Viếng thăm New York, Portland (Maine),

Montreal và Ottawa,

Canada 16 đến 24-Oct-2013

Kết cc, Phn 4: Ottawa, 22 và 23-Oct-2013

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

 

 

 

 

Hai ngày ở Montreal quá ngắn, sáng Thứ Ba 22-Oct, chúng tôi phải rời khách sạn đi Ottawa. Khi ở nhà mướn xe sẵn qua Internet, ở Portland tôi mướn chiếc “full size”, theo website chở được bốn valise. Ở Montreal, tôi nâng cấp mướn chiếc premium v́ trên mạng nói chở được năm valise, thế nhưng chiếc Nissan Maxima họ đưa cho tôi tuy rằng có sang trọng và máy có mạnh bằng sáu con trâu thật, nhưng cốp quá nhỏ, chỉ chở được ba valise, không được năm như quảng cáo. V́ thế, hành lư chúng tôi nhét thêm vào băng ghế sau và giữa hai người ngồi ở băng ghế trước làm bên trong chiếc xe kẹt  cứng c̣n hơn chiếc xà lan di tản người tỵ nạn chở tôi rời SàiG̣n vào ngày 30-4-1975.

 

Đến phi trường hơi sớm nên sau khi qua khỏi thủ tục an ninh vào cổng phi trường đợi máy bay, chúng tôi ghé vào một nơi bán thức ăn nước uống. Ngôn ngữ chính ở Montreal là tiếng Pháp nhưng mọi người đều thông thạo Anh, Pháp nên cô bán hàng người Gia-Nă-Đại nói chuyện với Phương Dung và vợ tôi bằng tiếng Pháp, và với tôi bằng tiếng Anh. Sau một vài câu trao đổi với Phương Dung, đến lượt tôi đứng trả tiền, ngạc nhiên với Phương Dung nói tiếng Pháp trôi chảy, cô ta hỏi tôi bằng tiếng Anh:

 

-Where is your friend from? She speaks French perfectly.

-Cô bạn của anh là người nước nào mà nói tiếng Pháp giỏi quá vậy?

 

-She is from VietNam but learned French when she was little. She excelled in French, was a French language teacher in Vietnam, and was given a scholarship by the Swiss government to attend university in Switzerland.

-Cô ấy là người Việt nhưng học tiếng Pháp từ bé, rất giỏi tiếng Pháp, là giáo sư  dậy tiếng Pháp ở Việt Nam, được Thụy Sĩ cấp học bổng sang Thụy Sĩ du học. Tôi trả lời.

 

Cô bán hàng gật đầu trầm trồ khâm phục sau khi biết lư do tôi giải thích tại sao Phương Dung nói giỏi tiếng Pháp. Muốn biết tôi có biết tiếng Pháp hay không, cô ta tiếp tục hỏi tôi bằng tiếng Pháp:

-Et vous, parlez vous Francais aussi?

 

Chúng tôi là bốn người Á Đông, và tuy là cô bán hàng Canadian nói hai thứ  tiếng Anh, Pháp trôi chẩy, tôi biết là cô ta khâm phục tài nói tiếng Pháp của Phương Dung. Giống như trong đánh bài phé một người chỉ biết giá trị con bài của ḿnh mà không biết của đối phương, cô bán hàng biết tẩy của ḿnh nói được hai thứ tiếng, nhưng không biết tẩy của chúng tôi như thế nào. Cô ta nghe ba người nói ba thứ tiếng khác nhau: tôi nói tiếng Anh, Phương Dung nói tiếng Pháp, và chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, nên tôi đoán cô ta nghĩ là tất cả chúng tôi mỗi người đều nói được đến ba thứ tiếng Anh, Pháp,Việt cùng một lúc.

 

Trong đời sống, mấy người có dịp may “nổ” như tạc đạn v́ người khác không biết ǵ về ḿnh nên tôi đoạt ngay cơ hội. Vểnh mặt kênh kiệu với cái nh́n tự đắc, tôi chắn chắn câu trả lời của tôi làm cô bán hàng phục sát đất được vinh hạnh có cơ hội gặp bốn người ngoại quốc biết nhiều hơn cô ấy một thứ tiếng:

-Oui! Oui!     

 

Ottawa cách Montreal chỉ có 200 cây số (120 miles), phi cơ bay ngồi chưa nóng mông th́ đă hạ xuống.

 

Lấy chiếc xe mướn, tôi trực chỉ downtown Ottawa và chỉ trong hai mươi phút đă đến khách sạn. Bốn nơi chúng tôi đến, hotel nào cũng thuận lợi tọa lạc ngay phố, sang trọng vào bậc nhất, không có bậc nh́, nhưng hotel vợ chồng Phương Dung đặt sẵn ở Ottawa có thêm một sự khác biệt phần đông khách sạn khác không có: nó là một chateau, Hotel Fairmont Chateau Laurier, sát ngay vài  building vĩ đại khác, Parliament Buildings, Quốc Hội Canada.

 

 

 

 

Khoảng mười năm về trước, lần duy nhất đến Ottawa được chồng một cô bạn chở ṿng ṿng xem thắng cảnh, tôi đă đứng trầm trồ xem sự oai nghiêm, cổ kính, vĩ đại, sang trọng, lối kiến trúc đẹp tỉ mỉ một lâu đài xưa cũ của Chateau Laurier, thế mà hôm nay tôi không ngờ là thật sự ḿnh có cơ hội được mướn pḥng ở đây, nhờ vợ chồng Phương Dung.

 

Đứng xếp hàng chờ đợi check in, ngắm xem thiết kế nội thất sang trọng, gỗ trên tường chạm trổ tinh vi, tôi chỉ có một ư nghĩ trong đầu: hủy bỏ tất cả chương tŕnh dự thảo đi ngắm cảnh ở Ottawa,  tận dụng thời gian ở hotel v́ chỉ ở đây có hai ngày. Nếu một người vừa trúng số giải độc đắc hai đêm tiêu khiển với giai nhân Bích-La-Thôn, tôi bảo đảm anh ta sẽ dẹp hết chương tŕnh tham quan lăng bác Hồ, đền Ngọc Sơn, chợ Long Biên, Hà Nội 36 phố phường nay chỉ c̣n lác đác vài phố phường để tận hưởng những giây phút với người đẹp trong suốt 48 tiếng đồng hồ. Và đó là ư nghĩ của tôi khi bước chân vào căn pḥng của khách sạn.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khách sạn Fairmont Chateau Laurier có 429 pḥng, thiết kế theo kiểu Pháp Gothic cho phù hợp với kiến trúc của building Quốc Hội Canada kế bên. Ông Charles Melville Hays, Giám Đốc Công Ty Đường Xe Lửa Grand Trunk vào năm 1909 đề nghị tiến hành xây cất chateau. Thủ Tướng Canada lúc bấy giờ, Sir Wilfrid Laurier, giúp t́m miếng đất cho chateau ở góc đường Rideau Street và Sussex Drive hiện thời nên hotel được đặt theo tên của ông ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12 ngày trước khi lễ khánh thành chateau, Charles Hays chết trên con tầu Titanic nên nhiều người khách sau đó nói là có gặp hồn ma của ông trong khách sạn v́ ông ta chưa kịp có cơ hội xem chateau hoàn thành. Khách cũng nói là thấy bóng dáng một đứa bé, nghe nhiều tiếng động bất thường và có cảm tưởng là có ai theo dơi ḿnh trong khách sạn. Đây là ảnh chồng Phương Dung đang đi t́m bóng ma trong khách sạn:

 

 

Cạnh Chateau Laurier là Parliament Hill, tôi phải nêu ra tiếng Pháp là  Colline du Parlement, v́ nếu không thành phần người Pháp hay theo Pháp quá khích ở Montreal hay Quebec sẽ muốn làm thịt tôi. Mấy trăm năm về trước, v́ lợi thế của con sông Ottawa River, Ottawa là thị tứ sầm uất của những người tiền phong đến Canada. Vào năm 1858, Queen Elizabeth chọn Ottawa, lúc bấy giờ gọi là Bytown, làm thủ đô. Tháng 12 năm 1859 Canada khởi công xây dựng và hoàn tất vào năm 1876: nhiều building xây kiểu Pháp Gothic tọa lạc ở đây: Quốc hội, văn pḥng của bộ trưởng, nghị sĩ, dân biểu, Tối Cao Pháp Viện Canada….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một thành phố thơ mộng phải có sông. Paris có sông Seine, Budapest có sông Danube, London có sông Thames, Washington DC có sông Potomac,  và Ottawa có Rideau Canal đổ ra Ottawa River, sát bên  khách sạn. Khách hotel có thể bước ra bên trái để đi tour Ottawa bằng tầu,

 

 

bên phải, xuống vài bậc thang là  chợ Byward Market nhộn nhịp vào ban ngày, buổi tối đóng cửa.

 

 

Con đường Sussex Drive rất đẹp, với hầu hết những ṭa đại sứ của các quốc gia khắp thế giới nằm ở đây hay nằm ở các con đường cắt ngang. Nhà của Thủ Tướng Canada, hiện thời là Stephen Harper,  ở số 24 Sussex Drive.

 

 

 

 

 

Trong chương tŕnh tour, tôi đă dự định chở mọi người đi xem Champlain Lookout ở Gatineau Park thế nhưng lá vàng của Ottawa đă rụng từ khuya nên hủy bỏ chương tŕnh. Thay vào đó là đi shopping và mua sắm ở Costco, một nơi shopping không một gia đ́nh nào ở Mỹ hay Canada không mua  thẻ hội viên v́ hàng hóa ở đây giá rẻ, khách hàng có thể trả lại bất cứ món ǵ đă mua nếu không thích, không cần biết lư do. Costco bảo đảm 100% sự hài ḷng của khách hàng nên sau khi mua mà không thích th́ đem trả lại để được hoàn tiền, dù rằng đă mất  hóa đơn, hay không c̣n giữ gói hộp nguyên thủy của món hàng.

 

Ở nhà Google t́m tiệm ăn Việt Nam ở Ottawa, tôi đă ghi lại địa chỉ tiệm phở Thủ Đô nên chiều hôm đến Ottawa, tôi lái đến theo GPS. Điều tôi không ngờ là nó nằm ở khu phố Chinatown, và rất gần khách sạn. Không ai có thể lầm Chinatown v́ nhà cửa sơn một mầu đỏ chói như xác pháo nhà em đêm vu quy.

 

 

 

 

 

Đậu xe xong, chúng tôi đi bộ phía bên đường đối diện Phở Thủ Đô, và v́ không biết tiệm nào ngon hay dở, chúng tôi liều vào một tiệm ăn Việt Nam bên này đường. Vừa mở cửa bước vào, một cậu bé chừng tám  tuổi gương mặt khủng hoảng như vừa mục kích một điều ǵ kinh dị trong nhà bếp bước ra. Không để ư đến cậu bé, chúng tôi bước vào và ngồi vào một bàn nhỏ có bốn ghế ở gần quầy tính tiền bên trong gần nhà bếp. Chỉ có hai hàng ghế trong nhà hàng, mỗi bên chỉ có ba bàn,  không có một khách nào khác ngoài chúng tôi. Ngồi nói chuyện với nhau khoảng năm phút thế mà không thấy một bóng người ra lấy thực đơn, không thấy một bóng người ra tiếp khách làm chúng tôi chột dạ, sợ ngồi lâu vài phút nữa sẽ mục kích chuyện quái đản như trong chuyện kinh dị của Stephen King, và nghĩ rằng có thể ḿnh ở trong nhà của con ma họ Hứa  nên cả bọn chạy vắt đầu lên cổ vào tiệm phở Thủ Đô.

 

 

Vào bên trong tiệm phở Thủ Đô, chúng tôi thở phào nhẹ nhỏm v́ có người làm.

 

 

Ngồi xuống bàn ngay cửa sổ, một cậu bồi bàn Việt Nam nhỏ người trạc 25 tuổi đến lấy thực đơn. Nghe giọng Bắc hiện giờ dấu-sắc-đọc-thành-dấu-hỏi, tôi hỏi cậu ta ở đâu th́ cậu ta nói là người Hải Pḥng, sang Ottawa du học. Mỗi người gọi một phần ăn không một rắc rối (những người sinh ở Việt Nam sau năm 1965 nếu không hiểu th́ xin đọc là không có vấn đề), nhưng đến khi Phương Dung gọi món b́ cuốn,  gỏi cuốn ăn khai vị  và bún sa-tế th́ anh ta sau khi viết xuống giấy, quay trở lại hỏi:

-Thể th́ ….sa-tê cô muốn ăn thịt ǵ ạ?

 

Phương Dung trố mắt nh́n anh bồi bàn v́ sa-tế chỉ có một thứ thịt là thịt ḅ nên không hiểu anh ta ư  muốn hỏi ǵ, nên trả lời sa-tế là sa-tế.

-Gỏi cuổn và b́ cuổn cô có muổn trộn chung vào không ạ?

 

Cả bốn người chúng tôi lại ngạc nhiên chẳng hiểu cậu này có phải là bộ đội đi tập kết vào Nam trên “Đường Đi Không Đến” của Xuân Vũ, hay là tiệm ăn Việt Nam ở Ottawa quái đản không thua ǵ những căn nhà kinh dị ở Maine mà sao cậu bồi bàn hỏi hai câu thật là ngớ ngẩn. Sau này anh làm chủ nhà hàng nói cho chúng tôi biết là chỉ mới mướn anh bồi bàn vào làm, nên xin lỗi chúng tôi.

 

 

Gần đến Hallloween nên Phương Dung muốn đến xem nơi nào có nhiều trái bí rợ, pumpkin. Tôi hỏi một người gác cửa khách sạn chỗ nào có pumpkin th́ anh ta chỉ đường cho tôi đến một siêu thị. Tôi bảo không, cô bạn tôi muốn xem nông trại với thật nhiều pumpkin th́ anh ta trố mắt nh́n tôi, nói với tôi là anh ta không biết ở đâu và khuyến cáo với tôi là chỗ trồng pumpkin bẩn, cô bạn tôi có lẽ sẽ không thích (ư anh ta là khách ở đây thuộc vào loại “shang”, dẫn họ đến chỗ trồng trái cây mua pumpkin không sạch bằng mua ở siêu thị).

 

Tôi vào Internet t́m được địa chỉ của hai nông trại trồng bí, cùng hướng đi từ khách sạn. Cái thứ nhất th́ khách vào trong tự hái một ḿnh, trái c̣n dính trong cây, và cái thứ hai th́ họ đă hái sẵn, để trước nông trại như ở những vựa cây. Hai nơi đều cùng trên đường đi, cách 45 phút lái xe từ khách sạn. Nếu Phương Dung không thích chỗ này th́ lái tiếp đến chỗ kia, nhưng may mắn cho tôi ở nông trại thứ nhất pumpkin đă hái sẵn để đầy trên mặt đất, Phương Dung đă rất hài ḷng như ngày đầu tiên Christopher Columber khám phá Mỹ Châu, mừng rỡ bảo tôi stop ngay, không cần lái xe đến nông trại thứ nh́.

 

 

 

 

Mở cửa xe thấy cả ngh́n trái bí, Phương Dung quá ư vui mừng như Tướng Douglas McArthur dẫn quân đổ bộ vào biển Phi-Luật-Tân sau khi Mỹ đánh bật Nhật Bản, như Tướng George Patton dẫn quân qua sông Rhine River vào Đức ở chiến trận Bulge. Những h́nh người nộm zombies máu me đầy thân thể đứng ngồi rải rác khắp nông trại trong rừng pumpkin làm một người có thể cảm thấy được không khí Halloween cuối tháng 10 của Canada hay Hoa Kỳ. IPad  sẵn sàng trong tay, Phương Dung ch́m đắm trong rừng pumpkin.

 

E rằng những người bán hàng nghĩ chúng tôi với máy chụp h́nh trong tay đến đây phá rối trị an, tôi gặp anh bán hàng giải thích chúng tôi không muốn mua bí rợ nhưng chỉ muốn chụp h́nh, và để cám ơn anh ta cho phép, tôi đưa anh ta mười dollars. Người Mỹ có câu: “Money talks”, có tiền th́ cái ǵ cũng được, anh bán hàng cười toe toét bảo tôi muốn chụp h́nh bao nhiêu th́ chụp.

 

 

 

 

 

 

Tôi phải công nhận Phương Dung có ư kiến hay v́ dù rằng ở Mỹ, chính tôi cũng chưa bao giờ có th́ giờ dạo bộ thong thả ở một nơi vắng người với thật nhiều pumpkin như hôm nay. Chung quanh chúng tôi ngoài con đường lộ đánh dấu sự  văn minh thành thị, c̣n không th́ chỉ là đất đai và ruộng đất. Một khung cảnh êm đềm của thôn quê làm một người sống ở thành phố như chúng tôi thật ưa thích đă có cơ hội thưởng thức sự tĩnh mịch của một nếp sống khác biệt thành thị.

 

 

 

 

 

 

Vừa chụp h́nh mà chúng tôi vừa đùa giỡn như trẻ con. Thật ra, tôi và anh David có bản tính trầm lặng. Khi ở một đám đông, chúng tôi là những người chán phèo, không linh động, mặt bí xụ, ngồi ́ một chỗ. Nếu đi dự đám cưới có ai chụp h́nh mà không nêu ra là đám cưới, người nào khác xem h́nh sẽ tưởng là chúng tôi đang trên một con đ̣ đưa xác. Chỉ nhờ cái vui vẻ bộc lộ của Phương Dung mà mọi người có những giây phút thoải mái.

 

 

 

 

 

Ḿnh có câu “Thời thế tạo anh hùng”. Tôi không phải là anh hùng nhưng khi thời thế đến, tôi biết tận dụng nó để tạo cơ hội tồt cho tôi. Nói có sách, mách có chứng, trong bức ảnh sau đây, các bạn thấy cùng có một cơ hội được ngồi cạnh bên một người đẹp, nhưng anh David không biết dùng bàn tay có lợi cho ḿnh mà chỉ lo bóp cổ Phương Dung, vừa không được lợi lộc ǵ cho ḿnh, vừa có thể gây bất lợi cho cả hai: Phương Dung có thể cần xe cứu thương chở vào Bệnh Viện B́nh Dân, anh David có thể vào bót nghỉ mát:

 

 

 

Trong khi đó, một khi tôi có cơ hội ngồi gần một người đẹp, vợ tôi, tôi đă biết ngay cách dùng bàn tay của tôi để làm lợi cho tôi. Xin quư ông quan sát kỹ lưỡng vị trí bàn tay của tôi v́ chỉ cần đặt sai nó một ly là cả hai sẽ không hưởng được ân huệ tuyệt đối:

 

 

Hai đêm ở Ottawa, sáng sớm nào vào lúc sáu giờ khi thành phố c̣n ch́m đắm trong bóng đêm, khi nhiệt độ lạnh 0 độ C báo hiệu cuối mùa Thu chuẩn bị cho cơn lạnh kinh hồn của mùa Đông, tôi quấn foulard,  mang găng tay đi bộ ra đường, dọc theo con đường Rideau/Wellington Street để ngắm kiến trúc quá đẹp, quá tỉ mỉ, quá lạ (so với kiến trúc chùa chiền của Á Đông) của Chateau Laurier, và của những Parliament buildings.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi chỉ ở Chateau Laurier có hai đêm, đi bộ có xa đến đâu tôi củng có thể quay trở lại vào nghỉ trong pḥng của một khách sạn biết bao quân vương, Tổng Thống, tài tử minh tinh màn bạc như Queen Elizabeth, Princess Diana đă đến đây tạm nghỉ nên tôi muốn tận hưởng những giây phút nếu không nói là thần tiên, th́ rất là tuyệt vời.

 

 

 

 

 

 

 

Sáng sớm Thứ Năm sau khi ăn điểm tâm, chúng tôi từ giă nhau v́ vợ chồng tôi trưa bay về California trong khi vợ chồng Phương Dung tối bay về Việt Nam. Lái xe đi phi trường trả xe và ngồi đợi  máy bay chỉ có hai vợ chồng, chúng tôi tiếc nuối thời gian tám ngày ban đầu tưởng lâu nhưng bây giờ thấy quá ngắn ngủi khi không có vợ chồng Phương Dung ngồi đợi máy bay chung, hay đi chơi chung với nhau như trong những ngày trước.

 

 

Một ngày nào đó trong một buổi sáng weekend, nếu một người có cơ hội ngồi nhâm nhi ly cà phê nghĩ lại những ngày tháng đă trải qua trong đời sống của ḿnh, sẽ không một ai nhớ lại những chuyện b́nh thường, hay những chuyến du lịch không có ǵ đặc sắc ḿnh đă đi. Nếu có nhớ th́ chỉ nhớ những kỷ niệm êm đẹp ḿnh có dịp được tiếp xúc với những người ḿnh quư mến; hay những chuyến du lịch tinh thần ḿnh khuây khoả với những trận cười gịn tan v́ người đi chung với ḿnh  mang lại sự vui thích, hứng thú trong chuyến đi.

 

Ba trong bốn thành phố trong chuyến du lịch này vợ chồng tôi đă đi: New York, Montreal, Ottawa, nhưng khi đi, chúng tôi không  ở trung tâm thành phố. V́ thế, tôi thấy lần này New York, MontrealOttawa đẹp hơn ngày xưa tôi đi rất nhiều. Có thể là thành phố vẫn như cũ, nhưng quan điểm tôi thay đổi v́ vị trí tôi nh́n đă thay đổi, như là cùng một thành phố nhưng quan sát từ hai nơi khác nhau, từ dưới đất và từ trên máy bay.

 

 

Cảnh nh́n từ nhà hàng của Chateau Laurier xem Parliament Building kế bên

 

Tám ngày đi chơi chung với vợ chồng Phương Dung nhất định thuộc vào loại kỷ niệm trong đời chúng tôi không thể nào quên, chẳng những v́ tinh thần chúng tôi thoải mái với những trận cười gịn tan, mà c̣n v́ đây là lần đầu tiên chúng tôi được ở những khách sạn sang trọng đắt tiền ngay trung tâm thành phố ở những nơi chúng tôi đến viếng thăm. Tất cả nhờ ḷng rộng răi của vợ chồng Phương Dung, sẵn sàng chia sẻ sự may mắn của ḿnh  không những cho bạn bè, mà c̣n cho rất nhiều  người xa lạ khác.

 

Trên đường về nhà, Detroit Airport

 

 

 

Nhiếp ảnh là một thứ giải trí, hobby, tôi yêu thích. Ngày 30-4-1975 đứng trên chiếc xà-lan di tản giữa biển khơi ngoài Vũng Tầu, thấy cả trăm ghe thuyền chông chênh trên nước bám theo chiếc xà-lan của tôi, tôi tiếc lấy tiếc để v́ không có máy ảnh  chụp lại cái quang cảnh lịch sử đó. Tôi nhớ là ước ao sau này định cư ở Mỹ, tôi chỉ cần có một chiếc camera là đủ, không cần thêm một món vật chất nào khác trong đời!

 

Tôi chụp rất nhiều h́nh từ đó đến giờ, nhiều tấm thật là ...ẹ, nhiều tấm xem cũng được, vài tấm đẹp. Đặc biệt chuyến đi này có một tấm tôi thật ưa thích mà tôi muốn copy lại sau đây. Tôi thích không những v́ nó đẹp, mà v́ nó được chụp đúng lúc, không thể nào hoàn hảo hơn nữa. Thợ chụp h́nh muốn chụp một tấm như thế này th́ cứ bảo model thẩy lá trên không lập đi lập lại nhiều lần rồi chụp cả trăm tấm liên tiếp. Xong rồi họ chỉ chọn ra một tấm đẹp nhất.

 

Phương Dung không phải là model, tôi cũng không phải là thợ chụp h́nh, thế mà tôi chỉ bấm chụp chớp nhoáng ba lần liên tiếp th́ đă có được một tấm h́nh hoàn hảo: Tất cả lá vàng Phương Dung thẩy lên nằm tụ họp ở trên không trong một ṿng tṛn vô h́nh, không một chiếc nào rơi lẻ tẻ ra ngoài. Vị trí của hai tay của Phương Dung tạo thành một ṿng cung ngửa lên trời quá perfect, không cao quá mà cũng không thấp quá. Và dĩ nhiên bối cảnh lá vàng đầy dẫy trên mặt đất và một tí ở góc trái tăng thêm vẻ đẹp của bức ảnh (nếu ai không tin tôi th́ cứ h́nh dung ảnh này chụp trước chợ Cầu Ông Lănh th́ xem h́nh có đẹp hay không!).

 

Tháng tới tôi nhất định sẽ gửi bức ảnh này đi dự giải Nhiếp Ảnh Thế Giới dành cho những người mù. Bảo đảm tôi sẽ đoạt giải.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

November 2013  

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Parliament_Hill

http://en.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2teau_Laurier