Vnh H Long / Hà Ni / Tam Đo

Nguyn Tài Ngc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Vịnh Hạ Long

 

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Tam Đảo

Phần cuối cùng của chuyến đi Việt Nam lần này là chúng tôi bay ra Bắc đi Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Tam Đảo. Sau đó trở lại SàiG̣n nghỉ hai đêm trước khi quay lại Mỹ.

1. Vịnh Hạ Long:

Thời gian ngắn nhất từ SàiG̣n đến Vịnh Hạ Long là bay đến Hải Pḥng rồi mướn xe đi. Chỉ có Vietnam Airlines và máy bay nội địa VietJet Air.com bay. VietJet Air.com là hăng máy bay mà video và ảnh của các cô tiếp viên hàng không mặc bikini luân chuyển khắp Internet. Nh́n mấy cô sexy như thế, ông nào chẳng muốn  bay? V́ thế tôi bật cười khi thấy khẩu hiệu của họ sơn gần đuôi phi cơ: "Bay là thích ngay!".

Chuyến bay Vietnam Airlines bị đ́nh trễ một tiếng nên một giờ trưa máy bay mới đáp xuống phi trường Cát B́, Hải Pḥng trong cơn mưa lất phất. Phi trường chung quanh nghèo nàn, đơn sơ, nhỏ bằng tí, không có jet bridge, nhân viên đẩy thang đến cửa phi cơ cho hành khách đi bộ xuống.

 

Hải Pḥng là cảng lớn nhất, tầu bè mang sản phẩm vào Hà Nội và miền Bắc nên tôi rất ngạc nhiên là quang cảnh tiều tụy, không có dấu vết sung túc. Chính v́ là cảng tầu bè nhập bến nên Hải Pḥng cùng với Hà Nội là hai thành phố bị người Mỹ bỏ bom nhiều nhất trong thời chiến tranh Việt Nam.

Xe chở chúng tôi đi 75 km th́ đến vịnh Hạ Long.

Đă mướn sẵn từ trước nên nhân viên tầu dẫn chúng tôi ra thuyền nhỏ để chở ra tầu lớn. Tầu sẽ chở chúng tôi vào  vịnh, ngủ một đêm trên tầu, rồi trở về bờ 12 giờ trưa hôm sau.

Anh hướng dẫn viên nói chúng tôi sẽ được xem một kỳ quan, Vịnh Hà Long là một di sản thế giới, là  kỳ quan thứ bẩy trên thế giới được UNESCO chính thức công nhận.

Anh tour guide là người Bắc, gia đ́nh tôi cũng là người Bắc. Người Bắc chúng tôi thường hay nói phét nên cần phải kiểm chứng lại xem lời anh ta nói có đúng sự thật hay không.

 

Trong câu nói trên ba phần th́ anh ta đúng hai phần: Vịnh Hà Long là một di sản thế giới, được UNESCO chính thức công nhận. C̣n nói Vịnh Hạ Long là kỳ quan thứ bẩy là sai. Bẩy kỳ quan thiên nhiên thế giới hiện đại có Grand Canyon của Mỹ, có dải san hô Great Barrier Reef của Úc, có Mount Everest ở rặng núi Himalayas, có thác Victoria Falls của Zimbabwe, có chợ Cầu Ông Lănh của Việt Nam, chứ không có Vịnh Hạ Long.

 

 

 

 

Được UNESCO công nhận th́ có ăn giải dzút ǵ, tôi xin giải thích tóm tắt như sau:

UNESCO là Cơ quan Giáo Dục, Khoa học, Văn Hóa do Liên Hiệp Quốc thiết lập, với 21 quốc gia thành viên. Một trong những việc UNESCO làm là giám định nơi nào là di sản thế giới. Muốn được công nhận là di sản thế giới th́ một quốc gia phải gửi địa danh, ca bài con cá nó sống v́ nước lư do tại sao địa danh ḿnh nên được UNESCO ghé mắt nh́n.

Nếu UNESCO đồng ư, họ sẽ lên núi Tà-Lơn gióng 24 tiếng chuông chùa, yêu cầu quân đội Cam-Bốt bắn 21 phát súng chào mừng, và cung ứng địa danh đó một con số thứ tự. Cho đến năm nay 2014, UNESCO công nhận 1007 địa danh trên thế giới là di sản quốc tế. Vịnh Hạ Long được công nhận vào năm 1994 với số thứ tự là 672. V́ thế, nếu ai vào trang web của UNESCO t́m di sản thế giới số 672 th́ sẽ ra Vịnh Hạ Long.

Quốc gia có nhiều di sản thế giới nhất là Italy với 50, nh́ là Trung Quốc với 47. Việt Nam chúng ta có tám nơi là di sản thế giới:

- Vịnh Hạ Long.

- Di tích đền thờ ở Huế.

- Tháp Chàm Mỹ Sơn ở Quảng Nam.

- Hội An.

- Phong Nha- Kẻ Bàng ở Quảng B́nh.

- Hoàng cung triều đ́nh Thăng Long - Hà Nội.

- Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

- Danh lam Tràng An thuộc tỉnh Ninh B́nh, xưa là kinh đô Hoa Lư.

 

(Tôi có đề cử Chợ Vườn Chuối là Di sản thế giới nhưng bị bác bỏ)

Một khi đă được UNESCO công nhận là di sản thế giới, quốc gia đó có nhiệm vụ chính ḿnh duy tŕ địa danh cho tồn tại lâu dài và có quyền nộp đơn xin UNESCO tiền viện trợ, nếu cần.

Về việc duy tŕ vịnh Hạ Long, rất nhiều khách ngoại quốc khi chèo ca-nô than phiền là nước biển ở vịnh Hạ Long ô uế, nhiều nơi bốc mùi hôi nồng nặc, và có thể thấy rác đầy dẫy dưới nước, hậu quả của ngày xưa rất nhiều làng chài sống ở đây. Cả trăm năm chính quyền nghèo đói không có tiền nuôi dân th́ làm ǵ có tiền bảo vệ môi trường, v́ thế mà dân gian thả rác, phóng uế khắp nơi. Bây giờ chỉ là hậu quả của ngh́n năm văn vật đất Thăng Long. Có lẽ v́ hăng du lịch nào cũng chẳng muốn du khách thấy hay ngửi những cảnh này nên tôi thật sự không mục kích suốt thời gian lênh đênh trên tầu, hay hạ thổ đi vào xem hang Sửng Sốt.

Không ngửi mùi hôi, nhưng tôi chính mắt thấy ô nhiễm môi trường trong không khí: Vịnh Hạ Long có 1969 đảo, tầu len lỏi trong suốt cuộc hành tŕnh. Nếu ai đă từng đi cruise Alaska lối đường biển len lỏi bên trong -Inner Passage-, một bên là bờ, một bên là nhiều đảo con, th́ cảnh trí rất giống vịnh Hà Long ngoại trừ một điểm: Alaska trời trong xanh, mắt nh́n thấy đảo từ đằng xa, trong khi ở vịnh Hạ Long trời u ám, chỉ khi tầu chạy gần đến th́ mới thấy rơ, dù rằng một phần cũng là v́ thời tiết xấu nên trời mây mù ảm đạm. Anh chàng tour guide nói với tôi: "Mấy hôm nay mưa mây mù liên tiếp nên "nhà ḿnh" đi xem không được rơ".

Tôi khám phá ở ngoài Bắc khi tài xế, nhân viên đi với ḿnh trong một tour riêng, họ dùng chữ "nhà ḿnh" để thể hiện họ và ḿnh có cùng chung mối t́nh gia đ́nh đằm thắm thơm hơn múi mít: "Nhà ḿnh tối nay ăn ǵ ạ?" , "Nhà ḿnh mọi người dùng cà-phê chứ ạ?", "Nhà ḿnh ngày mai 9 giờ đi hang Sửng Sốt".  May là tôi có tinh thần đề cao cảnh giác khi thấy chiếc áo mầu đen là mầu cán bộ, hoặc  khi gặp Bắc Kỳ v́ tôi cũng là Bắc Kỳ biết tẩy lẫn nhau, nên những ǵ họ nói tôi phải cho vào máy lọc tinh khiết để chỉ hưởng tinh chất, v́ tôi không dám tin vào nhà ḿnh.

Vâng, mây mù làm cho trời u ám, nhưng 365 ngày vào những hôm trời nóng, theo các du khách ngoại quốc đi vào mùa hè trời nắng không mưa, ai cũng than phiền là không khí quá bị ô nhiễm. Quen với nhà của tôi bên Mỹ ban đêm nh́n lên trời lấp lánh đầy sao nên tôi hơi thất vọng ban đêm lên boong tầu ở vịnh Hạ Long chẳng thấy một ngôi sao nào v́ bầu trời mù đặc.

Vịnh Hạ Long chỉ cách Hải Pḥng 25 - 30 cây số đường chim bay. Bến Hải Pḥng là đường biển chính yếu tầu khắp thế giới nhập cảng sản phẩm vào miền Bắc. Bao nhiêu kỹ nghệ,  nhà máy, khu công nghệ mọc như nấm ở Hải Pḥng, tôi dám chắc không có một hoạch định qui mô rơ rệt nào kiểm soát khí khói phế thải ô nhiễm của các hăng xưởng, hay lọc nước cống bẩn trước khi thoát ra biển.

Về việc xin UNESCO viện trợ, tôi không biết chừng nào UNESCO có đủ 100% ngân sách v́ 22% quỹ UNESCO là do Mỹ tài trợ. Vào năm 2011, UNESCO biểu quyết chấp thuận cho Palestine gia nhập hội viên. Quốc Hội Hoa Kỳ ngừng đóng tiền 80 triệu dollars một năm cho UNESCO,  viện dẫn luật pháp: Năm 1990 và 1994, v́ Palestine là xứ khủng bố, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật cấm Mỹ cung ứng tài chính cho các hiệp hội hay tổ chức Liên Hiệp Quốc nào đối xử với Palestine trên cương vị như là một quốc gia (Palestine không phải là một quốc gia). Do đó khi UNESCO cho Palestine gia nhập làm hội viên, Mỹ cắt đứt tài chính.

Rất nhiều người Mỹ, trừ Obama và nhóm tả phái, mong muốn Mỹ rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc và UNESCO, v́ mặc dù Tổng Thống Roosevelt của Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến khuyến khích thế giới lập lại Liên Hiệp Quốc sau khi tổ chức The League of Nations bị thất bại, người Mỹ chỉ xem Liên Hiệp Quốc là một tổ chức tham nhũng, tả phái, chống Mỹ, và v́ Mỹ đóng góp tiền quá nhiều, 22% quỹ của Liên Hiệp Quốc.

Cho dù trời mây mù và nước biển đục, vịnh Hạ Long thật hùng với cảnh trí cây cối thiên nhiên. Một lư do hầu hết đảo không có người v́ vách đá bốn bên sừng sững, không cách nào sinh sống được. Những đảo trăm năm nay có người sinh sống th́ một là tầu không chở du khách đến xem, hai là chính quyền trục xuất đuổi họ đi nơi khác v́ những điều kiện phải duy tŕ nếu được gọi là di sản quốc tế.

Phần làm cho chuyến đi vịnh Hạ Long ngủ một đêm trên tầu lần này quá tuyệt hảo là chúng tôi mướn tầu riêng, không có khách lạ khác đi cùng. Tầu có năm pḥng ngủ, thủy thủ đoàn có 11 người, trong đó là ba đầu bếp, dọn thức ăn ba bữa chính yếu. Buổi tối tầu đến một trong bốn địa điểm nhà nước quy định trong vịnh (theo anh tour guide, có bốn nơi quy định để tầu tụ tập ban đêm), và chung với các tầu khác, bỏ neo cho khách ngủ đêm trên tầu.

Sáng sớm khi tầu nhổ neo, sáu giờ sáng tôi mang chăn lên boong tầu. Với chục ghế bố không người ngồi, tôi say mê ngắm đảo dần dần đi ngang qua hai bên tầu. Có mấy người trên thế giới trong buổi sáng hôm nay như tôi  được ngồi trên boong tầu mênh mông không một bóng người ngắm xem trăm con đảo nhỏ lớn h́nh dạng đủ cỡ nhấp nhô trong nước biển, thỉnh thoảng có những chiếc ghe đâu đó buông lưới đánh cá, tất cả trong sự tĩnh mịch của một buổi sáng mát dịu của vịnh Hạ Long?

Một vài đảo to có khỉ ở. Nh́n ở giữa bạn sẽ thấy khỉ con ôm khỉ mẹ. Ảnh này tôi dùng zoom lens DX 200mm (tương tự với full frame 300mm) nên mới thấy gần. Ngồi dưới tầu nh́n lên khỉ chỉ là một chấm nhỏ.

Trong chuyến đi này, dùng thuyền nhỏ do tầu lớn kéo theo, chúng tôi có dịp vào xem Hang Sửng Sốt ở đảo Bồ Ḥn. Người Pháp đă khám phá ra hang này vào năm 1901, và trong cuốn du lịch Hạ Long xuất bản vào năm 1938, họ gọi hang này   Grotte de la surprise (Hang động của sự sửng sốt). So với hang thạch nhũ Crystal CaveSequoia Forest cách nhà tôi bốn giờ rưỡi lái xe th́ hang này to hơn. Nhưng điều đáng buồn ở hang Sửng Sốt là Việt Nam cho phép du khách sờ mó thạch nhũ loạn xạ cả lên và chụp h́nh với đèn sáng nên hầu hết thạch nhũ trong hang này đă "chết", không c̣n tiếp tục nhỏ giọt nước để đóng thành thạch nhũ.

Dầu tay của con người khi chạm vào thạch nhũ sẽ làm nó ngừng tiến triển. Ngay cả những xơ vải mắt người không thấy bay ra từ quần áo cũng có thể làm cho thạch nhũ chết, v́ thế ở Mỹ họ không cho du khách đụng vào bất cứ một thứ ǵ trong hang, và một năm một lần họ phải đóng cửa mấy ngày để thu dọn những xơ vải từ quần áo của du khách.

Xem xong trên đường đi trở lại tầu, thuyền của dân làng chài cặp dọc theo bến bán cá tôm cua họ bắt và nhiều thứ hàng hóa lỉnh kỉnh. 

2. Hà Nội:

Từ Hạ Long, xe chở chúng tôi đi Hà Nội, khoảng cách chừng ba giờ rưỡi lái xe. Tôi phải nêu ra một điểm cho người ở Canada và ở Mỹ thấy là hai, ba  tiếng lái xe ở Việt Nam không phải là hai, ba tiếng lái xe ở Canada hay ở Mỹ. Đường xa lộ ở Mỹ chạy trung b́nh 75 miles (120 km)/ một giờ, tráng nhựa trơn tru, trong khi ở Việt Nam xe chạy 28-37 miles (45-60 km)/ một giờ, ổ gà c̣n hơn Tuấn Rỗ, các xe van mướn ở Việt Nam ống nhún thường dùng đă quá tuổi về hưu v́ đường xá xấu cho nên ảnh hưởng của thời gian đi xe ở Việt Nam tương đương gấp hai, ba lần với bên Mỹ, nhất là ngồi ở băng ghế sau cùng của xe van. Ngồi ở băng sau, mỗi lần ngừng xuống xe, chẳng những tôi vừa đi hai hàng trong một thời gian tưởng chừng như thế kỷ, mà các bộ phận thân thể từ rốn trở xuống ê ẩm mất không c̣n cảm giác.

Trên đường đi, chúng tôi ngừng ở một cửa hàng rộng lớn bán tượng khắc cẩm thạch, tranh thêu... Ở sân trước họ trưng bày có đến 500 tượng lớn nhỏ đủ cỡ. Thợ làm việc ở phía sau, thật là khéo tay.

Bức tượng này giá hơn 7 tỷ đồng Việt Nam. 7 tỷ là một con số khá to, tôi không hiểu nổi nên đổi sang dollar. Giá bằng dollar cũng là một con số kinh hoàng: $350,000 dollars.

Phương Dung muốn mua tượng hai con tỳ hưu nên trả giá. Cô bán hàng là người Bắc, thấy giá trả quá thấp nên không bán, trả lời:

-Cô nói giá thấp như thế th́ em chịu.

Người Bắc nói chữ "chịu" ở đây có nghĩa là chịu thua. Ư cô ta nói trả giá thấp như thế th́ cô ta chịu thua, không muốn kỳ kèo giá cả nữa, không muốn bán.

Tôi nêu ra điểm ngôn ngữ khác nhau này của người Bắc và người Nam, pḥng hờ anh người Nam nào đang cua một cô gái Bắc, muốn lấy cô ta làm vợ, quá tự tin vào nhan sắc công tử Bạc Liêu của ḿnh nên nói câu này ư nói không lấy ḿnh th́ cô ta bỏ lỡ dịp may ngh́n năm muôn thưở:

- Em mà không lấy anh th́ em mất một cơ hội bằng vàng lấy một ông chồng đẹp trai ác liệt như Alain Delon...

Cô ta nghe, muốn hỉ nước mũi vào mặt anh chàng, nhưng v́ lịch sự nên trả lời:

- Anh nói thế th́ em chịu.

"Chịu" ở đây là chịu thua. Cô ta bằng ḷng chịu thua không lấy anh, để anh lấy người khác. Đừng tưởng rằng cô Bắc Kỳ nói câu ấy có nghĩa là cô ta chịu đèn nên xớn xác nhào vào ôm hôn cô ta th́ thế nào anh cũng lănh một bạt tai v́ ngôn ngữ khác biệt.

Xe đến Hà Nội vào khoảng ba giờ trưa, và thay v́ chạy thẳng đến khách sạn Sofitel Metropole, chúng tôi ghé vào gần khu phố cổ 36 phố phường ăn trưa.  Đă quen với cảnh tượng náo nhiệt ở SàiG̣n với cao ốc khang trang, cửa tiệm tươm tất, khách sạn, khu shopping tráng lệ, đường xá đầy ngập với xe gắn máy lẫn xe hơi đông đúc như kiến, tôi ngạc nhiên với cảnh tượng ngược lại của thủ đô Hà Nội ở khu phố 36 phố phường:  tiệm hàng xập xệ, nhà cửa cũ kỹ không sơn phết, đường xá lồi lơm, quán cà-phê nghèo nàn, và nhất là xe cộ th́ nhất định thưa thớt, không kinh khủng như trong SàiG̣n. Sau này tôi có dịp đi bộ ṿng quanh khu khách sạn tôi ở, cả ṿng Hồ Hoàn Kiếm, cảnh tượng vẫn không khác mấy.

Dọc theo trên con đường này là hàng cắt tóc. Cứ mỗi năm thước th́ có một ông thợ dạo đóng đô. Tôi thấy họ làm ăn có vẻ khấm khá.

Việt Nam có một đại nạn ngay trước mặt là quá nhiều người viết tiếng Việt sai, đặc biệt nơi chốn công cộng. Thay v́ "trang sức",  cửa hàng này viết là "trang sứt".  

Khách sạn chúng tôi ở, Sofitel Metropole, là một khách sạn đắt tiền năm sao, tráng lệ, mang nhiều dữ kiện lịch sử. Người Pháp xây nó vào năm 1901, là hotel đầu tiên ở Đông Dương lúc bấy giờ chiếu phim ciné. Sau khi giành độc lập năm 1950, Cộng Sản quốc hữu hóa và đổi tên nó thành Thống Nhất Hotel (Reunification Hotel). Năm 1987 nhánh khách sạn Pullman của Pháp liên kết với Việt Nam xây dựng lại hoàn toàn từ trong ra ngoài. Khánh thành vào năm 1992, và xây thêm 135 pḥng ở Opera Wing vào năm 1994-1996, hotel này nhập vào Sofitel cấp Legend, đổi tên thành Sofitel Legend Metropole Hotel.

Rất nhiều nguyên thủ quốc gia như George Bush Cha, Francois Mitterand, Jacques Chirac,và các tài tử đến ở đây. Charlot và vợ đến đây năm 1936 hưởng tuần trăng mật sau khi lấy nhau ở Shanghai. Graham Greene viết quyển sách Người Mỹ trầm lặng, The quiet American vào năm 1951 khi ở Metropole.

Khách sạn Metropole HaNoi c̣n có một di tích lịch sử mà bây giờ không c̣n thấy nhiều nơi ở Hà Nội: Metropole là khách sạn duy nhất có hầm tránh bom trong thời chiến tranh Việt Nam. Hầm này là nơi chính quyền Cộng Sản dùng để bảo vệ an toàn cho các nhân viên ngoại giao từ các nước Cộng Sản khác đến viếng thăm Hà Nội từ năm 1969 đến 1972.

Trong hai ảnh dưới đây, tấm đầu tiên là từ trong báo LIFE Magazine vào năm 1967, chụp h́nh Hotel Metropole HaNoi ở bên ngoài. Ảnh bên trái cho thấy hầm trú bom ngay trên vỉa hè của Metropole. Ảnh bên phải là một góc vỉa hè của Metropole. Ảnh thứ nh́ là hầm trú bom bên trong, dưới hầm của Metropole.

Cả hai ảnh đều là của Sofitel Metropole. 

 

V́ Sofitel Metropole HaNoi quá đẹp, quá nguy nga tráng lệ, quá to lớn (chiếm cả nguyên một block đường) nên ngày nào cũng có rất nhiều cặp cô dâu chú rể đến đây chụp h́nh ở bên ngoài. Nh́n kỹ trong h́nh này bạn sẽ thấy bốn cặp đám cưới.

 

 

Nếu khách có rủng rỉnh xu hào muốn đi một ṿng Hà Nội với phương tiện lưu thông hoài cổ th́ khách sạn có hai thứ: Một là Citroen Avant 1940 vận tốc tối đa là 100km một giờ, hai là xích-lô vận tốc tối đa tùy thuộc vào tuổi tài xế trực ngày hôm đó, một là 17 bẻ gẫy sừng trâu, hai là 75 sắp thăm dưỡng lăo.

Một tài tử nổi tiếng Mỹ cũng đến đây ở: Jane Fonda. Các cựu quân nhân Mỹ, nhất là những phi công bị bắt cầm tù ở Hỏa Ḷ Hà Nội, hầu như không ai không biết  "phản tặc" Jane Fonda, người họ đặt cho tên lóng là Hanoi Jane. Jane Fonda ở Metropole khi đến Hà Nội vào tháng 6-1972, phản đối chính quyền Mỹ và ngày nào cũng lên đài phát thanh Hà Nội tuyên bố chống Mỹ trong suốt hai tuần bà ta ở đây. Một bức ảnh nổi tiếng truyền bá khắp thế giới làm cho các cựu quân nhân cũng như dân chúng Mỹ phẫn nộ là Jane Fonda leo vào ngồi trên một dàn súng chống máy bay, đầu đội nón sắt của quân đội Cộng Sản. (súng pḥng không này dùng để bắn phi cơ Mỹ). Trong một hồi kư vào năm 2005, Jane Fonda cải chính là có thể bà ta bị chính quyền Cộng Sản gạt, dàn cảnh trước rồi lừa bà ta vào ngồi, chứ bà ta  không có ư vào trong dàn súng để kư giả chụp h́nh.

Sofitel Metropole gần sát ngay Hồ Hoàn Kiếm. Buổi tối trước khi ăn, chúng tôi đi bộ dạo Hồ Hoàn Kiếm chụp vài tấm h́nh,

rồi mướn xe điện chở ṿng quanh một giờ đi phố cổ, nơi tôi chỉ biết qua sách vở là 36 phố phường. Tôi c̣n nhớ lơm bơm vài chữ trong bài thơ lục bát của Dương Quảng Hàm diễn tả:

36 phố phường.

 

Rủ nhau chơi khắp Long thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,

Mă Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy

Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn....,

Thú thật là tôi rất thất vọng với phố cổ v́ khung cảnh nghèo nàn, nhà cửa lụp xụp, vỉa hè gồ ghề, hàng quán tiêu điều, người ngợm ít oi, rác rưới dơ dáy, xe cộ thưa thớt.

Các cửa tiệm ở đây chiều sâu rất ngắn, không như ở trong Nam, và đặc biệt cứ mỗi 10 hay 15 căn, có một ngơ hẻm thật nhỏ và trong tận cùng ngơ hẻm có vài căn nhà. Ở trong hẻm như thế này th́ đồ đạc dùng chỉ giới hạn to bằng chiều rộng của con hẻm.

Một thất vọng nữa ở phố cổ là không có hàng quán ăn đủ thứ món như trong SàiG̣n. Không có tiệm bán xách tay Louis Vuitton tôi c̣n tha thứ, chứ không có xe bán nước mía th́ nhất định  phải đánh sổ toẹt:

bao nhiêu là phố, là hàng,

sao tôi không thấy cái hàng bột chiên?

hàng này đừng tưởng tôi điên:

hàng chè? nước mía? hàng chiên bánh xèo?

phố cổ tôi thấy quá bèo,

SàiG̣n nhất định không nghèo thức ăn.

Ở Hà Nội buổi tối khuya vào lúc 10 giờ tôi thấy một cảnh tượng lập đi lập lại mà tôi không thấy ở SàiG̣n: ở các ngă tư khi có đèn đỏ, xe bất chấp luật lệ vượt đèn đỏ tỉnh queo. Tôi thấy ít nhất cả chục lần nên rất ngạc nhiên với thái độ xem thường luật lệ giao thông của dân chúng.

Ngủ một đêm, sáng tôi dậy sớm tôi đi bộ ra đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm, nơi bố tôi có một bức ảnh chụp ở đây khi ông c̣n trẻ. Tôi không mang theo được bức ảnh ấy khi chạy loạn, nhưng tôi c̣n nhớ rơ h́nh bố tôi chụp với cái cầu trắng, có vài tiếng Hán, và chữ bố tôi chú thích trên bức h́nh là Đền Ngọc Sơn.

Bức ảnh đó chụp trước khi bố tôi cùng gia đ́nh di tản vào Nam năm 1954. Cho rằng h́nh chụp vào năm 1954, có nghĩa là 60 năm sau, tôi mới có cơ hội về đứng ở nơi mà ngày xưa bố tôi chụp h́nh. Cảm tưởng đó gợi trong đầu tôi bốn chữ  "cảnh đó, người đâu?", và trong thinh không, tôi lẩm bẩm: "Thầy ơi, con đă về" (tôi gọi bố mẹ tôi là Thầy U). Cái khoảnh khắc ngắn ngủi tôi về đứng cùng một nơi ngày xưa bố tôi đứng tuy ngắn ngủi nhưng làm tôi có cảm tưởng nhận thấy được sự hiện diện của bố tôi ngay bên cạnh, dù rằng quê hương tôi bây giờ cách xa đây nửa ṿng trái đất. Trở lại đền Ngọc Sơn năm xưa bố tôi đứng ở đây, trông thấy cảnh làm tôi nhớ đến bố tôi, trong ḷng tôi cảm thấy hoài cổ.

Bà Huyện Thanh Quan cũng có một tâm trạng na ná như tôi, trông thấy cảnh mà ḷng đau xót hoài cổ khi đến viếng thăm Thăng Long Thành sau 1802, nơi từng là kinh đô của các triều đ́nh vua Việt.  Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long, di chuyển kinh đô từ Thăng Long ở ngoài Bắc vào Huế ở miền Trung, và do đó bà nhớ lại kỷ niệm đau xót ngày xưa Thăng Long từng là thủ phủ nên viết bài Thăng Long Thành hoài cổ: 

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước c̣n cau mặt với tang thương.

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Thấy thiên hạ lũ lượt đi tập thể dục, và rất nhiều nơi đông người để nhạc rồi nhẩy đầm loại ballroom dancing, tôi thấy thật ngộ nghĩnh nên trở về hotel, đánh thức vợ tôi dậy rủ nàng đi xem.

 

Ở SàiG̣n mỗi buổi sáng tôi dậy rất sớm đi bộ ra nhiều công viên xem thiên hạ tập thể dục nên tôi có thể thấy sự khác biệt giữa Hà Nội và SàiG̣n. Trong SàiG̣n người ta mặc quần áo thể thao đẹp hơn. Ngoài Bắc th́ sơ sài, đủ thứ áo quần, không nhất thiết là thể thao, có người chạy chỉ mang dép. Ngoài Bắc cũng như trong Nam nhiều ông cởi trần, thế nhưng ngoài Bắc mấy ông gầy dơ xương như tù nhân Do Thái bị Đức Quốc Xă bỏ đói.

Dù rằng cũng có nhiều người tập thể thao nhịp nhàng chung với nhau, nhưng nhất định ở ngoài Bắc nhóm tập thể dục tập thể nhiều hơn ở SàiG̣n. Nhóm nào cũng đem theo một amplifier, bật nhạc lên, thường th́ có một người hướng dẫn nhẩy cho mọi người nhẩy theo. Nhạc th́ một là nhạc ngoại quốc, hai là nhạc của VNCH trước 1975. Tôi buồn cười khi một nhóm mấy bà rất già ở đền Ngọc Sơn tập thể dục uyển chuyển theo bài nhạc: "I just called to say I love you" do anh chàng ca sĩ Mỹ đen mù Stevie Wonder hát.

Có một sự việc tôi thấy khác biệt SàiG̣n không có là ở Hà Nội sáng sớm người ta nhẩy đầm khắp nơi. Hầu hết thuộc vào loại xồn xồn lớn tuổi, nhẩy tập thể có, riêng rẽ có. Ai cũng mặc quần áo chỉnh tề, có người diện hẳn lên như đi dự dạ hội. Tôi ngồi xem thiên hạ nhẩy mà không thấy chán.

Trước khi rời Hà Nội, Phương Dung rủ mướn taxi đi xem một văn hóa chỉ đặc thù của người miền Bắc: Những người nuôi chim đem lồng chim đến một quán nước, treo lồng chim lên dây cho chim nh́n nhau hót trong khi chủ nhân ngồi ẩm trà hay uống cà phê bàn bạc chuyện đời. Chúng tôi đến c̣n quá sớm,  chỉ có bốn lồng chim trên dây. Một bà ở đấy nói chúng tôi một giờ nữa quay trở lại th́ người ta đem chim đến đông hơn.

Những ảnh chụp cuối cùng ở Hà Nội: Tôi tưởng dây điện giăng ngoài đường ở SàiG̣n đă là quá ư nguy hiểm, nhưng ở Hà Nội c̣n kinh khủng hơn:

3. Tam Đảo:

10 giờ sáng chúng tôi rời Hà Nội đi Tam Đảo. Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Tây Bắc của Hà Nội. Từ Hà Nội lái đi Vĩnh Yên (là một tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc), khoảng 60 cây số, rồi từ Vĩnh Yên lái lên dốc núi đi Tam Đảo, 12 cây số nữa.

Tam Đảo ở cao độ thấp hơn Đà Lạt một tí, núi cao nhất 1,591 mét. Xe chạy trong sương mù và rồi lên cao khỏi sương mù. Có ba ḥn núi cao ở đây: Thạch Bàn, Thiên Thị, và Máng Chỉ, nên người ta gọi là Tam Đảo. 

Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đến đây mở đường xá, xây 163 ngôi biệt thự kiến trúc Âu châu cho các quan chức và du khách. Ngày nay, một số biệt thự này đă đổ nát nhưng nhiều hotel được xây dựng để đón tiếp phần lớn là du khách bản xứ đến đây nghỉ mát. Có một resort đắt tiền duy nhất ở đây, Belvedere Resort.  

Khi nói đến địa điểm du lịch khí hậu lạnh ở Việt Nam, tôi chỉ biết Sa-Pa và Đà Lạt. Sa-Pa tôi chưa đến, và Đà Lạt th́ tôi có đến một lần vào năm 1973. Tôi chưa bao giờ nghe Tam Đảo,   công nhận phải có lư do chính đáng người Pháp mới đă định khai thác đây là nơi nghỉ mát. Ở đây đồi núi xanh ŕ mát mắt, sương mù trông rất hữu t́nh thơ mộng, không khí trong lành v́ xa thành phố, khí hậu mát lạnh dễ chịu, và tôi nghe nói có hồ, suối, thác nước, đền chùa cho những ai muốn mạo hiểm.

 

Sương mù cấu tạo khi nhiệt độ của không khí và nhiệt độ của Dew Point cách biệt nhau chỉ có 4 độ F (2.5 độ C) hay ít hơn. (Tôi không biết dịch Dew point tiếng Việt là ǵ. Dew Point là nhiệt độ khi không khí không c̣n giữ được độ ẩm, phải biến nó thành nước). Khi nhiệt độ không khí và Dew point bằng nhau, mức độ ẩm ướt sẽ là 100%. Trong những bức ảnh sau đây, sở dĩ ở trên cao không có sương mù là v́ ở dưới thấp mức độ ẩm ướt trong không khí nhiều hơn.

 

@@@@@@@

Một du khách trước khi quyết định đi Việt Nam sẽ phân vân không biết nên đến thành phố nào, Hà Nội, thủ đô quốc gia, hay SàiG̣n, nhộn nhịp về kinh tế lẫn đời sống? Ngay cả chính một người Việt nếu so sánh, có lẽ cũng không biết thành phố nào hơn thành phố nào.

Thay mặt cho Viện Bác Vật tỉnh Châu Đốc, tôi xin đưa ra vài dữ kiện: Một phần tư GDP của cả nước Việt Nam là do SàiG̣n sản xuất. Dân số SàiG̣n là 7.8 triệu, năm ngoái kinh tế tăng trưởng 9.3%, so với dân Hà Nội là 6.9 triệu, kinh tế năm ngoái tăng 8.3%. GDP của mỗi đầu người ở SàiG̣n là $4,513 dollars, gần gấp đôi GDP trung b́nh của mỗi người trên toàn quốc, trong khi GDP của mỗi người ở Hà Nội là $2,985 dollars. 

V́ dân SàiG̣n giầu hơn nên các hăng thương mại Âu Mỹ thường chọn SàiG̣n là nơi khai trương. McDonald's năm nay mở hai tiệm đầu tiên ở Việt Nam, cả hai đều ở SàiG̣n. Tháng Bẩy năm nay Hà nội mới khai trương tiệm Starbucks đầu tiên, trong khi SàiG̣n có tám tiệm Starbucks.

  

Dưới chính sách Cộng Sản trước 1975, Hà Nội không theo kinh tế tư bản nên không bắt kịp với SàiG̣n. Sau khi chiến thắng miền Nam vào năm 1975, Cộng Sản bắt giam rất nhiều doanh nhân miền Nam thời VNCH đi tù cải tạo về tội có hành động tư bản đế quốc. Đồng thời với cô lập hóa Việt Nam với Âu Tây, hậu quả của sự bắt giam này là kinh tế lụn bại, dân t́nh đói khổ chưa từng thấy.

V́ thế, Cộng Sản đă bắt buộc phải thay đổi theo chính sách đổi mới vào năm 1986.  Nhiều doanh nhân được trả tự do trở lại ngành kinh doanh, cộng thêm sự bùng nổ của các kinh doanh mới nên SàiG̣n trở lại vai tṛ của một trung tâm thương mại. Bằng chứng hiển nhiên là rất nhiều người ngoài Bắc bây giờ dọn vào SàiG̣n sinh sống, kinh doanh, làm ăn khấm khá. Một phần lớn  khách sạn ở SàiG̣n bây giờ là do người Bắc làm chủ.

Một bằng chứng SàiG̣n tấp nập là xem số hành khách đến đi ở phi trường. Năm ngoái phi trường Tân Sơn Nhất có 20 triệu hành khách, trong khi phi trường Nội Bài chỉ có 15.2 triệu người bay.

Hà Nội hay SàiG̣n? Thành phố nào hơn thành phố nào? Điều này chẳng quan trọng ǵ với tôi. Cái quan trọng là hôm nay tôi đă có dịp về nguồn, đến thăm lại chốn sinh đẻ của bố mẹ tôi. Diện kiến được khung cảnh thơ mộng của Hồ Hoàn Kiếm, ôn lại lịch sử của các triều đ́nh vua Việt lúc nào cũng trọng kẻ sĩ trấn đóng ở Thăng Long Thành, tôi có thể thấy được tại sao những người giỏi thơ văn phần đông là người miền Bắc. Ngay cả chính bố tôi sinh trưởng ở làng Bách Cốc tỉnh Nam Định cũng là một nhà nho tinh thông tiếng Hán, một thi sĩ sáng tác rất nhiều thơ Đường Luật.

Thế nhưng rồi bố mẹ tôi vào SàiG̣n. Ba anh chị của tôi sinh ngoài Bắc nên không phủ nhận được anh chị tôi là người Bắc. Riêng tôi, mặc dù mang gịng máu Bắc của gia đ́nh, thụ huấn văn hóa phong tục Bắc Kỳ của bố mẹ, tôi sinh ở SàiG̣n, tại nhà thương Đức Chính trên đường Cao Thắng. Tôi là người miền Bắc hay người SàiG̣n?

Tuy rằng chỉ thăm viếng có một ngày một đêm, ở Hà Nội  tôi không thấy nhan nhăn những xe bán nước mía, những hàng bán bánh cuốn, những xe bán bánh ḿ thịt chả lụa hầu như khắp mỗi góc đường ở SàiG̣n đều có. Tôi t́m măi không nghe tiếng rao hàng bán "Bánh gị đây". Tôi không thấy những trận mưa nặng hột tưởng chừng như trời sập rồi chỉ thoáng đó biến mất nhường lại cho một bầu trời quang đăng. Tôi không thấy chợ búa đầy tràn với những trái mít, na, măng cụt, dừa tươi. Tôi không t́m được hồ bơi tôi bơi lúc c̣n trẻ. Tôi không thấy một dấu vết ǵ của một quăng đời tôi đi học Tiểu học hay Trung học: không có trường Tiểu học Phan Đ́nh Phùng, không có trường Trung học công lập Hùng Vương.

Tôi không thấy một điều ǵ gắn bó tôi với Hà Nội, ngay cả tiếng nói, v́ phần đông người Hà Nội bây giờ phát âm tiếng Bắc khó nghe, không như tôi nói.

Tôi tên Nguyễn Tài Ngọc. Tôi là người SàiG̣n.

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/index.php/en/

December 2014

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://cnsnews.com/news/article/obama-wants-restore-us-funding-unesco-after-it-admitted-palestine

http://theweek.com/article/index/252568/why-unescos-suspension-of-us-and-israeli-voting-rights-is-a-dumb-move

http://www.georgewright.org/whc.html#Anchor-How-11481

http://en.wikipedia.org/wiki/World_Heritage_Site

http://whc.unesco.org/en/list/672

http://whc.unesco.org/en/statesparties/VN/

http://unesco.usmission.gov/mission/contributions1.html

http://en.wikipedia.org/wiki/Jane_Fonda

http://en.wikipedia.org/wiki/Sofitel_Legend_Metropole_Hanoi

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_%C4%90%E1%BA%A3o

http://www.thanhniennews.com/society/vietnams-biggest-airport-full-3-years-ahead-of-schedule-264.html

http://www.bloomberg.com/news/2014-09-03/saigon-beating-hanoi-four-decades-after-vietnam-war.html