Chận đứng tin vịt cồ về mưa át-xít

 

 

Chúng ta sống ở thế kỷ hiện đại Internet nên tin tức chuyền nhau bằng email đi nhanh như xao xẹt, không chậm rù như ngày xưa đi rất chậm. Vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt át-xít lúc mẹ tôi  18 tuổi mà đến khi sinh ra đời tôi mới biết. Tôi mất dịp lấy ba cô bồ đầu tiên làm vợ v́ thư gửi đi chậm  hơn con tầu hỏa Thống Nhất. Tôi gửi thư xin cưới khi các cô ấy c̣n độc thân thế mà cô nào cô nấy cũng đi lấy chồng, có hai, ba con rồi thư xin cưới của tôi mới được bưu điện giao đến.

 

Ngược lại, bây giờ ai ở  dưới vùng Nam California này hôm nào nhận được email báo tin chợ Thuận Phát bán hột vịt lộn rẻ, bảo đảm khi ra chợ t́m mua sẽ không c̣n một hột v́ thiên hạ đă mua hết. Không những mua hột vịt lộn thôi, họ c̣n mua sale cả con vịt luôn, gây khan hiếm trầm trọng trong thị trường nhậu nhẹt v́ không có vịt đẻ hột vịt lộn cho siêu thị bán trong năm năm sắp tới.

 

Cùng với vận tốc nhanh chóng chuyển tiếp, phần lớn chúng ta không kiểm chứng tin đúng hay sai mà đă vội hồ hởi quyết định tin hay, gửi cho bạn bè v́ họ cũng nên biết. Thế giới hiện đại bỗng chốc trở thành hại điện.

 

Trường hợp riêng tôi, những tin quan trọng phần lớn tôi đă đọc  trong báo hàng ngày hay hàng tuần nên tôi  không để ư đến những email tin “phải biết” v́ biết rằng có rất nhiều tin bịa đặt. Hơn nữa, tôi thường méo mó nghề nghiệp: bài nào tôi đọc một vài hàng, phát hiện câu văn lủng củng là tôi xóa ngay không đọc tiếp.

 

Chỉ trong ṿng hai hôm nay tôi đă nhận ba lần email một tin vịt cồ liên quan đến mưa át-xít từ ḷ nguyên tử Fukushima sau trận động đất. Nhất quá tam. Ba lần th́ hơi quá, phải chận đứng tin vịt cồ này nên tôi muốn phân tích email đó cho tỏ tường. Đây là nguyên văn:

 

“Nhà máy điện hạt nhân ở Fukumi, Nhật Bản đă phát nổ ngày hôm nay lúc 4:30 AM. Nếu trời mưa vào ngày mai hoặc những ngày sau này, th́ không đi ra ngoài.

Nếu bạn đang ở bên ngoài, hăy chắc chắn rằng bạn đă được bảo vệ khỏi mưa (Phải t́m nơi tránh mưa). V́ đó là mưa axit. Đừng để nó chạm vào bạn. Bạn có thể bị đốt cháy da, mái tóc của bạn bị mất hoặc bị ung thư.

Điều này áp dụng cho tất cả các nước châu Á. Hăy cố gắng để vượt qua khó khăn này, giữ an toàn và nhắc nhở tất cả mọi người bạn biết.”

 

Trước nhất , tôi muốn phân tích cách hành văn của tin này. Giống như một email tôi nhận rất nhiều lần một vài tháng trước đây liệt kê mười cô minh tinh Việt Nam với ṿng ngực số 1 ố-là-la đă làm cho máu tôi sôi bùng bục và tỉnh ngủ, cách hành văn của email này cũng làm tôi sôi máu. Nhưng thay v́ như email mười cô minh tinh hấp dẫn kia cứ gửi cho nhau càng nhiều càng tốt, email này cần phải x́-tốp:

 

Nhà máy điện hạt nhân ở Fukumi, Nhật Bản đă phát nổ ngày hôm nay lúc 4:30 AM. Nếu trời mưa vào ngày mai hoặc những ngày sau này, th́ không đi ra ngoài: Câu sau viết không xuông tai. Sao không viết :Nếu ngày mai hay những hôm sau đó  trời mưa th́ không nên đi ra ngoài”? Tại sao có dấu phẩy trước chữ “th́”? Một câu có chữ “Nếu…th́...” th́ không nên có dấu phẩy ngắt câu. Thí dụ (ông chồng nói với vợ) : “Nếu em cho anh vợ bé th́ anh sẽ mua cho em một chiếc nhẫn hột xoàn 10 ly”. Để ư là không có dấu phẩy trước chữ “th́”. Lư do là nếu ta đánh dấu phẩy ở đây, vợ sẽ ngừng lại để suy nghĩ. Ḿnh nhất định không muốn nàng suy nghĩ, đọc phớt nhanh câu “em cho anh vợ bé...”, chỉ chú trọng đến cái nhẫn hột xoàn 10 ly th́ mới có nhiều hy vọng nàng chấp thuận “Ừ”. Do đó, không bao giờ đánh dấu phẩy trước chữ “th́”.   


Nếu bạn đang ở bên ngoài, hăy chắc chắn rằng bạn đă được bảo vệ khỏi mưa (Phải t́m nơi tránh mưa). V́ đó là mưa axit. Đừng để nó chạm vào bạn. Bạn có thể bị đốt cháy da, mái tóc của bạn bị mất hoặc bị ung thư.

-“hăy chắc chắn rằng bạn đă được bảo vệ khỏi mưa”: Đây là câu văn của người ngoại quốc nói tiếng Việt, quá lủng củng. Chữ “bảo vệ” dùng ở đây làm tôi nghi ngờ người viết câu này ở Việt Nam sau 1975?

-“V́ đó là mưa axit”: Chủ từ câu này ở đâu?

-“Đừng để nó chạm vào bạn”:  Lại thêm câu văn của người ngoại quốc nói tiếng Việt. Nếu câu trên đă nói nên tránh mưa rồi th́ đâu cần lập lại làm ǵ (xem câu sửa ở dưới)

-“mái tóc của bạn bị mất hoặc bị ung thư: Tối nghĩa. Mái tóc của bạn bị ung thư hay bạn bị ung thư?

Điều này áp dụng cho tất cả các nước châu Á. Hăy cố gắng để vượt qua khó khăn này, giữ an toàn và nhắc nhở tất cả mọi người bạn biết. 

-“Điều này áp dụng cho tất cả các nước châu Á: Không ai dùng chữ “áp dụng” ở đây. Chữ dùng đúng là “ảnh hưởng”.

-“Hăy cố gắng để vượt qua khó khăn này”.  Vừa đọc xong câu này tôi nghe không xuông tai, thoạt tiên tôi không hiểu tại sao. Suy nghĩ vài giây tôi mới khám phá ra. Ta nói “việc học khó khăn”, “leo núi khó khăn”, “em bé đó ăn một cách khó khăn”. Tất cả những sự việc liên quan đến chữ “khó khăn” không liên quan đến chết chóc. Ngược lại, những điều có thể gây ra chết chóc như băo lụt, cháy nhà, bom nổ, động đất, núi lửa, mưa át-xít... , ḿnh gọi đó là “tai họa”, không phải “khó khăn”.

 

Theo ư tôi th́ bài viết trên nên sửa như thế này:

 

Nhà máy điện hạt nhân ở Fukumi, Nhật Bản đă phát nổ ngày hôm nay lúc 4:30 AM. Nếu ngày mai hay những hôm sau đó trời mưa th́ không nên đi ra ngoài.

 

Nếu bạn   ngoài đường,  ráng đừng để bị mưa ướt v́ đó là mưa acid. Mưa acid có thể làm cháy da, tạo ung thư hay rụng tóc.

 

Tất cả các nước Á Châu đều bị ảnh hưởng. Bạn nên cẩn thận, cố gắng tránh tai họa này và nhắc nhở cho bạn bè biết.

 

Bây giờ th́ tôi phân tích đến phần tin tức trong bản tin vịt cồ này. Vừa đọc xong, không cần kiểm chứng, tôi đă thấy bản tin này có quá nhiều điểm vô lư,  chỉ có ai dưới đường hầm Củ Chi 40 ngày 40 đêm mới tin được:

 

Nếu trời mưa vào ngày mai hoặc những ngày sau này, th́ không đi ra ngoài. Câu này quá mơ hồ v́ không có thời gian ấn định. Không đi ra ngoài trong bao lâu? Đến Tết Congo?

 

Bạn có thể bị đốt cháy da, mái tóc của bạn bị mất hoặc bị ung thư Không cần nói đến việc có acid trong mưa hay không, nếu có th́ sẽ bị quá tan loăng trong nước, không thể nào có việc nước mưa làm cháy da được, huống ǵ là rụng tóc hay ung thư.

 

Điều này áp dụng cho tất cả các nước châu Á : Người này chắc vừa mới thức dậy sau giấc ngủ ngh́n năm từ thời vua Lê Ngọa Triều. Trên trời có gió hay jet stream di chuyển một hướng cố định nào đó, không chạy loạn xà ngầu như xe gắn máy ở SàiG̣n (chẳng hạn như gió thổi luôn theo hướng từ Tây sang Đông nên đi máy bay từ California đến New York ngắn hơn gần một giờ đồng hồ so với đường đi ngược lại). Thành ra nếu có phóng xạ th́ theo gió, làn phóng xạ sẽ đi từ Nhật Bản đến nước Mỹ chứ làm ǵ mà đi đến nước nào ở châu Á, huống chi là nói đến tất cả các nước Á Châu?

 

Đó là chỉ nói sơ qua vừa đọc tôi đă thấy bài này vô lư. Bây giờ nói đến điểm chính yếu bài này nêu ra: lo ngại ḷ nguyên tử nổ tạo ra mưa át-xít: Hoàn toàn bịa đặt! Khói xăng xe cộ, nhà máy, hăng xưởng đốt than, ḷ biến điện…, tạo ra chất sulfur và nitrogen gây ra mưa át-xít, chứ không phải chất phóng xạ từ ḷ nguyên tử!

 

Tôi biết đọc đến đây chắc chắn sẽ c̣n rất nhiều độc giả không tin tôi v́ tôi chỉ là người ba phải hay là người ….Bắc, nói ǵ cũng được. V́ thế, tôi kèm theo lời quả quyết  của một người có uy tín,  Giáo Sư Vương Hữu Tấn, Viện Trưởng Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam, là không có chuyện Việt Nam bị ảnh hưởng đến mưa át xít của Nhật Bản:

 

Theo PGS.TS Vương Hữu Tấn, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có sự bất thường nào về phóng xạ tại 2 trạm này.

Ông Vương Hữu Tấn giải thích, các nhà máy hạt nhân của Nhật Bản xảy ra ở cấp 3-4, do đó chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực lân cận, không có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong khi đó, thiết kế của toà nhà ḷ phản ứng của Nhật bản là tương đối tốt, chịu được động đất lớn đến 9 độ và sóng thần.

“Mặc dù không nằm trong khu vực nguy hiểm của phóng xạ, nhưng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ tiếp tục theo dơi thông tin, phối hợp với các đối tác Nhật Bản và các nước để có được các thông tin đầy đủ hơn phục vụ cho nghiên cứu của ḿnh về sự cố này”, ông Tấn nói.

 

Nếu quư vị độc giả c̣n chưa tin nữa, tôi kèm theo thêm tựa đề bản tin đó:

 

VN quan trắc phóng xạ sau sự cố hạt nhân Nhật Bản

http://megafun.vn/channel/2349/201103/VN-quan-trac-phong-xa-sau-su-co-hat-nhan-Nhat-Ban-122374/

 

Tôi đọc mà không hiểu chữ “quan trắc” là ǵ, thế nhưng nghe rất là siêu việt. Việt Nam nói là phải đúng, chúng ta không nên thắc mắc ǵ cả.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

March 2011