Thư điu trn

ca nhc sĩ Đăng Khánh

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Hơn một tuần trước đây, một anh bạn gửi chuyển tiếp cho tôi email của một người nặc danh, kư tên là ”Người Yêu Âm Nhạc”. Lá thư này cáo buộc nhạc sĩ Đăng Khánh đă đạo nhạc bài Cái Trống Cơm, tiếng Anh dịch ra là Drum of Love,  của Phạm Duy trong một buổi tŕnh diễn nhạc (Recital) của sinh viên Mỹ tại Houston. Sau đó người này đă dùng lời lẽ không tốt để kết tội cho hành động “đạo chích nhạc” của nhạc sĩ Đăng Khánh. Một điều thú vị trong lá thư là người này đă trích ra một phần bài viết của tôi ghi lại hôm tôi đi xem nhạc Đăng Khánh “SàiG̣n Buồn Cho Riêng Ai”, cùng với vài trích dẫn của báo chí và người khác, với mục đích  cho độc giả tham khảo. Tôi hoàn toàn không biết người này  ai, và hơi ngạc nhiên là bài viết của tôi được đề cập, v́ nó không ăn nhập cái giải dzút ǵ đến đề tài.

Lời nói ra không bao giờ lấy lại được, bút sa gà chết. Trong thời đại Internet như thế này, người viết lời cáo buộc đó rất dễ dàng bỏ ra vài giây đồng hồ t́m địa chỉ email rồi hỏi nhạc sĩ Đăng Khánh chuyện hư thực. Thế nhưng không, thay vào đó, người này tung  bức thư cáo buộc nhạc sĩ Đăng Khánh không kiểm chứng ra Internet, và lại không dám dùng tên thật của ḿnh, núp sau một tên nặc danh.

Nhạc sĩ Đăng Khánh hai ngày trước viết trả lời lá thư này, tŕnh bày sự thật tỏ tường khác hẳn 180 độ  lá thư nặc danh về bài Cái Trống Cơm – Drum Of Love.

Trên nguyên tắc, chúng ta nên cho những lá thư nặc danh và những lời cáo buộc vô kiểm chứng như thế này vào Sở Rác Đô Thành, v́ uy tín của nó c̣n thua xa giá trị 1 đồng tiền bác Hồ (hối xuất hiện thời: 1 dollar  US = 20,915 đồng VN), thế nhưng e rằng có người đọc lá thư nặc danh đó không biết hư thực ra sao, và v́ bài viết của tôi đă được trích dẫn, tôi xin mời độc giả vào link này để đọc thư trả lời của nhạc sĩ Đăng Khánh (tôi copy lại ở dưới đây, nếu ai không vào được link):

http://dangkhanhmusics.com/

 

PS: Tôi cố t́nh không post nguyên bản email cáo buộc v́ tôi không muốn truyền bá hành động không quân tử của những người này.

---------------------------------------------------------------------------------------

Trả Lời Cáo-Buộc “Đăng Khánh Đạo Nhạc?”

Trước hết tôi xin cám ơn các anh chị đă forward cho tôi cái email với tựa-đề “Đăng Khánh Đạo Nhạc?”

Tôi nhận thấy đây là một sự vu-khống ác độc và có chủ-đích. Tôi không đến nỗi ngu-xuẩn để lấy một bản dân-ca Việt Nam nổi tiếng mà cả nước ai cũng biết để nhận làm tác-phẩm của ḿnh. Thật sự nếu ai muốn hiểu rơ vấn-đề trên có thể t́m gặp bà Dr. Warwick, Chaiman của HCC Music Department th́ sẽ rơ, hay có thể gặp chính tôi để kiểm-chứng trước khi viết một email như thế.

Thưa quư anh chị và các bạn,

Trên nguyên-tắc tôi không muốn trả lời những loại email này làm ǵ, nhưng trong trường-hợp đặc-biệt này tôi sẽ có lỗi và phụ ḷng các bạn và thính-giả yêu nhạc của tôi nếu không viết bài tâm-t́nh này.

Tôi bắt đầu sáng-tác ca-khúc từ năm 1966, với ca-khúc đầu tay “Tiễn Em Chiều Mưa”, và vẫn tiếp-tục học nhạc và sáng-tác cho đến ngày hôm nay, và nhạc-phẩm mới nhất là bài “Sài-G̣n Buồn Cho Riêng Ai?” mới được tŕnh-diễn và thu băng đầu năm 2013.

Song-song với việc đi học và hành-nghề chuyên-môn, âm-nhạc là niềm đam-mê từ nhỏ của tôi, khởi đi từ những năm 60 với banjo, guitar, piano tại Sài-G̣n cho đến khi sang Mỹ sau khi tốt-nghiệp bác-sĩ nha-khoa (DMD) và hành-nghề tại Houston từ năm 1980. Cái nghiệp âm-nhạc lúc nào vẫn tiếp-tục đeo đuổi và năm 2000 tôi quyết-định thi vào trường nhạc (Moores School of Music – University of Houston) và trở thành một Student Composer của Department of Theory and Composition, Moores School of Music.

moores

600652_323949754353977_109858213_n

Trước cửa nhạc-viện Moores, University of Houston.

sh-img-houston-4

Trước buổi tŕnh-diễn tại Opéra House, Moores School of Music.

Là một sinh-viên của bộ-môn Composition, công-việc và assignment hàng ngày bao gồm việc viết hoà-âm, phối-khí, làm phần đệm cho melody (có thể là một ca-khúc). Như chúng ta đều biết, hoà-âm có muôn màu muôn sắc, nên có vô-vàn cách làm phần đệm cho cùng một giai-điệu. Yêu-cầu của lớp Composition là sáng-tác hoà-âm cho một giai-điệu tuỳ chọn, không nhất-thiết mới hay cũ, bất-kể của ḿnh hay của người khác.

Đây là hai compositions làm thí-dụ:

Viết phần đệm piano cho ca-khúc phổ từ bài thơ của William Wordsworth (1770-1850).
Composition Project 2002
Composition cho violin và piano:
Composition Project 2003
Như đă có lần tôi viết khi được phỏng-vấn trên dutule.com: “Âm-nhạc là một cuộc trường-chinh không bao giờ có đoạn kết, và mơ-ước lớn nhất của người học nhạc là tự ḿnh viết hoà-âm phối-khí cho giai-điệu của chính ḿnh.” V́ vậy tôi rất phục hai soạn-nhạc-gia Cung Tiến và Lê Văn Khoa đă bỏ cả đời để thực-hiện mơ-ước này của các ông, và chính tôi cũng đang dốc ḷng học-hỏi để đi đến mục-tiêu ấy.

Một người bạn bên trường Moores giới-thiệu một giáo-sư giảng dạy hoà-âm rất giỏi là Dr. Warwick là Chairman of Music của HCC. Là người say mê t́m-ṭi, tôi đă t́m đến thụ-giáo Dr. Warwick một semester (3 tháng) để xem có học được ǵ mới lạ về hoà-âm hay không. Tôi không t́m đến Dr. Warwick để tập học sáng-tác ca-khúc như một số học-viên khác.

Tôi đă chọn một project viết phần đệm cello và piano cho chính melody của tôi là bài “Biển Sầu Mênh-Mông” (một melody tôi viết năm 2005) mà Dr. Warwick và tôi đều rất thích. Bài này đă được tŕnh-diễn trong recital cuối semester đó. Bên dưới là bản composition cho ca-khúc “Biển Sầu Mênh-Mông”, gồm 6 trang cho mỗi nhạc-cụ, xin đính kèm các trang đầu tiên.

bsmm1

bsmm2

(Phân-phổ piano)

bsmm3

(Phân-phổ cello)

Dr. Warwick đang nghiên-cứu về folk music của các nước trên thế-giới và hỏi tôi về Vietnamese folk songs. Tôi có cuốn sách nhạc “Dân-Ca – Folk Songs – Chants Populaires”của nhạc-sĩ Phạm Duy. Tôi quyết-định chọn bài “Trống Cơm”, một bài dân-ca rất thịnh-hành của Việt Nam ḿnh (mà nhạc-sĩ Duy Cường viết hoà-âm cho piano) để giới-thiệu và analyze về dân-ca Việt Nam với Dr. Warwick.Tôi lại chịu khó lên internet t́m một audio clip của bài “Trống Cơm” cho bà nghe và hiểu về folk music của Việt Nam ḿnh.

Bài “Trống Cơm” được nhạc-sĩ Phạm Duy dịch ra tiếng Anh là “Drum of Love” và tiếng Pháp là “Tambour D’amour” (chứ không phải tôi dịch). Tôi không hề là tác-giả bài “Trống Cơm”, hay “Drum of Love”, v́ đây là một bài dân-ca của dân-tộc Việt Nam (không của riêng ai cả).

Drum Of Love
Từ trước tới nay trong mục “Nhạc Đăng Khánh” trên website dangkhanhmusics.com không hề có bài nào tên “Trống Cơm” hay “Drum of Love” cả.

Sau một semester duy-nhất đó tại HCC với Dr. Warwick, tôi không có dịp trở lại gặp bà nữa. Hôm recital tôi có mặt với project “Biển Sầu Mênh-Mông” của tôi. C̣n bài dân-ca “Drum of Love” và những project khác đă được sử-dụng như thế nào tôi không hề biết. Hôm recital tôi c̣n nhớ có gặp một cặp vợ chồng Việt Nam nữa cũng đến dự. Người này là một người bạn chung trong y-giới Houston. Không biết đây có phải là bạn của người viết email này hay không?

Thật tiếc rằng với tất cả những phương-tiện để liên-lạc trong thời buổi hiện-đại này, người viết email đă không hề email, hoặc phone, để xác-thực những thông-tin trước khi luân-chuyển rộng-răi email của ông đến mọi người. Việc làm của người viết email thật độc-ác và có chủ-đích.

Thưa các anh chị, suốt cuộc đời tôi đă cố gắng sống với quan-điểm là: nếu phải chia quả cam làm hai nửa không đều nhau, tôi sẽ tḥ tay ra trước và lấy nửa nhỏ về cho ḿnh. Phải chăng các bạn của tôi (thi-sĩ Du Tử Lê, Việt Báo, Người Việt.com, SaigonOcean.com, Nguyễn Tài Ngọc, v.v.) đă ưu-ái đẩy vào tay tôi những nửa quả cam lớn hơn mà gây ra “sự-cố” này? (quư-vị có thể đọc thêm các bài viết đó tại đâyđây.) Ngoài ra, tôi vẫn nghĩ rằng giá-trị của một con người trong xă-hội là do xă-hội ấy định đặt, không phải cứ tự phong mà có được.

Sau hết tôi thành-thật xin lỗi v́ đă làm mất th́-giờ của quư anh chị và các bạn.

Đăng Khánh.
Bác-sĩ nha-khoa Nguyễn Nhật Thăng (DMD).