Hăy để lch s phê phán

Ông Nguyn Cao K?

 

 

 

 

Ông Nguyễn Cao Kỳ mất ngày 23-7-2011 ở Kuala Lampur, Mă Lai, hưởng thọ 81 tuổi. Cái chết của ông gây nhiều tranh căi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tôi nhận email của hai người bạn muốn tôi viết tŕnh bày ư kiến của tôi nhưng v́ không muốn bàn luận về chính trị,  tôi đă từ chối.

 

Bạn bè gửi chuyển tiếp cho tôi những bài viết và video về ông Kỳ khá nhiều. Khi đọc và nghe quan điểm của những người bênh vực ông Kỳ khuyên nhủ mọi người  đừng  chê bai ông Kỳ mà hăy để “lịch sử phán đoán”, tôi nghe câu nói này chẳng những  không xuôi tai mà c̣n chói tai nên thay đổi ư kiến, quyết định viết bày tỏ quan điểm của tôi.

 

Tôi không đồng ư với câu nói này v́ ba lư do:

 

Thứ nhất, “lịch sử” đề cập ở đây không phải là một món đồ như cái bàn, cái ghế. Nó cũng chẳng phải là một con vật như con chó hay con mèo.  “Lịch sử” là sử gia, là nhân loại, là con người. Khi người ta viết và phê b́nh một biến cố xẩy ra trong một thời điểm th́ lời phê phán đó sau này sẽ trở thành “lịch sử”. Do đó “lịch sử” là anh chị, là tôi, là người bênh vực ông Kỳ, là người chống đối ông Kỳ, ai muốn nói ǵ th́ nói.

 

Thứ hai,  những người đưa ra lập luận này sống ở Hoa Kỳ cũng như tôi. Nếu họ sống ở Mỹ, một quốc gia vô địch khi nói đến bảo đảm quyền tự do của người dân, th́ họ phải biết tự do ngôn luận là quyền đầu tiên trong Đạo luật Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Một công dân Hoa Kỳ có thể đứng trước bót cảnh sát, văng tục chửi Tổng Thống Obama mà không cảnh sát nào có thể bắt người ấy bỏ vào tù v́ quyền tự do chửi thề -tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ư kiến-, của ông ta được Hiến Pháp bảo vệ.

 

Thứ ba, suy nghĩ cho kỹ, bày tỏ ư kiến của ḿnh bây giờ cũng không phải là điều không nên. Khi nhắc đến Tổng Thống John Kennedy, phần đông người Mỹ và thế giới đều nghĩ  ông ta là Tổng Thống tài giỏi mà không biết ông ta là người mê gái, trắng trợn ngủ với nhiều người đàn bà khác cho dù vợ là bà Jacqueline Kennedy biết. Ngoại trừ những người thân cận và gia đ́nh, công chúng ít người biết được  bộ mặt trái của Kennedy. Tại sao? Lư do một phần là v́ đoàn báo chí tùy tùng với Kennedy bảo vệ Tổng Thống, ngoảnh mặt làm ngơ không viết tường tŕnh sự việc xẩy ra. Do đó, nếu ai muốn viết, muốn nói “lịch sử” th́ cứ nên viết để tất cả mọi người được thấy bề phải và bề trái của câu chuyện.

 

30-4-1975 tôi rời SàiG̣n chỉ học lớp 11, quá trẻ để cầm súng chiến đấu, quá trẻ để biết chuyện chính trị chính em liên hệ đến ông Kỳ mà rất nhiều email hay website đề cập. Tôi chỉ biết ông ta là Thủ Tướng, là Phó Tổng Thống, và là Tư Lệnh Không Quân (ai đọc báo hay xem tin tức trên đài truyền h́nh Việt Nam  th́ không thể nào không nhớ ông Kỳ và bà vợ với bộ binh phục phi công).

 

Vào những ngày giờ hấp hối của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, tôi không thể nào quên được khi lắng nghe trên radio ông Kỳ tuyên bố là sẽ "tử thủ Sài G̣n cho đến giọt máu cuối cùng", và ông ta chỉ thích “ăn cơm nước mắm”. Tôi nghe mà rất khâm phục một người tướng lănh Việt Nam đă công khai đứng ra nhận lănh trách nhiệm lănh đạo chiến đấu khi quốc gia trong giai đoạn nguy khốn. Thế rồi duyên số cho tôi rời khỏi Việt Nam; nhưng khi đến trại tỵ nạn Guam, tôi chưng hửng khi được biết là ông Kỳ cũng đă lái máy bay thoát nạn khỏi SàiG̣n.

 

Sau này lúc định cư ở Mỹ, tâm linh tôi cảm thấy chua chát hơn khi tôi khám phá ra danh sách của một số sĩ quan VNCH bị xử bắn   38 tướng tá VNCH tự sát. Trong 38 người này, năm người là tướng. Một người, Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, tự sát cùng với vợ và bẩy con. Không một ai có thể biết là những người Tướng Tá này có phải v́ nghe một câu tuyên bố của Tướng Kỳ thúc dục ḷng ái quốc của họ, quyết tử chiến đến cùng để rồi khi thất bại th́ tự sát, thế nhưng nếu tôi là ông Kỳ, tôi sẽ suốt đời mang mặc cảm tội lỗi v́ trong cương vị lănh tụ quốc gia, một câu nói không giữ lời hứa của tôi đă có thể gây thương vong không những chỉ cho 38 người, mà c̣n có thể cho hàng trăm, hàng ngh́n người.

 

Câu “quân tử nhất ngôn” ở quốc gia nào cũng quan trọng. Năm 1969 tại Super Bowl III, hai đội banh football Mỹ Baltimore Colts, vô địch của National Football League, và New York Jets, vô địch của American Football Leaugue vào đấu chung kết. Trong khi thể lực của đội Baltimore Colts quá hùng hậu, chơi 14 trận chỉ thua một, đội  N.Y Jets may mắn thoát chết vài lần trước khi vào chung kết. Báo chí khắp nơi tiên đoán đội quân Colts sẽ thắng chức vô địch.

Thủ quân (Quarterback) của đội N.Y Jets là Joe Namath. Joe Namath là một anh nổi tiếng say rượu và dê gái trắng trợn. Một lần khi được cô phóng viên Renata De Santos của một chương tŕnh TV Ba-Tây phỏng vấn, Joe Namath giả vờ như hôn cô ta trên má, nhưng một khi đă đến gần, Joe úp mặt ḿnh vào bộ ngực có đường cong tuyệt mỹ của cô ta. Hành động ẩu tả này của Joe quá bất ngờ làm Renata De Santos không phản ứng kịp. Cô ta giận dữ, tát Joe Namath một cái tát nẩy lửa. Không ai trên nước Mỹ lúc bấy giờ  không biết Joe Namath nham nhở đến chừng nào.

Vài ngày trước khi trận đấu, dù rằng biết là mọi người ai cũng tiên đoán đội ḿnh thua, Joe Namath tuyên bố với báo chí và khắp cả mọi người trên nước Mỹ là anh ta bảo đảm đội Jets của anh ta sẽ thắng. TV và báo chí khắp nước Mỹ phổ biến lời tiên đoán  này. Trong  trận chung kết, Joe Namath b́nh tĩnh điều khiển đội banh của anh đánh thắng đội Baltimore Colts với tỷ số 16-7. Cả nước Mỹ thẫn thờ ngạc nhiên thán phục Joe Namath có gan tuyên bố là sẽ thắng và chỉ huy đội banh anh ta thắng thật! Tất cả những tai tiếng của Joe Namath từ xưa đến nay bỗng nhiên bay biến mất. Nhắc đến Joe Namath, ai cũng nói là người dám nói, dám làm. Ngay cả bây giờ nếu nhắc đến tên Joe Namath, tôi quả chắc phần đông  người Mỹ không biết là anh ta say rượu, dê gái, mà chỉ biết Joe Namath là người can đảm tuyên bố sẽ thắng rồi thực hành câu ḿnh đă hứa.

Ông Nguyễn Cao Kỳ, bất hạnh thay, là trường hợp ngược lại. Cho dù ông ta có giỏi đến đâu, cho dù ông ta có thanh liêm đến đâu trong quăng tŕnh quá khứ, lịch sử chỉ nhớ là ông đă tuyên bố một câu và rồi không giữ lời hứa. Chẳng những lời hứa không làm đó có thể gây ra bao nhiêu người chết, nó c̣n cho thấy cá tính của một người không quân tử. Ông bỏ trốn SàiG̣n chỉ v́ lo cho sinh mạng cá nhân của ḿnh trong khi với những tướng lănh khác như Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tất cả lấy danh dự là quan trọng. Họ chọn con đường tự sát.

Tôi cũng bỏ trốn SàiG̣n trong đau khổ v́ tôi là công dân của một chính thể bị chiến bại. Cái đau khổ đó tôi giữ âm thầm trong ḷng tôi, hy vọng thời gian sẽ làm cho nguôi ngoai. Cùng với rất nhiều người Việt, v́ lư do này hay lư do khác, tôi đă có dịp trở lại thăm quê hương cũ. Nước Mỹ là xứ tự do, ai muốn đi đâu th́ đi, ai muốn thăm viếng Việt Nam là quyền của mỗi người, tôi không có ư kiến. Ông Kỳ năm 2004 cũng trở lại Việt Nam. Nếu tôi là ông ta, tôi sẽ giữ yên lặng e rằng đồng bào tôi, chiến hữu xưa kia của tôi sẽ có thái độ thẳng thắn v́ tôi làm ḥa với phe đối nghịch. Thế nhưng đúng với chữ “flamboyant” mà hầu hết những người Mỹ biết ông Kỳ để diễn tả ông ta, “chơi nổi”, ông Kỳ tuyên bố nhiều câu khá giật gân khi đến Việt nam. Chẳng những chỉ có lời nói, một vài hành động của ông ta cũng không phù hợp với lời nói một lần nữa. Tôi không đồng ư với những lời tuyên bố này.

Trả lời cho một cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông Kỳ tuyên bố :

-“Cuộc chiến đó (Việt Nam) là do ngoại bang xúi giục, anh em giết nhau v́ ngoại bang sắp xếp”. ("That war was instigated by foreigners, it was brothers killing each other under the arrangements by foreign countries")

        17 năm sinh trưởng ở Việt Nam, tôi có thể quả quyết là Cộng Sản xua quân xâm chiếm miền Nam. Trước khi đi, tôi chỉ là một học sinh Trung học nhưng tôi chắc chắn 100% là điều tôi nói là đúng, không một ngoại bang nào xúi giục Việt Nam Cộng Ḥa giết ai cả. Hoa Kỳ và các nước đồng minh chỉ giúp Việt Nam chống cự Cộng Sản Bắc Việt, với hậu thuẫn của Liên-Xô và Trung Hoa, xâm lấn. Ông Kỳ từng là Phó Tổng Thống, từng đ̣i dội bom Bắc Việt. Nếu ông ta nói là Việt Nam Cộng Ḥa giết Cộng Sản Bắc Việt v́ ngoại bang xúi giục và sắp xếp th́ tại sao ông ta không đầu hàng để anh em không chém giết lẫn nhau? Nếu lời nói của ông ta bây giờ là đúng th́ ngày xưa ông và ông Thiệu đă đưa hai triệu người Việt Nam Cộng Ḥa vào cơi chết? Nếu lập luận này không đúng th́ lời tuyên bố này chỉ là một câu nói láo, ông ta chỉ gió thổi chiều nào theo chiều nấy để phục vụ tư lợi của ông ta vào tuổi về chiều.

-“100 năm nữa khi nh́n lại cuộc chiến, người Việt sẽ thấy xấu hổ. Chúng ta không nên để ư đến nó nữa v́ chẳng mang ích lợi ǵ cho tương lai nước Việt Nam. Bây giờ tôi chỉ quan tâm đến địa vị Việt Nam trên thế giới” ("In another 100 years, the Vietnamese will look back at the war and feel shameful. We should not dwell on it as it will not do any good for Vietnam's future. My main concern at the moment is Vietnam's position on the world map")

        Tôi xấu hổ v́ người nước tôi tham nhũng, Tổng Thống Thiệu rời SàiG̣n trong tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến với hành lư đầy vàng, chứ tôi không xấu hổ ǵ về cuộc chiến. Bắc Việt đem quân xâm lăng. Quân dân Việt Nam Cộng Ḥa chống trả dũng mănh mấy mươi năm trời không có ǵ là xấu hổ. Trái lại, nó là một niềm hănh diện của những người đă từng sinh sống ở miền Nam như tôi.

Khi được hỏi ông ta nghĩ thế nào về những người chống đối Cộng Sản, họ tin rằng ông ta đă phản bội khi trở lại Việt Nam, ông trả lời:

“Những người c̣n nuôi máu hận thù chỉ lo riêng cho họ. Tôi bây giờ đă già nên tôi hiến dâng cho quê hương tôi những ǵ tôi c̣n có thể giúp đỡ: trí óc, sức khoẻ và sự khôn ngoan. Tôi chỉ muốn giúp thôi.” (Those who bear grudges only care about themselves. I'm an old man now, so I have decided to dedicate to my country all that I have left to contribute - my mind, my health, my wisdom. I just want to help.)

        Ông Kỳ may mắn không mất cha, mất mẹ, mất chồng, mất con, mất anh, mất chị trong cuộc chiến (ông Kỳ đă cho cả gia đ́nh rời SàiG̣n trước 30-4-1975) nên ông ta không hiểu được nỗi  đau đớn mất người thân v́ biến cố 30-4 và nỗi hận thù của người khác. Làm sao ông ta biết là họ chỉ lo riêng cho họ? Làm sao ông ta kết luận chỉ có ông là người muốn giúp nước, trong khi họ th́ không? Tại sao ngay khi mới chạy sang đây sau tháng Tư 1975, ông không tuyên bố là ông không c̣n thù hằn, và muốn trở về Việt Nam liền lập tức? Có phải là nếu ông đă dám mạnh dạn làm  như vậy th́ họ đă bỏ tù nên ông không dám, bây giờ ông chỉ là một thường dân không c̣n một giá trị chính trị, nước Việt Nam chẳng thèm bỏ tù nên ông mới mạnh dạn phát biểu ư kiến chỉ trích người khác, những người không ai có thể bỏ tù ông hết v́ họ ở bên này,  nước tự do Hoa Kỳ?

Trong một dịp khác phỏng vấn với đài BBC, ông Kỳ tuyên bố lư do ông ta về Việt Nam là để giúp ư kiến trong việc ḥa hợp ḥa giải dân tộc.

Ḿnh chỉ dùng chữ ḥa giải khi có một cuộc xung đột. Khi đă có xung đột th́ phải có sự tha thứ th́ mới ḥa giải được. Tôi xin lỗi méo mó nghề nghiệp, trưng dẫn câu Kinh Thánh Lu-Ca đoạn 17:4 Jesus giảng dậy về sự tha thứ và ḥa hợp: “Nếu anh em ngươi đă phạm tội, hăy quở trách họ; và nếu họ ăn năn, th́ hăy tha thứ.”

Trong câu này, Jesus cho thấy ḥa giải với một người nào phải qua ba giai đoạn:

1. Quở trách họ: Cái tội họ gây ra không thể nào làm ngơ. Ḿnh cần phải chỉ điểm, phân tích cho họ biết là họ có lỗi, rồi quở trách hay phạt họ.

2. Ăn năn: Người gây ra tội phải ăn năn, nhận thức điều ḿnh làm là sai.

3. Tha thứ: Khi đă được chỉ điểm cái sai, người kia nhận lỗi, th́ ḿnh phải tha thứ, không  mang mối hận thù trong ḷng nữa.

Chỉ khi nào ba điều kiện trên đă hoàn thành th́ mối xung đột mới thật sự đă ḥa giải.

Trong cuộc chiến Nam Bắc, nếu cho Việt Nam Cộng Ḥa là đúng, ông Kỳ không quở trách đối phương, đối phương không ăn năn, thế mà ông ta đă tha thứ. Tha thứ khi người làm ra tội không nhận tội, không ăn năn th́ chỉ là một ḥa giải trá h́nh. 100% không thể nào có ḥa giải thật sự được.

Tôi nghĩ là câu trên chỉ là một mơ ước hăo huyền v́ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là quân đắc thắng. Người thắng không thể nào xin lỗi người thua. Do đó, nếu có quở trách, th́ Cộng Sản sẽ quở trách ông Kỳ chống cự trong cuộc chiến Việt Nam. Nếu có ăn năn, th́ phải là ông Kỳ ăn năn; và nếu có tha thứ th́ chính người Cộng Sản tha thứ cho ông Kỳ. Có nghĩa là nếu có ḥa giải, người chủ động là người Cộng Sản chiến thắng, cho phép ông Kỳ ḥa giải. Làm sao ông Kỳ có thể tuyên bố là ông ta muốn đối phương ḥa giải được?

Ông Kỳ, gia đ́nh ông Kỳ nói là ông sống đời liêm khiết. Tôi cũng tin như vậy, bằng chứng là trong chiến dịch càn quét tham nhũng vào tháng 3 năm 1966, ông cho người  xử tử một thương gia người Hoa tên là Tạ Vinh v́ tội tham nhũng,  thao túng thị trường. Bây giờ một đứa con nít ở Việt Nam nó cũng biết là cơ quan nhà nước nào cũng có người tham nhũng, thế th́ tại sao ông ngoảnh mặt làm ngơ không tuyên bố ǵ hết? Mỗi lần về Việt Nam, ông thường tuyên bố là về với tư cách cá nhân. Có phải lời tuyên bố này để lương tâm ông được ngủ yên, ngày xưa là lănh tụ ông không chấp nhận tham nhũng đến độ đem người khác ra xử bắn, nhưng ngày nay là cá nhân, ai tham nhũng th́ chả sao, không ăn thua  ǵ đến ông? Một người đă giữ một chức vụ quan trọng lănh đạo quốc gia th́ cả đời không thể nào trở thành một thường dân: quyết định của ḿnh đă ảnh hưởng đến bao nhiêu mạng sống chết của dân chúng.

Trong bốn lần về Việt Nam, hầu như lần nào ông Kỳ cũng tuyên bố chỉ muốn về Việt nam giúp nước. Nhưng theo Wikipedia, trong một lần về Việt Nam, ông  đóng vai  tṛ  trung gian  cho Đào Hồng Tuyển     -người được coi là giàu nhất Việt Nam-  thành công trong một thương vụ xây dựng resort và sân golf trị giá 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ. Dĩ nhiên chỉ có một người khờ khạo mới tin là ông t́nh nguyện làm việc này không công, và dĩ nhiên chỉ có người khờ khạo mới không thắc mắc là giúp tư nhân mở sân đánh golf th́ có giúp đỡ được ǵ người nghèo ở Việt Nam, hoặc nâng cao vị trí Việt Nam trên chính trường quốc tế.

Hành động phải đi đôi với việc làm. 30-4-1975 ông Kỳ tuyên bố tử thủ nhưng rời bỏ chiến trường. 30 năm sau ông gián tiếp đổ lỗi cho VNCH trong trận chiến Nam Bắc, và cũng như một số người  Việt Nam khác, dùng một lư do chung nâng cao sự kiêu hănh của hai chữ “Việt Nam” để làm tư lợi cho  riêng ḿnh.

Tôi đă nói quan điểm của tôi. Hy vọng nó sẽ là một phần của lịch sử.

 

Nguyễn Tài Ngọc

August 2011

 

Tài liệu tham khảo:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Cao_K%E1%BB%B3

http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/3396223.stm

http://answers.google.com/answers/threadview?id=5096