Athens và Berlin, Frankfurt, đo Rugen - Đc

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Athens - Hy-Lạp

Cổng Brandenburg, Berlin - Đức

Cánh đồng cây canola làm dầu ăn, miền Bắc Đức

 

Sáng Thứ Sáu 2 Tháng 5, chúng tôi đáp máy bay từ Mykonos bay trở về Athens, Hy-Lạp.

Mykonos

Chúng tôi ở lại khách sạn đă ở một đêm trước đây, Hotel Grande Bretagne. Hotel Grande Bretagnemột  trong những khách sạn quư phái nhất ở miền Nam Ấu Châu. Rất nhiều người tên tuổi đến đây như Winston Churchill, Giscard d'Estaing, Alain Delon, Brigitte Bardot, Sophia Loren, Elizabeth Taylor...

 

Địa điểm của Hotel Grande Bretagne không thể nào hoàn hảo hơn nữa ở Athens: Trước mặt nó là Quảng trường Hiến Pháp (Constitution Square) ,

bên trái là Quốc Hội,

Lính canh đổi phiên gác trước Quốc Hội Hy-Lạp

 

bên phải ở xa xa là đền đài sụp đổ Acropolis xây vào năm 495-425 BC, trước Thiên Chúa giáng sinh.

 

Trên tầng cao nhất là nhà hàng, ăn sáng hay ăn tối lúc nào cũng có cảnh tuyệt đẹp của thành phố Athens.

 

Hy-Lạp có 11 triệu dân, 3.1 triệu dân đă ở thủ đô Athens.

Văn minh Hy-Lạp cổ xưa nhất Âu Châu, xưa gần bằng văn minh Ai Cập, do đó đền đài cổ c̣n tồn tại nhiều nơi ở Athens như Acropolis, Thư viện của Hoàng Đế La Mă Hadrian.

Ai thích xem những thứ cổ xưa hơn Trọng Thủy Mỵ Nương ở Athens th́ tha hồ thỏa chí. Riêng tôi th́ thú thật ngắm một vài viên gạch cũ xưa là đă quá đủ, tôi thích tiêu khiển nhiều thời gian xem vũ nữ thân gầy ở show vũ sexy hiện đại Las Vegas hơn.

Nói đến Hy-Lạp th́ không thể nào không đề cập chuyện thần thoại Hy-Lạp. Ngày xưa người xứ nào cũng đặt ra thần thoại, một là để giải đáp những thắc mắc người ta không có câu trả lời như mưa gió băo táp, con người... ở đâu ra, và hai là hy vọng những vị thần này sẽ là cán cân công lư phạt kẻ ác, thưởng cho người hiền. 

Chuyện thần thoại của Hy-Lạp khác hẳn các nước khác là nó được nhiều quốc gia khác tin theo v́ tài tưởng tượng quá phong phú hơn kiếm hiệp Kim Dung của các nhà văn thơ Hy-Lạp. Vài tên hiệu dùng khắp thế giới bây giờ là từ thần thoại Hy-Lạp: Hăng giầy Nike là tên của Nữ Thần Chiến Thắng. Amazon là tên của một giống nữ chiến sĩ.

Constitution Square (Hotel Grande Bretagne bên phải)

Đại khái theo thần thoại Hy-Lạp th́ ngoài những quái vật và anh hùng... dân tộc, chính yếu là có 12 thần - 6 nam, 6 nữ -  xem đủ loại thứ khác nhau như biển cả, thời tiết, sắc đẹp, trí khôn, t́nh yêu, lửa, nhạc.... . Tất cả ở trên núi Hoàng Liên Sơn, không,  Mount Olympus, và dưới sự chỉ huy của  một thần chính yếu chúa tể: Zeus. Họ có h́nh dáng như người thường nhưng có thể biến thành thú vật, chim c̣, hay bất cứ thứ ǵ trên trái đất.

Dù là 12 thần hay bây giờ có 100 thần đi nữa, Hy-Lạp không thể giải quyết một vấn đề mà chúng tôi thấy thật là lạ khi đến Athens: trong khi ở Việt Nam không thấy một con chó hoang đi ở ngoài đường   sẽ bị bắt làm thịt ngay lập tức, ở Athens chó đi ở ngoài đường xen lẫn với người ta khắp nơi. Không phải một vài con, mà chúng tôi thấy cả chục con, và nếu nói cả trăm con cũng không phải là nói ngoa v́ đi đâu cũng thấy chó. Thấy chúng nó nằm giữa đường, trước cửa khách sạn tôi đă thấy lạ, c̣n lạ hơn nữa khi tôi thấy có con đi băng qua đường đầy xe chạy nhưng không bị đụng, có con vào trong những tiệm shopping nhưng chủ không đuổi. Tất cả là chó to, tương đối già, và có ṿng đeo cổ với một con số. Ở phi trường Mykonos, chúng tôi không thấy  chó nhưng thấy mèo hoang.

Mèo hoang ở phi trường Mykonos

Tom Mazarakis, người Mỹ gốc Hy-Lạp, giải thích lư do trên trang web của anh ta:

Cũng như các nước tân tiến trên thế giới, ngày xưa các thành phố ở Hy-Lạp có sở giam chó và có nhân viên đi bắt chó hoang. Tuy rằng dân chúng Athens v́ lư do này hay lư do khác bỏ chó khi không muốn nuôi, nhiều hơn các thành phố khác, xe bắt chó đem về giam giữ  90 ngày. Sau thời gian này khi không ai đến nhận chó th́ chó bị giết. Thành phố Athens do đó không có chó hoang cho đến khi hơn mười năm trước đây, một nhóm địa phương bảo vệ súc vật nghe tin một nơi giam giữ chó trong t́nh trạng vô nhân đạo. Họ đến lén lút thu phim và đưa phim cho công tố viên thành phố xem. Công tố viên ra lệnh bắt Thị Trưởng về tội ngược đăi súc vật, tội rất nặng ở Athens, bị phạt tiền và bỏ tù mấy tháng. Từ đó, tất cả các sở giam chó thành phố v́ sợ bị bỏ tù, đóng cửa nơi giam chó và sa thải người bắt chó. V́ thế, số chó hoang càng ngày càng gia tăng ở Athens mà không ai làm ǵ để giải quyết vấn đề khó xử này.

Hy-Lạp đang đối đầu với khủng hoảng kinh tế trầm trọng, hậu quả của nhiều lư do:

- Thứ nhất, sau khi gia nhập dùng Euro là đơn vị tiền tệ vào năm 1995, chính phủ tiêu tiền hoang phí, trông đợi vào lợi tức thu vào của những năm sau (nhưng không có).

- Thứ hai, lương bổng công chức gia tăng quá cao, tăng 50% từ năm 1997 đến năm  2007, cao nhất trong khối Cộng Đồng Chung Âu Châu.

- Thứ ba, Hy-Lạp lỗ nặng khi tổ chức Olympics vào năm 2004, bây giờ phải trả nợ. 

- Thứ tư, dân Hy-Lạp nhiều người trốn đóng thuế lợi tức.

- Thứ năm, dù rằng hàng năm quỹ quốc gia thâm hụt trầm trọng, chính quyền dấu nhẹm khai gian sổ sách.

-và Thứ Sáu, Hy-Lạp là nước mang tiếng tham nhũng nhất Âu Châu.

Khối Cộng Đồng Chung Ấu Châu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF - International Monetary Fund) đă hai lần bỏ ra 240 tỷ Euro cho vay với lăi xuất nhẹ để cứu Hy-Lạp, và gần đây có tin phong phanh Hy-Lạp lại cần cứu thêm một lần thứ ba.

Sáng Thứ Bẩy 3 Tháng 5 chúng tôi đáp máy bay đi Berlin, thủ đô của Đức, 3.4 triệu dân.

Tôi chưa bao giờ đi Đức. Xứ du khách đến nhiều nhất ở Âu Châu là Pháp, Tây-Ban-Nha, Ư, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Đức, và Anh quốc. Người ta đến Pháp v́ Pháp là xứ của t́nh yêu (dù rằng tôi chẳng bao giờ được một chút chát ǵ khi đến Paris), đến Tây-Ban-Nha và Ư v́ đẹp, khí hậu ấm áp, đến Thổ-Nhĩ-Kỳ v́ Thổ-Nhĩ-Kỳ may mắn nằm giữa Âu Châu và Á Châu, du khách đến từ cả hai lục địa, nhưng Đức và Anh số du khách đến ít hơn.

Anh th́ có lư do v́ nằm trên đảo riêng biệt, du khách tốn kém phải bay đến (hoặc đi xe điện ngầm dưới ḷng biển từ  Pháp, gần Calais). Tôi nghĩ ít người đến Đức  (chỉ có 30.4 triệu du khách ngoại quốc đến hàng năm, so với Pháp là 83 triệu) v́ không ai nói tiếng Đức. Đến một nơi nào mà ḿnh không thể truyền thông tư tưởng với người bản xứ th́ ai cũng ái ngại. Đến Paris gặp cô nào tôi nói "Je t'aime, mon amour", bảo đảm bà già Tây nào cũng hiểu, chứ đến Đức mà tôi nói "Je t'aime" th́ chắc chắn cảnh sát Đức đến lập biên bản giải tôi vào khám Chí Ḥa.  

Một người Mỹ đến Đức không thể nào không nhớ lại Thế Chiến Thứ Hai khi Mỹ phải gia nhập ṿng chiến hợp tác với Anh, Pháp, Nga đánh lại Hitler. Số binh lính Mỹ chết ở Thế Chiến Thứ Hai nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ, hơn bốn trăm ngh́n người (so với Đức, số tử thương là 1.9 triệu, mất tích là 1.7 triệu, tổng cộng 3.6 triệu).

Ngay sau khi Đức đầu hàng, Berlin đă bắt đầu là một chiến tranh lạnh thứ hai giữa Mỹ và Nga-Sô. Nước Đức sau khi đầu hàng vào tháng 5, 1945 được chia thành bốn phần, do bốn quốc gia cai quản: Anh, Pháp, Mỹ, và Nga-Sô. V́ Berlin là thủ đô lúc bấy giờ, Berlin được chia làm hai, Tây Bá-Linh theo phía tự do, Đông Bá-Linh theo Cộng Sản. Vấn đề là  Berlin nằm 160 km bên trong phần đất của Nga-Sô giám sát (Đông Đức). Tháng 6 năm 1948, Nga-Sô không cho phép khối tự do dùng đường lộ tiếp tế lương thực và thứ cần dùng vào Tây Bá-Linh với mục đích bóp nghẹt Tây Bá-Linh để phải lệ thuộc vào Nga-Sô.

Không Quân Hoa Kỳ cùng với Anh Quốc, Canada, Úc, Tân-Tây-Lan, Nam Phi, bắt đầu chiến dịch không vận vô tiền khoáng hậu, trong một năm bay 200,000 phi vụ từ Tây Đức mang theo thức ăn, xăng nhớt, đồ dùng thường ngày cho dân Tây Bá Linh. Nga-Sô cuối cùng nghĩ rằng không bóp chẹt Tây Bá-Linh được, mở đường lộ lại cho Tây Đức dùng xe vận tải vào Tây Bá-Linh.

Tôi biết đọc đến đây đầu óc các cô quay cuồng v́ nếu không có Louis Vuitton hay Chanel th́ các cô không hiểu địa thế như thế nào, Berlin có gần Cà-Mau? 160 km có xa bằng từ khách sạn Caravelle đến chợ SàiG̣n?, nên tôi xin đưa thí dụ này cho dễ hiểu:

Giả sử nước Đức là tổng cộng cả Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam (trước 1975), Cam Bốt và Ai-Lao. Berlin là Hà Nội. Khi nước Đức chia làm bốn th́ Nga-Sô kiểm soát Bắc Việt, Mỹ kiểm soát Nam Việt, Anh kiểm soát Cam-Bốt, và Pháp kiểm soát Ai-Lao. Hà Nội chia làm hai, Tây Hà Nội theo khối tự do, Đông Hà Nội theo Nga-Sô.

Sau khi chiến tranh chấm dứt vào tháng 5 năm 1945, Nga-Sô để cho khối tự do tiếp tế Tây Hà Nội bằng xe vận tải chạy vào vùng Nga-Sô kiểm soát (Bắc Việt). Thế nhưng tháng 6 năm 1948 Nga-Sô chận đường bộ, không cho xe khối tự do vào Tây Hà Nội. V́ thế, con đường duy nhất để tiếp tế Tây Hà Nội là thiết lập đường bay bay từ SàiG̣n, Phnom Penh, Vạn Tượng.

Hy vọng là mấy cô hiểu sau khi đọc xong thí dụ trên.

Xe chở chúng tôi đến Hotel Adlon ở ngay Brandenburg Gate. Hotel Adlon là một trong những khách sạn sang trọng nhất ở Đức, và như những khách sạn khác chúng tôi ở trong chuyến đi này, rất nhiều nguyên thủ quốc gia như Thủ Tướng Đức Angela Merkel, Tổng Thống Bill Clinton,  tài tử  ciné Mỹ như Harrison Ford, John Travolta, Jennifer Aniston... đến đây.

Thiết kế trong pḥng ngủ của hotel này hầu hết bằng gỗ đắt tiền, nước gỗ bóng thật là đẹp. Ngay trong toilette tôi để ư tủ và viền kính làm bằng gỗ rất tỉ mỉ, không một vết trầy trụa

Tôi méo mó nghề nghiệp v́ tôi cũng đóng tủ ở nhà, đây là tủ tôi đóng:

(Cổng) Brandenburg Gate là địa điểm nổi tiếng của Berlin. Ngày xưa "bức tường ô nhục" Bá Linh xây ở ṿng bên ngoài của Gate này. Bây giờ bức tường đă bị phá hủy, không c̣n dấu vết.

Năm 1987, Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan, người có công đánh sập khối Cộng Sản Xô-Viết, đến đây đứng trước bức tường Bá Linh, đọc diễn văn thách thức Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Nga-Sô Gorbachev: "Mr. Gorbachev, tear down this wall!" - Ông Gorbachev, hăy phá sập bức tường này!".

Nguồn: http://www.historyplace.com/speeches/speechgfx/reagan-wall3.jpg

Năm 1989, lời yêu cầu của Reagan thành sự thật. Bức tường bị phá vỡ, Đông Đức trở thành tự do, và dân chúng đến đây mở tiệc vui mừng.

Nguồn: http://static.panoramio.com/photos/large/18999209.jpg

Bên trái là ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ (không thấy trong h́nh), bên phải là ṭa Đại Sứ Pháp:

Ảnh này cho thấy sự tài t́nh của German Engineering: vừa uống bia vừa đạp xe.

Ṭa Đại sứ Anh, kiến trúc rất thú vị:

Đài tưởng niệm người Do Thái ở châu Âu bị giết: phần đất này chứa 2,711 quan tài bằng xi-măng, biểu tượng cho 5.7 triệu người Do Thái bị giết chết trong thảm cảnh Holocaust.

Berlin rất sạch, nhiều kiến trúc cổ xưa, có nhiều nơi ngồi ăn uống ngoài trời. Khác với Anh và Pháp có nhiều dân thiểu số, nhất là dân Hồi, Đức có ít hơn. Nhóm người thiểu số nhiều nhất là Thổ-Nhĩ-Kỳ, đến đây lập ngiệp vào thập niên 1960, 1970, khi kinh tế Đức bành trướng quá nhanh, thiếu nhân lực làm nghề tay chân. 

 

 

Trưa Chủ Nhật 4 tháng 5 chúng tôi rời Berlin đi đến thành phố Binz nằm trên đảo Rugen, 300 km phía Bắc của Đức, đi xe mất 3 giờ rưỡi đồng hồ.

Trên đường đi, tôi thấy chiếc xe Trabant của Đông Đức. Tôi nghe bao nhiêu chuyện kinh dị về chiếc Trabant, bây giờ là lần đầu tiên có dịp thấy tận mặt, thật là một...bất hạnh. Người nào xưa sống trong xă hội Cộng Sản th́ chiếc xe này sẽ mang đến nhiều kỷ niệm. Xe do Đông Đức bắt đầu làm từ năm 1957, chỉ có hai máy. Nó hư lên hư xuống, khói mù mịt, tốn xăng, chạy chậm ŕ nhưng dân Đông Đức bấy giờ không có quyền lựa chọn, chỉ có chiếc Trabant để  mua. Trong hơn 30 năm trời xe sản xuất vẫn thế, không cải tiến, không một sự ǵ thay đổi.

Xe đi độ khoảng một tiếng th́ không định sẵn mà chúng tôi thấy cảnh quá đẹp: trong 200 cây số kế tiếp cho đến thành  phố Binz, hai bên đường đầy cánh đồng với hoa mầu vàng rực rỡ. 

Hoa vàng này nở ba đến bốn tuần vào mùa xuân ở vùng Bắc nước Đức và cả nước Pháp. Mùa này là cực điểm, đầu tuần lễ thứ nh́ của tháng 5. Ở Âu Châu, hoa này gọi là "Rape flower", hạt là "rapeseed", dùng để chế tạo dầu ăn. Ở Bắc Mỹ gọi là "Canola", chữ viết tắt của CanadaOla. Canola oil là dầu ăn.

Một khi xe vào trong đảo Rugen, con đường đến Binz đẹp hơn con đường Duy Tân cây dài bóng mát,

với thỉnh thoảng nông trại nuôi ḅ, cảnh trí thật an b́nh.

Chúng tôi ở Grand Hotel Binz, ngay trước mặt là băi biển Baltic Sea.

Khu massage của hotel

Binz nằm trên băi biển, rất thơ mộng. Dọc theo suốt băi biển là khách sạn. Dân số Binz chỉ có 60,000 người nhưng số du khách hàng năm đến Binz là 2.5 triệu người.

Trong khách sạn có nhiều báo và tạp chí, nhưng toàn là tiếng Đức, không một tiếng Anh. Tôi đoán lư do là v́ du khách Mỹ không đến đây. Khi hỏi người Quản lư khách sạn, anh ta nói tôi đoán đúng. Khách đến Binz phần đông là người Đức và những nước ở vùng Baltic Sea: Đan-Mạch, Thụy-Điển, và Na-Uy.

Pḥng này ngày xưa là tháp canh những người tắm biển khỏi bị chết đuối, nay dùng để làm đám cưới.

Chúng tôi cũng đi xem một tháp làm bằng gỗ ở đảo Rugen. Du khách thật sự đi bộ ṿng ṿng trong hai cái tháp h́nh tṛn, một cái năm tầng, một cái mười mấy tầng, cao 42 thước để lên đến đỉnh. Độ  dốc chỉ có sáu độ nên không cần là lực sĩ điền kinh chạy đua, ai cũng có thể đi bộ tà tà đến đỉnh.

Ở trên đỉnh ngắm trời mây non nước xong rồi khách ...đi xuống, mang theo một kinh nghiệm là ḿnh vừa mới ḥa đồng với thiên nhiên. Có ba cái tháp gỗ như thế này trên thế giới, hai cái ở Đức, một cái ở Cộng Ḥa Czech. Giá làm tháp gỗ thiên nhiên này là 14 triệu Euro!

Thứ Ba 06 May chúng tôi đến Frankfurt  ngủ một đêm để sáng bay về Los Angeles. Frankfurt là thành phố nhỏ, dân số 700,000.  Hotel Steigenberger Frankfurter Hof sang trọng, pḥng ngủ rất to.

 

 Nhà hàng Oscar's của khách sạn trên tường treo nhiều h́nh của tài tử ciné rất xưa như Clark Gable, Cary Grant, Frank Sinatra, Sophia Loren đến đây ăn. Có một ảnh của Paul Newman với một tấm check ông ta kư trả tiền $200 dollars nhưng họ không đổi ra tiền, giữ lại tấm check v́ nó có chữ kư của Paul Newman.

Người giầu nổi tiếng có khác, kư check không ai muốn đổi ra tiền v́ họ muốn giữ chữ kư lưu niệm. Trong khi ḿnh muốn kư check th́ bảo đảm sẽ bị nh́n khinh bỉ, yêu cầu trả tiền mặt ngay!

Đức nổi tiếng về kỷ luật, về kỹ thuật, về sạch sẽ, về ngôn ngữ khó học, tôi thấy tất cả đều đúng. Tôi không ngờ là kiến trúc cổ xưa Đức khá đẹp và cảnh trí Đức cũng đẹp không thua ǵ những thành phố khác đă gây cho tôi ấn tượng tốt.

Đọc sách báo về xe hơi của Mỹ, khi nói về xe Mercedes, BMW, Audi... của Đức, họ hay dùng chữ "German engineering". Đây là một lời khen v́ xe Đức chế máy mạnh, phẩm chất tốt, vẽ kiểu đẹp, tương tự như ḿnh khi nghe câu "nước mắm Phan Thiết", là biết ngay... hôi hơn nước mắm Thái Lan hay nước mắm Châu Đốc.

Kỹ thuật của Đức do đó không thể nào chối từ được là đứng hàng đầu thế giới. Thế nhưng có thể v́ lúc nào cũng nghiêm trọng chú tâm vào kỹ thuật mà đầu óc kỹ sư của họ đôi lúc trở nên quá cầu kỳ, phức tạp.

Đây là hai thí dụ :

Hai h́nh dưới đây cho thấy ghế ngồi băi biển của Đức ở h́nh trên, chụp ở băi biển Binz, và ghế ngồi của Mỹ ở h́nh dưới. Ghế của Mỹ nhẹ, cái lều che nắng bằng vải lại càng nhẹ hơn nữa. Ghế của Đức rất nặng, muốn ngả cho nằm xuống cũng được, nhưng hơi phức tạp và không duỗi thẳng người nằm ra được. Một design thật là cầu kỳ, chỉ với mục đích đơn giản là nằm che nắng.

Hai h́nh kế tiếp là chỗ để ly nước trong xe Mercedes S430 và Lexus LS430 của Nhật Bản, đời 2004. Chiếc Lexus chỉ cần ấn nhẹ một cái là chỗ để hai ly nước bung ra:

trong khi chiếc Mercedes th́ cần đến hai động tác: mở nắp che ra rồi nhấc cái đựng ly nước, mở nó ra về phía tay phải.

Cái đựng ly nước của xe Lexus nh́n rất đơn giản, chỉ có một vài bộ phận, trong khi cái đựng ly nước của Mercedes rất cầu kỳ, cả chục bộ phận ráp vào, trông như phi thuyền đáp xuống mặt trăng.

Đầu óc của người Đức lúc nào cũng căng thẳng nghĩ ngợi về sáng chế nên nhiều lúc đâm ra quá cầu kỳ, không suy nghĩ đơn giản như người khác.

Tổng Thống Kennedy năm 1963 đến Tây Bá-Linh  đọc diễn văn, nói một câu tiếng Đức "Ich bin ein Berliner - Tôi là người Berlin!" làm cả dân Đức rất thích, hết lời vỗ tay khen ngợi (Tây Bá-Linh bị Đông Đức bao bọc, người Đức tự do ở Tây Bá-Linh do đó sống có cảm tưởng bị đe dọa v́ Cộng Sản Đức có thể đem quân chiếm đóng dễ dàng. Kennedy nói  "Ich bin ein Berliner - Tôi là người Berlin!" ám chỉ cả nước Mỹ là người Berlin, sẵn sàng chống cự nếu Nga-Sô hay Đông Đức xâm chiếm Tây Bá Linh. Một cô gái sau đó tặng cho Kennedy một món quà.

Bây giờ tôi đă có dịp xem cả Pháp - nổi tiếng về t́nh yêu, và Đức - nổi tiếng về kỹ thuật. Nếu ai hỏi tôi thích nước nào hơn, th́ tôi xin phép trả lời như thế này: Tôi không muốn nói:  "Ich bin ein Berliner - Tôi là người Berlin!"  để rồi một cô gái Đức đến tặng tôi một máy cạo râu cảm ơn; mà tôi thà nói: "Je t'aime", để rồi một cô gái Pháp đến ôm tôi cám ơn, trong khi mồm nói: "Mon cheri!" th́ môi cô bisous, bisous tôi đến bốn cái.

Nguyễn Tài Ngọc

June 2014

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:

http://en.wikipedia.org/wiki/Hadrian%27s_Library

http://en.wikipedia.org/wiki/Acropolis_of_Athens

http://econ.economicshelp.org/2007/03/benefits-of-european-union.html

http://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Greece

http://www.bbc.com/news/business-13798000

http://www.dailyfinance.com/2010/04/30/after-imf-bails-out-europe-u-s-may-have-to-bail-out-imf/

http://www.hotelsofgreece.com/athens/grandebretagne/celebrities.html

http://www.history.com/topics/ancient-history/greek-mythology

http://en.wikipedia.org/wiki/German_casualties_in_World_War_II

http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_military_casualties_of_war

http://en.wikipedia.org/wiki/World_Tourism_rankings

http://www.historyplace.com/speeches/reagan-tear-down.htm