D tic cưi Dallas

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

 

Tôi xin tạm gián đoạn chương tŕnh của ban Tùng Lâm về chuyến đi Âu Châu v́ weekend vừa rồi vợ chồng chúng tôi sang Dallas dự một buổi đám cưới.

Với hai triệu dân, Dallas là thành phố đông dân thứ ba của tiểu bang Texas, sau HoustonSan Antonio. Ngoài việc dễ t́m công ăn việc làm và nhà cửa rẻ ở Dallas, tôi cố nghĩ xem có lư do nào khuyến khích du khách đến viếng thăm Dallas nhưng nghĩ măi không ra.

Dallas phẳng ĺ, không có núi, không có biển. Dallas là thành phố đông dân nhất nước Mỹ không có sông ng̣i dẫn ra biển. Ai đến Dallas t́m đỏ mắt bảo đảm sẽ không bao giờ thấy bến Bạch Đằng.  Mùa hè ở Dallas cũng ẩm ướt, và cũng ban ngày, ban đêm nóng như nhau không thua ǵ Việt Nam (khác với California, mùa hè ban ngày nóng nhưng ban đêm mát).

Năm ngoái tôi đi Dallas, đến xem thư viện của Tổng Thống Bush Con mới mở, kiến trúc quá sơ sài, chẳng gây ấn tượng cho tôi một tí nào. À quên, tôi nói nhầm, có gây ấn tượng nhớ đời không bao giờ  tôi có thể quên: chẳng có ǵ xem mà tôi đau khổ phải trả tiền mua vé vào cửa 16 dollars.

Ngay cả ở một trong những khu buôn bán người Việt đông nhất ở Garland, Cali Saigon Mall,  tuy rằng cũng có siêu thị Việt Nam, tuy rằng cũng có một đống nam giới tụ tập uống cà-phê, thế nhưng tôi vào t́m hột vịt lộn ăn điểm tâm sáng đỏ mắt nhưng không thấy nơi nào bán.

Khu Việt Nam ǵ mà dỏm như thế, không có món ăn thuần túy quốc gia, hột vịt lộn? Rồi tại sao cái mall ở Dallas mà tên lại là Cali Saigon Mall?

Bao nhiêu lư do cho thấy Dallas là nơi các anh không nên hẹn em yêu hẹn chiều nay mà sao không thấy em. Dù rằng đă đến đây năm ngoái, năm nay lư do tôi trở lại không phải v́ tôi xa Dallas năm lên mười tám khi vừa biết yêu, nhưng v́ đến đây để dự đám cưới.

Tuổi của tôi bây giờ đă bắt đầu nhận tin bạn Trung học xưa  thi nhau đóng phim "Tôi đi không hẹn ngày về", tin buồn nhiều hơn tin vui, thế nên được mời đi dự một tin vui  đám cưới  th́ chúng tôi rất hồ hởi vui mừng tham dự.

Đám cưới này là của một cô cháu gái họ hàng bên vợ của tôi, người Nam. Gia đ́nh tôi người Bắc, vào Nam chỉ có anh chị em chúng tôi. Các con của anh chị tôi gọi vợ chồng tôi là "Cô, Chú". Khi sang Dallas, gặp một lô các cô cậu vai cháu gọi chúng tôi là "D́, Dượng", từ ngữ tôi chắc chắn người Nam nghe không thấy ǵ là lạ, nhưng đối với tôi, tôi nghe không quen tai v́ tôi chỉ quen với lối xưng hô "Cô, Chú" của người Bắc.

Tôi nói để cho vui, chứ không có ư phê b́nh từ ngữ của người Nam v́ tôi biết chắc sau khi chào tôi: "Chào Dượng", các cô cậu ngẩn ṭ te không quen nghe từ ngữ người Bắc của  tôi, thậm chí có thể một vài cô cậu c̣n trẻ có thể không hiểu tôi nói ǵ, khi tôi chào lại các cháu: "Xin chào các đồng chí."

Cô dâu lấy chú rể người Mỹ, nhưng là gốc Thổ-Nhĩ-Kỳ. Tôi thấy phần đông thế hệ tuổi con của chúng tôi lập gia đ́nh ở Mỹ không lấy người Việt Nam mà chỉ lấy người ngoại quốc. Các con của anh chị tôi, và ngay cả hai cô con gái của tôi, không một đứa nào lấy Việt Nam. Có lẽ v́ môi trường học hành & việc làm không cho chúng nó có cơ hội tiếp xúc với người Việt. Hay cũng có thể một phần văn hóa Việt mà v́ chúng nó sinh hay lớn lên ở Mỹ nên chúng nó rất sợ: trường hợp của các con tôi là nó sợ nghe DVD Paris By Night hay Asia  nhạc Việt Nam.

Hầu như đám cưới Việt nào cô dâu chú rể cũng mặc áo dài truyền thống. Đúng ra, quốc gia nào cũng có quần áo đám cưới truyền thống của nước họ. Phần đông đều luộm thuộm, không tiện dụng. Nếu có kiếp sau, tôi sẽ là người thay đổi cái quan niệm mặc áo truyền thống sai lầm đó. Tôi sẽ t́m lấy một cô Mỹ trắng. Ngày lễ cưới cô dâu sẽ mặc bikini hai mảnh, c̣n chú rể, tôi, sẽ mặc quần bơi Speedo một mảnh.

Truyền thống của đám cưới Việt Nam là nhà trai mang trầu cau sang nhà gái xin phép cưới cô dâu. Ở Mỹ không có trầu cau nên thay thế bằng ví, xách tay hiệu Chanel hay Louis Vuitton. Phải làm đầy cả năm, sáu mâm lễ vật nên bảo đảm chú rể chỉ có chết đến bị thương, mười lăm năm sau vẫn không thể nào phục hồi tài chánh hay trí nhớ.  

Lễ hôn phối và tiệc đám cưới tổ chức ở The Tower at City Place, 2711 North Haskell Ave, Dallas, trên tầng cao nhất, số 42. Cảnh nh́n chung quanh Dallas rất đẹp. Ai có làm đám cưới ở Dallas th́ nên đến đây xem có thích hay không.

 

 

Khi đi ăn tiệc đám cưới, thường th́ có một vài người ở trước nhà hàng xem tên của ḿnh trong danh sách, rồi chỉ cho ḿnh vào ngồi bàn nào. Người tổ chức đám cưới này có một ư rất hay là họ bỏ một mảnh giấy có tên người dự và số bàn vào trong một lọ bánh macaron nhỏ. Bánh được xếp theo thứ tự tên họ, để trên bàn. Người đến dự tự ḿnh t́m lọ bánh có tên và số bàn, rồi chỉ có việc đến ngồi ở bàn số của ḿnh. Ư kiến thật hay và giản tiện.

Ăn tiệc cưới lần này t́nh cờ trong quan khách có bà Hạnh Phước, chủ tiệm Thẩm Mỹ Viện Hạnh Phước Victoria Cosmetic Surgery Center ở Houston. Vài cô nhờ tôi chụp ảnh với bà ta. Trong cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ, tiếng tăm của bà Hạnh Phước được nhiều người biết đến như Thẩm Thúy Hằng, và chắc chắn là biết hơn tiếng tăm của bà Năm Sa-Đéc. Bà Hạnh Phước nổi tiếng v́ giầu, và v́ bao nhiêu lần đă nằm dưới lằn dao kéo.

Bà Hạnh Phước ngồi giữa     

Ư kiến của tôi về chuyện sửa sắc đẹp là ai thích th́ cứ làm. Ông Trời thật là ác hại tạo mỗi người xấu đẹp khác nhau nên nếu đổi xấu thành đẹp được th́ là một việc rất nên. Vấn đề oái oăm là có rất nhiều bác sĩ giải phẫu dở nên thay v́ làm cho đẹp hơn th́ lại làm tệ hơn. Ai có tiền, dám chấp nhận sự đánh cuộc kết quả tốt đẹp thay v́ xấu xa th́ tôi hy vọng mọi sự may mắn xẩy đến cho họ.

Người ngồi giữa chưa sửa sắc đẹp nhưng sắp sửa     

 

Trước khi tiệc cưới bắt đầu là giới thiệu đôi bên hai họ. Gia đ́nh chú rể c̣n ở Thổ-Nhĩ-Kỳ nên chỉ có vài người tham dự. Nhưng bên phía cô dâu th́ tất cả d́, dượng, bác trai, bác gái, ở Dallas nhân lực c̣n nhiều hơn Lữ  Đoàn 468 Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam Cộng Ḥa. May thay người Nam có phong tục dùng số gọi tên hay hơn người Bắc nên việc giới thiệu rất đơn giản, không cầu kỳ: "Xin mời gia đ́nh bác Chín", "Xin mời Cô Sáu", "Xin mời Dượng Năm"....

Tôi ngồi nghe mà tự hỏi chừng nào xă hội mới bỏ cái hủ lậu, bỏ cái phong tục cổ hủ về vợ chồng, chấp nhận nghe "Cô Sáu", "Bác Chín" như bây giờ, để một ngày đẹp trời nào đó, ở một buổi lễ tiệc tùng, tôi cũng có thể đứng lên giới thiệu các vợ tôi với cử tọa: "Xin mời vợ số Tám", "Xin mời vợ số Năm", Xin mời vợ số Hai Mươi Bốn".....   

Sáng Chủ nhật trước khi ra phi trường về lại California, chúng tôi ghé vào tiệm ăn Saigon Block Restaurant ở 2150 E Arapaho Rd, Richardson, TX 75081. Đi máy bay Mỹ nội địa không cho ăn, nếu mua bánh ḿ sandwich Mỹ ăn th́ thà tuyệt thực c̣n hơn nên chúng tôi ăn lót dạ trước khi đi. Nhà hàng này nổi tiếng với món cá nướng thế nhưng chúng tôi chỉ ăn mấy món ăn nhẹ chạo tôm, gỏi cuốn Phan Thiết và phở, rất ngon.

Điểm quan trọng nhất của một tiệm ăn đối với tôi phải là sạch, nhất là toilette. Saigon Block sạch cả hai. Tôi có dịp gặp anh chủ tiệm tên là Danh. Anh Danh hứa với tôi là nếu khách vào ăn, đề cập biết tiệm Saigon Block qua bài tôi viết, anh ấy hứa nếu đặt món cá nướng, sẽ nói nhà bếp cho thêm vào ba muỗng muối miễn phí, không tính tiền khách hàng.

Anh Danh, chủ nhà hàng Saigon Block 

  

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

June 2014