Li nói v tiếng Vit!

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

 

Trong bài viết "Công thức gói bánh chưng", câu đầu tiên tôi viết là: "Tôi hơi ngạc nhiên sau bài viết về bánh chưng lần vừa rồi, nhiều phụ nữ viết email hỏi tôi chỉ cho rơ cách gói bánh chưng và cho recipe".

 

Một chị viết email cho tôi: "Có lẽ người ta viết để Tài Ngọc phải trả lời v́ họ muốn đọc chữ Việt ḿnh dùng trước 1975. Chữ Cộng sản dùng sau này đọc khó nghe quá".

 

Tôi biết chắc là chị này sai, người ta viết cho tôi thật sự để t́m hiểu cách nấu bánh chưng, chứ chẳng phải để đọc tiếng Việt trước 1975. Vấn đề chị đưa ra đă được rất nhiều bài viết  đem ra mổ xẻ: tiếng Việt ở Việt Nam bây giờ có nhiều chữ mà những người Việt rời Sài G̣n sau chiến tranh Việt Nam sang sống ở hải ngoại khó cảm nhận được.

 

Đây là một vấn đề cụ thể, làm nhiều người hải ngoại bức xức,  ảnh hưởng đến tư duy cần người năng nổ hiển thị quán triệt rồi lư giải một cách kiệt suất. 

 

Tôi sang Mỹ sinh sống trong giai đoạn hưng phấn lúc 17 tuổi, chưa đi làm nên không được lợi nhuận hay phục hồi nhân phẩm, chưa có học vị Tú Tài, cơ bản tiếng Việt chỉ vài cụm từ, co cụm vào mấy năm Trung học, chưa lên chức Phó Tiến   hay làm  Chủ Nhiệm ở Viện Ngôn Ngữ Học nên không đủ trí tuệ, chất xám để giao lưu vấn đề tiếng Việt tiên tiến.

 

Thế nhưng ai cũng có ư kiến riêng của ḿnh. Vả lại, tôi là người Việt chứ đâu phải là đồng bào dân tộc mà không nói tiếng Việt sơi. V́ thế tôi tranh thủ ráng động năo để bổ sung về vấn đề này một cách vô tư, nghiêm túc v́ nó có khả năng bàn căi đến Tết Congo cũng chưa xong (tôi dùng tư liệu là Hán-Việt Tự Điển của Đào Duy Anh, in năm 1957).

 

Có những chữ tôi nghe xong chỉ muốn nhẩy xuống cầu B́nh Lợi tự tử như "học tập tốt", "chất lượng"..., nhưng tôi đă viết một, hai bài về tiếng Việt dùng sau 1975 nên không muốn lập lại những ǵ tôi đă nói:  http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc/tiengViet.htm. Bài viết này tôi muốn chỉ nêu ra một điểm là chúng ta nên thận trọng khi phê b́nh người khác. Ḿnh phải có kiến thức chắc chắn về bất cứ một vấn đề ǵ trước khi đưa ra kết luận "Tôi đúng, anh sai". Nhiều người Việt hải ngoại có kiến thức về tiếng Việt giới hạn, chính ḿnh không biết rơ, đặc biệt là khi nói đến tiếng Hán Việt, lại cứ đổ lỗi vung Tào Tháo lên là Cộng Sản dùng chữ sai.

 

Tôi xin đưa vài chữ thí dụ độc giả viết thư cho tôi:

 

-Xán lạn, như trong câu "tương lai xán lạn":Tôi dùng chữ này trong một bài viết. Một cô viết thư cho tôi, than phiền là sau 1975 khi Cộng Sản vào họ dùng nhiều chữ sai, điển h́nh là chữ "xán lạn" tôi đă dùng. Theo cô ta, chữ viết đúng phải là "sáng lạng" và yêu cầu tôi nên cảnh giác đừng dùng chữ Cộng Sản.

 

Tôi viết trả lời là cô ta sai hoàn toàn. Thứ nhất, chữ này không phải là chữ Cộng Sản, mà là chữ Hán Việt dùng trước 1975; và thứ hai, cô ta đánh vần sai, không phải "sáng lạng", mà chữ đúng là "xán lạn" như tôi đă viết. Cô ta viết trả lời, nói rằng là cô ta đă hỏi vài người bạn, ai cũng nói là tôi viết sai, cô ta và họ đúng. Tôi nói nếu cô ta chắc chắn ḿnh đúng th́ tôi muốn đánh cá $1,000 dollars, tôi sẽ t́m một quyển tự điển Hán Việt trước 1975, t́m chữ "xán lạn" và sẽ copy gửi cho cô ấy. Nếu có chữ "xán lạn" trong tự điển Hán Việt th́ cô ta trả cho tôi $1,000 dollars. Nếu không, tôi sẽ đưa cho cô ấy $1,000. Cô ta trả lời cô ta là người hiền lành, không phải là người bài bạc như tôi nên không đánh cá! Một người nói miệng th́ hay lắm, chỉ trích người khác sai, nhưng khi hỏi có dám đánh cuộc xem ai đúng ai sai th́ lại rụt vào vỏ ốc.

 

-Triển khai, Đảm bảo: Trong bài viết "Tiếng Việt hiện đại", tôi đưa ra một thí dụ người Cộng sản dùng đảo ngược chữ mà người  chạy tỵ nạn 1975 thấy mới lạ: "triển khai", thay v́ "khai triển". Một người viết cho tôi, nói là Cộng sản dị hợm sai lầm đảo ngược nhiều chữ. Tôi nói với anh này là trước 1975 chữ ḿnh không dùng mà họ dùng th́ không có nghĩa là họ sai. Thật sự ra, "triển khai" là chữ đảo ngược của chữ "khai triển", và "đảm bảo" là chữ đảo ngược cũa chữ "bảo đảm". Cả hai chữ đều là tiếng Hán Việt, đều đúng, và đều có nghĩa như nhau. Họ quen dùng chữ "triển khai", "đảm bảo", trong khi ḿnh quen dùng "khai triển", "bảo đảm", nên chữ ḿnh không nghe quen th́ ḿnh thấy chói tai, thế thôi.

 

- Quân hàm: Trong bài viết "Nỗi Buồn Quân Phục", tôi dùng chữ "quân hàm" nói về lon quân đội. Ba người  viết cho tôi, nói là tôi không nên dùng chữ Cộng Sản, chữ đúng tôi nên dùng mà  VNCH ḿnh ngày xưa dùng, là "cấp bậc".

 

Tôi rời SàiG̣n năm 1975. Từ đó cho đến nay, rất hiếm khi tôi lên Internet xem hay đọc sách báo của cả người Việt trong nước và của người Việt ở hải ngoại; do đó cơ hội  tôi t́nh cờ dùng chữ sau 1975 rất hiếm xảy ra. Khi viết đến đoạn văn phải dùng chữ "cấp bậc" trong bài "Nỗi Buồn Quân Phục", thú thật mà nói, tôi không nhớ ra được chữ này, mà chữ đầu tiên hiện ra trong óc tôi lại là chữ "quân hàm". Lúc bấy giờ tôi hoàn toàn không nghĩ đó là chữ Cộng Sản dùng sau 1975 v́ tôi biết chữ "quân hạm" , tiếng Hán Việt, là chiến thuyền, th́ "quân hàm" có nghĩa là lon quân đội, quá hiển nhiên. Thành ra "cấp bậc" hay "quân hàm", đối với tôi dùng được như nhau. Nói về vấn đề chính trị th́ tôi 100% không đồng ư với người Cộng Sản, nhưng khi nói về ngôn ngữ, chữ nào đúng về ngôn từ th́ bất luận phe nào dùng, ḿnh không thể kết luận là nó sai.

 

- Quảng trường:  Chữ "quảng trường" nằm trong thí dụ trên. Ngày xưa VNCH ḿnh dùng chữ "công trường", như "Công trường Quách Thị Trang". Người Cộng Sản bây giờ không gọi là công trường, mà gọi là "Quảng trường Quách Thị Trang". Chữ "công trường" ngoài nghĩa "bùng binh" (chữ "công" trong "công trường" nghĩa là công cộng), c̣n có nghĩa là nơi xây cất. "Quảng" nghĩa là rộng, thành ra dùng "quảng trường" thay v́ "công trường" cũng đúng. Theo ư tôi th́ dùng "quảng trường" có lẽ tốt hơn v́ nó giới hạn chữ "công trường" chỉ c̣n một nghĩa là nơi xây cất, không c̣n có nghĩa là bùng binh.

 

- Hoành tráng: "Hoành tráng" là chữ Hán Việt, có nghĩa là qui mô, to lớn. Trước 1975 ḿnh dùng những chữ "nguy nga", "tráng lệ", "đồ sộ", thay cho "hoành tráng". Cả ba chữ  "nguy nga", "tráng lệ", "đồ sộ" vẫn c̣n dùng trong Tự Điển Tiếng Việt hiện thời, có nghĩa là dân ngoài Bắc quen mồm dùng chữ "hoành tráng" thay v́ những chữ kia.

 

- Chế độ: Trước 1975, ḿnh dùng với nghĩa là một tổ chức chính trị như "chế độ quân chủ, chế độ tự do, chế độ Cộng ḥa". Khi về Việt Nam, ngoài nghĩa như trên, tôi nghe rất lạ tai khi họ dùng khác nghĩa ở trong hai trường hợp sau đây:

 

        a. Chế độ dinh dưỡng: Trước 1975, ḿnh dùng chữ "quy chế dinh dưỡng".  Khi về lại Mỹ, tôi tra tự điển Hán Việt định nghĩa của chữ "chế độ", th́ theo Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, "chế  độ" là "phép tắc định luật rơ ràng". Căn cứ theo định nghĩa này th́ người Cộng Sản không sai khi dùng chữ "chế độ" trong nghĩa "quy chế", tuy rằng người đi tỵ nạn sau 1975 nghe thật là chói tai.

 

        b. Chế độ chụp ảnh: Thí dụ như trong câu: PHÂN LOẠI VÀ BỐ TRÍ CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP THƯỜNG GẶP TRÊN MÁY ẢNH.

 

Tôi không hiểu "chế độ chụp" nghĩa là ǵ. Đọc câu này viết tiếp theo câu trên th́ tôi lại càng hoàn toàn mù tịt không hiểu ǵ hết: "Về cơ bản, ta chia các chế độ chụp thường gặp trên máy ảnh ra thành ba nhóm: Chế độ chụp tự động hoàn toàn, Các chế độ chụp theo khung cảnh định sẵn và Các chế độ chụp nâng cao."

 

Người Việt hải ngoại đọc đến đây vẫn không hiểu, chịu thua, trả tôi mười dollars, kư thác vào trương mục của tôi ở Thụy Sĩ  th́ tôi xin giải thích: chữ "chế độ" ở đây có nghĩa là "phương thức", "cách": các phương thức, hay các cách chụp thường gặp trên máy ảnh. Và để cho những người ở xứ nói tiếng Anh ngứa ngáy không chịu nổi v́ không hiểu câu trên nghĩa là ǵ, tôi xin dịch sang tiếng Anh:

 

Chế độ chụp tự động: Automatic mode.

 

Chế độ chụp theo khung cảnh định sẵn: Scene Selector mode.

 

Chế độ chụp nâng cao: Advanced mode. Phải công nhận chữ "chế độ nâng cao" nghe thật quái đản. Tại sao không dịch "Advanced mode"  "cách chụp cấp tiến"?

 

Theo tự điển Hán Việt định nghĩa "chế độ" là "phép tắc định luật rơ ràng", th́ người Cộng Sản dùng chữ "chế độ" trong nghĩa "chế độ chụp ảnh" là sai, nhưng trong nghĩa  "quy chế" th́ "chế độ dinh dưỡng" là đúng, tuy rằng tôi nghĩ tốt hơn là dùng chữ "quy chế" trong câu "chế độ dinh dưỡng" để giới hạn chữ "chế độ" chỉ c̣n dùng có một nghĩa.

 

- Sự cố:  là tiếng Hán Việt, nghĩa là một việc không may xẩy ra trong một thời gian nào đó. Tuy rằng chữ này đúng không có ǵ sai, tôi đă có đề cập mặc dù ḿnh nên  dùng tiếng Hán Việt v́ nó bổ túc ngôn ngữ Việt thêm phong phú, nhưng nơi nào không cần thiết th́ nên dùng chữ Việt. Chữ "sự cố" không nên dùng v́ tiếng Việt có bao nhiêu là chữ để diễn tả chính xác việc không may đó là ǵ. Thí dụ câu nói: "Hôm nay tôi đi học trễ v́ xe tôi có sự cố". Nghe xong người khác không biết xe bị tai nạn ǵ, trong khi câu này nói th́ người khác biết ngay: "Hôm nay tôi đi học trễ v́ bị bể bánh xe".

 

Chữ "hiển thị" (xem)  "trải nghiệm" (thử) là chữ sau này của người Cộng Sản, và nó nằm chung trường hợp như chữ "sự cố": không có lư do ǵ ḿnh phải dùng v́ nó cầu kỳ hóa ngôn ngữ không cần thiết.

 

Tưởng tượng khi ḿnh c̣n độc thân, đi chơi với bồ sắp cưới. Một buổi tối người đẹp hỏi: "Anh có muốn hiển thị mướp của em không?" Ḿnh không hiểu chữ hiển thị nghĩa là ǵ, hỏi người yêu th́ sợ nàng chê là ngu nên ḿnh trả lời không, tối th́ đi xem ciné chứ ai xem mướp làm ǵ? Thế có phải là v́ cầu kỳ hóa chữ "xem" không cần thiết mà trong một tích tắc, ḿnh trở thành người ngu nhất thế giới v́ không hiểu chữ "hiển thị" nghĩa là ǵ không? 

 

Phía Nam của Orange County, California, ở Temecula có một casino đánh bài mà dân Việt Nam thường tổ chức đại nhạc hội. Tiệm casino ủng hộ cho tiền để khách Việt Nam đến xem nhạc sẽ ngủ lại đêm rồi đánh bài trong casino. Nếu ai xuống khu phố Bolsa sẽ thấy nhiều biểu ngữ bằng tiếng Việt quảng cáo dụ dân VN đến casino này: "Hăy đến (tên của casino) để trải nghiệm tất cả".  Chữ dùng hiện thời ở Việt Nam lan tràn khắp nơi ở hải ngoại, và trong trường hợp này, không ai thấy chướng: Tại sao không nói  "Hăy đến (tên của casino) để thử tất cả", nghĩa như nhau mà ḿnh không cần dùng chữ "trải nghiệm", sáng chế thêm một cách vô ích?

 

Thí dụ kế tiếp đây không liên quan đến chữ Việt mới người Công Sản dùng, tôi chỉ đưa ra để chúng ta nên thận trọng khi than phiền người khác sai:

 

Trong bài viết "Gọi "Ốp-la" ăn sáng ở Mỹ",  một anh viết cho tôi, nói là tôi viết  người ḿnh gọi chữ "ốp-la" theo âm Oeufs au plat của tiếng Pháp là sai. Chữ đúng là Oeufs sur plat.

 

Tôi trả lời là tôi nghĩ tôi đúng v́ thứ nhất, chữ "ốp-la" âm giống theo chữ Oeufs au plat, và nếu anh ấy muốn ăn ốp-la ở Pháp th́ anh ấy gọi Oeufs au plat, không phải Oeufs sur le plat.

 

Thứ hai, anh ta viết chữ Oeufs sur plat sai. Chữ viết đúng phải là Oeufs sur le plat, có mạo từ LE trước chữ plat. Tiếng Việt ḿnh nói có thể không dùng mạo từ: trứng trên (cái) đĩa, nhưng tiếng Anh hay tiếng Pháp phải  mạo từ: Oeufs sur le plat, Eggs on a plate, hay Eggs on the plate.

 

Anh ta trả lời tôi là người Việt ḿnh hay nói tắt nên anh ấy cũng quen gọi  Oeufs sur plat!

 

Trước khi cảnh báo hay chỉ đạo người khác là sai, nói về ngôn ngữ tiếng Việt, chúng ta cần phải có chất lượngcơ sở trước khi đề xuất người khác dùng chữ không đúng. Không cần phải đi Hàng không dân dụng đáp xuống đường băng Tân Sơn Nhất về Việt Nam, qua Hải quan, tŕnh hộ chiếu hay chứng minh nhân dân , rồi đi đường cao tốc đến đăng kưnhà khách (nhân tiện mang kiều hối cho người thân), ta  mới có thể t́m hiểu được tiếng Việt dùng bây giờ. Chỉ cần ở nhà ở Mỹ, dùng máy vi tính có phần cứng, phần mềm, lên mạng truy cập là ta có thể biết được chữ dùng đúng hay sai.  

 

Chỉ có động năo để đáp án độc giả, tranh thủ trí tuệ tiếp thu những từ mới mà tôi nhức cả óc. Điệu này tôi phải thanh lí cái máy chụp h́nh có chế độ nâng cao để lấy tiền mua thuốc ngừa thai uống cho hết nhức đầu, bảo quản sức khỏe để c̣n đi múa đôi với vợ thân thương của tôi mỗi tối Thứ Bẩy theo tiếng nhạc phát sóngquảng trường Mê-Linh.   

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

February 2014

 

Tài liệu tham khảo:

Hán-Việt Tự Điển, Đào Duy Anh, ấn bản 1957