Nên hay không nên viết

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

Một tuần trước  một người bạn gửi đến cho tôi bài viết sau đây, chữ in nghiêng mầu xanh dương. Một người khác đă gửi cho tôi xem bài này hai tuần trước đó. Lần thứ nhất đọc xong tôi đă nổi giận, hơi nóng tỏa ra x́ xèo trên đầu, nhưng may thay nhờ mấy tháng nay tôi luyện tập Kim Cang Dịch Quái Linh Phù,  một loại chưởng có công lực thiền thâm hậu, người đạt được bí quyết có chức năng truyền tải thông tin và năng lượng để tham gia vào quá tŕnh điều chỉnh trường khí nhân thể cho một đối tượng xác định, tác động tới thể xác và tinh thần*, khiến tôi thấy muôn sự yên tịnh, tâm hồn lắng dịu nên tôi đă xóa bài viết đó đi, cho nó vào sọt rác  (*Tôi hiểu câu này th́ chết liền).

 

Cây muốn lặng nhưng gió chẳng muốn ngừng. Khi nhận bài này lần thứ hai th́ tôi nổi sùng như  hỏa diệm sơn vừa mới bộc phát, Kim Cang Dịch Quái Linh Phù hết hiệu nghiệm nên tôi phải viết. Bài đọc người bạn gửi cho tôi như sau, do ông Bùi Bảo Trúc viết (bài có ảnh kèm theo nhưng tôi cắt đi v́ tôi muốn giới hạn phạm vi bài viết. Ai muốn đọc có cả ảnh đính kèm xin vào xem link   http://thuguibanta.blogspot.com/2014/03/march-14-2014.html):

 

-------------------------------------------------------------------

"Ngày 12 tháng 3 năm 2014

Bạn ta,

 

Ghana là một quốc gia ở tây Phi châu nằm cạnh Côte D’Ivoire , TogoBurkina Faso. Đọc một hai tài liệu về xứ này th́ tôi nghĩ là nếu chọn một nơi để du lịch, chắc chắn tôi không bao giờ chọn đi Ghana. Có chăng là ... kiếp sau vậy. Kiếp này th́ đành đi chỗ khác chơi.

 

Đi chơi th́ đă như vậy. Đi làm th́ tại sao lại chọn lối đoạn trường mà đi. Thế nên đi làm cũng không chọn Ghana. Có bị coi là kỳ thị th́ đành nhận vậy. Đi chơi hay đi làm th́ cũng chọn nơi nào khá hơn chứ dại ǵ mà vác xác đến Ghana.

 

Mà tại sao hôm nay tôi lại nhắc đến Ghana? Tại v́ tôi đă t́m ra được một nơi tồi tệ khủng khiếp hơn là những cái cũi ở Mumbai (tên mới của Bombay) trên đường Falkland. Những cái cũi nhốt người, những nhà điếm mà nhiếp ảnh gia Mary Ellen Mark  đă ghi lại trong cuốn sách ảnh của bà. Bạn có thể vào inernet, t́m cage girls of bombay th́ sẽ thấy những h́nh ảnh và bài viết về khu địa ngục này.

 

Vậy mà Falkland Road c̣n khá hơn là một khu nhà thổ tại Ghana rất nhiều. Ở thành phố Takoradi thuộc phía tây Ghana, nhà chức trách, nhờ một phóng sự của Anas Aremeyaw Anas, đă giải thoát được 6 phụ nữ Việt Nam khỏi một ổ điếm. Các phụ nữ này đă bị hai người Hoa dụ dỗ hứa cho công ăn việc làm rồi bị buộc phải bán dâm, mang tiền về cho hai người này. Báo chí Ghana cho biết tất cả đều trong hạng tuổi 30, đă sống là làm việc ở Ghana từ hơn một năm nay. Sứ quán Trung quốc tại Ghana đă không b́nh luận ǵ về tin này nhưng người ta biết rằng các Hoa kiều tại Ghana đă dính líu vào rất nhiều hành động bất hợp pháp và trong năm qua, chính phủ Ghana đă trục xuất hơn 120 người Hoa ra khỏi Ghana v́ tội nhập cảnh lậu và các hoạt động phạm pháp khác, từ khai khẩn mỏ không có giấy phép tới buôn bán ma túy giả và nhiều việc khác.

Những phụ nữ Việt Nam, với những cái tên đẹp như Hoa, Thi, Mai, Anh... chắc chắn cũng từng có những năm thơ ấu rất đẹp, những mơ ước cho đời sống tử tế hơn. Tất cả đều bị bọn Tầu bất lương sang tận Việt Nam dụ dỗ đem sang Ghana bắt làm điếm kiếm tiền cho chúng. Các phụ nữ này cho biết giấy tờ tùy thân của họ đă bị bọn ma cô giữ hết, ngôn ngữ xa lạ, không cách nào liên lạc được với gia đ́nh hay người quen để nhờ giúp đỡ.

 

Tôi có một tấm poster in h́nh của James Dean đang co ro trong chiếc áo lạnh bước trên một con đường ướt sũng nước mưa với nhan đề mà tôi rất thích. Nghe thật lăng mạn và thơ mộng: Boulevard Of Broken Dreams. Con đường của những giấc mơ tan nát.

 

Lời của bài hát th́ buồn thảm, không liên quan ǵ đến câu chuyện khổ đau của sáu người phụ nữ Việt bị buộc phải làm điếm ở Ghana để đem tiền về cho mấy thằng Tầu khốn nạn. Những người phụ nữ ấy cũng là người Việt đấy chứ. Cũng có gia đ́nh, cha, mẹ, anh em, có thể cả chồng con nữa. Ra đi họ có kịp ngó nhà mấy cột ngó cau mấy buồng không? Có sót người tựa cửa hôm mai không? Có bao giờ nh́n những đám mây Ghana mà nhớ quê cũ không? Cảnh bước chân đi của họ có giống như của Kiều trên xe với Mă Giám Sinh không?

 

Những giấc mơ của họ cũng đều đă tan nát từ cái chuyến đi theo mấy thằng Tầu khốn kiếp đó.

 

Chao ôi đi làm điếm ở đâu cũng đă là địa ngục. Làm điếm ở cái xứ Phi châu Ghana ấy th́ c̣n ǵ tang thương hơn!

 

Thế nhưng bọn Tầu khốn nạn vẫn được cho tự do ra vào đất nước Việt Nam, vẫn làm đủ mọi chuyện khốn nạn trên quê hương của chúng ta, trên thân xác của phụ nữ Việt. Chúng vẫn đang tiếp tục làm những chuyện đó. Đầu độc người dân bằng những hàng hóa đầy chất độc, hăm hại nông dân bằng đủ mọi tṛ. Rồi vẫn ra vào thong thả. Chúng không c̣n chỉ mua phụ nữ Việt đem sang Tầu bán cho các ổ điếm nữa, mà c̣n đưa cả những phụ nữ xấu số sang tận Phi châu để mang thân xác ra nuôi chúng nó.

 

Đất nước Việt Nam sao lại khổ đến như thế!

 

Bùi Bảo Trúc."

--------------------------------------------------------------------

Đọc xong bài này tôi có hai nỗi buồn.

Nỗi buồn thứ nhất là tôi tội nghiệp cho các phụ nữ Việt Nam v́ hoàn cảnh nghèo khổ bị cưỡng bách bán thân không lối thoát, nạn nhân của bọn buôn người.

Nỗi buồn thứ hai là tôi trông thấy một người Việt viết văn dùng từ ngữ xấu xa không tốt xỉ vả cả dân tộc Trung Quốc khi nói về hai người Hoa dụ dỗ và cưỡng bách sáu cô gái Việt Nam hành nghề mại dâm ở Ghana để trả tiền lại cho họ:  "bọn Tầu bất lương", "mấy thằng Tầu khốn nạn",  "mấy thằng Tầu khốn kiếp", "bọn Tầu khốn nạn" (nếu ông Bùi Bảo Trúc không có ư vơ đũa cả nắm th́ ông đă viết thêm một chữ "này" để chỉ riêng cho hai người Hoa trong câu chuyện: "bọn Tầu này bất lương", "bọn Tầu này khốn nạn" , "mấy thằng Tầu này khốn kiếp") .

Về nỗi buồn thứ nhất, đây là một tệ trạng nghiêm trọng đă và đang xẩy ra ở Việt Nam đă lâu nay. Tệ trạng này không những chỉ xẩy ra ở Việt Nam, mà xẩy ra khắp thế giới (kể cả Hoa Kỳ). Tôi vào trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tham khảo đề tài buôn người, cưỡng bách lao động/cưỡng bách mại dâm trên khắp thế giới. Mỗi quốc gia đều được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tóm tắt t́nh h́nh, luôn cả Việt Nam.  

Tôi trích hai trang đầu phần nói về nước Việt Nam, copy bản tường tŕnh đó ở phần dưới của bài viết này, trong nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của tôi. Mời bạn đọc để biết t́nh trạng tổng quát về nạn buôn người ở Việt Nam. Bài tường tŕnh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vắn tắt, khá đầy đủ. Tôi có đính kèm nguồn web ở đầu bài, nhưng nếu ai muốn biết tường tŕnh về nạn buôn người/cưỡng bách lao động/mại dâm của nước ḿnh, và đọc hiểu tiếng Anh, th́ xin bấm vào link: http://www.state.gov/j/tip/rls/tiprpt/2012/index.htm

Về nỗi buồn thứ hai, phải thú thật là khi đọc bài viết hơn một nửa, đến câu đầu tiên  ông Bùi Bảo Trúc dùng: "bọn Tầu bất lương",  tôi bắt đầu thấy ngứa tai v́ chữ dùng khinh miệt gọi người Trung Quốc.  Không phải chỉ dùng một lần mà liên tiếp trong mấy câu sau ở phần cuối bài, như súng liên thanh, ông ta "nhả" tiếp những "mỹ từ" thật là xúc phạm: "mấy thằng Tầu khốn nạn",  "mấy thằng Tầu khốn kiếp", "bọn Tầu khốn nạn". Nửa phần đầu bài viết của ông ta có hay ho đến đâu th́ nửa phần sau làm cho cả bài viết không c̣n một xu giá trị v́ người viết không c̣n uy tín khi dùng từ ngữ xấu xa phê b́nh người khác.

Ngày xưa trước 1975 tôi nhớ không những chỉ có bố tôi hay anh tôi, mà hầu hết dân trong xóm tôi ở buổi tối ai cũng bắt nghe tin đài BBC. Khi muốn biết tin tức, ai cũng muốn nghe  đài BBC.

Tại sao người ta tin vào đài BBC hơn? V́ các cơ quan truyền thông của các nước văn minh như Reuters (Anh), AP-Associated Press (Mỹ), UPI- United Press International (Mỹ), CNN (Mỹ), kư giả hay xướng ngôn viên  tường thuật tin tức trung thực, khách quan, không thêm dầu thêm mỡ. Nếu có phải b́nh luận, không bao giờ họ dùng từ ngữ thóa mạ. Cho dù một người ác độc nhẫn tâm giết hại cả trăm ngh́n, hay triệu người, trường hợp mới đây nhất là quân khủng bố Al-Qaeda và Bin Laden, không bao giờ báo chí Mỹ gọi họ là "thằng này", "thằng kia",  không bao giờ  báo chí Mỹ gọi họ là "bọn Hồi  khốn nạn", hay "mấy thằng Hồi khốn kiếp", hay "thằng Bin Laden ác độc".

Nếu một người ở thành phố Pyongyang, Triều-Tiên, viết văn dùng từ ngữ xấu xa, tôi thông cảm cho họ v́ họ có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc: họ sống trong một cũi sắt tăm tối không biết ǵ về thế giới bên ngoài. Luận điệu và giọng văn của họ hằn học v́ nó nằm trong khuôn khổ do chính quyền ấn định. Nhưng một người sống ở Hoa Kỳ một khi đă quyết định cầm bút, đọc bao nhiêu báo chí, nghe bao nhiêu đài truyền h́nh của Mỹ,  không thể nào không biết quy luật tối thiểu là không được dùng từ ngữ xấu xa xúc phạm người khác khi tŕnh bày thông tin hay quan điểm của ḿnh.

Dùng từ ngữ xấu xa để nói về một người khác, một dân tộc khác chứng tỏ là ḿnh đă nổi cáu, và ta có câu tục ngữ không sai: "Giận quá mất khôn". Ai cũng thích một người điềm tĩnh, ăn nói ôn ḥa, êm dịu, không ai ưa kẻ nổi nóng. Trong một cuộc tranh luận, người nổi nóng, người dùng chữ nặng nề chửi đối phương là người thua cuộc, không có uy tín. Những người Hoa trong bản tin này quá sức ác độc khi cưỡng bắt phụ nữ Việt Nam bán thân để trả tiền cho họ ở Ghana, thế nhưng đó chỉ là vài người, vài trăm người, hay cho hơn nữa, vài ngh́n, thậm chí vài chục ngh́n, vài trăm ngh́n người, không phải cả một tỷ người Hoa mà gọi tất cả dân tộc họ là "bọn Tầu khốn nạn" , "mấy thằng Tầu khốn kiếp" ?

Những người Việt đầu tiên lừa đảo đưa những phụ nữ này sang bên Trung Quốc, hay băng đảng người Việt cưỡng bắt trẻ em Việt Nam trồng ma túy ở Anh ác độc không kém hai người Hoa này (trẻ em trồng ma túy bị phạt tội nhẹ hơn người lớn, xem bản tin của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở phần cuối). Ông Bùi Bảo Trúc đă gọi họ là "bọn Tầu bất lương",  "mấy thằng Tầu khốn nạn", th́ ông nghĩ sao nếu người khác gọi những người Việt nhẫn tâm cùng xuồng này là "bọn Việt Nam  bất lương", "mấy thằng Việt Nam khốn nạn" ?

Cho dù hai quốc gia có tư thù đến đâu, không bao giờ nguyên thủ của một quốc gia dùng chữ nặng nề, xấu xa để miệt thị một dân tộc khác. Lư do là v́ dân tộc tính là một cá tính thiêng liêng, người dân của bất cứ một quốc gia nào cũng sẵn sàng chết v́ nó. Chiến tranh thế giới xẩy ra chỉ v́ nó. V́ thế, khi đề cập đến một dân tộc khác, một sự nhịn là chín sự lành, không bao giờ  xúc phạm đến họ v́ khi chiến tranh xẩy ra, dân lành vô tội sẽ chết   nhiều nhất (trong trận chiến Việt Nam, tổng số quân đội hai bên tử thương là 1.475 triệu người, trong khi tổng số dân chúng chết là 4 triệu người*).

*http://www.statisticbrain.com/vietnam-war-statistics/

 

Ḥn đất ném đi, ḥn ch́ ném lại. Thử tưởng tượng thái độ của một người Hoa khi đọc xong bài viết này. Họ sẽ thấy dân tộc của họ bị xúc phạm. Họ sẽ thù ghét dân tộc Việt Nam v́ người viết bài này là người Việt. Quan điểm của họ về người Việt sẽ trăm lần tệ hơn những ǵ ḿnh nghĩ về họ. Họ sẵn sàng "dậy người Việt một bài học" khi có dịp. Cái ṿng lẩn quẩn "anh chửi tôi", "tôi chửi lại anh" không bao giờ chấm dứt.

Thí dụ Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận B́nh -Xi Jinping-, là người nóng tính, đọc được tiếng Việt. Khi đọc được tin này th́ ông ta nghĩ ǵ? Ông ta sẽ nghĩ như bạn, như tôi: một người nước khác dám chửi bới công dân nước ông ta. Nếu ông ta là một người nóng tính làm không suy nghĩ, biết rằng quân đội Trung Quốc to lớn gấp mấy lần quân đội Việt Nam, xua quân đánh Việt Nam th́ dân lành vô tội cả hai bên sẽ chết một cách vô lư.

Hành động của hai người Hoa trong bản tin này, bóc lột, cưỡng bách lao động, đưa phụ nữ vào con đường mại dâm để trả tiền cho ḿnh là tán tận lương tâm, ác đức không tưởng tượng. Con chó nếu cần giải phẫu ḿnh c̣n bỏ ra cả ngh́n dollars để cứu nó, huống ǵ là con người, không giúp người ta th́ chớ, lại c̣n bóc lột họ đến mức không c̣n nhân phẩm.

Khi phát hiện những việc trái tai gai mắt như thế này, chúng ta nên noi gương kư giả Anas Aremeyaw Anas đem nó ra ánh sáng công luận cho nhà cầm quyền biết để họ bắt giam kẻ cường hào ác bá, giải cứu nạn nhân. Đây là bổn phận của công dân phải đóng góp lợi ích cho xă hội. Chúng ta nên viết.

Nhưng viết để chúng ta dùng chữ nặng nề xấu xa miệt thị một người khác, một dân tộc khác, tạo hiềm khích không cần thiết giữa người và người với nhau, th́ đừng nên viết.  

Nguyễn Tài Ngọc

April 2014

http://www.saigonocean.com

 

 

Phụ chú: Bản tường tŕnh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về t́nh trạng buôn người, cưỡng bách lao động/ cưỡng bách  mại dâm ở Việt Nam:

(Nguồn: http://www.state.gov/j/tip/rls/tiprpt/2012/192368.htm) 

Việt Nam là nguồn cung ứng các phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức tham gia vào nghề mại dâm hoặc bị cưỡng bức lao động, và ở một mức độ thấp hơn, là nơi đàn ông đến t́m vui. Việt Nam là quốc gia phát xuất nam nữ di cư ra nước ngoài làm việc trong những ngành xây dựng, đánh cá, nông nghiệp, khai thác mỏ, lâm sản, và ngành sản xuất  ở Đài Loan, Mă-Lai,  Hàn Quốc, Lào, United Arab Emirates, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Cam-Bốt, Nam-Dương, Anh quốc, Tiệp-Khắc, Cyprus, Thụy Điển, Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Libya, Saudi Arabia, Jordan, và các nơi ở Trung Đông và Bắc Phi. Họ tự lo đi một ḿnh, hay  qua trung gian các các công ty xuất khẩu lao động, hầu hết trực thuộc nhà nước.

Trong số những người này, một số người một thời gian sau bị cưỡng bức lao động.

Phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị gạt, nói là đi làm việc nhưng bị bắt buộc buôn bán t́nh dục, bị bán  cho các nhà thổ trên biên giới Cam-Bốt, Trung Quốc và Lào. Một số khác bị bán cho các nước Đệ Tam quốc gia, kể cả Thái Lan và Mă-Lai. Một số phụ nữ Việt Nam bị bắt buộc hành nghề mại dâm ở Thái-Lan, Mă-Lai, Singapore, và châu Âu.

Ai cũng biết các công ty Việt Nam xuất khẩu lao động (hầu hết liên kết với doanh nghiệp nhà nước) và những người không có giấy phép môi giới trung gian luôn luôn tính tiền những người muốn đi làm ở nước ngoài giá cao hơn luật pháp ấn định. Việc này làm cho các công nhân Việt Nam đi làm ở ngoại quốc thiếu  nợ cao nhất so sánh với các đồng nghiệp tương tự từ các  nước ngoài châu Á, làm cho công nhân Việt Nam dễ bị lâm vào trường hợp cưỡng bách lao động hay phải lao động để trả nợ.

Một nghiên cứu về xu hướng di cư thực hiện trong năm 2010 quan sát 1,265 người Việt Nam từ ba huyện Bắc Việt ra nước ngoài làm việc cho thấy rằng gần như tất cả phải trả lệ phí tuyển dụng quá cao khiến họ lâm vào t́nh trạng thiếu nợ nô lệ lao động cả chục năm.

Trong số 1,265 người này,  nhiều người chịu không nổi phải quay trở về Việt Nam chỉ trong ṿng một hay hai năm, sớm hơn thời gian ấn định. Đa số đă không có thể kiếm đủ tiền để trả hết các khoản nợ. Khi đến quốc gia chủ làm việc, một số công nhân bị bắt buộc phải làm việc trong môi trường dơ bẩn hạ cấp, lương ít, hoặc thậm chí  không được trả lương. Họ không thể nương tựa vào luật pháp can thiệp, trong khi nợ th́ ngập đầu. 

Dù rằng đă đâm đầu vào nợ, trả lệ phí tuyển dụng trước đó hẳn ḥi, một số công ty tuyển dụng của Việt Nam chỉ cho phép người đi lao động đọc hợp đồng một ngày trước khi rời xứ.

Một số khác phải kư hợp đồng viết bằng ngoại ngữ họ không hiểu. Có nhiều trường hợp các công ty tuyển dụng không thèm trả lời người đi lao động khi họ kêu cứu sau khi khám phá bị lợi dụng.

Các băng đảng người Việt Nam và Trung Quốc cưỡng bức trẻ em Việt Nam trồng cần sa ở Anh quốc (trẻ em dưới vị thành niên phạm pháp tội nhẹ hơn), nhiều em có khoản nợ lên đến $ 32,000 dollars. Những nạn nhân này được người trung gian tháp tùng bay sang Nga, rồi từ đó được xe tải vận chuyển đến Ukraine, Ba-Lan, Tiệp-Khắc, Đức, Pháp, và sau cùng đến Anh quốc.

Năm 2011, một số phụ nữ Việt Nam bị bán sang Thái Lan để sinh trẻ em cho người nước ngoài.  

Đôi lúc cũng có tin nam nữ và trẻ em Việt bị cưỡng bức lao động ở nước ngoài cũng như chính ở trong nước. Trong cả hai trường hợp cưỡng bách lao động và cưỡng bách vào môi trường mại dâm, kẻ cưỡng bách thường dùng thủ đoạn đe dọa nạn nhân bằng cách đ̣i tiền nợ mà nạn nhân không có phương tiện  để trả, tịch thu căn cước, giấy tờ du lịch, và hăm dọa trục xuất nạn nhân về nước.

Một số phụ nữ Việt Nam qua trung gian thỏa thuận vào những cuộc hôn nhân quốc tế, về nhà chồng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, và càng ngày càng nhiều ở Hàn Quốc, khám phá ra một thời gian sau họ bị cưỡng bách lao động làm đầy tớ hay làm gái điếm.  

Tin tức cho thấy là phụ nữ và các em gái trẻ tuổi lâm vào t́nh trạng buôn bán người thường ở các tỉnh nghèo, di chuyển đến khu thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và khu đô thị tân lập như B́nh Dương.

Tuy rằng không ai cưỡng bách, họ dọn đến thành phố ở v́ lư do mưu sinh, một số bị mắc bẫy trở thành nạn nhân của cưỡng bách lao động hay mại dâm.

Trẻ em Việt Nam từ các khu vực nông thôn dễ bị mắc bẫy rơi vào t́nh trạng bóc lột t́nh dục. Dù rằng một số nguồn tin cho thấy là vấn đề ít nghiêm trọng hơn những năm qua, trẻ em cũng bị cưỡng bách bán rong trên đường phố, xin ăn, hoặc cưỡng bức lao động phục vụ  nhà hàng trong các trung tâm đô thị lớn của Việt Nam.

Một số trẻ em bị cưỡng bách lao động làm ở nhà máy do tư nhân làm chủ, hay ở các mỏ vàng tư nhân nông thôn. Các cơ quan phi chính phủ tường tŕnh dân buôn bán người gần đây tăng cường việc dùng Internet để lừa nạn nhân trong tầng lớp trung lưu và ở nơi đô thị.

Cá nhân nào không gặt hái đủ mục tiêu ấn định thường bị đánh đập hay bị lạm dụng thân thể. Tuy rằng tội này ít xảy ra, nhưng Việt Nam vẫn là nơi đàn ông từ Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, châu Âu và Hoa Kỳ đến t́m trẻ em để làm t́nh.

Chính phủ Việt Nam không giữ được tiêu chuẩn tối thiểu để diệt trừ nạn buôn người; tuy nhiên, họ đang có nỗ lực đáng kể trong việc tiêu trừ nó. Trong năm qua, chính phủ ban hành nghị định đặt ra trách nhiệm soạn thảo các thông tư, nghị định về bảo vệ, ngăn ngừa, truy tố dân buôn người để thực hiện toàn diện luật mới về chống buôn bán người của Việt Nam. Luật này đă được thông qua vào tháng 3 năm 2011 và bắt đầu hiệu lực vào tháng Giêng năm 2012.

 

Trong năm 2011, qua nhiều án ṭa, các công tố viên sử dụng pháp luật hiện hành dựa vào Điều Luật 139 "Chiếm đoạt tài sản bằng cách lừa đảo" để truy tố h́nh sự một số tội phạm cưỡng bách lao động.  

Các trung tâm cải huấn của nhà nước dành cho người nghiện ngập và mại dâm bắt họ làm việc không công ở khu nông nghiệp, công trường, ngành sản xuất, bất chấp quốc tế chỉ trích v́ hành động này cũng nằm trong dạng cưỡng bách lao động.....

---------------------------------------------------------------------------

Vietnam is a source and, to a lesser extent, a destination country for men, women, and children subjected to sex trafficking and conditions of forced labor. Vietnam is a source country for men and women who migrate abroad for work either on their own or through predominantly state-affiliated labor export companies in the construction, fishing, agriculture, mining, logging, and manufacturing sectors, primarily in Taiwan, Malaysia, the Republic of Korea (South Korea), Laos, the United Arab Emirates, and Japan, as well as in China, Thailand, Cambodia, Indonesia, the United Kingdom (UK), the Czech Republic, Cyprus, Sweden, Trinidad and Tobago, Costa Rica, Russia, Libya, Saudi Arabia, Jordan, and elsewhere in the Middle East and North Africa; some of these workers subsequently face conditions of forced labor. Vietnamese women and children subjected to sex trafficking throughout Asia are often misled by fraudulent labor opportunities and sold to brothels on the borders of Cambodia, China, and Laos, with some eventually sent to third countries, including Thailand and Malaysia. Some Vietnamese women are forced into prostitution in Thailand, Malaysia, Singapore, and in Europe.

Vietnam’s labor export companies, most of which are affiliated with state-owned enterprises, as well as unlicensed middlemen brokers, have been known to charge workers in excess of the fees allowed by law for the opportunity to work abroad. This forces Vietnamese workers to incur some of the highest debts among Asian expatriate workers, making them highly vulnerable to debt bondage and forced labor. A study on migration trends conducted in 2010 of 1,265 Vietnamese migrants from three northern districts who had gone abroad for work found that nearly all faced high recruitment fees that put them in a state of debt bondage for years; the majority of those that had to return to Vietnam early – after one to two years – were not able to earn enough to pay off those debts. Upon arrival in destination countries, some workers find themselves compelled to work in substandard conditions for little or no pay despite large debts and with no credible avenues of legal recourse. Some of Vietnam’s recruitment companies reportedly did not allow workers to read their contracts until the day before they were scheduled to depart the country, after the workers had already paid significant recruitment fees, often incurring debt. Some workers reported signing contracts in languages they could not read. There also have been documented cases of recruitment companies being unresponsive to workers’ requests for assistance in situations of exploitation.

Vietnamese and Chinese organized crime groups are involved in the forced labor of Vietnamese children on cannabis farms in the UK, where they were subject to debts of up to $32,000. Reports indicate that many of these Vietnamese victims flew with an agent to Russia, were transported via trucks through the Ukraine, Poland, the Czech Republic, Germany, France, and then arrived in the UK. In 2011, a number of Vietnamese women were trafficked to Thailand to act as surrogate birth mothers for foreigners. There are also reports of some Vietnamese men, women, and children subjected to forced labor within the country as well as abroad. In both sex and labor trafficking, debt bondage, confiscation of identity and travel documents, and threats of deportation are commonly utilized to intimidate victims. Some Vietnamese women moving to China, Taiwan, Hong Kong, Macau, and increasingly to South Korea as part of internationally brokered marriages are subsequently subjected to conditions of forced labor (including as domestic servants), forced prostitution, or both. There are reports of trafficking of Vietnamese, particularly women and girls, from poor, rural provinces to urban areas, including Hanoi, Ho Chi Minh City, and newly developed urban zones, such as Binh Duong. While some individuals migrate willingly, they may subsequently be sold into forced labor or commercial sexual exploitation.

Vietnamese children from rural areas are subjected to commercial sexual exploitation. Children also are subjected to forced street hawking, forced begging, or forced labor in restaurants in the major urban centers of Vietnam, although some sources report the problem is less severe than in years past. Some Vietnamese children are victims of forced and bonded labor in urban family-run house factories and rural privately-run gold mines. NGOs report that traffickers’ increasing use of the Internet to lure victims has led to a rising number of middle-class and urban-dwelling Vietnamese to fall prey to human trafficking. There are reports that individuals who failed to meet work quotas were punished through beatings and other physical abuse. Vietnam is a destination for child sex tourism with perpetrators reportedly coming from Japan, South Korea, China, Taiwan, the UK, Australia, Europe, and the United States, although this problem is not believed to be widespread.

The Government of Vietnam does not fully comply with the minimum standards for the elimination of trafficking; however, it is making significant efforts to do so. During the year, the government issued a decree laying out responsibilities for drafting circulars and decrees on protection, prevention and prosecution to fully implement Vietnam’s new, comprehensive anti-trafficking law, which was adopted in March 2011 and took effect in January 2012. During 2011, the government used existing laws to criminally prosecute some labor trafficking offenses; in many cases prosecutors relied on Article 139, “Appropriating Properties Through Swindling.” Rehabilitation centers for drug users and people in prostitution, run by the Vietnamese government, continued to subject residents to forced agricultural, construction, and manufacturing labor – a form of human trafficking – despite international criticism...