Viếng thăm Tokyo, Japan,

06-Sep to 13-September 2013,

Phn 4

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Một du khách khi thăm viếng một thành phố, cho dù nó có đẹp hay thơ mộng đến đâu mà nếu bị cướp, ăn cắp, móc túi, tôi cam đoan du khách ấy sẽ không muốn trở lại. Một lần vợ chồng tôi ở Paris ngay góc l'Arc de Triomphe, một anh trẻ tuổi gốc người Trung Đông đứng bên cạnh tôi, nói chuyện để đầu óc tôi phân vân, móc túi tôi lúc nào tôi không hay biết. Khi tôi c̣n độc thân lái xe từ Michigan đến New York, ngừng lại ở Toledeo, Ohio để chụp h́nh, suưt nữa tôi đă bị hai anh da đen cướp. Cách đây 6 năm, bố vợ tôi về Việt Nam dự đám cưới, khi đi chơi ṿng quanh SàiG̣n ông bị quân gian lột sạch tiền bạc trong ví. 39 năm trước sau khi đám cưới ở túp lều lư tưởng ở North Hollywood, tôi đă bị vợ tôi cướp mất... trinh tiết. Sự cướp bóc chẳng những làm ḿnh tổn hại về vật chất, mà c̣n làm xốn xang  tinh thần của ḿnh một thời gian dài trước khi nó trở lại trạng thái b́nh thường.

Paris, Chicago, Los Angeles, New York City, SàiG̣n... đây là những thành phố lớn mà tôi rất e ngại đi bộ vào ban đêm, nhất là ở những khu vực ḿnh biết là không an toàn. Ở SàiG̣n ngay cả nếu họ không ư định xấu, nhưng nếu đi bộ nơi vắng vẻ nghe chung quanh tiếng đàn ông tụm năm tụm ba chửi thề lớn tiếng luôn miệng, tinh thần ḿnh căng thẳng đề cao cảnh giác c̣n hơn sợ vợ bắt gặp ḿnh đi với Bà Năm Sa-Đéc. Không có một nơi nào như thế ở Japan. Bất cứ nơi nào ở Tokyo, bất cứ vào ngày giờ nào sáng trưa chiều tối, chúng tôi luôn luôn cảm thấy rất an ninh, không một cảm giác sợ sệt.

Nếu ai đến xem Los Angeles th́ sẽ thấy xe cảnh sát chạy tuần tiễu khắp nơi, dùng đủ mọi phương tiện: xe hơi, xe gắn máy, ngựa để duy tŕ trật tự thành phố. Thành phố càng đông dân th́ tội ác càng cao, càng cần nhiều sự hiện diện của cảnh sát để giữ ǵn kỷ luật, ngăn ngừa kẻ gian không phạm tội.  Hollywood, Las Vegas, New York City... là thí dụ điển h́nh. Ở Tokyo người đông như kiến nhưng tôi ít thấy cảnh sát, và nếu có thấy, họ không mang súng. Tôi đi bộ ở khu Shinjuku/Kabukicho vào mỗi đêm, cả chục ngh́n người tấp nập kẻ đến người đi, thế mà chỉ có vài người cảnh sát. Những người chính yếu giữ trật tự là tư nhân làm nghề bảo vệ, không một ai mang súng và vơ trang đồ sộ như lính Mỹ. Nếu Kabukicho là Las Vegas th́ đă có cả chục cảnh sát với súng ngang hông chạy xe khắp nẻo đường đất nước.

Thống kê năm 1989 cho thấy Nhật Bản có quá ít tội ác so với các quốc gia khác:

Cướp bóc, cứ mỗi 100,000 người th́ số cướp bóc như sau đây:

Nhật Bản : 1.3 (một chấm ba. Dấu chấm ở nước Mỹ là dấu phẩy, và dấu phẩy là dấu chấm)

Tây Đức  :       48.6

Anh quốc :      65.8

Hoa Kỳ    :       233

 

Giết người , cứ mỗi 100,000 người th́ số án mạng như sau đây:

Nhật Bản :       1.1

Tây Đức  :       3.9

Anh quốc :       1.03

Hoa Kỳ    :       8.7

 

Giống như ở Hoa Kỳ, phần đông tội phạm gây ra không phải do người Mỹ trắng mà là người thiểu số Mexico hay dân da đen. Ở Pháp phần lớn người gốc Trung Đông, Bắc Phi Châu phạm pháp (lính Lê-Dương  đánh thuê, nhờ thế họ được sang Pháp ở). Ở Nhật Bản số dân nước ngoài phạm pháp nhiều nhất từ Trung quốc, do đó người Hoa ở Japan bị dân Nhật ác cảm.

Taxi Tokyo

Ở Mỹ khi đi ăn tiệm những nơi fast food vào giờ cao điểm không dư chỗ, một người nếu đi một ḿnh không bao giờ dám để ví trên một bàn trống để giữ chỗ rồi đi mua thức ăn. Tokyo tôi đă thấy vài lần khi có một bàn trống, những cô đi một ḿnh vất ví ḿnh trên bàn giữ chỗ rồi đi mua, không sợ ví bị mất cắp. Đi ăn uống với một trạng thái yên b́nh như vậy th́ ai mà không muốn ra tiệm ăn thay v́ ăn ở nhà?

Nói đến không sợ bị mất cắp, một h́nh ảnh này tôi thấy ở Tokyo, không thấy ở bất cứ nơi nào tôi đă đi xem: máy bán nước lạnh, nước ngọt hay soda để khắp mọi nơi ở đầu đường hay trong hẻm, chỗ  nào cũng có. Giá bán mỗi lon hay mỗi chai chỉ có 120 yen đến 150 yen (100 yen = 1 dollar). Rất thuận tiện cho du khách không sợ khát nước, và giá cả rất phải chăng. Nếu máy bán để ngoài đường ở Mỹ hay ở những nước khác th́ bảo đảm người ta sẽ đến đập phá lấy chai nước hay lấy tiền trong máy. Tokyo không ai trộm phá như thế nên máy bán nước mới có thể tồn tại.

Chẳng những máy bán nước mà có thêm một loại máy bán tự động tôi không thấy ở Mỹ: máy bán vé thức ăn. Khi chúng tôi đến mua cà-rem ở sở thú Tokyo, có một máy bán ticket với menu đủ h́nh tất cả các loại kem và giá tiền. Bấm nút ḿnh muốn và trả tiền vào trong máy, máy thối tiền lẻ, đưa ra một ticket. Cầm ticket này đưa cho cô bán hàng, cô ấy múc đúng loại kem và đưa cho chúng tôi. Tôi cũng thấy máy bán ticket loại này ở những tiệm ăn trong food court. Tất cả đều có h́nh và giá tiền nên không cần hiểu tiếng Nhật mua cũng được.

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đóng thuyền và xây cất. Ai mê kiến trúc sẽ khám phá Tokyo là một thiên đường về building xây đủ kiểu đẹp mắt:

Mode Gakuen Cocoon Tower : một nhà lầu 50 tầng cao 204 thước (669 feet) của Sở Giáo Dục, tọa lạc ở Shinjuku.  Khi Mode Gakuen mở cuộc thi vẽ kiến trúc, điều kiện duy nhất chỉ là building không được vẽ h́nh chữ nhật.  Kiến trúc của Tange Associates được chọn, và sau khi xây cất, building này thắng giải Nhà lầu chọc trời Đẹp Nhất Trong Năm vào năm 2008 của Emporis.com.

Thêm vài building với h́nh thù lạ mắt:

Reiyukai Shakaden Temple

De Beers Ginza Building

Asahi Beer Hall

Mikimoto Building

vài building khác:

Ai cũng bảo dân Nhật ở sạch. Mục kích tận mắt đời sống và cách thức họ sống, tôi thấy họ ở quá sạch chứ chẳng phải là sạch không thôi. Sạch không phải chỉ ở phạm vi nhà cửa, mà ở tiệm ăn, nơi công cộng, đường   cũng sạch. Đi bộ ngoài đường không ngửi mùi hôi thối của cầu cống, vỉa hè không thấy rác. Chẳng những thế, vỉa hè trên đường phố lúc nào cũng lót gạch tươm tất. Khi lót gạch, họ không lát chỉ mỗi một mầu nhàm chán mà nhiều chỗ có nhiều mầu và nhiều kiểu mẫu khác nhau, nh́n rất nghệ thuật, không đơn giản.

Chỉ cần đi bộ trên vỉa hè ở Tokyo, một người sẽ cảm thấy tinh thần thanh tịnh như vừa được lên niết bàn,  tâm thần không c̣n vương vấn ham muốn sự đời như ăn thức ăn chay nhưng muốn làm giống như thịt gà, thịt chó.  Vỉa hè ở Tokyo quá khác biệt với vỉa hè Mỹ, chewing gum đầy đường biến thành những đốm đen x́, vỉa hè SàiG̣n xây lồi lơm vô trật tự, chỗ đất chỗ xi-măng, rác rưới, tàn thuốc và đờm nhổ đó đây, và vỉa hè Paris đi bộ mải ngắm em không để ư, chân đạp phải cứt chó thối ùm làm người đạp cứt chó khám phá ngay đời là bể khổ.  

Chúng tôi thường rời khách sạn trước 7 giờ sáng nên khi đi bộ dọc đường đến trạm metro, tôi thường thấy các khu phố gói rác trong những bao plastic để trước vỉa hè cho xe hốt rác lấy. Những người chủ tiệm  mỗi người trong tay một cây chổi, tay kia cầm đồ hốt rác, quét và dọn rác trước khu vực tiệm của ḿnh. Tiệm của họ nên họ quét dọn không có ǵ là kinh ngạc.

Điều kinh ngạc là sáng hôm ra phi trường để bay về lại California tối hôm đó, chúng tôi quyết định đi metro trễ hơn thường ngày, vào lúc 8 giờ. Lần này đi bộ chúng tôi thấy một cảnh khác thường: nhân viên đi làm cầm chổi và đồ hốt rác quét dọn khu vực chung quanh sở làm của ḿnh. Đàn bà trong áo đầm, đàn ông chemise dài tay với cravate, khắp nơi nhộn nhịp hốt rác. Có bao giờ ở Mỹ hay ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhân viên ra đường hốt rác trước khi làm việc?

Sự sạch sẽ cũng thể hiện qua xe cộ: Ở Mỹ xe hơi đụng móp méo đến đâu nhưng nếu vẫn c̣n chạy được th́ vẫn cứ chạy. Trong khi ở Nhật Bản xe hơi móp méo bắt buộc phải sửa. T́m được một căn nhà có chỗ đậu xeTokyo như ṃ kim đáy bể.

Trước khi mua xe, một người phải t́m được chỗ cho đậu xe mướn, và rất nhiều nơi đậu xe có hai tầng như thế này:

Nói  đến lễ độ và kỷ luật, 100% dân Nhật Bản đứng hàng đầu trên thế giới. Khi đứng xếp hàng ở Quan Thuế Mỹ, chúng tôi nói chuyện với một cặp vợ chồng chồng Mỹ trắng, vợ Nhật Bản. Anh Mỹ nói họ mới đi Nhật hai tuần thăm gia đ́nh bên vợ ở Hokkaido. Anh ta nói chỉ ở có hai tuần thôi mà anh ta mỏi cả lưng v́ phải cúi lưng chào mọi người mỗi ngày. Trường hợp chúng tôi gặp hằng ngày cũng thế. Nhân viên khách sạn mỗi lần gặp khách là họ cúi đầu chào. Mỗi lần vào nhà hàng, ngay cả nhà hàng Mỹ như McDonald's, hay vào nơi công cộng tiếp xúc với nhân viên của cơ sở, ai cũng cúi đầu chào ḿnh. V́ lịch sự, họ cúi đầu chào ḿnh nên ḿnh cũng phải hấp tấp cong lưng chào lại.

Ṭa Đô Chính của Tokyo, Tokyo Metropolitan Government Building, tọa lạc tại Shinjuku là hai nhà lầu chọc trời sinh đôi cao 48 tầng. Tầng thứ 45 là Observation deck, Khu Quan Sát, rất to, mở cửa đến 11 giờ đêm cho du khách đi lên cao chót vót xem quang cảnh của cả thành phố, miễn phí.

Hai người cảnh sát Nhật xét ví du khách, kiểm soát không cho mang vào súng ống, dao búa, nước mắm Ba Con Cua. Hai người cảnh sát kia đưa du khách vào thang máy rồi bấm nút cho thang máy chạy lên. Khi lên trên th́ lúc xuống cũng có cảnh sát bấm nút cho thang máy chạy xuống. Sau khi tất cả mọi người vào thang máy, cô cảnh sát nhoẻn miệng cười, cong lưng  cúi đầu chào chúng tôi, nói một tràng tiếng Nhật với câu cuối cùng tôi nhận ra là :  "Arigatou gozaimasu" (a-rí-ga-tô gô-dai-mas)  -"Thank you very much", rồi bấm nút cho thang máy đóng cửa. Tôi tưởng tượng cô cảnh sát lập lại động tác này cả trăm lần trong một ngày. Tôi không biết có bao nhiêu Ṭa Đô Chính trên thế giới đă cho dân chúng vào xem miễn phí, mà cảnh sát c̣n lịch sự nhă nhặn cúi đầu chào cám ơn ḿnh đă đến xem? Only in Japan!

Bất cứ tiệm nào khi ḿnh mua một cái ǵ, lúc thối tiền lại và đưa món hàng cho ḿnh, ai cũng cong lưng cúi đầu nói cám ơn. Họ không nói lư nhí trong miệng, mà nói rất to. Lần đầu tiên không biết làm tôi giật ḿnh, tưởng có một ...sự cố vĩ đại nào vừa mới xẩy ra, như lần đầu tiên Việt Nam xây một cây cầu  không bị sập.

Một hôm vào chợ trả tiền cho trái cây đă mua, tôi lấy bao trái cây cô tính tiền đưa, và vừa quay lưng đi th́ tôi nghe tiếng hai cô con gái hét rất to mà tôi nghĩ là họ la tôi, chắc có lẽ tôi đă làm một điều ǵ sai quấy. Quay người lại để t́m hiểu tôi đă làm ǵ không đúng th́ tôi bắt kịp cảnh hai cô tính tiền sau khi nói câu đó, đang cúi rạp người chào tôi. Hóa ra họ chỉ nói cảm ơn tôi: "Arigatou gozaimasu" (a-rí-ga-tô gô-dai-mas) làm tôi hú hồn hú vía, lật đật cúi đầu chào lại và nói: "Thank you, Thank you".

Kinh nghiệm này không khác ǵ một vài lần trong đời vào ban đêm khi vợ chồng đi ngủ, nhiều đêm tôi không ngủ được nên sau khi thấy vợ đă ngủ say, tôi rón rén ngồi dậy đi ra khỏi pḥng th́ bỗng dưng nghe tiếng nàng hét thất thanh: "Đứng lại! Vào đây!" Hồn vía tôi lên mây, mồ hôi chẩy lốm đốm trên trán, nghĩ rằng ḿnh đă làm ǵ sai sắp sửa bị vợ dũa nhưng khi quay trở lại lên giường nằm lại th́ hóa ra được vợ ...thưởng. Hai cái cảm giác tưởng phạm lỗi hóa ra được thưởng ấy ở Tokyo hay ở nhà tôi bên Mỹ không có ǵ khác biệt.

Lễ độ thường đi đôi với kỷ luật, và cái kỷ luật đó mọi người sẽ thấy khắp nơi ở Tokyo. Ngoại trừ nhân viên văn pḥng với áo vest, cravate, nhân viên ở đâu cũng mặc đồng phục, ngay cả ở những tiệm ăn rẻ tiền. Không một ai đội nón trong nhà, trong building. Thang máy trong metro  mọi người đứng bên tay trái (hướng đi của họ ngược lại phần đông các quốc gia khác bên tay phải). Ngay cả trên vỉa hè, đôi lúc tôi thấy họ lát một đường gạch vàng ở giữa để phân chia hai hướng đi bộ nghịch chiều.

 

Xếp hàng là một lẽ đương nhiên của nếp sống người Nhật, đi đâu người ta cũng đợi trong hàng chờ đến phiên ḿnh. Hai bức ảnh này cho thấy xă hội Nhật Bản thành công trong việc huấn luyện con nít không chen lấn, tự động xếp hàng nơi công cộng, huống ǵ là người lớn.

Trên xe điện hay ở những nơi công cộng, dân Nhật rất yên lặng, không nói chuyện ồn ào như chợ vỡ. Dân chúng Nhật đi ngoài đường mặc quần áo thanh lịch, tươm tất, không như người ḿnh mặc quần áo luộm thuộm, bẩn thỉu, khắp mọi nơi. Sáu ngày ở Tokyo, tôi chỉ thấy một ông già vô gia cư mặc quần áo xốc xếch ở gần Sở Thú.

Ai có vào những tiệm bán xách tay hiệu đắt tiền như Louis Vuitton, Chanel, Hermes... ở Los Angeles th́  sẽ thấy rất nhiều khách hàng là người Nhật và người Hoa. Nếu có một tsunami làm kiệt quệ tài chính của dân Nhật, kinh tế  của Phờ-Răng sẽ phờ râu v́ một nửa số bán của Louis Vuitton, Chanel, Hermes sẽ không bán được v́ dân Nhật không mua.

Trước khi lấy vợ, tất cả ví phụ nữ đối với tôi đều giống nhau v́ tôi chẳng biết hiệu nào là hiệu nào. Nhưng từ ngày lấy vợ đến giờ, tôi được vợ nâng cấp, huấn luyện cho tôi biết hàng nào là hàng xịn, hàng nào là hàng dỏm. Và tôi kinh ngạc khi thấy phụ nữ ở Tokyo, rất nhiều cô c̣n trẻ tuổi, chỉ vào khoảng hai mươi, ai nấy đều mang xách tay hiệu đắt tiền. Nhu cầu đồ hiệu đắt tiền ở Nhật Bản chắc rất cao v́ có nhiều tiệm bán hàng hóa đă dùng rồi (tôi thấy một ông dùng bút hiệu Mont Blanc, giá có thể là $500 dollars):

100 yen là 1 dollar. Ở tiệm bán hàng đă dùng tôi chụp h́nh sau đây, xách tay mầu đen bên phải 119,800 yen, có nghĩa giá là $1,198 dollars.


$1,198 dollars! Quá rẻ, so với hai xách tay hiệu Hermes hàng đầu bên phải. Xem ảnh tiếp để biết giá.

Đang bán sale, xách tay Hermes đỏ này chỉ có 1,298,000 yen . Có nghĩa là $12,980 dollars!

xách tay Hermes này th́ chỉ đắt hơn một tí thôi, 1,398,000 yen. $13,980 dollars!

(c̣n tiếp. Kỳ tới: Kết luận)

 

tiếp tục những nơi tôi nghĩ đáng đi xem ở Tokyo:

9. Đền thờ Yasukuni-Jinja shrine, Chiyoda-ku: Đền thờ này bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Ḥang, với mục đích tưởng niệm tất cả quân nhân chết tranh đấu cho Nhật Bản. Khi Nhật Bản đầu hàng sau Sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ cải tổ hành chính, kinh tế, quân sự của Nhật Bản, phần lớn theo kiểu mẫu của Hoa Kỳ. Ở Mỹ chính quyền và tôn giáo phải được tách rời, do đó Hoa Kỳ ra lệnh Nhật Bản phải chọn Yasukuni Shrine một là cơ sở chính phủ, hai là cơ sở tôn giáo tư nhân. Dân Nhật muốn lựa chọn thứ hai nên Yasukuni Shrine bây giờ là một đền thờ tôn giáo do tư nhân cai quản. Đây là nơi chôn tất cả binh lính chết v́ Nhật Bản hay chống Nhật Bản, do đó đây cũng là nơi vinh danh 14 tướng lănh Nhật Bản bị quân đội Đồng Minh kết tội. V́ thế, mỗi lần có nhân viên cao cấp của chính quyền Nhật Bản đến Yasukuni để tưởng niệm người chết, các nước Á Châu thường phản đối. Tháng 8 vừa rồi khi ba bộ truởng Nhật Bản đến đây để tưởng niệm người đă khuất, Trung Hoa và Đại Hàn đánh công văn kịch lịch phản đối, cho rằng những kẻ gây ra tội ác chiến tranh không thể nào được tưởng niệm.

10. Sensoji Senso-ji Temple, Taito-ku Temple & Nakamise-dori Shopping Street, Taito-ku:

Đền thờ   chùa Phật xưa nhất ở Nhật Bản, xây cất xong vào năm 645. Đền thờ  chùa cao năm tầng kiến trúc tỉ mỉ, mầu mè, và tương đối to lớn, ở Asakusa.

 

Có hơn 200 gian hàng bán đủ mọi thứ dọc theo con đường Nakamise trước Sensoji Temple, rất vui nhộn.

Đây là nơi chúng tôi khám phá ra khi mua cà-rem phải đứng đó ăn cho hết trước khi đi, và đây là nơi chúng tôi ăn sushi vô cùng rẻ, một đĩa hai miếng sushi giá trung b́nh chỉ có $2 dollars 30 cents.

11. Hoàng Cung Imperial Palace, Chiyoda-ku:

Dù đă nghiên cứu ở Mỹ trước khi đi, đây là nơi duy nhất tôi đă không chuẩn bị kỹ càng, và do đó đă không được vào bên trong xem: Du khách muốn xem phải vào trang web của Hoàng Cung xin phép trước. Họ sẽ cho ḿnh biết ngày giờ ḿnh được vào xem (ḿnh có thể chọn ngày giờ muốn xem). Đây là website: http://sankan.kunaicho.go.jp/order/index_EN.html. Khi ở bên Mỹ, tôi định bụng lúc sang Tokyo sẽ vào website xin giấy vào cửa, nhưng khi đến Tokyo xem trang web th́ tôi khám phá ra là không c̣n vé cho tuần tôi ở đó và tuần lễ kế tiếp. Dĩ nhiên là vợ tôi thất vọng, làm mắc dịch tôi phải hát cho nàng bản nhạc này mười lần: "Anh van em, em nói đi. Em nói sẽ không bao giờ buồn..Nếu, nếu hoàng cung ấy ḿnh không được xem....." . Đi metro ra trạm Otemachi.

12. Đài quan sát World Trade Center Tokyo Observatory, Minato-ku:

Tôi đi Paris năm lần, nhưng chưa một lần nào tôi leo lên Tour Eiffel v́ mỗi lần đến   thấy du khách đứng xếp hàng dài thăm thẳm. Tôi không thích xếp hàng nên không thèm xem. Phải trả tiền mà c̣n bị bắt buộc đứng đợi vài tiếng th́ không có tôi. Trái lại ở Tokyo, tôi lên đến ba Observation deck khác nhau. Cả ba đều không phải sắp hàng (có lẽ Tokyo Skytree, tháp cao nhất thế giới phải sắp hàng nếu đến trễ, nhưng chúng tôi đi rất sớm). Trong ba đài quan sát, World Trade  Center Tokyo Observatory là tôi thích nhất v́ rẻ tiền (h́nh như chỉ có 6 dollars), cảnh nh́n thành phố cả biển lẫn đất liền bao quát, nơi xem rộng mênh mông, thiết kế nội thất thật đẹp, và rất ít người xem.  Đi xe điện tuyến Oedo Line hay Asakusa Line, ra trạm Daimon (A09, E20).

Tôi quay một clip video ngắn ở đây:

http://www.youtube.com/watch?v=IAdBWsu_z3c&feature=c4-overview&list=UU4HgKHBPJSc7IixTnLnfqNw

 

Máy bán vé tự động

 

 

 

 

 

 

 

13. Chợ Ameyoko & Ueno Onshi Park, Taito-ku:

Mỗi lần về SàiG̣n, tôi thích đi vào chợ như chợ Bàn Cờ hay Vườn Chuối v́ khung cảnh lạ mắt và ḿnh biết lối sông của dân chúng như thế nào. Khi đến Tokyo, tôi nhất quyết t́m ra một chợ để xem, và chợ Ameyoko đúng là nơi tôi muốn xem. Có gần hai trăm cửa tiệm ở đây, bán hàng hóa, giầy dép, cá thịt, trái cây, thức ăn, tiêu biểu những thứ ḿnh muốn mua sắm trong một chợ.

Đến đây để thấy cái sạch sẽ của người Nhật. Trong chợ không hôi, hàng hóa gói từng bao, ngay cả cá xếp đặt thật ngăn nắp.

Tôi mua một cái dầu cháo quẩy khổng lồ chỉ có $1 dollar rưỡi. Ở California dầu cháo quẩy nhỏ bằng nửa bán 75 cents nên ở Tokyo không đắt, mà lại ngon vô cùng v́ họ chiên tại chỗ cho ḿnh ăn.

Chính ở chợ này mà tôi thấy có một khách sạn chỗ ngủ to hơn quan tài một tí, với giá là $30 dollars một đêm. Tiếng Anh gọi khách sạn loại này là Capsule Hotel.

Chợ Ameyoko ở sát cạnh Ueno Onshi Park, là một trong hai nơi người ta đến xem hoa anh đào nhiều nhất khi đến mùa hoa anh đào. Đi metro ra trạm Ueno (G16, H17), tuyến Ginza Line hay Hibya Line.

14. Giao điểm Shibuya Crossing, Shibuya-ku:

Shibuya là một trong những quận, hay phường của Tokyo, như Shinjuku. Với dân số 210,000 người trong diện tích 15.11 km2, mật độ dân chúng của Shibua là 13,540 người/ 1 km2.  So với mật độ của SàiG̣n ít hơn ba lần rưỡi, chỉ là 3,590 người/ 1 km2, bạn có thể biết đó là lư do tại sao tôi khuyến khích nếu lần đầu tiên đến Tokyo th́ nên ở Shibuya hay Shinjuku (mật độ dân số c̣n nhiều hơn nữa, 17,140 người/1 km2). Có rất nhiều shopping và tiệm ăn ở nơi đây, và giao điểm Shibuya, Shibuya Crossing, ngắm bao nhiêu lâu cũng không chán. Lúc đèn xanh th́ vào giờ cao điểm, cả ngh́n người đi bộ băng qua những góc đường đối diện. Có một tiệm Starbucks ở tầng thứ hai của một building ngay giữa Shibuya Crossing. Vào đây uống cà-phê ngắm thiên hạ đi bộ dưới đường ḿnh sẽ trầm trồ không ngừng.

Đây là một link trên Youtube quay ở Shibuya Crossing:

http://www.youtube.com/watch?v=6NLe4syTWgQ

Đi metro tuyến Ginza Line, Fukutoshin Line, Hanzomon Line, ra trạm Shibuya (Z01, F16, G01). Trạm Shibuya rất lớn, có cả chục lối ra.   

15. Ginza Shoppingdistrict, Chuo-ku:

Đây là nơi shopping đắt tiền, nhà lầu cao lộng lẫy, với bao nhiêu là hiệu "xịn", đẹp hơn con đường Rodeo Drive ở Beverly Hills. Ginza là nơi du khách phải thăm viếng nếu đến Tokyo, dù rằng không thích shopping. 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Tài Ngọc

October 2013

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:


http://www.japan-guide.com/e/e3001.html

http://en.wikipedia.org/wiki/Mode_Gakuen_Cocoon_Tower

http://en.wikipedia.org/wiki/Shibuya,_Tokyo

http://en.wikipedia.org/wiki/Ho_Chi_Minh_City