết hàng hóa loại nào.

2. Manufacturer code: từ 00001 đến 99999, là số của  UCC (Uniform Code Council) ấn định cho mỗi hăng xưởng.

3. Product code: từ 00001 đến 99999: số này của riêng mỗi hăng, muốn đặt ra số nào cũng được cho sản phẩm của riêng ḿnh.

4. Check Digit: từ số 0 đến số 9: con số sau cùng này dùng để xác định lại information của barcode khi quẹt (scanned) là đúng.

 

Không có một con số nào trên barcode cho biết là hàng sản xuất từ đâu. Nếu ai muốn biết quốc gia nào làm món hàng đó th́ quá dễ v́ luôn luôn có hàng chữ trên bao hay hộp hàng:  Made in USA, Made in China, hay Made in Vietnam...

 

3. Tẩy chay hàng Trung Quốc: Có rất nhiều thứ trong đời nói th́ dễ nhưng làm th́ rất khó, và cái khó khăn nhất là tẩy chay Trung Quốc.

 

Tẩy chay hay phong tỏa kinh tế là những biện pháp chỉ có thể thành công nếu người bị tẩy chay hay quốc gia bị phong tỏa kinh tế phải tùy thuộc vào người tẩy chay. Với China, điều này không thể nào xẩy ra v́ hầu hết sản phẩm người Mỹ dùng thường ngày là Made in China, giá rẻ hơn so với sản phẩm Made in USA.

 

Sáu thứ Trung Quốc xuất cảng nhiều nhất đến Mỹ là đồ dùng điện tử, máy móc, bàn ghế và đèn, đồ chơi, giầy và quần áo. Tất cả đều là những thứ dùng thường ngày.

 

Đây là thống kê tỷ lệ phần trăm các món hàng người Mỹ tiêu dùng làm ở Trung Quốc, vào năm 2011:

 

- Máy móc nhỏ dùng trong nhà bếp như máy xay sinh tố, nướng bánh ḿ, máy làm cà-phê... :                 50% made in China.

- Giầy:                             72% made in China.

- Valise :                                 80% made in China.

- Đèn trong nhà:              86% made in China.

- Đồ chơi trẻ em:            84% made in China.

- Đèn giáng sinh:            85% made in China.

- Búp bê, thú nhồi bông: 95% made in China.

 

Đây là tỷ lệ phần trăm những món hàng do Trung Quốc làm so với cả thế giới:

 

- Personal computer: 320.4 triệu cái, là 90.6% tổng số personal computer làm trên thế giới.

- Máy lạnh: 109 triệu cái, là 80% tổng số máy lạnh sản xuất trên thế giới. 

- Cellular phone: 1.1 tỷ cái, là 70.6% tổng số cellular phone sản xuất trên thế giới. 

- Xi-măng:      1.8 tỷ tấn, là 60% tổng số xi-măng sản xuất trên thế giới.

- Than:    1.8 tỷ tấn, là 48.2% tổng số than sản xuất trên thế giới.

 

Sẽ có một số người đổ lỗi cho tập đoàn lănh đạo của các công-ty Mỹ tham tiền đóng cửa hăng xưởng Mỹ, di chuyển sản xuất sang Trung Quốc v́ nhân công rẻ. Sự đổ lỗi này có đúng nhưng cũng có sai. Người Mỹ mất việc nhưng bù lại công ty sinh lợi, và người tiêu thụ cũng được hưởng lợi: món hàng sẽ giảm giá v́ vốn rẻ;  cái ṿng lẩn quẩn cứ quay ṿng ṿng: người tiêu thụ chỉ thích mua hàng rẻ nên hăng xưởng Mỹ tiếp tục di chuyển ngành sản xuất cho China làm.

 

Khi tôi mới sang Mỹ vào thập niên 1970, 1980, quần áo rất đắt v́ không có Made In China. Đến khi quần áo làm ở Trung Quốc tràn ngập nước Mỹ, giá trở nên rất rẻ cho đến bây giờ. Khi các hăng xưởng cạnh tranh, hưởng lợi là người tiêu thụ v́ hăng xưởng phải xuống giá để có thể sống c̣n. Các công ty Mỹ sản xuất quần áo ở China tưởng đă rẻ rồi, bây giờ lại có thêm một nước khác làm rẻ hơn nữa: Việt Nam. Vào bất cứ một tiệm bán quần áo nào ở Mỹ, ba "Made in" nhiều nhất là "Made in China", "Made in VietNam", và "Made in Bangladesh". Ai có dịp mua quần áo ở Âu Châu và Hoa Kỳ th́ biết ngay. Chính v́ việc đưa ra nước ngoài làm mà quần áo ở Mỹ bán rẻ vô cùng, so với Âu Châu.

 

Không nói ǵ đâu xa, iPhone 6 của hăng Apple chỉ ráp ở một hăng duy nhất Foxconn, Zhengzhou, Trung Quốc, hoạt động không nghỉ 24 giờ một ngày với 200,000 nhân viên.

 

iPhone 6 bắt đầu bán vào ngày 04-9-2014 với giá bán rẻ nhất là $649 dollars. CEO Tim Cook nói trong ba tháng từ 04-9-2014 đến 27-12-2014, cứ mỗi một giờ Apple bán 34,000 phones, mang tổng số iPhone6 bán trong ba tháng là 74.5 triệu iPhone6, đem về tiền lời kỷ lục 18 tỷ dollars!

 

Số tiền lời khổng lồ này là nhờ tiền vốn ráp ở Trung Quốc chỉ   $190. Theo IHS Technology, nếu tất cả vật liệu và nhân công đều là của Mỹ, giá vốn $190 sẽ nhẩy lên $600, và nếu giá vốn là $600, giá bán iPhone6 rẻ nhất phải là $2,000 dollars.

 

$2,000 dollars cho một iPhone6? Sẽ chẳng ma nào mua.

 

Vào năm 2011, báo Forbes phân tích tiền lời chia đổ đồng của iPhone để chứng tỏ những người nói nếu Hoa Kỳ tạo việc làm sản xuất ở Mỹ, đừng mang sang Trung Quốc th́ Mỹ sẽ giầu  hơn, là sai.  Biểu đồ sau đây cho thấy cứ mỗi 100 dollars thu vào bán iPhone6, tiền trả nhân công Trung Quốc chỉ là $1.80 dollar trong khi tiền lời Apple thu vào là $58.5 dollars:

 

 

 

4. Email tin tức vô bổ phần đông là tin vịt, đừng chuyển tiếp cho người khác:

Tôi có biên thư vài lần giải thích cho những người forward email về tin tức thời sự, khoa học, y tế, ăn uống vô bổ cho tôi như email này là trừ khi người ấy kiểm chứng được tin ấy là đúng th́ xin đừng gửi cho tôi v́ mỗi lần nhận những email loại này là tôi xóa hết không đọc.

 

Tôi đă viết một bài liên quan đến vấn đề này:

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc/van2.htm

 

Tôi không đọc v́ rất nhiều lư do:

- Tôi chỉ đọc những đề tài tự tôi t́m hiểu lấy.

- Tin tức và kiến thức thông thường tôi đọc báo (bằng giấy) và đọc trên Internet tiếng Anh mỗi ngày nên tôi không cần đọc lại bản tiếng Việt dịch sang tiếng Anh.

- Hầu hết những email này câu văn tiếng Việt viết lủng củng đọc nghe chói tai, viết tin tức mà c̣n xen vào lời phê b́nh dùng chữ xấu xa, hạ cấp.

- Và cuối cùng, tôi biết là hầu hết những email này do một người Việt nào chẳng biết ất giáp, không có kiến thức, không kiểm chứng hư thực đúng sai, dịch từ một email tin vịt tiếng Anh rồi gửi đi  (Internet đầy dẫy những email tiếng Anh với information hoàn toàn sai lầm). Một người nhận, thấy tin hay thật là động trời sao ḿnh không biết (!?!?!?) nhưng chính ḿnh không thèm kiểm chứng xem đúng hay sai, chỉ muốn mở ḷng từ bi hỉ xả cho nạn nhân kế tiếp biết nên forward cái email mắc dịch đó.

 

Trong trường hợp  email này, tôi nghi ngờ nó là lư do cuối cùng nên tôi dịch lại một câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh rồi Google t́m Internet th́ voilà ! sự nghi ngờ của tôi hoàn toàn đúng sự thật: Email này nguyên thủy bằng tiếng Anh, bắt đầu luân chuyển vào năm 2008, khi người ta khám phá ra một số đồ chơi con nít làm tại Trung Quốc có ch́, hại sức khỏe. Đây là email đó, bằng tiếng Anh (mực đỏ):

 

The first 3 digits of the barcode is the country code wherein the product was made.


Sample: All barcodes that start at 690 - 695 are all MADE IN CHINA. 471 is Made in Taiwan


Government and related departments won't educate the public. Therefore, we have to educate ourselves.


Nowadays, Chinese businessmen know that consumers do not prefer products 'Made in China', so they don't show from which country it is made. However, you may now refer to the barcode, remember if the first 3 digits are: 690-695 then it is Made in China.


BARCODES

00 ~ 13 USA & CANADA

30 ~ 37 FRANCE

40 ~ 44 GERMANY.....

690 ~ 695 China

 

Việc buồn cười là đọc xong câu này, một người b́nh thường sẽ thấy là nó quá ấu trĩ, con nít cũng không tin được:

Government and related departments won't educate the public. Therefore, we have to educate ourselves.

 

Thế mà ông/bà Việt Nam nào đó không thấy cái vô lư đó, dịch ra y chang trong email tiếng Việt:

Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.

 

Lư do tôi nói quá vô lư là v́ không cần phải bỏ th́ giờ vạch mă vạch, luật của US Department of  Homeland Security, US Customs and Border Protection đ̣i hỏi một công-ty phải in rơ ràng xuất xứ "Made in...." trên nhăn hiệu, trừ trường hợp bất khả kháng không được như trái cây th́ phải in trên hộp chứa trái cây.

 

Tôi chụp h́nh vài thứ trong nhà cho thấy cái nào cũng in rơ xuất xứ, không cần phải xem barcode:

 

Bánh tráng làm ở Việt Nam

 

Bún làm ở China

 

Máy chụp h́nh làm ở Indonesia

 

Bánh làm ở Canada

 

Bánh ngọt làm ở Pháp

 

Maggi làm ở Đức

 

Tương ớt cay làm ở Mễ-Tây-Cơ

 

iPad ráp ở China

 

Tóm lại, mỗi khi nhận một email vô bổ, trừ khi chính ḿnh kiểm chứng đúng sai, xin tự động xóa, vất vào thùng rác, đừng chuyển tiếp để khỏi làm phiền ḷng người khác đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi. Xin cám ơn quư vị.

 

5. Xin là người lịch sự: Tôi rất khó chịu mỗi khi đọc những câu văn với từ ngữ thóa mạ, hạ cấp như trong email này: "-Thiệt là nhục-nhă cho lũ gian-manh đáng ghê-tởm, trốn chui trốn lủi , không dám nhận ḿnh là ḿnh nữa ! HÈN ! - Đừng quên nhé : 690 , 691 , 692 , 693 , 694 , 695= CCCC ( Chệt-Cộng Chó-Chết ) ! - Phong-trào Tẩy-chay Hàng-hóa Tàu-phù" . Không cần biết ai lỗi ai quấy, nó làm tôi xét đoán ngay những ư tưởng trong bài của người viết hoàn toàn vô giá trị, không đáng một đồng xu teng, và theo tôi, cá tính của người viết và người bị rủa xả không có ǵ là khác biệt.

 

Tôi không hiểu sao người Việt chúng ta nhiều người có thái độ hằn học, dùng danh từ khiếm nhă khi viết văn. Căi nhau bằng lời nói dùng từ ngữ hằn học tuy là không  nên nhưng c̣n có thể chấp nhận được, thế nhưng một khi đă ngồi xuống đặt bút viết văn, nhất là viết cho cả thế giới đọc,  người viết phải uốn lưỡi bẩy lần, đặt bàn tọa xuống thác nước Niagara đóng băng vào mùa Đông để tâm trí hạ hỏa, suy nghĩ chín chắn, cho trí óc bắt cái tay phải dùng từ ngữ lịch sự khi viết.

 

Mỗi người trong chúng ta ai cũng phải giao dịch với người thân, người lạ, bạn bè trong gia đ́nh, học đường, sở làm, xă hội...Chắc chắn chúng ta ai cũng có cảm t́nh với người hiền lành, chậm nóng tính, nói năng nhỏ nhẹ, không muốn xúc phạm người khác.

 

Nếu ḿnh chỉ trích người khác mà chính ḿnh dùng những từ ngữ khiếm nhă, bất lịch sự, mạt sát đối phương th́ ḿnh và họ không khác nhau là mấy. Người khác có thể dùng từ ngữ đê tiện, thấp hèn, nhưng là người có giáo dục, có tri thức, có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, chúng ta không thể nào bắt chước tính nết như họ để rồi trở thành họ được.

 

Xâm lăng và chiếm đóng lănh thổ Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam bày tỏ cá tính khiêu khích, tham lam, xem thường Việt Nam, xem thường luật lệ quốc tế của Trung Quốc, cần có biện pháp đối phó.

 

Thế nhưng phản ứng với tẩy chay dùng dữ liệu không đúng sự thật, với từ ngữ khiếm nhă th́ chắc chắn không phải là một biện pháp thích ứng.

 

Người Nhật có câu thành ngữ "see no evil, hear no evil, speak no evil" ("không thấy xấu xa, không nghe xấu xa, không nói xấu xa"), biểu tượng trong h́nh ba con khỉ Mizaru che mắt, Kikazaru che tai, Iwazaru che mồm sau đây:

 

Câu này có nghĩa là cho dù đời sống chúng ta có bị bao bọc bởi những ǵ xấu xa, chúng ta nên để ngoài tai, đừng để nó ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của ḿnh.

 

Thời đại Internet tin tức loan truyền nhanh như sao xẹt, chúng ta chắc chắn không thể nào không "see no evil", không "hear no evil". Thế nhưng điều thứ ba  ai cũng làm được v́ nó nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta: "speak no evil".

 

Hăy không dùng từ ngữ xấu xa, khiếm nhă lúc nói chuyện cũng như khi viết văn.

  

Nguyễn Tài Ngọc

March 2015

http://www.saigonocean.com/index.php/en/

Tài liệu tham khảo:

https://help.cbp.gov/app/answers/detail/a_id/492/~/requirements-for-country-of-origin-marking-on-goods-imported-into-the-u.s.

http://www.marketplace.org/topics/business/ive-always-wondered/how-much-would-all-american-iphone-cost

http://www.theatlantic.com/china/archive/2013/08/chinas-dominance-in-manufacturing-in-one-chart/278366/

http://www.statisticbrain.com/china-manufacturing-statistics/

http://www.barcodeisland.com/upca.phtml

http://www.gs1.org/company-prefix

http://www.hoax-slayer.com/product-bar-codes.shtml

http://nypost.com/2015/01/27/iphone-6-sales-boost-apple-profits-to-stratospheric-levels/

http://articles.latimes.com/2007/sep/25/opinion/oe-bongiorni25

http://www.forbes.com/sites/timworstall/2011/12/24/china-makes-almost-nothing-out-of-apples-ipads-and-i/

http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_the_Paracel_Islands

http://en.wikipedia.org/wiki/Three_wise_monkeys