Manila, Boracay – Philippines

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Boracay Beach, Philippines

 

Sofitel Philippine Plaza Manila

 

 

Ngày xưa ở xóm Bàn Cờ cách nhà tôi hai căn là nhà một bà Việt Nam ít học thức ở với một người ngoại quốc nói tiếng Anh. Mỗi lần đi đâu về mà cửa đóng, bà ta gơ cửa và hay nói tiếng Anh dă cầy cho ông ta nghe: "Xê Za, ốp bần đo (open door)". Tôi thích nói chuyện với ông ấy để có dịp tập nói tiếng Anh, dù rằng tiếng Anh của tôi lúc bấy giờ thuộc vào loại siêu đẳng như bà ta, no star where.  Mỗi lần hiểu được ǵ ông ta nói, tôi về nhà mừng rỡ c̣n hơn bắt được vàng, tự phụ ḿnh vừa đỗ TOEFL (Test of English as a Foreign Language), tŕnh độ thượng thừa có thể đọc chuyện t́nh cảm xă hội Hamlet của  Shakespeare. Thế  nhưng một ngày tôi rơi từ mặt trăng xuống trái đất v́ anh tôi nói: "Anh chàng này người Phi-Luật-Tân, mày muốn thực tập tiếng Anh th́ t́m người Mỹ, chứ nói với người Phi làm ǵ!"

Anh tôi nói đúng chỉ có một phần ông này là người Phi, thế nhưng về đàm thoại tiếng Anh của người Phi, anh tôi sai. Không thể phủ nhận đại đa số người Phi nói tiếng Anh giỏi, lư do là lịch sử Philippines gắn liền với Hoa Kỳ. Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ đóng đô ở Căn Cứ Không Quân Clark Air Force Base và Subic Bay của Philippines gần một trăm năm, tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người Phi, và v́ thế tiếng Anh và tiếng Filipino (Tagalog) là ngôn ngữ chính thức của Philippines. Hầu hết người Phi nào cũng nói tiếng Anh. V́ lợi điểm nói tiếng Anh mà rất nhiều người Phi làm việc tay chân phục vụ trong các tầu du thuyền (cruise ship) trên thế giới, và rất nhiều y tá Phi được sang Mỹ hay Canada làm việc vĩnh viễn.

Trong chuyến đi Việt Nam lần này vào tuần lễ thứ nh́, tôi có dịp đến hai nơi ở Philippines: thủ đô Manila và đảo Boracay.

Tôi biết các cô chán nghe địa lư, sử kư, nhưng tôi xin phép nói thoáng qua lịch sử Philippines  một tí. Để các cô chăm chú theo dơi, một mật mă đă được dấu sẵn trong vài đoạn dưới đây, cô nào t́m ra sẽ được thưởng một xách tay Louis Vuitton bán ở hàng xe đẩy trong Phước Lộc Thọ, miền Nam Orange County của California, trị giá $19.99 dollars.

Với dân số hơn 100 triệu người, Philippines là quốc gia với dân số nhiều thứ 12 trên thế giới (VN theo sát nút, đứng hàng thứ 13 với 90 triệu). Philippines có 7,107 đảo, và tuy rằng bẩy ngh́n đảo là một con số khổng lồ, nước có nhiều đảo nhất không phải là Philippines mà là Finland, với hơn 180,000 đảo.

Khi nhà thám hiểm Bồ-Đào-Nha Ferdinand Magellan -làm việc cho Tây-Ban-Nha-, tổ chức cuộc hành tŕnh ṿng quanh thế giới đầu tiên bằng thuyền thành công, đến Philippines vào năm 1521, th́ năm đó là năm Tây-Ban-Nha bắt đầu đô hộ quốc gia này. Tên Philippines được đặt để vinh danh vua Philip II của Tây-Ban-Nha.

Giống như Anh và Pháp ở những thế kỷ xưa, Tây-Ban-Nha là một cường quốc đô hộ rất nhiều lănh thổ thời bấy giờ, kể cả PhilippinesFlorida của Mỹ (Tây-Ban-Nha bán Florida lại cho Mỹ với giá năm triệu dollars vào năm 1819). Một quốc gia khác mà Tây-Ban-Nha đô hộ là Cuba. Cuba nằm sát Mỹ nên Mỹ nhột... lông nách, đ̣i Tây-Ban-Nha trả độc lập cho Cuba. Tây-Ban-Nha không đồng ư nên Mỹ tuyên chiến, và với lực lượng hải quân hùng hậu, đánh thắng Tây-Ban-Nha trên nhiều chiến tuyến, từ Cuba đến vùng đảo Caribbean, Guam, và ngay cả Philippines.

Ngày 10-Tháng 12-1898, Tây-Ban-Nha kư Hiệp Ước Paris 1898, trả độc lập cho Cuba, nhượng bộ  đảo Puerto Rico, Guam, Philippines lại cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đồng ư trả 20 triệu để lấy Philippines.

Năm 1946, Philippines trở thành quốc gia độc lập. Năm 1965, một người Phi nổi tiếng thế giới v́ tham nhũng khét tiếng, lấy cả tỷ dollars từ ngân quỹ nhà nước khi tại chức, Ferdinand Marcos, được dân bầu giữ chức Tổng Thống. Vợ ông ta, Imelda Marcos sống trong xa hoa nhung lụa trong khi hàng chục triệu dân chúng sống trong nghèo khổ tận cùng. Năm 1986, dân chúng nổi loạn, vợ chồng Marcos trốn sang Hawaii. Bà Corazon Aquino lên nắm chính quyền, trục xuất Hoa Kỳ khỏi căn cứ Không Quân Clark Air Base vào năm 1991  vịnh Subic vào năm 1992, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Philippines.

Tổng Thống hiện thời của PhilippinesBenigno Aquino III. Ông này là con của bà Corazon Aquino.

Lư do tôi phải giới thiệu dài ḍng văn tự về lịch sử Philippines v́ Philippines rất giống Việt Nam: dân số nhiều đứng vào hàng thứ 12,13 trên thế giới, cả hai đều được Mỹ yểm trợ về kinh tế lẫn quân sự (trường hợp của Việt Nam là VNCH trước 1975), thế nhưng v́ tham nhũng (trường hợp của Việt Nam là cả trước và sau 1975) nên dân t́nh đói khổ, càng ngày càng thua xa các quốc gia Á Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.

Việt Nam và Philippines không giao dịch kinh tế nhiều, phản ảnh qua số chuyến bay giữa SàiG̣n và Manila. Khác với đường bay SàiG̣n/ Tokyo, hay /Seoul, hay /Taipei hay /HongKong, rất nhiều hăng máy bay quốc tế phục vụ với nhiều chuyến khác nhau trong một ngày kể cả Việt Nam Airlines, đường bay trực tiếp SàiG̣n/ Manila mỗi ngày chỉ có một chuyến  vào buổi sáng, và chỉ có Philippine Airlines bay.  Một điều buồn cười là ghế ngồi của hành khách hạng Thương Mại không có TV gắn sẵn, mỗi người được cho mượn một cái iPad chỉ để xem phim ciné, không có chương tŕnh TV.   

Philippines giống Ấn-Độ ở một điểm là giầu nghèo hai thái cực tương phản quá rơ rệt trong xă hội. Khi máy bay đáp xuống phi trường Manila, từ trên phi cơ nh́n xuống tôi hoàn toàn kinh ngạc khi thấy mức độ nghèo khổ chung quanh phi trường: nhà cửa lợp bằng tôn bốn vách xập xệ, tồi tàn trong con rạch nước không thoát được trở thành bùn đen x́, ở ngay đó chắc có lẽ mùi ô uế xông lên tận mũi. Nhà cửa và đường xá dọc theo con đường xe chở về khách sạn cũ kỹ, chật chội, đông đúc không sơn phết. Dù rằng trong thành phố, tôi có cảm tưởng như đang ở khu đồng quê của Việt Nam.

 

Phương tiện giao thông chuyên chở của Philippines, một là chiếc Jeepney sơn mầu technicolor rất là cải lương hồ quảng như xe vàng mă đốt cho người chết, hai là xe ba bánh -một chiếc xe đạp, nhưng thường là xe gắn máy, hàn dính liền với một khoang xe với hai bánh to - cực kỳ cũ kỹ.

Di chuyển trong đường phố vào thời cao điểm là một kinh nghiệm hăi hùng. Xe cộ kẹt cứng ngắc, chạy loạn xạ tứ phương không theo quy củ của lane kẻ, nhích từng bước từng bước thầm. Dù rằng từ trên máy bay tôi nh́n thấy Manila với vô số cao ốc và chắc chắn là tân tiến không thua ǵ các thành phố lớn ở Á Châu, quá nản với sự vô trật tự, nghèo khó trên đường từ phi trường về khách sạn, Manila là thành phố ngoại quốc đầu tiên trong một xứ ngoại quốc mà khi đến nơi, tôi hoàn toàn không có một ư tưởng đi xem cho biết mà chỉ muốn tiêu khiển th́ giờ ở khách sạn Sofitel Philippine Plaza Manila, tọa lạc tại Pasay City, chỉ cách Manila 11 km.  

 

Chúng tôi ở Sofitel Philippine Plaza Manila hai đêm, một khách sạn tráng lệ rất đẹp, rộng mênh mông, tọa lạc ngay biển, có hồ bơi và băi cỏ với cây dừa khá to.

Điểm đặc biệt của hotel Sofitel này là một buffet với số lượng nơi cung ứng thức ăn khác nhau Nhật, Tầu, Pháp, Âu Châu..., trái cây, hải sản, bánh trái, cà-rem, thức uống...ở 21 nơi khác nhau! Tôi chưa bao giờ thấy buffet nào có nhiều thức ăn vô cùng như ở đây, kể cả Las Vegas. Vào trong Buffet này như lạc vào mê hồn trận, thức ăn quá nhiều không biết lối ra mà cũng chẳng thèm muốn t́m hiểu đường về trở lại pḥng.

Người Phi cũng ăn tầu hũ đường, nhưng thay v́ chan với nước đường ngọt, nước chan của họ nhạt, ăn không ngon. Thật ra, tất cả thức ăn Phi không ngon so với các nước Á Châu khác. V́ thế có lẽ mà chẳng bao giờ chúng ta thấy nhà hàng Phi trên thế giới.

Từ Manila, chúng tôi đi Boracay. Boracay là một ḥn đảo của  Philippines h́nh dạng như cái xương chó, khoảng chừng 315 km (196 miles) phía Nam của Manila. Ḥn đảo này nhỏ, dài 7 km, chiều rộng nơi ngắn nhất chỉ có 1 km, không có phi trường, muốn đi bằng máy bay th́ cách duy nhất là đi máy bay ngang qua rồi nhẩy dù xuống kiểu cảm tử quân. Đi kiểu này th́ 100 du  khách chắc 99 người sẽ bị mất tích không sống sót trở về nên chúng tôi bay từ Manila đến ḥn đảo lớn nhất Panay có phi trường ở gần đó, thành phố Caticlan, rồi từ đó dùng thuyền sang Boracay.

 

 

Máy bay nhỏ hai chong chóng Bombardier của Canada bay độ 45 phút, khi hành khách sợ sắp sửa đái ra quần th́ vừa đúng lúc phi cơ hạ cánh.

 

Sau đó, xe chở chúng tôi mất độ năm phút ra một băi biển để lấy ghe đi Boracay. Có ghe công cộng chở dân chúng, nhưng v́ không muốn chờ đợi đúng giờ ghe mới khởi hành, chúng tôi dùng ghe riêng.

 

 

Ở băi đậu ghe, khách sẽ thấy sự nghèo nàn vô cùng của Boracay và các đảo nhỏ của Philippines. Rác rưới đầy trên băi, dân địa phương đen x́ v́ sạm nắng, quần áo giầy dép sốc xếch, cũ kỹ. Không một vật ǵ có thể gọi là mới trong tầm mắt. Một chiếc ghe đang đóng dở chừng nằm trên băi , tôi có cảm tưởng nó được thiết kế với tất cả phế liệu bỏ đi, cho không ai lấy. Trừ nhân viên khách sạn gửi ra đón chúng tôi, tất cả người bản xứ, phu khuân vác làm việc trên ghe đậu rải rác trên băi nh́n như tù nhân đen đuốc dơ xương của trại giam Đầm Đùn.

 

 

 

 

 

Với hơn 7,000 đảo, người Phi có kinh nghiệm di chuyển trên biển nên ghe của họ hai bên có buộc thêm những ống tre dài cho ghe được thăng bằng khỏi bị lật khi  sóng lớn.  V́ hai bên ghe ph́nh ra rất to nên ghe đâm thẳng đầu vào bờ mỗi lần đậu cho khách lên bờ. Ghe của Việt Nam không thể kẹp thêm ống tre ph́nh ra hai bên kiểu này v́ sông hẹp, và không thể nào cặp bờ nếu không có bến.

Khi ghe cặp vào bến ở Boracay, xe chở chúng tôi về khách sạn trên một con đường nhỏ duy nhất chạy xuyên qua đảo. Một xe hơi thường phải chạy chậm lại hay ngừng hẳn lại để không đụng xe chạy ngược hướng. Đi qua những căn nhà c̣n lợp bằng rơm, đường đất ổ gà không tráng nhựa, hàng quán thật sơ sài có nơi treo lủng lẳng một vài miếng thịt không biết thịt ḅ hay thịt chuột,  thỉnh thoảng vài con gà chạy băng qua đường, người ta mặc quần áo sốc xếch cũ kỹ, cảnh trí nghèo khổ không khác ǵ ở miền Tây Việt Nam, phải thú thật là tôi teo... tim, nghĩ rằng ḿnh càng ngày đi sâu vào nơi không văn minh, nơi bọn khủng bố người Phi Abu Sayaf bắt cóc du khách ngoại quốc khá dễ dàng chốn rừng sâu nước độc rồi bắt chính phủ chuộc tiền.

 

 

Xe chạy khoảng chừng 30 phút th́ chúng tôi đến khách sạn Ambassador in Paradise, tọa lạc ở tận đầu phía Bắc của White Beach.

 

 

 

 

 

 

Một buổi tối ăn ngoài băi biển của khách sạn, chúng tôi đốt lồng đèn bay. Nguyên tắc cho lồng đèn bay rất đơn giản: Lồng đèn bay cấu tạo như mũ giấy của Chef nấu ăn, với một lỗ hổng ở bên dưới chứa một đèn cầy hay một chất xáp đốt ra lửa. Khi lửa hâm không khí trong lồng lên 100 độ C (212 F), v́ khí nóng nhẹ hơn khí lạnh, nó đẩy lồng đèn bay lên trời. Khi lửa tắt, không khí bên trong lạnh như bên ngoài th́ lồng đèn rớt xuống.

 

 

 

 

  

White Beach là  băi biển đẹp nhất ở Boracay, cát trắng mịn, nước rất trong và nông, đi ra xa cả vài chục thước mới hụt chân, và v́ nó nằm thụt lùi vào bên trong như một cái vịnh nên sóng chỉ lăn tăn, một băi biển hoàn hảo để tắm biển. Tôi đă có dịp bơi ở nhiều băi biển trên thế giới, Âu Châu (Nice) th́ lạnh teo và đá lởm chởm nên không đáng kể, Mỹ th́ có Hawaii, Florida hay California, Hàn Quốc th́ có Jeju Island, Úc th́ tôi đến Gold Coast, Mexico th́ tôi bơi ở  Cancun, vùng đảo Caribbean th́ tôi đến rất nhiều đảo có băi biển ấm và trong veo, thế nhưng nếu nói bao gồm tất cả các yếu tố thích thú cho người đi bơi của một băi biển: biển ấm, không sóng, cát mịn, nước trong, băi cát sạch, không sâu và có thể thấy cá (dù rằng rất ít), Boracay là băi biển lư tưởng nhất.

 

Biển Boracay rất đẹp nên độc giả của trang web TripAdvisor năm nay bầu cho Boracay là biển đẹp nhất Á Châu. Vào năm 2012, tuần báo du lịch Travel & Leisure tuyên bố Boracay là đảo tốt đẹp  nhất thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm của Hotel Ambassador in Paradise rất là lư tưởng v́ nó  nằm gần cuối băi biển White Beach về hướng Bắc, chỉ c̣n hai khách sạn nữa là hết nên băi biển ở đây thật vắng người, không chê vào đâu được.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần sầm uất nhất ở White Beach là ở giữa, nơi đây là khu shopping D'Mall, với trăm hàng quán shopping tụ tập.

 

 

 

Cách chừng 20 thước về phía Nam là chợ hải sản Wet Market với khu ăn uống, D'Talipapa.

 

 

 

 

 

Khách đến mua cá, cua, tôm sống rồi mang đến cho những hàng quán nấu, ngồi ăn trong tiệm của họ. Họ tính công chiên nướng mỗi kí-lô là bốn dollars.

 

 

Ở đây du khách sẽ khám phá ra dân bản xứ Philippines lừa đảo, ăn gian trắng trợn, và lần nào chúng tôi cũng bị lừa. Khi mua hải sản trong chợ, ḿnh mua chín con tôm nhưng đến khi bắt bỏ vào giỏ th́ họ chỉ bỏ vào có tám con tôm. Chúng tôi chỉ khám phá thiếu một con khi giao tôm cho nhà hàng chiên. Một người phải quay trở lại để bắt hàng vừa bán cho ḿnh đưa thêm một con tôm nữa. Nơi nhà hàng chiên cho ăn chúng tôi cũng bị lừa: chúng tôi mua sáu con cá đưa cho họ chiên. Đến lúc chiên xong đem lên, họ mang ra sáu đĩa, thoáng nh́n tưởng đúng là sáu con cá, nhưng khi ăn th́ mới biết mỗi đĩa chỉ là nửa con cá, họ chiên chỉ ba con, giữ lại ba con.  Người trong nhóm xuống căi nhau với họ, nói mất ba con   th́ họ mới giả vờ nói là ba con cá kia chưa có th́ giờ chiên.

 

Chúng tôi mua cũng cả hơn sáu chục con tôm nên một khi khám phá ra bị lừa thiếu cá, v́ tôm đă chiên trước và đem lên cho mọi người dùng dang dở, nên chị Thúy bắt đầu hỏi mỗi người tự kiểm điểm đă ăn mấy con tôm để tổng cộng lại xem họ lừa ḿnh bao nhiêu con tôm không mang ra chiên. Tôi là người  khổ sở nhất v́ ăn nhiều nhất nhưng làm thế quái nào nhớ được ḿnh ăn bao nhiêu con tôm! Đây là cuộc chất vấn chị Thúy hỏi tôi, giống y chang như trong vở tuồng Bao Công xử án Quách Què:

 

- Anh Ngọc ăn mấy con tôm?

- Dạ....em không nhớ...

- Anh ăn mà không nhớ sao? Nói mau!

- Dạ h́nh như là ba con...

- Ba con mà sao trong đĩa anh có hơn ba cái đầu tôm?

- Dạ cho em xin lỗi, chắc là vợ em ám hại em. Vợ em ăn nhiều hơn em nhưng bỏ đầu tôm vào đĩa của em làm mọi người tưởng em ăn nhiều hơn vợ em.

Nhưng nói sao th́ nói, em vừa mới vận dụng bộ nhớ của em: em nghĩ chắc là em ăn hơn ba con thật, em ăn năm con...

- Chắc năm con không? Tui sẽ kêu công an phường đến xử lư anh về tội nói láo đấy.

- Dạ, em xin chị, em van lạy chị đừng bắt em. Em là kẻ tu hành không biết nói dối chỉ biết nói láo....Thôi, có Giời làm chứng cho em nói đúng lần này là em ăn mười con...

 

Buổi trưa cho đến chiều người ta đổ túa ra từ khu chợ hải sản Wet market đến D'Mall. Băi biển nơi đây cũng là nơi rất nhiều thuyền buồm đậu ở ba Boat Station 1,2,3, chở khách ra biển ngắm mây nước hay hoàng hôn rồi quay trở lại, thời gian đi/về khoảng 45 phút. Chiều tối con đường dọc bờ biển đông đến nỗi nhiều lúc phải vạch đường mới thấy người. Khách đến đây ăn uống, mua sắm, nhậu nhẹt, nhẩy đầm, nghe nhạc. Không làm ǵ hết đến đây ngắm người cũng đủ vui.

 

 

Một buổi chiều chúng tôi đi thuyền buồm gió thổi không động cơ xem hoàng hôn:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương tiện chuyên chở công cộng duy nhất ở đây là tricycle: một xe gắn máy hàn dính vào một khoang xe hai bánh cho khách ngồi. Nếu ai c̣n nhớ xe lam của ḿnh trước 1975 th́ phần khoang ngồi của chiếc xe ba bánh của Phi giống y chang như thế, chỉ thu nhỏ lại với một tỷ lệ thật nhỏ.

 

Tôi đi một lần ngồi chỉ có 15 phút mà khi bước ra tôi trở thành thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà, ấy là chưa kể đến tôi hoảng hồn thất sắc tưởng phải cưa phần thân thể bên dưới v́ mông tôi trở nên tê liệt, không c̣n cảm giác ǵ nữa.

 

 

 

 

Băi biển Boracay tuyệt đẹp, nhưng một người không thể không thấy thương tâm cho sự nghèo khó tận cùng của xe cộ, nhà cửa, đường xá, cầu cống, và dân bản xứ. Tuy rằng một trong nhiệm vụ của chính quyền là nâng cao đời sống dân chúng, một du khách như tôi có thể hiểu nỗi khó khăn của một quốc gia phải mang đến sự sung túc cho dân ở Boracay, chỉ là một trong 7,107 đảo của Philippines.

 

Có thông cảm cho chính quyền không đủ khả năng lo lắng cho Boracay đến đâu, tôi càng không thể tha thứ cho chính phủ Philippines để cho dân ở Manila quá nghèo khó. Dân số của thủ đô Manila, kể cả vùng lân cận, lên đến hơn 21 triệu người. Chính mắt tôi không tin được sự nghèo khổ vô cùng của người ta trên con đường về khách sạn, so với sự đại của trung tâm thành phố. Tôi không đến xem, nhưng ở phía Bắc của Manila là nghĩa địa Cementerrio del Norte, rộng 54 mẫu, nơi có khoảng 6,000 người sống trong nghĩa địa với người chết v́ không có tiền mướn nhà ở. Làm sao một người Tổng Thống như Ferdinand Marcos biển thủ cả tỷ dollars của quốc gia sống trong nhung lụa mà lương tâm không rung chuyển khi thấy dân ḿnh sống chung với xương sọ của người chết? Bạn có thể xem video ở đây:  

 

http://www.youtube.com/watch?v=22PiID5fvbU

http://video.nationalgeographic.com/video/philippines-cemeteryliving-pp

Nguồn: Internet

 

 

 

 

Tham nhũng là một trong những yếu tố tạo ra t́nh trạng nghèo khổ cho dân Philippines ngày hôm nay. Tham nhũng:

 

- ăn ṃn sự tăng trưởng và hoạt động kinh doanh.

- ảnh hưởng đến sự bất b́nh đẳng và sự phân phối lợi tức đồng đều cho toàn dân chúng.

- ảnh hưởng tổng quát đến sự quản trị kinh tế và môi trường làm việc.

 

Vào năm 2010, Hiệp Hội Tư Vấn Cơ Hội Nguy hại của Chính Trị và Kinh Tế - Political & Economic Risk Consultancy (PERC) phỏng vấn 2,174 Giám Đốc Điều Hành Trung Tầng và Cao Cấp, cả người Á Đông sống ở nước ngoài và người đang sống trong nước, xếp hạng hành vi của các cơ quan kinh tế, dân sự và chính trị quốc gia, kể cả hành vi của các bậc lănh đạo, cảnh sát, ṭa án, thị trường chứng khoán, quân đội, và hệ thống thuế má; th́ theo sự thăm ḍ này, các nước tham nhũng nhất  Á Châu theo thứ tự là Indonesia, Cam-Bốt, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Ba nước ít tham nhũng nhất là Singapore, Úc, và Hong Kong.

 

Người Philippines phải thức giấc từ trong cơn ngủ triền miên nếu mong muốn có cơ hội bắt kịp các quốc gia tiên tiến khác ở Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc.

 

(C̣n tiếp. Kỳ tới: Long Hải, Vịnh Hạ Long, Hà Nội)

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/index.php/en/

November 2014

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Boracay

http://en.wikipedia.org/wiki/Philippines

http://en.wikipedia.org/wiki/Manila

http://www.forbes.com/2010/03/10/indonesia-yudhoyono-bailout-business-asia-most-corrupt-countries.html