Li gp thêm bn

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Tuần vừa rồi tôi có dịp gặp lại vài người bạn và cô giáo cũ thời Trung học. Hai cô bạn gái lớp 11 ở SàiG̣n sang đây du lịch. Cô giáo cũ của tôi th́ định cư ở miền Nam California.

DNG_3950_zps8ca69674.jpg

DNG_3953_zps3cf045be.jpg

Trường tôi học ngày xưa là Trung học Đô Thị  Hùng Vương, tọa lạc tại số 124 Hùng Vương.

DSC_6179_zps22042a82.jpg

Tôi biết trường của tôi trước 1975 rất nổi tiếng v́ mỗi lần gặp người khác hỏi: "Ngày xưa anh học trường  ǵ?", và khi nghe tôi trả lời "Hùng Vương", th́ ai nấy cũng ngẩn ṭ te, tưởng là sẽ nghe những tên quen thuộc như  Pétrus Kư, Chu Văn An, Vơ Trường Toản, Lasan Taberd..., nhưng khi nghe "Hùng Vương" th́ ai cũng hỏi đi hỏi lại bao nhiêu lần trường này nằm ở đâu, có gần Ngă Ba Chú Ía hay Bến Xe đ̣ Lục Tỉnh hay không? V́ thế tôi xin nêu rơ địa điểm những địa danh khác mà trường của tôi nằm gần bên để quư vị có thể h́nh dung ra nó nằm ở đâu: Trường Hùng Vương ở quận 5, gần trường Chu Văn An, đối diện xeo xéo bên kia đường là Đại học Y khoa, bây giờ đổi là đại học Y Dược,

DSC_6164_zps9b0cb977.jpg 

sát bên bệnh viện Hồng Bàng, bây giờ đổi tên là Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch.

DSC_6163_zpsefb9503f.jpg

Đại học Y Dược

Bắc Việt sau khi chiếm miền Nam, vào SàiG̣n đổi tên nhiều đường phố, cơ sở. Bệnh viện Hồng Bàng sinh ra dưới ngôi sao xấu nên cũng bị đổi tên sang Phạm Ngọc Thạch, Bộ Trưởng Bộ Y Tế trong chính quyền Cộng Sản trước 1975. Chắc họ nghĩ thời Hồng Bàng làm ǵ có bác sĩ (chỉ có thầy quới nhân chữa trúng gió bằng cách bốc thuốc cho ba cọng cỏ và bốn cây rau dzền), nên họ đổi tên nhà thương Hồng Bàng theo tên một người bác sĩ cho phải phép.

Tôi c̣n nhớ khi mới quen nhau, vợ tôi tưởng tôi ngày xưa ở Bến Tre v́ nàng không biết ở SàiG̣n có trường Hùng Vương. Sau khi biết tôi học trường Hùng Vương, tinh thần nàng sa sút tột độ v́ những tưởng bạn trai Trần Minh khố chuối của ḿnh học ở Chu Văn An hay Pétrus Kư, ai ngờ chàng học trường Hùng Vương ở Bến Tre!  Chỉ sau khi tôi thuyết phục nàng tôi là thợ viết, có kiến thức uyên bác về ca dao Việt Nam, chẳng hạn như :  

        Chồng người bể Sở sông Ngô

Chồng em ngồi bếp rang ngô, cháy quần.

 

hay:

        Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

 

th́ nàng mới nghĩ thôi tạm được, lấy tôi về tôi đọc ca dao cho nàng nghe, học trường Hùng Vương cũng chẳng sao!

Tôi học lớp toàn con trai từ năm lớp 6 đến năm lớp 9, ban chiều. Thưở ấy ở trường tôi con gái học buổi sáng, con trai học buổi chiều. Năm lớp 10 phải chọn ban, ban B học ban chiều, ban A học buổi sáng, biết rằng chọn ban A sẽ được học buổi sáng với con gái nên không cần suy nghĩ, tôi chọn ban A. Lớp 10 và 11 tôi học chung cả trai lẫn gái. Ở lớp 11, lớp cuối cùng tôi đang học dở dang rồi chạy tỵ nạn, bọn con trai chúng tôi chỉ có khoảng 17 đứa, so với chừng 40 cô con gái.

Thưở ấy tôi rất nhát gái nên ít sinh hoạt - không phải ít, mà là hầu như không bao giờ sinh hoạt- với các cô trong lớp. Tôi không đi chơi chung nhóm với trong lớp khi có dịp. Chẳng cô nào đến nhà tôi, có lẽ v́ ai cũng nghĩ tôi là Thằng Gù ở Nhà Thờ Đức Bà, và tôi cũng không đến nhà cô nào, v́ sợ mấy cô cất tiếng oanh vàng th́ tôi chỉ có nhồi máu cơ tim mà chết v́ thương thầm nhớ trộm. Rồi đùng một cái  chạy loạn 30-4-1975, tôi vào trung học Hoa Kỳ, và rồi làm lụng, sinh sống trong xă hội của người Mỹ, cách rời tất cả những ǵ là Việt Nam. Năm ngoái về Việt Nam dự đám cưới là lần đầu tiên tôi gặp lại các cô bạn trong lớp 11 sau 37 năm xa cách. 37 năm sau, chỉ trừ vài người, c̣n th́ tôi hoàn toàn không nhớ những cô bạn ngày xưa học chung với tôi. Tệ hơn nữa, tôi cũng không nhớ Thầy Cô nào đă dậy ḿnh.

Mỗi lần các bạn tổ chức gặp nhau ăn uống ở SàiG̣n, tôi cố tập trung tư tưởng, vận 12 thành công lực ngắm khuôn mặt của từng người để ráng nhớ xem ngày xưa đi học họ ngồi ở bàn nào, thế nhưng bộ óc già nua của tôi cứ phát thanh bài nhạc "Thôi hết rồi người đă xa tôi", và v́ xa nhau trong một thời gian quá dài, tôi không hồi phục được kỷ niệm với những cô bạn học trong lớp.

Cái khổ nỗi là ai cũng c̣n nhớ tôi, nhắc lại cho tôi biết ngày xưa tôi là người... cà-chớn như thế này, tệ hại như thế kia, ít nói chuyện với bạn bè. Tôi phải thanh minh thanh nga bao nhiêu lần là tôi ít nói chuyện với con gái v́ tôi nghĩ rằng tất cả các cô thuộc loại người "em là quyền quư cao sang". Ngay cả một cô giáo, c̣n nhớ rơ tôi ngồi ở hàng ghế nào, nói ngày xưa cô rầu tôi quá v́ tối ngày tôi cúp cua xuống văn pḥng, viện bao nhiêu lư lẽ là đi làm báo.

Tôi có giải thích với tất cả các bạn của tôi là tôi thật t́nh không biết tại sao tôi không c̣n nhớ một kỷ niệm ǵ, Thầy Cô hay bạn học vào lớp 11, năm cuối cùng tôi rời Việt Nam. Óc của tôi như một đoạn phim, và không biết tại sao đoạn phim vào năm lớp 11 th́ lại bị hoàn toàn xóa khỏi trí nhớ tôi không một dấu vết. Tôi không c̣n nhớ ai là ai.

Thỉnh thoảng tin tức ở đây tôi đọc có vài tin liên hệ đến việc mất trí nhớ này: thông thường, sau khi bị đập  đầu, bị tai nạn xe cộ..., người ta mất trí nhớ. Ở Anh quốc vào năm ngoái, bà Kay Delaney sau khi bị ngă đập đầu ở sở, không c̣n nhớ những sự việc xẩy ra hơn hai mươi năm nay mà chỉ nhớ những chuyện xẩy ra trước đó. Cô Taylor Smart, 16 tuổi, sau khi bị đập đầu, không nhớ đến bất cứ việc ǵ từ nhỏ đến lớn, kể cả không biết mẹ ḿnh là ai.  Tám năm trước, bà Leanne Rowe, người Úc, bị đụng xe. Sau khi ra khỏi bệnh viện, bà bỗng dưng nói tiếng Úc với giọng Pháp! (Chuyện  này không tệ bằng một bà người Anh sau khi bị nhức đầu bỗng dưng nói tiếng Anh với giọng Trung Hoa! Bà ta bây giờ chỉ muốn điên lên v́ ghét cái giọng Trung Hoa nói tiếng Anh của ḿnh).

Tôi nghĩ trường hợp của tôi chắc cũng thế. Có lẽ có một lần tôi bị vợ cú đầu nên bây giờ quên hết  khoảng trí nhớ vào năm học lớp 11 nên không c̣n nhớ ai là ai. Tệ hơn nữa, cái phần óc làm tôi mất trí nhớ bây giờ cũng làm cho tôi nói tiếng Anh với giọng người Việt Nam:

- Hế-lô, hao a rờ dzu đít mo-ninh? (Hello, how are you this morning?).

- Ai c̣m-plít-li đông ŕ-mem-bờ hu mai clát mết gườ thơ-tỳ ết dzưa ờ-gô (I completely don't remember who my classmates were thirty eight years ago).    

Trường hợp mất trí nhớ của tôi c̣n đỡ hơn ông này, Lại Văn Sâm, Trưởng ban Biên Tập của Đài truyền h́nh Việt Nam (VTV) ở Đại Hội Liên Hoan Phim Quốc Tế tổ chức vào năm 2010 ở Hà Nội. Mang nhiệm vụ dịch sang tiếng Việt từ tiếng Anh khi tài tử Hồng Kông Ngô Ngạn Tố - Daniel Wu- phát biểu ư kiến,  không biết ông Lại Văn Sâm này có bị cụng đầu hay không mà nói tiếng Anh với giọng Việt Nam quá hay giống tôi, mà lại c̣n dịch hoàn toàn sai bét, người Việt nào hiểu tiếng Anh sẽ khám phá ngay  ông ta chẳng biết tiếng Anh một chữ  nào, vậy mà làm thông dịch viên ở Đại Hội Liên Hoan Phim Quốc Tế! Thế mới biết Việt Nam ta có lắm người tài giỏi siêu phàm, ảo thuật gia đại tài che mắt người khác,  thế giới chẳng bao giờ bắt kịp, như ông Lậm Văn Sai này:   https://www.youtube.com/watch?v=T3Ko3DvW75Y.

Tôi dẫn hai cô bạn của tôi đi xem vài thắng cảnh ở Los Angeles:

Hollywood sign

DNG_2897_zps85e4d36b.jpg

Hollywood reservoir

DNG_2880_zps3dd77cad.jpg

Griffith Observatory

DNG_29374928x3264_zps72b67fe0.jpg

Beverly Hills

DNG_30354928x3264_zps96c5c95a.jpg

Simi Valley

DNG_3116_zps8750a018.jpg

T́nh cờ lần này có một vài cô cũng học Hùng Vương, học dưới tôi một lớp, hẹn gặp nhau ăn uống nên vợ chồng tôi cũng xuống tham dự:

DNG_39304928x3264_zps00c0c8b3.jpg

DNG_3942copy_zpsb940779a.jpg

Gặp lại những bạn cũ Trung học làm tôi nhớ lại bài "Chân T́nh Bạn Cũ" tôi viết 10 năm trước khi vợ tôi bắt liên lạc được với bạn cũ ở Regina Pacis lần đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi chắc chắn cảm tưởng vui mừng của vợ tôi gặp lại bạn học sau mấy mươi năm xa cách cũng không khác ǵ cảm tưởng của tôi. Xin mời các bạn đọc:

-------------------------------------------------

Chân t́nh bạn cũ:

Cách đây đă khá lâu, một tuần báo lớn Hoa Kỳ thống kê một số người đă sống qua thập niên 1960 xem họ c̣n nhớ đang làm ǵ khi nghe tin Tổng Thống John Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 tại thành phố Dallas, Texas. 72% dân chúng trả lời là có. Người th́ nhớ đang gọi điện thoại, người th́ nhớ đang đánh tennis, người th́ nhớ đang ngồi trong tiệm ăn, xem TiVi trực tiếp truyền h́nh đoàn xe Tổng Thống viếng thăm Texas với Thống Đốc John Connally, Jr.. Khi một biến cố trọng đại xẩy ra trong đời sống, phần lớn chúng ta vẫn c̣n nhớ lúc bấy giờ đang làm ǵ. Tôi c̣n nhớ đang trên đường lái xe đến sở th́ nghe tin phi thuyền con thoi Challenger nổ tung vào ngày 28 tháng Giêng năm 1986, chỉ có 73 giây sau khi ống phản lực đẩy phi thuyền từ giàn phóng, giết chết tất cả phi hành đoàn, gồm cả cô Christa McAuliffe, nhà giáo đầu tiên được NASA tuyển chọn bay vào không gian. Tôi c̣n nhớ buổi sáng 11 tháng 9 năm 2001 nghỉ làm một ngày ở nhà th́ người bạn đồng sự gọi điện thoại bảo tôi bật TiVi lên xem quân khủng bố AlQueda dùng máy bay thương mại đâm vào hai ṭa nhà World Trade CenterNew York, giết chết hơn 2800 người.

Biến cố 30 tháng Tư 1975 cũng là một biến cố quan trọng xẩy ra gần 30 năm về trước mà không một người Việt Nam nào có thể quên. Khác hẳn với những biến cố xẩy ra nhanh chóng trong một khoảng thời gian nhất định, t́nh h́nh quân sự lúc bấy giờ thay đổi dồn dập, kéo dài liên tiếp trong mấy tháng trước khi đưa đến cảnh thủ đô Sàig̣n thất thủ. Tôi nhớ trong suốt thời gian ấy, những hôm đi học là những hôm bạn bè đăm chiêu, lo lắng cho nhau, không biết sự thể sẽ biến chuyển như thế nào. Khác với những lứa tuổi của các em tiểu học đang vẫn c̣n ngây thơ vô tư lự, không màng và không biết đến  chuyện ǵ quan trọng sẽ xẩy ra, và khác với những bậc cô chú hay cha mẹ đă có đủ kinh nghiệm đời để có thể chuẩn bị đương đầu đối phó với gian nan sắp đến, chúng tôi, những học sinh cuối cùng năm Trung học, vẫn c̣n nằm trong giai đoạn mộng mơ vừa mới lớn, đùm bọc nhau trong t́nh bạn thân thiện, chia sẻ với nhau những bài hát du dương, những lời thơ t́nh tứ, những chuyện t́nh lăng mạn, những ngày tháng mơ mộng, và những mối t́nh vụng dại. 30 tháng Tư  đến th́nh ĺnh như kẻ trộm, như những giọt mưa làm xáo trộn mặt nước đang phẳng lặng như tờ, như tiếng ễnh ương kêu trong đêm khuya thanh vắng phá vỡ màn đêm tĩnh mịch, như những đám mây đen ở đâu th́nh ĺnh kéo đến che phủ bầu trời mới vừa xanh ngắt. Nó chẳng những đập tan cái nếp sống b́nh thường trong mỗi người trong chúng tôi mà lại c̣n phân tán tất cả thầy cô và bạn học mỗi người một ngả, người đi, kẻ ở, người sống, kẻ mất, người bên này Thái B́nh Dương, kẻ bên kia Đại Tây Dương.

Những năm đầu tiên định cư ở Hoa Kỳ là những năm t́nh trạng tâm lư của tôi hoàn toàn trái ngược. Tuy rằng tôi may mắn rời khỏi Việt Nam cùng gia đ́nh, mỗi lần đi học trong một mái trường xa lạ, bên cạnh những người bạn ngoại quốc mới ngỡ ngàng quen biết, nghe thầy cô giảng bài trong một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của ḿnh, tôi lại chạnh ḷng nhớ đến ngôi trường xưa, bạn học cũ. Bạn của tôi bây giờ ở đâu? Bạn và gia đ́nh vẫn b́nh an vô sự? Bây giờ bạn làm ǵ sinh sống? Bạn có cũng như tôi cắp sách trở lại trường với nửa hồn thương đau không? Bạn có ngồi đâu đó suy nghĩ vẩn về tôi như tôi đang suy nghĩ về bạn không? Tâm trạng bạn có ngổn ngang xáo trộn như tôi không? Có mỗi chiều lâu lâu ra biển nh́n về tuốt tận một chân trời thăm thẳm để khóc lên những giọt nước mắt đau thương nhớ vắng bạn bè?

Một năm, hai năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm..., mỗi năm cứ đến ngày 30 tháng Tư, nó lại làm tôi nhớ đến hoàn cảnh làm cho ḿnh phải xa vắng bạn bè. Mỗi lần nghĩ đến ngày ấy, h́nh ảnh của bao nhiêu bạn trong lớp học lại hiện ra trong trí óc tôi, hoàn toàn không phai nhạt. Tuy rằng tôi đă lặng lẽ phù hợp vào nếp sống mới, hướng dẫn gia đ́nh mới tiến bước một quăng đời mới trên một xứ sở mới, ḷng tôi vẫn không nguôi nhạt nỗi nhớ nhung về những bạn học cũ, nơi ngôi trường thân yêu cũ, ở quê hương cũ một dạo nào.

Tôi đă những tưởng bạn học cũ chỉ c̣n là những ǵ mường tượng trong trí nhớ, thế nhưng một hôm internet đă hoàn toàn thay đổi đời sống của tôi. Qua mạng lưới, tôi nối liên lạc được với một  bạn trong lớp, và dần dần, từ người bạn này, cũng như từ mạng lưới, tôi bắt lại liên lạc được với hầu hết tất cả bạn học xưa. Ngày đầu tiên những bạn sống gần nhau trong cùng thành phố tổ chức một buổi họp mặt, tôi đă thật mừng rỡ khi gặp lại bạn học xưa bằng xương bằng thịt. Cái cảm giác bạn bè bắt tay nhau sau mấy mươi năm xa cách c̣n nồng nàn hơn ngồi gần ḷ sưởi ấm trong những chiều đông lạnh lẽo, c̣n ấm cúng hơn ly cà-phê nóng trong những buổi sáng sương xuống. Tôi ôm chầm từng bạn một mà không muốn bỏ ra, e rằng cảm giác mất bạn vào tháng Tư năm 1975 lại tái diễn. Trong ḷng tôi có một nỗi mừng vô hạn của gia đ́nh có người thân mất tích v́ chiến tranh sau bao nhiêu năm không liên lạc th́ bây giờ được tin người ấy vẫn c̣n sống và trên đường trở về nhà đoàn tụ, như một người cha đau khổ đọa đầy v́ có đứa con hoang đàng bỏ nhà ra đi biền biệt bao nhiêu năm tháng, bỗng một ngày nó xuất hiện trước cửa xin lỗi về hành động đă làm và xin cha tha thứ cho nó được trở về nhà. Trí năo của tôi sau khi nh́n từng bạn một, quan sát vóc dáng, cử chỉ, hành động, tiếng cười nói của mỗi bạn, bèn vội mang cái máy chiếu phim cất giấu trong tiềm thức ra, bắt đầu ngược thời gian hai mươi mấy năm về trước, chiếu cho tôi xem những kỷ niệm tôi đă giao tiếp với người bạn đó trong lúc c̣n đi học như thế nào. Tôi có cảm tưởng như xem một phim kiếm hiệp, một lăo tiền bối lấy ra một bửu bối cấu tạo bằng nhiều mảnh, phân chia mỗi mảnh cho mỗi đệ tử, rồi mỗi người đi mỗi ngă, hẹn gặp nhau 30 năm sau. 30 năm đă qua, các đệ tử từ tứ phương họp nhau lại, mỗi người rút ra một phần mảnh đó để ráp lại cái bửu bối thành nguyên vẹn. Mỗi một người, mỗi một câu chuyện mà các bạn kể lại thời đi học như những mảnh bửu bối, như những miếng puzzles nho nhỏ được trí năo tôi ráp nối trở lại thành một bức ảnh nguyên vẹn năm xưa. Cái kỷ niệm êm đềm của tuổi mới lớn ở Trung học, cái tuổi thơ mộng nhất của một đời người, dần dần ghép nối lại thành một tấm ảnh rất là rơ, một bức ảnh tôi tưởng sẽ không bao giờ t́m lại được. Không những tôi đă thành công trong việc phục hồi tấm ảnh xưa kia ấy, mà bây giờ tôi c̣n nhận thức được giá trị vô giá của t́nh cảm chân thật bạn bè hai mươi mấy năm sau mang đến cho tôi.

Để bù lại hơn một phần tư thế kỷ mất liên lạc, chúng tôi thỉnh thoảng tổ chức gặp nhau, luân phiên hết tại nhà người này rồi đến nhà người khác. Mỗi lần gặp là mỗi lần t́nh bạn xưa cũ lại tăng trưởng, chuyện cũ thời đi học không biết ở đâu khui ra hoài vẫn không hết đề tài để nói. Có một lần, đứa con gái lớn hỏi tôi tại sao đối với bạn học cũ, tôi liên lạc và giao thiệp thân mật hơn là bạn trong sở hay bạn láng giềng? Câu hỏi bất chợt làm tôi phải khựng vài giây phút để suy nghĩ cho câu trả lời. Bạn láng giềng không gặp nhau cả ngày trong bao nhiêu năm như  bạn chung trường. Bạn đồng sự tuy gặp nhau mỗi ngày, nhưng ngoài vài lời xă giao chào hỏi, mọi người ai nấy chú trọng đến công việc của ḿnh làm. Bạn trong sở và láng giềng đều quen biết trong giai đoạn trưởng thành, khi mọi người đều có những chuyện riêng tư trong đời sống phải đối phó và lo nghĩ. Trái lại, bạn Trung học quen nhau khi c̣n trong lứa tuổi học tṛ, chưa phải lo lắng đi t́m miếng ăn nuôi thân, chưa nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của chiến tranh sẽ trực tiếp hay gián tiếp xẩy đến cho ḿnh, chưa phải lăn lộn trong đời sống để học hỏi những tính nết xấu xa như tham lam, bất lương, ganh tị, đ̣i hỏi, kiểu cách, khoe khoang...Ai nấy cũng c̣n sống trong một thế giới mộng mơ, h́nh dung ra một thế giới đẹp đẽ đầy mơ mộng đang chờ đợi ḿnh khi khôn lớn. Đầu óc mọi người tuy không c̣n non nớt, nhưng cũng không là điêu luyện trong việc trá h́nh, nên những t́nh cảm giận hờn hay vui mừng đều là những t́nh cảm chân thật bộc lộ không tính toán.

Biến cố 30 tháng Tư bây giờ không c̣n làm tôi nhớ lại nhiều những kỷ niệm xưa khi c̣n đi học v́ tôi đă bắt liên lạc được với đa số bạn học thân thuộc cũ. H́nh ảnh bạn bè bằng xương bằng thịt hiện tại trong trí năo tôi đang xóa dần những h́nh ảnh lu mờ của chúng tôi thời c̣n đi học. Thay vào đó, tôi nhớ rất rơ ba năm trước đây, khi chưa liên lạc được với một người bạn học cũ nào,  vào một buổi chiều mùa Xuân đang ngồi đọc sách trong pḥng khách th́ nhà có chuông điện thoại reo. Nhắc máy nghe lên, bên kia là tiếng của một người muốn nói chuyện với tôi: người ấy là người bạn Trung học đầu tiên tôi nói chuyện sau hai mươi mấy năm xa cách.

IMG_4150_zpsd3fdf3d3.jpg 

DSC_8214_zpseb8b16b6.jpg

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

July 2013

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.dailymail.co.uk/news/article-2185403/The-woman-lost-20-years-memory-believes-1990s.html

http://www.dailymail.co.uk/health/article-1389936/Taylor-Smart-loses-entire-memory-minor-bump-head.html

http://www.cnn.com/2013/06/20/world/australia-car-crash-new-french-accent