Chuyến bay Space Shuttle cui cùng

 

Nguyn Tài Ngc

 

 

Ngày 8 tháng 7 năm 2011, với tiếng gầm long trời lở đất và  lửa tỏa ra khắp nơi trên dàn phóng, những ống phản lực đẩy chiếc phi thuyền con thoi Atlantis từ dàn phóng ở Cape Canaveral, Trung Tâm Không Gian Kennedy, lên không gian. Đây là chuyến bay cuối cùng  lần thứ 135 của chương tŕnh “Space Shuttle”.

Phi thuyền Atlantis phóng vào không gian

Bốn mươi năm sau khi dự án bắt đầu, hai mươi năm sau khi chuyến bay đầu tiên Columbia vào quỹ đạo, sau 205 tỷ đô-la và 135 chuyến bay, nhiều người Mỹ ngậm ngùi chứng kiến chuyến bay cuối cùng của phi thuyền chuyển vận không gian Atlantis. Thế nhưng nhiều chuyên gia khoa học Hoa Kỳ tin rằng chương tŕnh Space Shuttle là một thất bại so với ba chương tŕnh trước nó: Mercury, Gemini và Apollo. Space Shuttle tuy là một phi thuyền với kỹ thuật tuyệt hảo nhất thế giới nhưng quá phức tạp và cầu kỳ với hơn 2,500,000 bộ phận. Khi kiểm duyệt phi thuyền trước khi cho phép rời dàn phóng, nói thí dụ 99% bộ phận đă được xem xét an toàn chỉ c̣n lại 1% để kiểm thảo, con số 1% ấy tính ra là 2500 bộ phận, một con số khổng lồ mà tất cả phải được tuyệt đối an toàn trước khi bay.

NASA công bố số tỷ lệ thảm họa kinh khiếp có thể xẩy ra là 1 trong 100,000 chuyến bay, nhưng gần đây nhất với dữ kiện thu thập từ 30 năm, người ta phân tích số tỷ lệ thảm họa kinh khiếp của chín phi vụ đầu là một con số không thể nào tưởng tượng được: 1 trong 9 chuyến. Ngay cả sau khi bao nhiêu sửa đổi cho phi thuyền an toàn hơn, con số tỷ lệ thảm họa khủng khiếp vẫn c̣n quá cao: 1 trong 90 chuyến.

NASA (National Aeronautics and Space Administration) được thiết lập năm 1958 để đối đầu với chương tŕnh không gian của Nga-Sô sau khi Nga-Sô phóng vệ tinh Sputnik đầu tiên lên không gian vào thời điểm chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc. Vài năm sau, vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, Nga-Sô lại càng bỏ xa Mỹ, phóng người  đầu tiên vào không gian với phi hành gia Yuri Gargarin điều khiển phi thuyền Vostok. Tin này chấn động nước Mỹ v́ thứ nhất, Nga đă thắng Mỹ trong việc gửi người đầu tiên vào không gian, và thứ hai Mỹ lo ngại Nga-Sô sẽ lợi dụng sự thống chế không gian qua phương diện quân sự. Thua cuộc trong việc gửi người  đầu tiên vào quỹ đạo, ngày 5 tháng 5 1961, Mỹ cũng theo gót Nga-Sô gửi phi hành gia Mỹ đầu tiên, Alan Shepard lên không gian trong phi thuyền Gemini.  

Tổng Thống Kennedy tuyên bố trước Quốc hội là nước Mỹ không thể nào thua Nga-Sô một lần nữa, sẽ t́m đủ mọi cách, sáng chế mọi kỹ thuật  để gửi phi hành gia Mỹ lên mặt trăng trước năm 1970. Chương tŕnh Apollo của Mỹ ra đời ngay sau đó. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, phi hành gia Neil Armstrong trong chuyến bay Apollo 11 là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Tiếp theo đó cho đến năm 1972, Hoa Kỳ thành công gửi thêm năm phi vụ thám hiểm hành tinh láng giềng của trái đất.  

Phi hành gia Neil Armstrong/Apollo 11 đáp xuống mặt trăng

Vào những năm cuối cùng của chương tŕnh Apollo, NASA và Tổng Thống Nixon đề trần trước Quốc hội chương tŕnh không gian kế tiếp: Space Shuttle. Thay v́ theo lời đề nghị của một số người tiếp tục chương tŕnh Apollo: thám hiểm mặt trăng thêm, thiết lập trạm không gian, và gửi người lên Hỏa Tinh vào năm 1986,  Nixon và NASA đổi hướng đi hoàn toàn: dùng phi thuyền có thể dùng lại hơn 100 lần để phóng lên quỹ đạo thiết lập trạm không gian, phóng vệ tinh, viễn vọng kính  vào không gian , thử nghiệm các thí nghiệm khoa học. Chiếc phi thuyền đó là Space Shuttle.

Khi NASA đệ tŕnh dự án lên Quốc hội, chắc có lẽ có vài người Bắc kỳ dzốn đóng vai tṛ quan trọng trong việc soạn thảo nên NASA vẽ hươu vẽ vượn, hoa ḥe hoa sói là Space Shuttle sẽ phóng vào quỹ đạo như cơm bữa  với tiền phí tổn mỗi lần bay chỉ là 20 triệu đồng v́ tư nhân sẽ xếp hàng hàng hàng lớp lớp mướn chỗ trong Space Shuttle để phóng vệ tinh vào quỹ đạo. Với số chuyến bay dự định là 50 chuyến một năm,  tiền tư nhân trả mướn phóng vệ tinh riêng sẽ là một số tiền khổng lồ, NASA nghĩ mỗi chuyến bay chỉ tốn nhiều nhất là 20 triệu đô-la. 

Quốc hội nghe tin vịt của NASA, bán nhà, đồng ư phê chuẩn ngân sách cho sáng chế và xây cất nhưng chỉ cho tiến hành Space Shuttle, không cung cấp quỹ xây trạm không gian v́ quá đắt.

Sáng chế và sản xuất là bước đầu tiên NASA khám phá ra tiền làm chiếc Space Shuttle gấp trăm ngh́n lần hơn dự định. Trọng lượng chiếc Space Shuttle quá nặng, không thể nào cất cánh từ phi đạo như máy bay thường rồi thoát khỏi sức hút của trái đất, bay vào không gian. V́ thế phải gắn một b́nh nhiên liệu khổng lồ vào Space Shuttle để đẩy nó vào quỹ đạo. Thêm b́nh nhiên liệu th́ lại càng thêm nặng. Do đó phải kẹp thêm hai ống phản lực vào b́nh nhiên liệu này.  Và rồi bao nhiêu là yếu tố khác: Tất cả hệ thống an toàn phải chế hai lần v́ sợ bộ phận duy nhất sẽ bị hư. Mỗi shuttle dùng 26,000 mảnh chống nhiệt với giá từ $1000 đến $4000 / 1 mảnh. Với 2,500,000 bộ phận phải duy tŕ và phần lớn ngày phóng phi thuyền phải bị tŕ hoăn v́ trục trặc kỹ thuật và v́ yếu tố an toàn, chi phí  tốn kém cho mỗi phi vụ lên đến 1.5 tỷ đô-la.

Thay v́ một chiếc Space Shuttle có thể dùng lại được 100 lần như dự định, chiếc Discovery trong đoàn Space Shuttle bay lên không gian nhiều nhất trong 28 năm chỉ bay được có 38 lần. Chiếc bay ít nhất, Challenger, bị nổ tung năm 1986, trước đó chỉ bay lên không gian có mười lần.  Hai thảm họa nổ tung phi thuyền Columbia và Challenger chứng tỏ việc dùng Space Shuttle thường xuyên vào không gian chỉ là điều mơ ước hăo huyền: thay v́ 50 lần một năm, trung b́nh mỗi năm Space Shuttle chỉ phóng đi có bẩy lần.

Rất nhiều người chỉ trích NASA không hoạch định rơ ràng mục đích của Space Shuttle   . Tuy rằng NASA thành công trong việc phóng vệ tinh và viễn vọng kính như Hubble vào không gian, chuyên chở vật liệu và phi hành gia bay đến  trạm không gian quốc tế nhỏ hẹp thiết lập sau này (khởi sự xây vào năm 1998, dự án hoàn tất vào năm 2012), thử nghiệm thuốc men, nguyên liệu trong t́nh trạng vô trọng lực, chuyến bay Atlantis cuối cùng này chỉ để thí nghiệm xem việc sản xuất nước mắm hiệu Hai Con Cua ngoài không gian có hôi như ở trái đất hay không.

Phi thuyền chuyển vận không gian Space Shuttle hôm nay đă đi vào lịch sử. NASA đă bắt đầu sa thải hàng ngh́n nhân viên liên hệ đến việc duy tŕ Space Shuttle. Bush khi c̣n là Tổng Thống đă chấp thuận ngân quỹ cho chương tŕnh không gian kế tiếp dùng phi thuyền Oriole với thiết kế tương tự như Apollo sẽ đưa người trở lại cung trăng trước năm 2020. Thế nhưng vào tháng 2 năm ngoái, viện lẽ không đủ ngân sách và không cần trở lại mặt trăng, Obama hủy bỏ dự án Project Constellation này.

Khi nghe tin Hoa kỳ hủy bỏ dự án trở lại mặt trăng v́ thiếu tiền, để tỏ ḷng hữu nghị, Việt Nam đề nghị giúp Mỹ kỹ thuật siêu việt của nước ḿnh đưa người lên không gian: dùng… xích-lô, một phương tiện thật rẻ tiền và an toàn. Biết rằng mướn nhân sự ở Mỹ đắt đỏ và nhân công Việt Nam vô cùng rẻ, Việt Nam tuyên bố sẽ cung ứng cả 4000 xích-hành-gia cần thiết để đạp một chiếc xích-lô lên cung trăng.

 

an toàn của xích-hành-gia Việt Nam

Obama đến giờ vẫn chưa trả lời có bằng ḷng nhận sự giúp đỡ của Việt Nam hay không.

 

Nguyễn Tài Ngọc

July 2011

       

Phụ chú: Người Việt ḿnh thường dùng chữ “phi thuyền con thoi” khi nói đến chiếc Space Shuttle của Mỹ. Đây là một danh từ b́nh dân, không phản ảnh đúng thực với sự thông minh ưu tú siêu việt tột bực của dân tộc Việt Nam. V́ thế khi viết bài này, tôi ṭ ṃ vào các trang web Việt để biết bây giờ  Việt Nam họ dùng chữ ǵ. Tôi phải nín thở tránh không bị nhồi máu cơ tim chết ngay tại chỗ khi thấy họ dịch chữ “space shuttle” là “tàu vũ trụ”.   

Trước nhất, “space” là “không gian”, “universe” mới là  “vũ trụ”. Thứ nh́, nếu so sánh sự to lớn của không gian từ nhỏ đến lớn th́ nhỏ nhất là quỹ đạo ṿng quanh trái đất (orbit), rồi đến thái dương hệ  (solar sytem), và cuối cùng là vũ trụ (universe). Phi thuyền chuyển vận không gian  Space Shuttle chỉ bay trong ṿng quỹ đạo của trái đất. Các nhà khoa học Mỹ c̣n gọi   Orbiter, “phi thuyền bay ṿng quanh quỹ đạo”.  Chiếc Space Shuttle chỉ bay ṿng quanh quỹ đạo của trái đất, chưa đến được một hành tinh gần nhất trong thái dương hệ huống chi là vũ trụ,  ḿnh lại dịch là “tàu vũ trụ” th́ thế nà thế nào?

Chúng ta kém cỏi so sánh với nước người khi nói đến kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sản xuất th́ đă đành. Bây giờ chính ngôn ngữ của ḿnh mà ḿnh lại c̣n không biết dùng cho chính xác th́ cho dù có vỗ ngực tự phong ḿnh siêu việt, siêu sao đến đâu, người nước ngoài cũng sẽ cười vào mũi v́ biết cái tẩy của ḿnh là tía em hừng đông đi cày bừa.