Gp g đc gi

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Tháng vừa rồi vợ chồng tôi cùng cô bạn Hải-Đường hẹn với vợ chồng của các bạn trong nhóm  Văn Khoa xuống Orange County gặp một cô bạn ở Pháp sang chơi. E ngại cảnh kẹt xe vào giờ tan sở, chúng tôi rời nhà sớm, nhân tiện ghé vào một tiệm kính thuốc cho Hải-Đường xem kính đeo đặt sẵn đă xong. 5 giờ chiều lấy kính xong vẫn c̣n quá sớm v́ hẹn gặp nhau ăn tối lúc 6 giờ, chúng tôi quyết định ghé vào khu Phước Lộc Thọ uống nước tiêu khiển th́ giờ.

Cẩm Loan (vợ tôi), Hải-Đường, vợ chồng Nam-Phương & anh Bảo, và tôi.

DNG_6190 (2464 x 1632).jpg

 

Tôi chở vợ tôi và Hải-Đường đến trước cổng sau để hai người đi bộ vào cho gần rồi lái t́m chỗ đậu xe. Phước Lộc Thọ là khu thương mại người Việt với hàng quán thiết kế ở bên trong, to nhất ở Little Saigon, Orange County. Nó là  trung tâm Hội Nghị Diên Hồng của du khách Việt Nam hải ngoại, là Dinh Độc Lập của cả trăm người sang-Mỹ-bỗng-dưng-trở-thành-Bộ-trưởng-VNCH đến để bàn thảo chính trị 24 giờ một ngày, là nơi ca sĩ chưa-lên-mà-đă-xuống hát vào dịp hè Phố Đêm, là nơi duy nhất vào ba ngày Tết dân Việt Nam có thể đến đây chơi bầu cua cá cọp ăn tiền mà không sợ cảnh sát địa phương bắt.  Phước Lộc Thọ có máy điều ḥa không khí, không nắng không mưa bên trong nên lúc nào ở đây cũng đông người. Cho dù chỗ đậu xe khá lớn, khách đến vào weekend sẽ không t́m ra chỗ đậu, phải t́m parking dọc theo con đường ở phía sau.

Ngày xưa trong Phước Lộc Thọ ngoài tiệm ăn th́ c̣n có những  gian hàng khác như tiệm sách, tiệm bán quần áo, tiệm bán CD, DVD nhạc Việt Nam, thế nhưng tất cả đều đóng cửa để nhường chỗ cho mỗi một loại tiệm dần dần xâm chiếm cả khu vực: tiệm bán vàng. Trước thời đại Internet, dân Việt đă ít mua sách. Sau thời đại Internet, dân Việt lại càng không mua sách nên tiệm sách trở nên diệt chủng. CD, DVD nhạc Việt Nam bây giờ thiên hạ streamline từ Internet, và thú tiêu khiển mới là xem phim bộ Đại Hàn một bộ 2,639 tập thay v́ nghe nhạc rên rỉ "Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn...". V́ thế, các tiệm bán DVD nhạc phải đóng cửa.

Đậu xe xong, tôi đi bộ vào Phước Lộc Thọ. Sau khi phát hiện vợ tôi và Hải-Đường đứng khoảng mười lăm thước trước các hàng quán ăn uống, tôi vội vă bước chân đến. Tôi có thói quen khi đi bộ là chỉ tập trung nh́n ở sự vật trước mặt, không nh́n vào người ta chung quanh ḿnh nên một cô ngồi ở khu ăn uống rời bàn tiến về phía chúng tôi nhưng tôi không để ư. Măi đến khi cô ta xuất hiện chừng bốn thước trước mặt tôi, miệng cười tươi rói như vừa mua một ly nước mía mà tiệm quên tính tiền, cất tiếng hỏi th́ tôi mới để ư:

-Anh là Nguyễn Tài Ngọc phải không?

Ba năm trước đây, khi xuống Orange County đứng trước cửa tiệm bánh ḿ SàiG̣n trên đường Westminster chờ lấy bánh ḿ đặt mua, lần đầu tiên tôi cũng nghe một người đàn ông đi chung trong một nhóm bốn người hỏi tôi câu tương tự:

-Anh là Nguyễn Tài Ngọc phải không?

Khi nghe người lạ mặt hỏi tôi câu ấy, việc đầu tiên tôi suy nghĩ anh ta là ai, và tôi biết hay gặp anh ta ở đâu v́ rơ ràng là anh ta biết tôi. Sau khi suy nghĩ măi không ra, tôi mới chợt nghĩ đến người nào biết tôi sẽ gọi tôi là Ngọc, hay Tài Ngọc, không ai gọi tôi cả họ tên. Ư nghĩ của tôi đúng khi anh ấy nói tiếp:

-Anh viết trên trang mạng Saigonocean phải không? Tôi là một độc giả, bài nào của anh tôi cũng đọc. Tôi rất hâm mộ văn  anh viết, hân hạnh được gặp anh hôm nay.

Từ đó trở đi, thỉnh thoảng đến những nơi đông người Việt, có người nhận ra tôi, đến chào hỏi tay bắt mặt mừng nói chuyện. Tôi rất hân hạnh được nói chuyện với những người thích đọc thơ văn của tôi nên gặp họ tôi rất cởi mở không dè dặt, cho đến khi tôi viết bài "Mất Gốc", và gần đây, "Nỗi Buồn Quân Phục".

Tuy rằng con số rất ít chỉ đếm được trên đầu ngón tay, tôi nhận vài email "đấu tố" và hăm dọa đem tôi ra làm thịt. Tôi không biết họ có to xác bằng tôi không mà muốn vẽ một đường Thiếu Lâm Tự với tôi, nhưng từ đó trở đi, pḥng bệnh hơn chữa bệnh, tôi luôn cảnh giác khi có người gọi tên tôi nơi công cộng.

Đứng trước một phụ nữ tôi chưa bao giờ gặp, tuy rằng mặt cô ta hớn hở vui mừng gặp gỡ,  tôi cẩn thận đề pḥng v́ không biết cô ta bạn hay thù, thân hay địch. Phụ nữ ở Việt Nam chân yếu tay mềm thế nhưng phụ nữ ở Mỹ nhiều cô nặng 300 lbs (140 kg), bắp đùi bằng cột đèn, chỉ cần ngồi lên người là ḿnh "ná thở". Nhiều cô dữ tợn không thua ǵ nam nhi. Các cô có thể dấu dao trong ḿnh, không cần có ư đả thương nhân thương trí mạng, "một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời" như Cao Bá Quát than văn trước khi bị xử tử, nhưng chỉ  nhắm thằng nhỏ của tôi tung ra một đường "Bạch Vạn Xẻo Dao Kiếm" th́ "một nhát dao phay hết làm t́nh", tôi có hát bài "ngh́n năm thương hoài một cái mà thôi" cũng không bao giờ hàn gắn được cái lư-do-đàn-ông-sống châu về hiệp phố với khổ chủ.

Tôi ngấm ngầm sắn quần lên trong thế "Quần dài phải lên lai", vận mười thành công lực sửa soạn chiêu "Đừng Liếc Mắt Nh́n Em" (đi đôi với chiêu "Kẻo Vợ Phang Vào Đầu"),  nhăn quang sắc bén chuẩn bị sẵn sàng đánh nhau trả đũa nếu bị tấn công, rồi dơng dạc trả lời:

- Vâng, tôi là Nguyễn Tài Ngọc. Xin lỗi chị là ai?

- Dạ, em tên là Nam-Phương. Em mê đọc bài anh viết trên Saigonocean, bài nào em cũng đọc hết, không bỏ sót một bài nào. Hôm nay thật là mừng t́nh cờ được gặp anh bằng xương bằng thịt. Lúc năy ngồi uống nước th́ em đă thấy chị Loan, vợ anh, với chị này. Em nghi liền là chị Loan v́ h́nh chị  trong mấy bài anh viết nhiều lắm, nhưng v́ không thấy anh nên em không dám tới thăm hỏi.

Vợ tôi và Hải-Đường lúc này nói thêm vào:

-Hèn chi mà khi hai đứa tụi này đứng ở đây, thấy chị nh́n chăm chăm mà không hiểu tại sao chị nh́n dữ như vậy. Tưởng chị nh́n ai khác nhưng quay ra đằng sau không thấy ai th́ chắc chắn là chị nh́n tụi này nhưng tụi tôi nói với nhau là không biết tại sao.

- Khi thấy anh bước vô đứng nói chuyện với chị Loan, em chắc chắn là anh rồi nên mới chạy tới hỏi thăm. Bao nhiêu năm đọc thơ văn của anh mà đâu có ngờ gặp anh ở đây! Ba em là Tiếng Sáo Nguyễn Đ́nh Nghĩa, anh biết không?Trong Internet có mạng web Nguyễn Đ́nh Nghĩa, anh vào Google t́m đọc sẽ biết. Nam-Phương nói.

Tinh thần tôi bớt căng thẳng v́ biết rằng người đứng trước mặt ḿnh không phải là Nữ kiếm sát thủ Cô Gái Đồ Long. Nhưng Nam-Phương đặt tôi vào thế kẹt v́ hỏi tôi về ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ trong lănh vực âm nhạc/kịch nghệ th́ cũng như hỏi chị Hai bán chè Boeing 747 có bao nhiêu động cơ. Tôi chỉ biết mấy cô đào sexy như Brigitte Bardot, Raquel Welchs, Pamela Anderson, và Thẩm Thúy Hằng trước 1975 nên đang ú ớ trong miệng th́ may thay vợ tôi cứu viện, nói biết Tiếng Sáo Nguyễn Đ́nh Nghĩa. 

Tôi cất tiếng trả lời:

- Cảm ơn chị. Chị khen quá làm tôi chỉ muốn độn thổ. Chị ở đâu vậy, và chị đến đây có một ḿnh?

- Em ở tiểu bang Virginia qua đây chơi. Em đi với chồng và con, anh ấy ngồi ở kia ḱa.

Nam-Phương ở quá xa, tận phía thủ đô Washington, D.C., đi máy bay năm giờ đồng hồ mới đến California. Đúng là duyên số cho chúng tôi gặp nhau v́ nếu đến Orange County trễ th́ tôi đă đi thẳng đến nhà hàng, không vào Phước Lộc Thọ.

Theo tay Nam-Phương chỉ, tôi thấy một anh đứng ở bàn ăn, tươi cười vẫy hai tay loạn xạ về phía tôi như thủy thủ đứng trên boong tầu phất cờ đánh Morse Code. Tôi chăm chú  đọc tín hiệu tay vẫy xem anh ta muốn truyền tin tức thông tin ǵ với tôi th́ chỉ cần vài giây là tôi đă đọc ra ngay: "Hân hạnh gặp anh. Stop.  Chúng tôi mới đặt mua thức ăn. Stop. Chưa trả tiền. Stop. Mời anh đến trả. Stop."

Tiến tới độ hai mươi bước, chúng tôi gặp anh Bảo, chồng của Nam-Phương và hai người thân lái xe đưa anh chị từ San Jose xuống Nam California chơi. Tôi ch́a tay ra bắt, và anh Bảo nói với tôi là không những chỉ có Nam-Phương mà cả anh cũng là một độc giả ái mộ bài tôi viết. Hai người hàng tuần trông đợi, vào trang web Saigonocean.com xem tôi đă có viết bài mới hay chưa. Chưa kịp mời th́ anh Bảo đă hỏi chúng tôi ăn uống ǵ để gọi. V́ sắp đi ăn tối, chúng tôi chỉ gọi nước mía. Tôi móc ví muốn trả tiền v́ ai mà lại để người không quen biết ḿnh vừa mới gặp trả tiền cho ḿnh nhưng anh Bảo nhất định không để cho tôi trả. Phụ cầm mấy ly nước mía đem về bàn mà tôi tiếc hùi hụi v́ nếu biết anh Bảo nhất định đ̣i trả tiền th́ tôi đă gọi năm con cua rang muối ăn cho đă.

Tôi, vợ chồng Nam-Phương & anh Bảo.

DNG_6187 (2464 x 1632).jpg

 

Ngồi nói chuyện với hai vợ chồng anh Bảo & Nam-Phương mà tôi ở trong một t́nh trạng thất thế. Như các độc giả khác đến gặp chào tôi nói chuyện xă giao lần đầu tiên, hai vợ chồng biết rất rơ về gia cảnh tôi qua những bài tôi viết: tôi có bốn con, vợ chồng tôi xưa học ở đâu, ngày xưa 12 tuổi tôi tống tiền mười đồng cô bạn kế bên nhà, tôi bị C.I.A. truy nă v́ tội dậy gói bánh chưng không giấy phép v́ không có giấy chấp thuận của Cơ quan kiểm soát thực phẩm & thuốc F.D.A...

Chính v́ họ biết tất cả về tôi nên cuộc nói chuyện rất là thân thiện như bạn cũ mấy mươi năm mới gặp nhau. Nam-Phương và anh Bảo không là một trường hợp ngoại lệ, chúng tôi nói chuyện  cười đùa như quen nhau đă lâu lắm.

Nam-Phương nêu ra một điểm một số độc giả thường nói với tôi:  nhiều lúc giữa đêm đọc bài của tôi không nhịn được cười, phải phá lên cười như nắc nẻ làm chồng kinh ngạc khi thấy vợ nổi cơn điên cười khanh khách trong đêm khuya thanh vắng, hỏi vợ làm ǵ mà cười to như thế?

Tôi phải cảm ơn cả hai vợ chồng đều thích đọc thơ văn của tôi nên anh Bảo thông cảm, hiểu lư do tại sao vợ cười trong đêm tối; chứ nếu là một người chồng khác không biết tại sao vợ ḿnh mỗi đêm sao lăng việc trọng đại giờ Tí canh Ba, chỉ lo đọc bài viết của một người khác th́ bảo đảm sẽ xách con dao phay t́m tôi xin tí huyết v́ tội làm gián đoạn một cuộc t́nh (có gay cấn cấm trẻ em dưới 80 tuổi hay không th́ chỉ có hai vợ chồng biết).

Hải-Đường, Loan (vợ tôi), Nam-Phương, anh Bảo, và tôi.

DNG_6192 (2464 x 1632).jpg

 

Tôi đă gặp nhiều độc giả lần đầu gặp tôi nói chuyện xă giao, nhưng đây là lần đầu tiên tôi viết về lần gặp gỡ này với anh Bảo và chị Nam-Phương. Hai lư do: thứ nhất, cả hai vợ chồng đều ái mộ thơ văn của tôi, rất niềm nở, bộc lộ, khi nói chuyện tôi cảm thấy ngay sự gần gũi chân thành từ trong tâm khảm, và thứ hai, sau khi về nhà, theo lời của Nam-Phương, tôi vào Internet để t́m hiểu thêm về bố của chị, Tiếng Sáo  Nguyễn Đ́nh Nghĩa.

Đọc phần tiểu sử tôi rất khâm phục ông Nguyễn Đ́nh Nghĩa v́ ông giỏi không những chỉ trong một lănh vực, mà đến hai môn khác nhau, như nhiều đàn ông Việt Nam. Nhưng khác với hai tài giỏi của đàn ông Việt Nam là bỏ bê vợ con để nhậu nhẹt và đi theo bồ nhí, ông Nguyễn Đ́nh Nghĩa vừa là lực sĩ điền kinh quốc gia, vừa thành công tột bực trong lănh vực âm nhạc: thổi sáo, một nhạc cụ ít người dùng, đến mức điêu luyện. Ông nổi tiếng khắp nước Việt Nam và được nhiều quốc gia nhận thức tài năng thổi sáo vượt bực của ông.

Xin mời các bạn vào đọc xem Tiếng Sáo Nguyễn Đ́nh Nghĩa:

http://nguyendinhnghia.net/http://

 

Khi c̣n trẻ, nói về sách báo, có hai thứ tôi say mê: Thứ nhất là Tạp Chí Thế Giới Tự Do, và thứ nh́ là thơ của Trần Tế Xương.

 

Tôi nhớ đọc say mê những bài viết trong Thế Giới Tự Do có những ảnh chụp kèm theo về nơi này nơi kia trên thế giới. Ở trong một hoàn cảnh nghèo khổ không bao giờ nghĩ rằng ḿnh có cơ hội đi du lịch suốt cả cuộc đời, Thế Giới Tự Do là một phương thức mở mang trí óc tôi đến các nơi xa lạ khắp hoàn cầu (khi c̣n sống ở SàiG̣n, tôi chỉ được đi hai nơi xa: Vũng Tầu và Đà-Lạt. Tôi đi Đà-Lạt chỉ một lần, được trường tôi cử đi Lycée Yersin để thuyết tŕnh).

 

Thơ của Trần Tế Xương th́ trào phúng, châm biếm đến hàng lăo luyện. Một nhân tài thi văn nhưng thi cử th́ trượt đến tám lần, thi bốn lần mới đậu tú tài. Thất bại trên đường khoa danh, cuối cùng ông bỏ cuộc, sống nhờ vợ tảo tần buôn bán nuôi cả chồng con. Sự thất bại về tài chánh làm ông có cái nh́n mỉa mai về khắp khía cạnh của cuộc sống qua những vần thơ trào phúng siêu đẳng. Không bài thơ nào của ông tôi đọc khi c̣n bé mà không nở một nụ cười trong trí óc.

 

Một người thứ hai làm thơ châm biếm cuộc đời kiểu Trần Tế Xương, ảnh hưởng tôi nhiều nhất, là bố tôi. Giống như Trần Tế Xương, bố tôi cũng thất thế khi về già, để mẹ tôi một tay lo kiếm tiền nuôi ăn cho cả gia đ́nh. Ông cũng làm rất nhiều thơ châm biếm thế thái nhân t́nh, đầy cả một quyển vở đi học, mà tiếc thay khi chạy loạn tôi không mang theo được.    

 

Tôi may được hấp thụ tám thành công lực của bố tôi, tập tành viết lách chia sẻ kinh nghiệm, thơ văn  của tôi cho người khác để họ được những giây phút giải trí, được biết những thành phố tôi đă đi qua, được dịp nở nụ cười sau một ngày dài mệt nhọc v́ công ăn việc làm, hoàn cảnh sinh sống.

 

Có phải tốn bao nhiêu th́ giờ chăng nữa, có phải hy sinh mấy chục giờ Tí canh Ba chăng nữa để viết lách th́ cũng thật đáng bơ công khi tôi biết được độc giả như anh Bảo, Nam-Phương nói là bài viết của tôi mang cho họ bao nhiêu trận cười nghiêng ngả đến nỗi người khác khi nghe họ cười, tưởng là họ điên.  

 

Ngoại trừ lúc 12 giờ đêm tôi đang hăng say viết bài mới th́ nghe tiếng vợ tôi trong pḥng ngủ hét lớn: "Anh Ngọc! Lên giường ngay! Không vào th́ chết!".

 

Xin lỗi, thơ văn của tôi ai có muốn đọc đến đâu cũng không thể nào so sánh bằng mạng sống của Nguyễn Tài Ngọc. Tôi phải đi theo tiếng gọi của... t́nh yêu.

 

Dẹp thơ. Dẹp văn. Dẹp độc giả qua một bên.

 

Yêu là trên hết. Vợ là trên hết.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

February 2014