Mùa Đông Chicago

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Tháng 5 năm ngoái khi ghé đến Chicago, tôi có viết một bài tường tŕnh với một câu là: "Du khách đến Chicago vào mùa Đông th́ có lẽ chỉ là những người thần kinh không thăng bằng vừa ở sa mạc Sahara mới ra" (xem link  http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc/van71.htm ).

Tuần vừa rồi thần kinh không thăng bằng nên tôi dẫn hai đứa con nhỏ đi Chicago. Khi hỏi tụi nó muốn đi xem thành phố nào, cả hai đều nói New York. Tôi nghĩ New York không gây ấn tượng cho tụi nó bằng căn pḥng kính của Willis Tower và tác phẩm điêu khắc "Cloud Gate" của Chicago, nên tôi thuyết phục tụi nó thay đổi ư kiến. Tuy rằng ngao ngán cái lạnh, tôi nghĩ chúng tôi đi vào đầu tháng 12, lạnh nhất là vào tháng Giêng nên có lạnh mấy vào tháng 12 cũng không sợ.

Chúng tôi đi vào ngày Thứ Ba 10-12, và ngày Chủ Nhật trước đó 7-12, một cơn băo rét quét ngang miền Đông nước Mỹ, mang tuyết và cái lạnh phá kỷ lục đến nhiều thành phố. Billings, Montana nhiệt độ ban ngày là -12 độ F (-24 độ C), lạnh hơn cả Anchrorage, Alaska. 2,800 chuyến bay phải bị hủy bỏ với phi trường của hai thành phố Philadelphia  Dallas tê liệt 100%. Hầu hết tất cả đội football Chủ Nhật đó chơi trong tuyết, với hai đội banh PhiladelphiaDetroit chơi trong tuyết rơi mù mịt ở Philadelphia:

eagles-lions-snowbowl-937x702.jpg

nguồn: http://cdn.phillymag.com/wp-content/uploads/2013/12/eagles-lions-snowbowl-937x702.jpg

Máy bay đến Chicago 4 giờ 50 chiều, trời đă tối om, với nhiệt độ là 15 F (-9 C). Bây giờ người nào thần kinh không thăng bằng mới dám bỏ thời gian một tiếng rưỡi đồng hồ lấy xe điện ngầm rồi đổi sang xe bus để đến khách sạn, do đó tôi gọi taxi chở về khách sạn trên đường Columbus, gần bến tầu Navy Pier ở downtown. Nghỉ vài giờ, buổi tối chúng tôi đi bộ ra Navy Pier ăn tối. Năm ngoái vào mùa Xuân tôi đến đây bến tầu tấp nập những người, tối hôm nay th́ vắng như chùa bà Đanh. Tôi khám phá ngay lập tức là thân thể mặc quần áo ấm nên không sao, chỉ có hai bàn tay nếu không đeo găng, và đầu nếu không đội mũ th́ lạnh buốt như trong tủ lạnh, đặc biệt khi cơn gió thổi (Chicago nổi tiếng là "windy city"). 7 độ F (-14 C) khi chúng tôi đi ăn tối. Với cơn gió lạnh tối nay, tiếng Anh gọi là windchill factor, nhiệt độ xuống c̣n -6 độ F (-21 C).

Cảnh downtown Chicago nh́n từ pḥng ngủ khách sạn từ đêm đến sáng sớm với một cơn tuyết nhẹ rớt qua đêm, nh́n măi không thấy chán.

Sáng thức dậy sau khi dùng điểm tâm, tôi gọi taxi chở đi Willis Tower. Tôi cứ nghĩ giờ mở cửa là 9 giờ sáng, thật ra là 10 giờ nên chúng tôi đến quá sớm, chỉ mới 8:45 AM. Hôm nay thời tiết tiên đoán mưa tuyết, và ban đêm sẽ xuống 0 độ F (-17 C), với windchill factor là -15 độ F (-26 C). Tuy thế, nhiệt độ bây giờ rất "ấm", chỉ là 22 độ F (-6 C).

Chúng tôi đi dạo một ṿng trong khi chờ đợi, cho đến khi tuyết rơi nhiều quá th́ trở lại vào trong building Willis Tower ngồi đợi.

 

 

Cậu con út của tôi là thần đồng da sắt. Khi c̣n bé đi chơi tuyết, nó mặc quần xà-loỏn đến một lúc háng đỏ hửng mà nó không biết lạnh là ǵ. Đi Chicago lần này tôi bắt nó mang theo một áo "jacket" thế mà nó nhất định không mặc, bỏ lại ở khách sạn, ra đường ban ngày hay ban đêm nó chỉ mặc mỗi cái áo khoác thể dục mầu xanh dương trong khi tất cả mọi người ai cũng mặc áo măng-tô choàng lạnh.

Ở xứ lạnh, người ta rắc muối để ngăn chận tuyết đóng băng. Tôi chụp hai bức ảnh sau đây khi đi bộ trên đường: một tấm là nhân công dùng máy bắn tuyết để thổi sạch tuyết ra khỏi đường đi, và tấm thứ hai là xe mầu đỏ chở muối họ bắn muối lên đường để ngăn chận tuyết phủ trắng.

Tại sao người ta dùng muối trải trên đường ở những thành phố có tuyết rơi? Lư do là sau đây (đây cũng là lư do tại sao người ta dùng muối khi làm cà-rem, giảm nhiệt độ đông đặc của nước): Nước đông đặc ở nhiệt độ 32 độ F (0 độ C). Khi muối rải vào nước ở trong pḥng thử nghiệm, nó làm nhiệt độ đông đặc xuống thấp hơn, -6 độ F (-21 C). Ở đường phố th́ nước chỉ đông đặc ở 15 độ F (-9 C).

Khi muối rải trên đường, tuyết không thể nào đặc lại trừ khi nhiệt độ xuống dưới -9 độ C thay v́ 0 độ C.

Skydeck là tên gọi của tầng thứ 103 của nhà lầu chọc trời tên là Willis Tower. Willis Tower tên gọi ngày xưa là Sears Tower, cao 108 tầng, 1,451 ft (442m). Khi hoàn thành vào năm 1973 nó là building cao nhất thế giới cho đến năm 1998 (bây giờ nó là building cao thứ tám). Ở tầng thứ 103 là tầng quan sát, chung quanh là cửa kính, mở cửa tính tiền cho du khách lên xem vào tháng Sáu năm 1974.

Khi chủ nhân hăng Willis lấy building từ Sears Tower, vào năm 2009 họ nẩy ra ư kiến xây bốn hộp kính  dôi ra 4.3 feet (1.3  mét) khỏi tường của building, cao 1.353 ft (412 mét) từ mặt đất.

Mỗi hộp kính tường là ba lớp kính thủy tinh dầy nửa inch (1.27 cm x 3) và có thể  chịu đựng sức nặng là 10,000 lbs (4,535 kg), tuy rằng mỗi lồng kính chỉ nặng 7,500 lbs (3,401kg).

Từ năm 2009 đến giờ, số du khách đến xem ngày càng đông, với số trung b́nh du khách đến xem là 1.3 triệu người.

Người nào lần đầu tiên bước vào hộp kính này bảo đảm sẽ có cảm tưởng sợ hăi. Nhất là đàn ông th́ cái ǵ không dính chặt vào người sẽ teo lại thành hạt cát (xin quư vị đừng nghĩ bậy, tôi nói về cái kính râm).

 

 

Sau SkyDeck, chúng tôi đi Bảo Tàng Viện về bác vật học, Field Museum, Natural History. Tôi thú thật là không thích đi xem Viện Bảo Tàng, thế nhưng vào những viện bảo tàng Natural History lớn của Mỹ ở New York, Washington, DC, hay Chicago, xem lịch sử của trái đất th́ rất là thú vị, v́ họ giữ lại những xương con khủng long, xương động vật, hay xương đă hóa thạch khám phá ở Hoa Kỳ.

Tôi biết là viết về chuyện t́nh cô Thắm về làng hay về nữ ca sĩ Nhung Hồng mới kết duyên cùng nam ca sĩ Lâm Cải Lương sẽ có nhiều người đọc hơn là lịch sử về sự sống của trái đất, thế nhưng tôi cũng xin viết giản tiện vài ḍng ở đây nhỡ có anh nào khi muốn lấy nàng, nàng nói "muốn lấy em th́ anh phải kể cho em nghe chuyện trái đất, hông thôi th́ hai đứa ḿnh chia tay sayonara":

Theo các khoa học gia, trái đất hiện hữu 4.54 tỷ năm (Bài này tôi viết ngày 13-Dec, nếu ai đọc  sau ngày này th́ xin cộng thêm ngày vào tuổi của trái đất. Thí dụ như nếu đọc ngày 20-Dec th́ trái đất đă hiện hữu 4.54 tỷ năm, 7 ngày).

Hơn 90% các sinh vật đă từng sinh sống trên trái đất đă bị diệt chủng (mỗi lần diệt chủng th́ lại có sinh vật khác nẩy nở sinh sống), và theo các khoa học gia, dựa trên những sinh vật hóa thạch t́m được, họ nói đă có năm lần sinh vật bị diệt chủng trên trái đất (tôi kèm theo giả thuyết khoa học gia nghĩ lư do của sự diệt chủng):

1. Thời kỳ Ordovician-Silurian:  xẩy ra 440 triệu năm trước. Các sinh vật lúc bấy giờ phần lớn sống ở biển. 85% bị giết chết. Lư do diệt chủng: ḷng đất di chuyển, nước biển rút, đóng thành băng đá.

2. Thời kỳ Late Devonian:  xẩy ra 375-359 triệu năm trước, giết chết hầu hết tất cả các loại cá và san hô bị biến mất cho măi đến 100 triệu năm sau. Lư do diệt chủng: nhiệt độ trái đất hâm nóng.  

3. Thời kỳ Permian-Triassic: xẩy ra 251 triệu năm trước, giết chết 97% tất cả các động vật có để lại hóa thạch. Lư do diệt chủng: hỏa diệm sơn hay asteroid (hành tinh nhỏ ngoài vũ trụ) đâm vào trái đất.

4. Thời kỳ Triassic extinction: xẩy ra 199- 214 triệu năm trước, giết chết tất cả các động vật trước khủng long (sau đó th́ khủng long xuất hiện). Lư do diệt chủng: lụt.

5. Thời kỳ Cretaceous-Tertiary: xẩy ra 65 triệu năm trước, giết chết tất cả khủng long, trừ các loài chim. Lư do diệt chủng: Asteroid (hành tinh nhỏ ngoài vũ trụ) đâm vào trái đất.

Sự thú vị khi đi xem Viện Bảo Tàng như thế này v́ họ có hàng ngh́n hóa thạch. Tôi chụp h́nh những hóa thạch t́m ở Bắc Mỹ:

Xương cá t́m được ở Millard County, Utah, sống vào khoảng  543-490 triệu năm trước:

Xương cá t́m được ở Middleport, New York, sống vào khoảng  443-417 triệu năm trước:

Xương cá t́m được ở Quebec, Canada, sống vào khoảng  417-354 triệu năm trước:

Xương cá t́m được ở Chagrin Falls, Ohio, sống vào khoảng 354-290 triệu năm trước: 

Xương của  động vật t́m  được ở Texas, sống vào khoảng 290-248 triệu năm trước: 

Xương của cá sấu, cây thốt nốt (?, palm tree), và các loại cá khác t́m được ở Fossil Lake, Wyoming, sống vào khoảng 54.8 - 33.7 triệu năm trước:

Cá sấu chỉ sống ở vùng nhiệt đới, và cây thốt nốt (?, palm tree) không thể sống ở vùng tuyết lạnh như tiểu bang Wyoming. Thế th́ tại sao người ta lại t́m ra hóa thạch của chúng ở đây? Lư do: 38 đến 58 triệu năm trước, Wyoming là vùng nhiệt đới, có một hồ lớn ở đây. Biến chuyển trái đất thay đổi, hồ biến mất nên bao nhiêu hóa thạch của thủy sinh vật tồn tại cho đến bây giờ (một phần của Texas cũng thế).

Người ta t́m được xương cá từ 500 triệu năm về trước, thế th́ xương người th́ sao? Xương người lâu nhất trên thế giới người ta t́m ra là ở Phi Châu, hiện hữu 200,000 năm trước. Các khảo cổ gia tin rằng người ta từ Phi Châu di dân sang Á Châu, và xương người lâu nhất người ta t́m được ở Á Châu là ở Lào, hiện hữu 60,000 năm trước. Chỉ có vài ngày trước đây, khoa học gia tuyên bố t́m được ở Tây-Ban-Nha chứng cớ DNA thủy tổ của loài người, đă sống 400,000 năm trước.

Lần nào  đi viện bảo tàng tôi cũng thấy học sinh tiểu học Mỹ với Thầy Cô hướng dẫn đi theo. Ngày xưa trước 1975 hay bây giờ sau 1975 ở SàiG̣n học Vạn Vật (bây giờ gọi là Sinh Vật), cũng như học sinh khác, tôi chỉ học trên sách, không bao giờ được có dịp xem tận mắt những sinh vật, thực vật thực sự. Ở Mỹ con nít được xem những thú vật, tôm cá trưng bày thật linh động, cam đoan sẽ kích thích sự thích thú của vài đứa từ thưở bé muốn học hỏi về những ngành này để về sau trở thành nhân tài giúp nước tiến triển.

Từ Field Museum, chúng tôi đi bộ đến Cloud Gate, một sản phẩm điêu khắc ngày càng nổi tiếng.

 

Tổng Thống Abraham Lincoln khi c̣n là dân biểu thường viếng thăm Chicago. Nghĩa trang của Lincohn ở Elwood, Illinois, chỉ cách Chicago 50 miles về phía Tây Nam nên có tượng của Lincoln ở đây.

Buckingham Fountain

Cloud Gate (ở Millennium Park): Chỉ có một tác phẩm mỹ thuật điêu khắc làm tôi phải nói "wow" trầm trồ khen ngợi khi nh́n, đó là Cloud Gate (Cổng mây) của điêu khắc gia người Anh gốc Ấn Độ tên Anish Kapoor . Một người sẽ thấy bầu trời phản ảnh khi nh́n tác phẩm này, do đó họ chọn tên Cloud Gate, biểu h́nh nó là cái cổng liên kết người ta đến mây trên trời. Tôi thích v́ chẳng những nó lạ, mà ít người biết vấn đề kỹ thuật khó khăn xây dựng nó. Bên ngoài là những miếng sắt stainless steel hàn dính với nhau rồi họ phải mài và đánh bóng những chỗ hàn cùng những miếng sắt cho đến lúc nó thành như gương. Những miếng sắt stainless steel này cũng chế đặc biệt để tránh vào  mùa hè nóng quá người ta sờ vào tay sẽ bị phỏng và vào mùa Đông nếu có người ngu xuẩn lè lưỡi liếm th́ lưỡi sẽ không bị dán chặt không gỡ ra được.

 

Millenium Park cũng có sân trượt tuyết cho dân chúng dùng miễn phí như Rockefeller CenterNew York:

Trên đường về khách sạn, có một cảnh mà tôi thấy thật tội nghiệp: Những con chim v́ quá lạnh cùng nhau đứng sát vào một góc cửa tiệm trên đường. Vào mùa nóng không ai dễ ǵ đến gần được chúng, thế nhưng hôm nay quá lạnh nên mặc cho chúng tôi đến thật gần rờ được người và muốn bắt th́ rất dễ dàng, chúng nó vẫn đứng yên không bay.

Buổi tối tôi đi bộ ṿng ṿng chụp vài tấm h́nh. Tuy rằng nhiệt độ xuống c̣n 4 độ F (-15 C), với áo lạnh và áo giữ nhiệt bên trong, người tôi tương đối ấm. Chỉ có hai bàn tay là tê buốt khi tháo găng v́ phải mở găng ra th́ mới bấm nút máy ảnh được.

Sáng Thứ Năm đáp máy bay về lại Los Angeles, nỗi lo sợ của tôi về cái lạnh Chicago trước khi đi đă tan biến.

Như hai người lái taxi ở Chicago nói với tôi : "Ồ, nhiệt độ này đối với chúng tôi là b́nh thường, chỉ có mấy du khách mới rên la thôi", tôi thấy họ nói đúng v́ tôi cảm thấy nóng khi về lại Los Angeles. Buổi tối lên giường ngủ, nhiệt độ trong nhà tôi là 62 độ F (16.6 C), và do đó máy sưởi chạy để đạt đến 65 độ F (18.3 C) . 62 độ F b́nh thường là rất lạnh, phải bật sưởi, thế mà tối hôm nay khi có hơi sưởi,  tôi phải nói với vợ tôi:

-Nóng quá, chắc tại anh mới đi Chicago về.

th́ nàng trả lời:

-Không, lấy nhau bao nhiêu năm rồi mà anh vẫn không biết! Anh nóng là tại v́ có người đẹp đang nằm kế bên.

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

December 2013  

 

Tài Liệu Tham Khảo:

http://en.wikipedia.org/wiki/Willis_Tower

http://chemistry.about.com/cs/howthingswork/a/aa120703a.htm 

http://www.theskydeck.com/for-kids/fun-facts

http://www.theskydeck.com/the-tower/facts-about-the-ledge

http://www.endangeredspeciesinternational.org/overview.html

http://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_Gate

http://www.livescience.com/22529-oldest-bones-modern-humans-asia.html

http://www.cnn.com/2013/12/09/health/oldest-human-dna/