Beijing (ngày cui), Hong Kong,

February 2014

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

07-Feb-2014 - Beijing:  Tối nay chúng tôi đến một khu shopping ở khu Xindong'an Market, gần khu đường  Wangfujing Street & Jinyu Hutong. Giống như ở Nhật Bản, chỉ có ngay ngă tư đường th́ có bảng tên đường tiếng Anh. Tên đường của hàng quán th́ chỉ có chữ Tầu. Quẹt một gạch ngang th́ tôi biết là số một, thêm một quẹt nữa là số hai, thêm một quẹt nữa là số ba, nhưng bắt đầu thêm một quẹt nữa, mà 99.99% chữ Hán có bốn quẹt trở lên, là tôi trở thành người mù ở Trung Quốc.

Có một dẫy sạp bán thức ăn tối, đủ thứ hầm bà lằng trông thật hấp dẫn, mua ăn thử rất ngon. Điều gây ấn tượng cho tôi nhất là sạch, qui củ, trật tự, và những người bán hàng đều mặc đồng phục áo bên trong trắng, áo bên ngoài đỏ. Một người đi ngang không đói bụng cũng muốn mua một vài món ǵ đó ăn v́ sự sạch sẽ và ngăn nắp bắt buộc khách phải chú ư. Mỗi người ăn chơi một món trước khi đi đến chỗ khác ăn tối.

 

Cùng đi ăn tối hôm nay là một ông người Pháp bạn của Phương Dung. Ngày xưa ông ta là một trong những người sản xuất phim L'Amant (The Lover), tŕnh chiếu thế giới vào năm 1992. Ông t́nh cờ qua Trung Quốc thăm ḍ tiền đầu tư cho một phim mới, biết Phương Dung cũng sang đây chơi nên gặp nhau ăn tối.

Phần này ra ngoài đề, nhưng mấy cô thích phim t́nh cảm, nên tôi xin nói về chuyện phim L'Amant:

Bối cảnh phim L'Amant (The Lover) xẩy ra vào năm 1929 ở SàiG̣n. Một cô trẻ tuổi người Pháp 15 tuổi gặp một anh người Hoa giầu có 27 tuổi. Hai người yêu nhau nhưng cuối cùng không lấy nhau v́ bố anh con trai không đồng ư. Phim này dựa trên sách do bà Marguerite Duras viết, và đă được in ra 43 thứ tiếng khác nhau. Khi quyển sách thành công, bà Marguerite Duras thú nhận thiếu nữ trong chuyện là chính bà ta. Nhưng bà không bao giờ tiết lộ tên người đàn ông. Bà ta chỉ nói là sau khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền, người đàn ông ấy dọn sang Hoa Kỳ và đă chết trước khi sách xuất bản. Sau khi xem phim quay dựa trên sách của ḿnh, bà  Marguerite Duras than phiền là nam  tài tử Hong Kong Tony Leung Ka-fai, thủ vai anh người Hoa giầu có trong chuyện, xấu ̣m, đẹp thua người thật của bà ta rất nhiều.  

Khi nhà đạo diễn Jean-Jacques Annaud sang Việt Nam vào năm 1989 thăm ḍ nơi chốn với ư định quay phim thật sự ở nơi câu chuyện đă xẩy ra th́ Annaud rất thất vọng v́ Việt Nam quá nghèo, nhiều nơi ghê rợn. Trong một cuộc phỏng vấn với báo L.A. Times, Annaud nói khách sạn tốt nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ không có máy lạnh, máng nhện giăng đầy và "chuột to như thế này chạy khắp nơi". Annaud nản chí bỏ Việt Nam, sang Mă Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân định  quay phim  ở một trong những nước này nhưng cuối cùng đổi ư, trở  lại quay phim ở Việt Nam. Ông người Pháp bạn Phương Dung bấy giờ lúc ấy là một trong những nhà sản xuất, cần một người Việt Nam nói tiếng Pháp giỏi để hăng phim cần ǵ th́ có người hiểu để thi hành những việc cần. Phương Dung nói tiếng Pháp rất giỏi, lúc bấy giờ là giáo sư dậy tiếng Pháp nên họ mời Phương Dung làm việc, và v́ thế Phương Dung và ông người Pháp này quen nhau.

Phim L'Amant tốn 30 triệu dollars để sản xuất. Khi tŕnh chiếu, Âu Châu, nhất là dân nước Pháp hưởng ứng nồng nhiệt. Ngược lại, ở Hoa Kỳ th́ phần đông khách xem phim chê, vé bàn thu vào chỉ gần năm triệu dollars. Trang web điểm phim  Rottentomatoes.com cho phim này một sao, so với năm sao là hay nhất.

Tôi nhớ khi xem phim này từ đầu phim đến cuối phim hai giờ đồng hồ  th́  hai người làm t́nh đă gần một giờ 59 phút 59 giây. Phim chiếu trần truồng rất táo bạo, Mỹ xếp hạng NC-17, gần như là phim con heo. Hăng phim phải cắt đi ba phút th́ phim mới giảm xuống c̣n xếp hạng R. Phần đóng phim làm t́nh th́ trong studio ở Paris v́ Việt Nam không cho phép.

Biết rằng ông là một nhà sản xuất phim, tôi giới thiệu tôi thật sự ở Hollywood (nhà tôi cách Hollywood 35 phút lái xe), và nếu ông ta có cần nam tài tử đóng phim kiểu L'Amant th́ lúc nào tôi cũng sẵn sàng tham gia, không cần lănh lương.

Ở dưới lầu của nhà hàng có một cảnh thú vị: cát đổ thành nhiều ṿng tṛn trên mặt đất. Trên trần có một ngọn đèn, chiếu bóng của những con cá bơi lội xuống cát bên trong ṿng tṛn, tạo ra cảm tưởng ḿnh xem cá bơi trong nước. Xem clip video ở đây:

http://www.youtube.com/watch?v=pjWBiG1gS9U&feature=youtu.be

Sáng sớm hôm sau một nửa group đi về. Chúng tôi tiếp tục đáp phi cơ đi Hong Kong. Tuyết rơi trong đêm nên đường phố vẫn c̣n ngập  tuyết.

Máy bay nào đậu qua đêm phải có xe bắn nước đến bắn tan tuyết trên cánh máy bay nên chuyến nào cũng trễ giờ, kể cả máy bay của chúng tôi. Cánh máy bay thiết kế với một h́nh dạng cong đặc biệt để lấy tối đa lưu lượng không khí, đẩy máy bay lên trời khi cất cánh. Tuyết đóng trên cánh máy bay làm mặt cánh  không nhẵn, gồ ghề, không lấy đủ lưu lượng không khí "thổi" máy bay rời khỏi mặt đất, khi cất cánh máy bay có thể rớt.   

 

     

Bay bốn giờ th́ đến Hong Kong. Thủ tục Di Trú và Quan Thuế rất nhanh chóng, nhân viên niềm nở. Trong bẩy nước Á Châu tôi có dịp qua cửa ải khám xét, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Việt Nam th́ Việt Nam là hách dịch, kém thân thiện và bất lịch sự với du khách nhất (đă thế có vài người lại c̣n đ̣i hối lộ nữa chứ!) .  Thái Lan đứng hạng nh́, nhưng hạng nh́ này thua rất xa hạng nhất. Đă nói th́ nói luôn kẻo không mọi người bảo tôi là thiên vị: cảnh sát Di Trú & Quan Thuế của Mỹ nhiều người cũng khó chịu như mọc trĩ lâu năm, và vài người cũng hách dịch thấy rơ.

Nhân viên khách sạn đă chờ đón sẵn, dẫn chúng tôi đến hai chiếc xe đậu trên đường để chở chúng tôi về khách sạn. Không những hiệu xe này đắt tiền như Lexus, BMW, Mercedes, mà nó c̣n sang trọng hơn, quí phái hơn, và nghe tên nó th́ không ai mà không biết ngay là tột đỉnh của sự xa hoa: Rolls-Royce Phantom mầu xanh lá cây đậm.

 

 

Có rất nhiều khách sạn trên thế giới dùng Rolls-Royce để đón khách hàng từ phi trường như Burj Al Arab ở Dubai, Ritz-Carlton ở Tokyo..., thế nhưng phần lớn thuê dịch vụ đưa đón, hay nếu hotel làm chủ th́ chỉ có vài chiếc. The Peninsula Hotel ở Hong Kong, nơi chúng tôi đến ở, có xe Rolls-Royce đưa đón khách từ năm 1970. Vào năm 2006, nó là khách sạn duy nhất trên thế giới đặt mua 14 chiếc Rolls-Royce Phantom. Theo hăng Rolls-Royce, ông  Michael David Kadoorie, tỷ phú giầu thứ 6 của Hong Kong, chủ chuỗi hotel The Peninsula, là tư nhân đặt mua nhiều chiếc Phantom nhất trong lịch sử Rolls-Royce. Giá bán của chiếc Phantom là $400,000 dollars, nhưng với thuế Hong Kong gấp đôi, và 14 chiếc làm đặc biệt theo ư của Kadoorie, người ta phỏng đoán mỗi chiếc giá hơn một triệu dollars. Một triệu đối với chúng ta là một số tiền khổng lồ, nhưng với ông Kaddorie mà năm 2011 báo Forbes ước lượng trị giá 9,5 tỷ, tiêu 1 triệu dollars đối với ông ta có lẽ như mua hai cái dầu cháo quẩy.

Chỗ để chân của chiếc Mercedes S Class đă rộng, chiếc Rolls-Royce này rộng hơn gấp đôi. Băng ghế sau cũng rộng v́ vợ chồng tôi ngồi kế bên cửa mà rộng mênh mông như là tôi ở đầu sông Tương, vợ tôi ở cuối sông Tương. Tôi đoán phần giữa rộng đến nỗi nhét vợ Hai, vợ Ba vào cũng vừa. Bây giờ th́ tôi hiểu tại sao mấy ông tỷ phú dầu hỏa Ả-Rập mua xe Roll-Royce: V́ một băng ghế ba người vợ và một ông chồng ngồi dư sức.  

Hong Kong xưa là thuộc địa của Anh Quốc nên tôi cứ ngỡ sẽ gặp người Hong Kong nói giọng Anh. Hóa ra là giống như ông tài xế tôi gợi chuyện, tất cả đều nói với giọng Mỹ. Ông ta sinh ở Trung Quốc nhưng năm 1963 di cư sang Hong Kong v́ có gia đ́nh ở bên này. Theo ông ta, ngày xưa khi Hong Kong thuộc về nước Anh th́ đa số du khách viếng Hong Kong là ngoại quốc. Bây giờ th́ 60% du khách là từ đất liền China. Ngày xưa Hong Kong không cần China, nhưng bây giờ không có China th́ nghề liên quan đến kỹ nghệ du lịch của ông ta sẽ bị đói.

Ông tài xế có người nhà ở Canada. Sau này tôi gặp một người Hong Kong nữa có song tịch Hong Kong và Canada. Anh láng giềng người Hoa kế bên nhà tôi bố mẹ là người Hong Kong nhưng anh ta sinh ở Canada, giờ định cư ở Mỹ. Vancouver, Canada là nơi có Chinatown to nhất châu Mỹ. Toronto cũng có một số lớn người Hoa. Trước thập niên 1970, Canada cần gia tăng dân số và cần nhân lực bách nghệ nên rất dễ dăi cho người ngoại quốc vào sinh sống. Tôi đoán là một số lớn người Hong Kong và Đài Loan di cư sang Canada. Canada và Mỹ th́ phát âm tiếng Anh giống nhau.   

Xe chạy nửa giờ th́ đến khách sạn The Peninsula tọa lạc tại Kowloon, một trong những khách sạn đắt tiền nhất ở Hong Kong. 

Một lô bốn, năm người ra mở cửa xe cho chúng tôi và lấy hành lư vào.  

Năm 1974, trong phim điệp viên 007 "The man with the golden gun" ("Người đàn ông với khẩu súng vàng"), James Bond (Roger Moore)  theo dơi cô Andrea Anders từ Macau đến Hong Kong. Ở phi trường Hong Kong,  một chiếc xe Rolls-Royce mầu xanh lá cây đậm đến đón cô Andre Anders. Một cô bạn điệp viên khác chở James Bond bám theo nói với James Bond là "Tất cả xe Rolls-Royce mầu lá cây đậm là của khách sạn The Peninsula".  Hai người chạy theo đến khách sạn.  James Bond vào và một thời gian sau, biết rằng cô Anders ở pḥng số 602, lên gặp Anders. Khi cô ta mở cửa th́ James Bond tự giới thiệu ḿnh, một câu nói bất hủ trong phim James Bond nào cũng có:

- My name is Bond.  James Bond.

Nhân viên khách sạn đă mở sẵn cửa xe đợi, tôi bước chân ra ngoài nh́n một ṿng. Vừa được  chauffeur lái đón từ phi trường về trong chiếc xe Rolls-Royce quư phái; có người đợi sẵn mở cửa xe cho tôi bước ra; sắp sửa bước chân vào một khách sạn đắt tiền có lẽ bao nhiêu người trong hoàng gia Anh đến ở đây thời Hong Kong c̣n thuộc về Anh Quốc;  tôi rất muốn được một lần sống trong ảo tưởng, nói với người nhân viên đưa tay mời tôi vào bên trong khách sạn: "My name is Bond.  James Bond". V́ tôi không phải là Bond, nên nếu nói th́  tôi phải nói: "My name is Nguyen.  Ngoc Nguyen". Nhưng biết rằng anh nhân viên sẽ trố mắt hỏi tôi: "Nguyen? Nguyen who? Get lost! (Cút đi!)"  nên tôi im lặng ngấm ngầm theo chân mọi người đi vào khu Tiếp Tân.

Căn pḥng đầu tiên của khách sạn khi khách bước chân vào rất to, nhiều trụ khổng lồ đứng sừng sững. Trần nhà khoảng khoát, cao hơn mười thước. Trên nóc nhà và ngay đầu trụ chạm trổ công phu.

Thiết kế tương xứng, trước mặt là hai thang lầu, và hai bên là hai nhà hàng. Khách trú ngụ ở đây dùng tiệm ăn ở bên trong, lầu thứ hai, nên rất hiển nhiên là pḥng ăn bên ngoài để thu hút cả khách và người không ở khách sạn. Trên lầu cao có hai người đánh piano và cầm cho khách nghe.

Tôi ngạc nhiên là hàng người đứng chờ đợi để được gọi vào ăn rất dài, và giống như lời ông tài xế nói bây giờ 60% du khách là từ Trung Quốc, rất ít người đứng trong hàng là da trắng. Hầu hết là dân Á Đông tóc đen.

V́ máy bay trễ hai tiếng, thời gian bây giờ là bốn giờ chiều. Bốn giờ chiều mà khách đợi ăn khá  đông. Lư do là v́ The Peninsula vẫn giữ truyền thống của người Anh khi họ c̣n ở đây: từ hai giờ trưa đến sáu giờ chiều, khách sạn bán trà thưởng lăm kiểu Anh Quốc.

Chúng tôi lấy ch́a khóa lên pḥng ở tầng thứ 26. Mở cửa vào pḥng, ngoài sự nguy nga tráng lệ tuyệt đẹp của một khách sạn năm sao, mọi sự trông mới tinh, c̣n có hai cảnh vô cùng đẹp mắt từ pḥng khách và pḥng tắm nh́n ra: Bên kia biển,  bên kia của Victoria Harbor, là một dẫy nhà lầu chọc trời chạy dài dọc theo ven biển của Hong Kong Island (The Peninsula tọa lạc ở bên này Victoria Harbor, phần đất liền Kowloon).

Cảnh nh́n từ pḥng khách to hơn và thấy toàn cơi Victoria Harbor, nhưng mây mù không thấy rơ.

V́ thế, chúng tôi vào pḥng tắm -tất cả làm toàn bằng đá cẩm thạch đắt tiền, và hai góc tường của khu bồn tắm làm bằng thủy tinh trong vắt-, để leo hẳn lên bồn tắm, thẫn thờ kinh ngạc nh́n cảnh nhà lầu và biển cả bên  ngoài.

Một người có thể trong khi ngồi tắm ở bồn tắm, nh́n ra ngoài thấy cảnh nhà lầu chọc trời của Hong Kong. Tường kính rất trong, tôi có thể ngồi dựa vào nó rồi có cảm tưởng trống không là ḿnh đang ngồi giữa trời cao, chơ chót vót.

 

 

Tôi mê cái cảm tưởng này đến nỗi mà đêm hôm sau thức giấc vào bốn giờ sáng không ngủ lại đươc, tôi xách gối ra nằm trên bồn tắm, gần tường kính để hưởng thụ cái cảm tưởng lâng lâng ḿnh nằm giữa trời nhưng không bị ngă xuống đất.

Nghỉ ngơi một tí, một chiếc xe minivan chở chúng tôi đi một ṿng Hong Kong hơn  hai tiếng đồng hồ cho vợ chồng tôi xem thắng cảnh. Vợ chồng Phương Dung đến đây cả chục lần, nơi nào cũng đă đến, nhưng đi chung với chúng tôi cho vui. Hôm nay số xui v́ trời có quá nhiều mây mù, đến đỉnh Victoria th́ chẳng thấy ǵ hết.

Con đường núi thật chật hẹp, mỗi lần hai xe bus ngược chiều đối đầu nhau, đôi bên đều phải chạy thật chậm để không ai đụng ai.

Xe chạy qua vài chỗ khác như Stubbs Road Lookout,

Jumbo KingdomAberdeen Harbor, một nhà hàng nổi thu hút nhiều du khách,

và xe chạy qua một nơi tôi có thể thấy rơ chiếc cổng nhưng tiếc quá, tôi mà vào chắc chó săn giữ nhà chắc chắn sẽ rượt đuổi tôi chạy sút dép: nhà của ông Stanley Ho, người tỷ phú giầu nhất Macau, giầu thứ 13 ở Hong Kong, và thứ 84 trên thế giới. Ông ta giầu về lănh vực cờ bạc: Macau có 18 casino, ông ta làm chủ hết 15 cái. Ông ta cũng là chủ cũa hăng tầu và trực thăng đưa người từ Hong Kong sang MaCau đánh bài.

Cuối cùng chúng tôi đến một nhà hàng ăn tối.

 

Ngày hôm sau buổi sáng chúng tôi xuống xem hồ bơi của khách sạn. Trong bốn khách sạn  tôi đă có dịp thử hồ bơi, hồ nào cũng đẹp, sang trọng,  nhưng hồ bơi ở The Peninsula được thêm một điểm  tráng lệ và quư phái.

Chúng tôi đi  ăn sáng,

cảnh trong khách sạn:

Phương Dung, cô con gái và vợ tôi gọi taxi đi shopping ở phía bên Hong Kong Island.

Tôi quá giang đi theo, định bụng đến đó lang thang chụp h́nh, xem cảnh, nhưng trời mưa làm tôi chỉ đi dạo một tí rồi vào một building trú mưa.

Sau cùng, tôi lấy taxi về lại khách sạn, vào pḥng ngồi ngắm cảnh tuyệt đẹp của Victoria Harbor, sau khi tranh thủ thời tiết chụp vài bức ảnh quang cảnh của Hong Kong:

Với 7.1 triệu người sinh sống trong diện tích 1,104 km vuông, Hong Kong là xứ sở đông dân thứ tư trên thế giới theo tỷ lệ đất đai , 6,516 người mỗi km vuông (Macau đứng thứ nhất trên thế giới, diện tích chỉ có 29 km vuông với 582,000 người , suy ra 20,069 người mỗi km vuông).  Nhưng v́ Hong Kong nhiều núi non, dân chúng tụ tập sống ở vùng đất phẳng có thể xây nhà được, nên tôi chưa bao giờ mục kích một thành phố nào có nhiều apartment nhà lầu chọc trời như Hong Kong. Phải nói là nhiều kinh khiếp. Chính v́ toàn là ở apartment mấy chục tầng mà Hong Kong là xứ với mật độ dân chúng sống nhiều nhất theo chiều cao.

Kỹ nghệ chính yếu của Hong Kong là tài chánh, finance .   Nói về trung tâm tài chánh thế giới, Hong Kong đứng thứ ba,  chỉ thua LondonNew York. Tuy Hong Kong bây giờ thuộc về Trung Quốc, nhưng Trung Quốc để mặc cho Hong Kong tự trị với nguyên tắc một quốc gia, hai hệ thống.

  

Sau đó chúng tôi đi chùa Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin). Đây là lần đầu tiên tôi đến một ngôi chùa khi Phật tử đến cúng bái nên quang cảnh rất lạ và thú vị đối với tôi, nhất là về cách xin xâm.

 

Buổi tối hôm đó trời lại mưa nên tan hết mây mù, trời quang đăng.

 

Sáng hôm sau, thu dọn hành lư chuẩn bị bay về Mỹ, xuống ăn sáng, và rồi ở pḥng khách nh́n ra biển khu nhà lầu chọc trời của Hong Kong một lần nữa, tôi muốn tận hưởng những giây phút cuối cùng của chuyến đi du lịch sang trọng nhất trong đời tôi. Thoải mái nữa là lần này tôi chẳng bị phân tâm lo lắng t́m nơi thắnh cảnh, đầu óc tôi thật sự b́nh thản, sung sướng lo thưởng lăm những danh lam thắng cảnh.

 

Ở bên ngoài cửa pḥng của tôi, tầng thứ 26, là một thang máy lên đến tầng 30, The China Clipper.  Đó là tên của chiếc máy bay trực thăng mà nếu khách trả $1,000 dollars, khách sạn sẽ đưa đón khách từ phi trường, và ra phi trường bằng máy bay trực thăng.

Cảnh một người khách lên sân thượng leo lên máy bay trực thăng đi phi trường làm tôi liên tưởng đến bức ảnh nổi tiếng chụp vào ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, 29 Tháng Tư April 1975: một chiếc trực thăng của Air America đáp xuống sân thượng của building số 22 đường Gia Long để di tản nhân viên làm việc cho CIA:

Tôi là một trong những người đă có cùng hoàn cảnh và tâm trạng với những người tranh giành nhau một chỗ trên chiếc trực thăng ấy: hăi hùng, lo âu, hồi hộp, khủng hoảng, run sợ, t́m đủ mọi cách thoát thân để t́m đường tự do, gia tài chỉ là mảnh vải che thân. 39 năm sau, cảnh trí cũng giống nhau, và tâm trạng của tôi cũng tương tự với người leo lên chiếc trực thăng của khách sạn The Peninsula: sung sướng, yên b́nh, thoải mái, thỏa măn, và gia tài của tôi bây giờ không những chỉ là bộ quần áo trên người mà c̣n là xe cộ và nhà cửa. 

Giống như khách sạn The Peninsula đă thoát khỏi quá khứ đen tối của "Black Christmas", "Giáng sinh đen tối" của ngày 26 tháng 12 năm 1941 khi Thống Đốc Anh Quốc ở Hong Kong, Mark Young, kư thỏa ước đầu hàng quân đội Nhật ở ngay chính khách sạn The Peninsula Hong Kong này, tôi đă thoát khỏi cái quá khứ nghèo đói đen tối của tôi gần 40 năm trước để bây giờ được đi một chuyến du lịch quá sung sướng ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Tuy quê hương của tôi bây giờ là Hoa Kỳ, trong tận cùng tâm khảm tôi vẫn có ḍng máu da vàng. Viếng thăm Trung Quốc lần đầu tiên, tôi không thể nào không nghĩ đến mối liên hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam v́ lịch sử của hai quốc gia dính liền với nhau qua một ngh́n năm Việt Nam bị  đô hộ.

Khi về Việt Nam thăm viếng, tuy rằng tôi thấy vui v́ cảnh tượng sinh sống lạ mắt, thế nhưng sự  xót xa không bao giờ rời khỏi trí óc v́ dân chúng chỉ đi xe đạp, xe gắn máy, đường phố lụt lội khi trời mưa, Việt Nam không đủ kỹ thuật xây cầu kiên cố, những restroom nơi công cộng thật dơ bẩn, thành phố nghèo không có tiền xây xe điện ngầm, GDP của mỗi đầu người chỉ là $1,600 dollars một năm (số tiền này chỉ bằng một người ở Mỹ làm lương tối thiểu cho McDonal's trong một tháng, chứ không phải một năm).

Đó là h́nh ảnh của Trung Quốc 35 năm về trước. Chỉ có 35 năm thôi mà Trung Quốc tân tiến hóa xứ sở của họ nhanh hơn nhiều quốc gia Tây Phương phải cần đến trăm năm. Tốc độ Trung Quốc xây xa lộ, thành phố, nhà lầu chọc trời chóng cả mặt, nhanh hơn sao xẹt. Họ dùng một nửa tổng sản xuất thép và xi-măng trên thế giới. Trong ṿng mười năm tới đây, một nửa nhà lầu chọc trời trên thế giới sẽ được xây ở China. Năm 2016, người ta tiên đoán Trung Quốc sẽ trở thành nước sản xuất xe hơi nhiều nhất thế giới, hơn cả Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ.

Làm sao Trung Quốc có thể kéo dân chúng từ mức độ đói kém như Việt Nam đến sung túc, bây giờ trở thành quốc gia thứ ba có nhiều triệu phú nhất trên thế giới (1. Mỹ : 5.2 triệu triệu phú, 2. Nhật Bản: 1.5 triệu triệu phú, 3. China: 1.1 triệu triệu phú) ? Người có công cải cách, tân tiến hóa Trung Quốc là Đặng Tiểu B́nh, Phó Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc (1975-1982) .

Tôi xin tóm tắt bằng chữ in nghiêng dưới đây lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ Cộng Sản, và làm thế nào Đặng Tiểu B́nh đă thành công trong việc cải tiến xứ sở của ḿnh: 

Mao Trạch Đông thành công đánh bại Tưởng Giới Thạch  chạy sang Đài Loan vào năm 1949. Kể từ đó, Trung Quốc đi giật lùi v́ chính sách kinh tế của Đảng Cộng Sản đă để lại nhiều hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa, mà theo một dữ liệu thống kê, đă giết chết hơn một triệu người.

Đồng thời với Mao Trạch Đông là Đặng Tiểu B́nh, giữ chức vị thứ sáu trong khối lănh đạo Cộng Sản, Tổng Thư Kư Ban Bí thư Trung ương, có đầu óc cải cách Trung Hoa. Mao Trạch Đông không thích đường lối suy nghĩ của Đặng Tiểu B́nh nên vào năm 1966, trong Cách mạng văn hóa vô sản, Đặng Tiểu B́nh bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tước hết mọi chức vụ. Con trai cả của Đặng Tiểu B́nh bị tra tấn , nhẩy lầu từ một building bốn tầng, liệt cả thân thể.

Trong thời gian Cách mạng văn hóa này (1966-1976), bốn nhân viên cột trụ của Đảng Cộng Sản, cầm đầu bởi người vợ thứ tư của Mao Trạch Đông, Giang Thanh, không những thanh toán các đảng viên Cộng Sản không cùng phe, mà c̣n áp dụng luật pháp đàn áp tự do của Mao Trạch Đông.

Khi Mao Trạch Đông chết vào năm 1976 th́ thế cờ trở ngược, Tứ Nhân Bang (Bè Lũ Bốn Tên, Gang of 4) bị đưa ra ṭa án xử tội giết chết 35,000 người và hành hạ tra tấn 700,000 người. Đặng Tiểu B́nh được khôi phục lại tất cả chức vụ.

Sau khi trở lại chính trường, năm 1978 Đặng Tiểu B́nh cho dân dán ‘Đại tự báo’ để tố cáo những đau khổ do Cách mạng Văn hóa gây ra và tung ra chương tŕnh ‘Bốn hiện đại hóa’ -xiandaihua- để cải tiến Trung Quốc. Bốn lănh vực cần hiện đại hóa là:  nông nghiệp, kỹ nghệ, quốc pḥng, khoa học và kỹ thuật.

Đặng Tiểu B́nh không đồng ư với chủ nghĩa quân b́nh của Cộng Sản: ai là đảng viên cũng vào trường đại học được nên đổi lại, tất cả sinh viên muốn vào đại học phải vượt qua thi tuyển. Trẻ em có năng khiếu  được nhận diện để đào tạo đặc biệt. Ông cũng đồng ư phải mở thị trường Trung Quốc giao dịch với quốc tế. Tuy là quốc gia thù nghịch, vào cuối tháng 12 năm 1978 , Trung Quốc mua  ba chiếc máy bay Boeing 747 của Mỹ, và kư hợp đồng cho Coca-Cola mở một nhà máy ở Thượng Hải.

Đầu năm 1979, Trung Quốc thay đổi chiến lược kinh tế, đặt trọng tâm xuất cảng các sản phẩm   nhân tiêu dùng hàng ngày.

Năm 1979, Trung Quốc phục hồi lại các nguyên lư cơ bản của một hệ thống pháp luật , đồng ư là trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, pháp luật đă bị lạm dụng bất hợp pháp. Bộ Tư pháp được tái  thành lập . Ṭa án tỉnh và các trường luật được mở cửa trở lại. Trung Quốc thậm chí mời một luật sư nổi tiếng của Mỹ, Alan Dershowitz , đến thuyết tŕnh về đề tài nhân quyền. Những người trong ngành luật bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa đều được đền bù. Đặng Tiểu B́nh và các đồng chí bắt đầu một chương tŕnh năm năm nghiên cứu để phục hồi chức vụ  của những người đă bị kết án tội phạm trong thời kỳ Mao Trạch Đông, kể cả những người đă chết như Lưu Thiếu Kỳ .

Đặng Tiểu B́nh nhận thức thị trường tạo giá cả nên băi bỏ chính sách nhà nước ấn định giá cả, cho phép các quản lư xí nghiệp trông coi hăng xưởng một ḿnh thay v́ phải báo cáo cho nhà nước.

Nhiều ngành công nghiệp vẫn c̣n do nhà nước làm chủ, nhưng chính quyền bắt đầu cho phép tiệm nhỏ hoạt động. Cả ngh́n, trăm ngh́n người mở tiệm, mướn triệu, triệu nhân viên. Nạn thất nghiệp lúc nào cũng khổng lồ khi xưa bây giờ giảm thiểu rất nhiều.     

Năm 1979, Đặng Tiểu B́nh viếng thăm Mỹ nhằm b́nh thường hoá quan hệ hai nước. Cũng vào năm này, Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" trong cuộc chiến tranh Trung Quốc- Việt Nam để tạo dựng ḷng tin với đối tác Mỹ. Kết quả là 10 năm sau đó, Mỹ liên tục viện trợ về công nghệ, khoa học kỹ thuật cho Trung Quốc.

Trong chuyến đi này, tôi thấy một Trung Quốc thật hiện đại. Phi trường khổng lồ ở ShanghaiBeijing. Cao ốc nhiều nhan nhăn. Đường phố rộng lớn, toàn là xe hơi, hầu như không c̣n thấy xe đạp, xe gắn máy như 35 năm về trước. Lư do là v́ họ xây hệ thống xe điện ngầm trong thành phố. Dân chúng không cần xe gắn máy để di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia. Xe lửa nhanh nhất thế giới là ở Shanghai, Shanghai Maglev, với vận tốc tối đa là 430km/giờ và vận tốc trung b́nh là  251km/giờ.

1000 năm trước Việt Nam đă thua Trung Quốc. Hiện thời Việt Nam thua xa Trung Quốc. Nếu không thay đổi, cải cách toàn diện với một tốc độ vũ băo, th́ 1000 năm sau Việt Nam vẫn c̣n thua Trung Quốc.

Nguyễn Tài Ngọc

March 2014

http://www.saigonocean.com

 

Ghi chú: Về xích mích giữ Trung Quốc và Việt Nam, xin mời bấm link này để đọc bài "Lá Bài Trung Quốc" tôi viết hai năm trước đây:

 http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc/labai.htm

Tài Liệu Tham Khảo:

http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=420402

http://en.wikipedia.org/wiki/Michael_Kadoorie

http://jamesbondlocations.blogspot.com/2012/05/peninsula-hong-kong.html

http://www.forbes.com/lists/2006/10/UMEN.html

http://www.rense.com/general79/chna.htm

http://www.usatoday.com/story/money/business/2013/09/15/countries-most-billionaires/2811571/

http://www.fsmitha.com/h2/ch32prc.html

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_population_density

http://en.wikipedia.org/wiki/Hong_Kong