Viếng thăm New York, Portland (Maine),

Montreal và Ottawa, Canada 16 đến 24-Oct-2013

Phn 3: Montreal, 20 và 21-Oct-2013

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

Sáng Chủ Nhật 20-Oct, sau hai ngày quân đội của Tướng Napoléon Phương Dung khám phá và chinh phục được tất cả lá vàng, lá hường, lá hồng, lá đỏ, lá hơi đỏ, lá rực đỏ của tiểu bang Maine (Phương Dung bắt một số mang theo đem về nhà làm tù binh), chúng tôi rời khách sạn lúc 8 giờ sáng để lấy chuyến bay United Airlines lúc 10:22 sáng đi Montreal, chuyển tiếp ở Newark, New Jersey. Tôi quen bay từ phi trường LAX lúc nào máy bay nhỏ nhất cũng ít ra là phản lực cơ Boeing 737 hay Airbus A320 nên hơi chột dạ khi bay máy bay chong chóng DHC-8 của hăng de Havilland, Canada: từ cửa sổ, tôi có thể thấy bánh xe máy bay nhỏ bằng bánh xe của chiếc xe gắn máy Cady.

Phi cơ bay một giờ rưỡi đến Newark, ngừng 50 phút, và rồi bay thêm một giờ rưỡi nữa, chúng tôi đến Montreal. Chẳng có một du khách nào khác ngoài chuyến bay của chúng tôi nên chỉ mất vài phút là mọi người xong thủ tục Quan Thuế, chính thức đặt chân vào Canada.

Bảng chỉ dẫn khắp nơi bằng tiếng Pháp trước, tiếng Anh sau.

Tiếng loa phóng thanh trong phi trường bằng tiếng Pháp. Khi mướn xe tôi cũng nghe nhân viên nói tiếng Pháp làm trong ḷng tôi cũng chuẩn bị thay đổi đầu óc tiếp thu một ngôn ngữ xa lạ. Nếu có một em gái độc giả nào 80 tuổi của Saigonocean.com ái mộ ra đón tôi ở phi trường với bảng hiệu: "Je t'aime", tôi sẵn sàng trả lời bằng tiếng Pháp: "Oui, Oui".

Lái xe đến khách sạn Sofitel Montreal ở số 1155 Sherbrooke St mất 30 phút. Tuy rằng mọi người đều nói hai thứ tiếng Pháp và Anh, tôi nghe hầu hết mọi người nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Lư do rất dễ hiểu: Pháp là ngôn ngữ chính ở Montreal (cũng như ở Quebec). 56.9% phần trăm dân chúng Montreal nói tiếng Pháp ở nhà. Chỉ có 18.6% nói tiếng Anh, và 19.8% nói một ngôn ngữ khác. Trong số 19.8% dân số nói ngôn ngữ khác này, một thiểu số nói tiếng khớp con ngựa, ngựa ô.

Sofitel Montreal cũng như các khách sạn khác của nhánh hotel Sofitel, rất sang trọng, kiến trúc tân thời. Địa điểm của nó cũng tuyệt hảo, ngay trong phố, gần khắp mọi chỗ: viện bảo tàng, phố cổ Vieux-Montreal, núi Mount Royal, khu shopping, đại học McGill, và chỗ này rất quan trọng cho những người với gịng máu da vàng: Le quartier chinois de Montréal, Chinatown, nơi có bán bánh bao ông Cả Cần.

Sau khi nhận hành lư nhân viên khách sạn giao vào pḥng, chúng tôi đi phố Tầu v́ trưa chưa ăn. Chinatown ở MontrealChinatown duy nhất ở Bắc Mỹ với đủ bốn cổng paifang.

 

Có rất nhiều tiệm ăn Việt Nam  trên đường Boulevard Saint-Laurent, chúng tôi vào đại một tiệm. Tất cả các tiệm ăn Việt Nam chúng tôi đă dùng ở Portland, Montreal, và Ottawa đều  ngon và giá cả phải chăng. Trừ  một tiệm bán bánh ḿ ở Montreal chúng tôi vào mua hai ổ ăn thử. Bánh ḿ làm như bánh ḿ của hot dog Mỹ, thịt nguội khô queo, không có mỡ. Ăn bánh ḿ thịt nguội mà thịt nguội không có mỡ th́ chán phèo như anh hẹn em cuối tuần mà sao em không đến.

Vieux-Montreal, phố cổ, chỉ cách Chinatown vài block nên tôi lái xe đi xem.

Anh David và vợ chồng tôi có đến MontrealOttawa một lần (khác năm) nên lần này chúng tôi trở lại t́m di tích xưa cũ nơi ḿnh đă đặt chân đến. Khác với Bà Huyện Thanh Quan trong Thăng Ḷng Thành hoài cổ, đứt ruột khi nh́n lại Hoàng thành Thăng Long ở Bắc Sơn, Hà Nội, nay không c̣n là thủ đô khi vua Gia Long di chuyển thủ đô về Huế:

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

 

chúng tôi chỉ thấy:  

Cảnh đấy người đây đẹp quá trời!

 

Ville-Marie, City Hall

Sáng hôm sau anh David bận làm việc nên vợ chồng chúng tôi đi dạo một ṿng thành phố. Nếu ai ra ngơ gặp gái, liếc mắt đưa t́nh nh́n gái, bị vợ đánh u đầu sứt trán mất hẳn trí nhớ th́ tôi xin nhắc lại là thành phố Montreal thuộc về Canada, xứ có đất đai rộng thứ nh́ trên thế giới (thứ nhất là Nga).  Với dân số  gần một triệu bẩy trăm ngh́n người, Montreal là thành phố đông dân thứ nh́ của Canada, sau Toronto. Montreal từ chữ Mont Réal mà ra (tiếng Pháp cổ, tiếng Pháp đương thời là Mont Royal). Qua thời gian, cách đọc của chữ Mont-Réal biến thành Mon-tre-al. Montreal và Quebec City thuộc về  Quebec Province, province duy nhất của Canada với ngôn ngữ chính là tiếng Pháp.

Hơn ba trăm năm về trước, Bắc Mỹ (Canada + Hoa Kỳ) là xứ hoang dă. Dân của bốn quốc gia cường quốc thời bấy giờ: Anh, Pháp, Tây-Ban-Nha, Ḥa Lan, di cư sang Bắc Mỹ sinh sống. Hai nhóm người đông nhất đến biến Canada là thuộc địa là Anh và Pháp. Năm 1756, chiến tranh giữa hai nhóm dân này ở Canada bùng nổ trong bẩy năm trời, The Seven Years' war, với kết quả là Anh đánh bại Pháp làm Pháp bị thiệt hại lâu dài, bán French Louisiana, không c̣n hiện diện là chủ thuộc địa trên Bắc Mỹ. Số di dân Pháp thời đó quy tụ vào Montreal và Quebec.

Chúng tôi trở lại Old Montreal, Vieux-Montréal để chụp h́nh. Nh́n tên những con đường Rue Notre-Dame, Rue Saint-Paul, Rue Saint-Jacques, Rue Saint Antoine, và những kiến trúc cao ốc không khác ǵ ở Paris, một du khách không thể nào không trầm trồ là thành phố kiến trúc quá giống Paris, và tự hỏi có phải người Pháp xây thành phố này hay không? Câu trả lời là Oui, Oui. Khu phố này ngày xưa gọi là Ville-Marie, the New France, ngày xưa người Pháp di dân đến  đây biến nó thành thuộc địa. Công tŕnh xây cất cao ốc được bành trướng với sự trợ giúp của vua Pháp Louis 14. Anh chiếm thành phố này sau trận chiến The Seven Years' war nên đó là tại sao đến bây giờ dư âm c̣n âm ỉ trong dân chúng ở Montreal và Quebec muốn tách rời khỏi Canada, lập nên một quốc gia riêng biệt với Pháp văn là ngôn ngữ chính.


Le Place d'Armes

Khi chụp h́nh  vợ tôi ở Place Vauquelin, tôi thấy hai cô gái Á Châu nói tiếng Anh rất ít, tuổi trạc 22, đang khó khăn đặt một chiếc máy h́nh NIKON chụp tự động cho cả hai người. Tôi mới đến hỏi là có cần tôi chụp hộ hay không. Hai cô mừng rỡ nói yes. Tôi chụp cho vài tấm ở ngay chỗ hai cô ấy đứng, và rồi ngoắc hai cô đến đứng trên một băi cỏ có lá vàng rơi đầy trên cỏ để chụp cho đẹp. Khi chụp xong, tôi đưa lại máy ảnh. Hai cô xem thấy đẹp quá nên nhờ tôi chụp nữa, chỉ trỏ xuống đất. Tôi vừa cầm máy chụp h́nh th́ hai cô cười khúc khích, nằm lăn lộn ra cỏ, giơ chân chỉ tay, làm dấu chữ V, pose đủ kiểu cho tôi chụp, hành động không khác ǵ những cô gái Á Châu trẻ tuổi ở Nhật hay Đại Hàn, ngay cả Việt Nam. Chụp xong, tôi đưa lại máy h́nh, hai cô xem cười khúc khích nữa,  cứ khen h́nh tôi chụp đẹp quá. Tôi nói bye, bước đi độ 20 thước th́ thấy một  bồn nước đẹp nên quay lại hỏi hai cô ấy có muốn chụp nữa ở bồn nước này không. Hai   được lời như mở tấm ḷng, hét lên "yes, yes" rồi chạy như bay đến đưa camera để tôi chụp. Cứ như thế mà cảnh này cứ diễn lại, tôi chụp xa chụp gần cho hai cô cũng cả gần trăm tấm. Cuối cùng khi tôi nói bye thật sự, th́ hai cô, vừa khen lấy khen để h́nh tôi chụp đẹp, vừa cười khúc khích, nói muốn chụp chung với vợ chồng chúng tôi một tấm để làm kỷ niệm. Vợ tôi lúc đó nói là để cho nàng chụp tôi với hai cô ta. Về nhà tôi mới ân hận v́ tôi quên chụp h́nh hai cô ấy với máy camera của tôi. Tôi không làm một điều ǵ nặng nhọc, không tiêu một đồng xu mà đem được niềm vui hoan hỉ đến cho hai người. Thấy người khác vui mà ḿnh cũng được vui lây.

Buổi trưa hôm đó chúng tôi đi Parc Du Mont-Royal ngay trước mặt, cách hotel 15 phút.

Oratoire Saint-Joseph du Mont-Royal, nhà thờ to nhất Canada.

 

Phải công nhận lần này đi tôi khám phá tài năng của một phó nḥm mới, anh David, v́ nhờ anh mà vợ chồng tôi có vài tấm  h́nh rất đẹp như Hùng Cường & Mai Lệ Huyền.

Le Pavillon du Lac-aux-Castors

Tôi ngừng lại ở chỗ này trên đường đi trở lại Chinatown, không nhớ là ở đâu:

Buổi tối hôm đó, chúng tôi ghé xem khu mua sắm dưới mặt đất Underground Shopping của Montreal. Chúng tôi đến chỉ có nửa giờ sau, 6 giờ chiều, là họ đóng cửa nên không xem được ǵ nhiều.

Sáng hôm sau trước khi đi phi trường để đi Ottawa, chúng tôi đi bộ xem Đại học McGill chỉ cách hotel ba blocks. Đại học McGill nổi tiếng Canada, xếp hạng 21 trên thế giới. Báo Travel + Leisure của Mỹ năm 2012 xếp hạng McGill là một trong 17 trường đại học có sân trường đẹp nhất thế giới.

 

Montreal là một thành phố đẹp, cổ kính xen lẫn tân thời, đường xá sạch sẽ, sinh hoạt tấp nập. Chinatown có đủ nhà hàng Việt và Tầu, một tiêu chuẩn quan trọng cho dân An Nam Mít đi du lịch hay cư ngụ vĩnh viễn. Có rất nhiều bar rượu dưới phố tăng thêm sự tấp nập của Montreal về đêm. Người bạn láng giềng của tôi tuy định cư ở Mỹ nhưng ngày xưa sinh sống ở Montreal,  hiện thời vẫn c̣n làm chủ một tiệm bar ở đấy, hàng năm vẫn trở về Canada v́ anh ta rất thích Montreal. Canada cũng như Mỹ nên giá cả vật chất không đắt đỏ. Tôi không nói được tiếng Pháp nên tôi rất khâm phục dân chúng ở thành phố này nói được hai thứ tiếng Anh và Pháp, và nếu là người Việt hay người Hoa, th́ nói được đến ba thứ tiếng.

Tôi phải gửi những cô cậu, ông bà Việt kiều Mỹ nói tiếng Việt dở như hạch nhưng về Việt Nam giả bộ quên tiếng Việt, nói chuyện thỉnh thoảng xen tiếng Mỹ vào, sang thành phố Montreal này để thấy người ta nói hai, ba thứ tiếng lưu loát trong khi ḿnh nói dở ẹc mà bày đặt ḷe người không biết nói tiếng Anh ở quê hương của ḿnh.

Kỳ tới: Cuối cùng, Ottawa, Canada 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

November 2013  

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Montreal

 

http://en.wikipedia.org/wiki/French_and_Indian_War

 

http://en.wikipedia.org/wiki/Old_Montreal

 

http://en.wikipedia.org/wiki/McGill_University