Khai bút đu năm

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

Bố tôi mất khi tôi 12 tuổi. Cái chết của bố tôi ảnh hưởng tôi không những đến tinh thần v́ tôi mất đi sự lo lắng đùm bọc dậy dỗ của một người cha, mà nó c̣n ảnh hưởng rất lớn đến vật chất đời sống: gia đ́nh tôi mất đi nguồn lợi tức hưu bổng thường niên bố tôi lănh làm việc cho người Pháp, mẹ tôi không buôn bán, không khả năng làm ra tiền nên cả nhà bắt đầu rơi vào hố sâu vực thẳm của tận cùng nghèo khó.

Từ đó trở đi, mỗi năm đi học tôi chỉ có một bộ đồng phục duy nhất mẹ tôi mua ở chợ Bàn Cờ. Tiền ăn sáng tôi có được để ăn điểm tâm khi bố tôi c̣n sống trở nên chấm dứt vĩnh viễn. Một món tiền nữa cũng mất đi với tiền ăn sáng là tiền ĺ-x́ buổi sáng mùng Một Tết.

Đêm giao thừa năm bố tôi chết trong khi hàng xóm và các bạn cùng lứa tuổi tôi hào hứng chuẩn bị đón Tết đem mâm cỗ ra trước nhà để đúng giữa đêm đốt hương thờ lậy tổ tiên, mười giờ tối tôi lên giường đi ngủ sớm v́ không c̣n tha thiết thức khuya xem cảnh tượng mỗi năm chỉ xẩy ra vào ngày cuối cùng tháng Chạp.

Sáng mùng Một những năm trước khi bố tôi c̣n sống, tôi thường dậy thật sớm, hớn hở vui mừng khi bố tôi lấy trong rương một bộ quần áo mới mặc cho tôi. Bộ quần áo ấy có nhiều vết nhăn v́ không ủi,  nhưng mắt của tôi lại không thấy những vết nhăn đó mà nó chỉ thấy cái vải mới toanh, khuy áo bóng lưỡng, đường chỉ thẳng tắp của bộ quần áo mỗi năm tôi được mặc một lần. Trong không khí yên lặng tĩnh mịch của buổi sáng sớm chưa ai dậy, tôi ngồi ở hành lang oai nghiêm với bộ quần áo mới nh́n xuống đường kiên nhẫn chờ đợi đúng thời điểm của một đóa hoa nở nhụy: khi hàng xóm và các bạn tôi bắt đầu đổ ra đường chào đón mùng Một Tết.

Mùng Một Tết năm bố tôi mất và những năm sau đó không c̣n mang cho tôi cảm tưởng hào hứng, trông đợi, đón chờ mùa Xuân mới. Cái cảm giác đó theo với tôi sang tận bên Mỹ, dù rằng v́ hai lư do không giống nhau. Ở Hoa Kỳ, tôi không sống ở khu vực có đông người Việt Nam mà ngược lại tôi sống ḥa đồng với cộng đồng người Mỹ. Nơi tôi ở không có chợ Bolsa, không có Phở Ḥa, không có Bánh ḿ Ba Lẹ, không có tiệm may áo dài Thiết Lập, không có hột vịt lộn Long An, không có ṭa soạn Việt Báo, không có cờ VNCH nền vàng ba sọc đỏ, không có nhạc Việt Nam ỉ ôi,  mà chỉ có chợ Vons, tiệm fast food McDonald's, nhà hàng Cheesecake Factory, department store Macy's, báo Daily News, cờ Mỹ xanh trắng đỏ 50 ngôi sao bay phất phới ở ṭa Đô Chính. V́ thế bốn mươi lăm năm nay tôi chẳng bao giờ có Tết.

Sáng hôm nay cũng như những ngày khác tôi dậy thật sớm, nhưng không như thường lệ, tôi mở nghe bài hát Ly Rượu Mừng.  Tôi không quan tâm đến nhạc là mấy, nhất là nghe những bản nhạc xuân, nhưng phải công nhận bài Ly Rượu Mừng thật đặc biệt.

Có những bản nhạc mà nhạc sĩ có một biệt tài xuất sắc viết ra nó dùng âm điệu lẫn lời nhạc hớp hồn người nghe một lần không thể nào quên, nhất là khi viết nó cho một trường hợp đặc biệt: quốc thiều của một quốc gia, trường hợp của Mỹ là bài The Star Spangled Banner, Silent Night trong mỗi mùa Giáng Sinh, Amazing Grace hay Chiêu Hồn Tử Sĩ khi an táng, Auld Lang Syne (̉ E con ma đánh đu...) khi chấm dứt một buổi tiệc, và vào dịp Tết Việt Nam của chúng ta, bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đ́nh Chương.

Bản nhạc Ly Rượu Mừng không những hay về âm điệu ai hát cũng được, mà cũng hay về lời nhạc. Lời chúc Tết súc tích nhưng đơn giản, tất cả tầng lớp mọi người đều được chúc mừng may mắn, từ anh nông phu nghèo khổ đến người thương gia giầu có, từ anh chiến sĩ cầm súng bảo vệ quê hương đến người mẹ già có công sinh thành người chiến sĩ, từ người nghệ sĩ cô đơn có óc sáng tạo đến đôi uyên ương cùng nhau xây tổ ấm,  và cuối cùng lời chúc tối hậu là cho non sông thanh b́nh để  muôn người khỏi bị xương máu tuôn rơi.

Sáng hôm nay tôi cũng bị hớp hồn khi nghe bản nhạc Ly Rượu Mừng. Nó mang tôi trở lại thời ấu thơ nhớ lại gia đ́nh tôi cũng như những gia đ́nh khác lau chùi, sơn phết nhà cửa để đón chào Tết, nhớ lại trong xóm ngoài đường khắp nơi chỗ nào cũng có nhạc xuân, nhớ lại lớp học trai gái vui nhộn tổ chức hát ḥ ăn mừng tất niên, nhớ lại chợ búa nhộn nhịp người mua, hàng sạp bày bán bánh chưng, kẹo mứt, nhớ lại chợ hoa rực vàng với hoa mai, hoa cúc, nhớ lại đường xá ngập đỏ với xác pháo nổ tung trời điếc óc, nhớ lại khắp nơi trong xóm người ta tụ năm tụ ba chơi đánh bài hay bầu cua cá cọp, nhớ lại hàng xóm không một ai đi làm mà hoan hỉ ở nhà đón mừng niềm vui Tết.

Niềm vui đó không bút mực nào tả siết. Nó vui như chú rể hồi hộp đón cô dâu về nhà chồng, như chồng căng thẳng đợi trong viện bảo sanh chờ tin vợ sanh đẻ mẹ tṛn con vuông, như bố vừa xem thấy tên con trên bảng đậu Tú Tài, như người buôn bán tổng kết cuối năm chỉ lời không lỗ, như một nhân viên vừa được chủ báo tin cho thăng chức, như vợ xôn xao đón chồng trong quân đội giải ngũ trên đường về sum họp, như một người vừa ḍ số khám phá ḿnh trúng lô độc đắc, như gia đ́nh căi nhau nhưng cuối cùng kết nghĩa thuận ḥa, như một người vừa đặt chân đến một nơi mà cả đời mong ước được một lần du ngoạn đến xem, như một kẻ vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Tôi lắng nghe bài hát Ly Rượu Mừng không phải một lần mà cả chục lần, và cứ mỗi lần nghe lại, tâm hồn tôi lại rạo rực niềm vui đón Tết như mới được nghe lần đầu tiên.

Để bù lại 45 năm đă không c̣n có Tết trong tôi.

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2015

http://www.saigonocean.com/index.php/en/