Xem hoa anh đào

Washington D.C., April 2013

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Sau New York City và Las Vegas, National Mall và Memorial Parks ở Washington DC là nơi du khách đến viếng thăm nhiều thứ ba ở nước Mỹ. National Mall và Memorial Parks là nơi quy tụ nhiều bảo tàng viện của Viện Smithsonian như National Air & Space Museum, Natural History Museum, Freer Gallery... và đài tưởng niệm Lincoln Memorial,

Washington Monument, là tháp obelisk cao nhất thế giới, 169 mét. Tôi không biết dịch chữ obelisk tiếng Việt là ǵ nên tra tự điển Google Translator. Nó dịch là: cây giống h́nh tiêm bi. Tiêm bi là cái quái ǵ, bảo đảm chẳng ai hiểu nên xin giải thích: Obelisk là tháp có bốn mặt, càng lên cao càng nhỏ, trên đỉnh có chóp nhọn như kim tự tháp.

World War II Memorial,

 

Vietnam Veterans Memorial,

Korean War Veterans Memorial.

Năm 1829, một khoa học gia người Anh tên James Smithson để lại di chúc tặng cả gia tài cho chính phủ Hoa Kỳ lập ra một viện tên là Smithsonian Institution với mục đích bành trướng kiến thức nhân loại. Chính phủ Hoa Kỳ khởi đầu dùng số tiền đó để thiết lập các viện bảo tàng và rồi hàng năm cung ứng tài trợ cho Viện Smithsonian điều hành. Đây là lư do tại sao du khách đến xem những viện bảo tàng của chính phủ ở thủ đô Washington DC hoàn toàn miễn phí (Ngân sách quốc gia tài trợ cho Smithsonian vào năm 2012 là 860 triệu dollars).

Hài cốt của ông James Smithson ở Smithsonian Institution Castle

Smithsonian Institution Castle

Anh nào bị bồ bỏ hay bị vợ xài xể buồn đời không muốn gặp một ai, xa lánh trần gian th́ đừng chọn đi đến khu Tidal Basin phía Nam của National Mall ở Washington DC vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, v́ nơi đây mỗi năm hơn triệu du khách đến xem hoa anh đào nở. Tôi th́ vào t́nh trạng ngược lại: không dẫn vợ đi xem hoa anh đào th́ sẽ bị vợ bỏ, ở ế muôn đời, phải về Việt Nam lấy vợ khác  nên cuối tháng 3 năm nay chúng tôi đi Washington DC.

Một phương tiện du ngoạn có người hướng dẫn rất thông dụng: Segway. Họ dậy cho ḿnh cách sử dụng (rất dễ, học trong tích tắc) rồi cả nhóm chạy theo người hướng dẫn. Giá $65 dollars cho tour hai giờ đồng hồ (không đi vùng Tidal Basin xem hoa anh đào). Dùng Segway đỡ tốn mồ hôi hột v́ vợ chồng tôi đi bộ cả ngày khoảng 15 cây số, tối về khách sạn mệt bở hơi tai,lăn đùng ra ngủ suốt đêm không biết trời trăng hay giờ Tí Canh Ba là ǵ)

Tháng Giêng năm ngoái tôi đă đi Washington DC, đă viết và chụp h́nh nơi nào đi xem, nên người nào đi thủ đô nước Mỹ lần đầu tiên th́ xin vào Saigonocean.com đọc lại bài đó.

Người Việt đi du ngoạn Washington DC có cái lợi là ở sát bên, tiểu bang Virgina có thành phố Falls Church và Fairfax là nơi quy tụ các hàng quán Việt Nam. Theo US Census 2010, cả tiểu bang Virginia có 53,529 người Việt (so với California có 581,946 người và Texas có 210,913 người), thế mà hơn một nửa, 28,770 người, ở Fairfax County.

 

Số hàng quán người Việt ở đây nghèo nàn so với miền Nam California. Khu thương mại Eden Center mở từ năm 1984 vẫn c̣n là nơi thu hút khách Việt Nam đông nhất ở đây. Hai lá cờ Hoa Kỳ và cờ vàng ba sọc đỏ ở giữa băi đậu xe tung bay trước gió cho thấy tấm ḷng tưởng nhớ chính thể Việt Nam Cộng Ḥa của cộng đồng người Việt ở hải ngoại không bao giờ phai nhạt.

 

Vào ngày thứ hai của chuyến đi, thay v́ ăn ở khu Eden, tôi t́m trên Internet tiệm phở 75, số 3103 Graham Road ở Falls Church.  Qua trang web Yelp, khách hàng đă đến đây cho điểm bốn sao (tối đa là năm sao), nên chúng tôi đến ăn thử. Kế bên là một tiệm bán bánh ḿ và đủ thứ thức ăn chơi hầm bà lằng, tha hồ cho du khách mua thức ăn Việt Nam mang về khách sạn nhâm nhi vào buổi tối.  

 

Hàng chữ kẻ trên tường "Chỉ nhận tiền mặt" báo hiệu đây là một tiệm phở b́nh dân. Không có bàn tṛn mà chỉ có những bàn chữ nhật kề sát bên nhau như trong lớp học. Có vài bàn vuông nhỏ cho khách hai người, bốn người. Trong tiệm tiếng nói chuyện ồn ào, khách ngồi người này sát người kia, bảo đảm đây không phải là nhà hàng dẫn bồ đến ăn một buổi dinner romantic (vợ chồng lấy nhau quá lâu, romantic là một cái ǵ đă xẩy ra vài tỷ năm ánh sáng trong quá khứ nên đến đây ăn th́ không sao). Một tô phở lớn ở đây bán $7.50 dollars, tô nhỏ $6.50 dollars.

 

Có lẽ tiệm phở này bán rẻ nhất ở khu vực người Việt ở đây. Nhưng rẻ cho mấy cũng không bằng California. Tiệm Phở Số Một ở Simi Valley khu tôi ở tô lớn giá $6.50. Vào dịp Tết, tôi xuống Santa Ana ăn phở. Có quá nhiều tiệm ăn nên các cửa hàng cạnh tranh bán giá khuyến măi. Tôi ăn một tô phở giá rẻ 50%, chỉ có $4 dollars.

 

Tôi vẫn c̣n nhớ ăn tô phở $13 dollars ở Úc vào tháng 4 vừa rồi. Ở Paris th́ giá cũng  "trop cher". Ở SàiG̣n vào nhà hàng có máy lạnh, hơi khoảng khoát, tô phở tính ra cũng vào khoảng $4 dollars. Tóm lại, thức ăn ở Mỹ quá rẻ so với những nước khác.  

 

Một người đến Washington DC lần đầu tiên nếu có ấn tượng con đường to lớn vĩ đại đầy cây cối với các kiến trúc chính yếu nằm trên một đường thẳng có thể trông thấy nhau: Quốc Hội, Washington Monument, Lincoln Memorial nằm trên một đường thẳng dài hai miles (3.2 km) với đường cỏ xanh ở giữa, không khác nào như ở Paris từ Louvre nh́n tuốt xa  chân trời là l'Arc De Triomphe với Place De La Concorde và Jardin Des Tuiléries ở giữa, th́ nhận định của họ không sai lầm: Một kiến trúc sư người Pháp, Pierre Charles l'Enfant, vẽ kiểu thành phố Washington DC theo lời yêu cầu của George Washington.

Không như Paris, chính phủ Pháp muốn bảo tồn những ṭa nhà xưa cũ nên không cho xây cất kiến trúc mới trong thành phố để bảo tồn nét quư phái của một thành phố tráng lệ xưa kia, Washington DC trái lại giống như London, building cũ mới ḥa hợp lẫn với nhau. Nhưng cho dù cũ hay mới, cả hai đều được duy tŕ và tân trang nên trông đẹp mắt. Chỉ trừ một điểm ở Paris tiệm ăn ngoài đường khắp nơi, Washington DC ít thấy, c̣n ngoài ra những ǵ Paris có th́ Washington DC cũng có: building kiến trúc cổ xưa, vài chỗ c̣n đường lát gạch,

xe điện ngầm, cao ốc apartment,

dân dẫn chó đi dạo ngoài đường, và tượng khắc mọi nơi (Tôi thích tượng bên Pháp hơn, v́ tượng ở bên đó trần như nhộng nhan nhăn đủ chỗ, trong khi tượng ở Washington DC th́ mặc quần áo hẳn ḥi, e rằng công xúc tu sĩ).

Tôi xin đề cập vài nơi mà bài trước tôi không viết đến:

Foxhall Village (tọa lạc tại tam giác Reservoir Road, Foxhall Road, 44th Street, gần Georgetown): Đây là một khu nhà với kiến trúc Tudor của Anh Quốc. Tên Foxhall là từ một người Anh giầu có làm chủ một xưởng chế tạo súng cà-nông, bạn của Tổng Thống Thomas Jefferson ngày xưa ở đây. Tên ông ta là Henry Foxall nhưng theo thời gian người ta thêm chữ "h" vào Foxall.

Georgetown: Tôi đă viết về Georgetown, nhưng v́ Foxhall Village gần đây và Georgetown vui nhộn nên xin đề cập một lần nữa: Ai có muốn xem cảnh sinh hoạt người qua lại tấp nập, ăn uống hay shopping cả ngày đêm th́ đến đây (đường M). Một trong lư do tấp nập v́ Georgetown University nằm kế bên, sinh viên ra khu này mua sắm.

 

Bánh của Mỹ không thể nào ngon bằng của Pháp thế nhưng tiệm Georgetown Cup Cake này nổi tiếng. Năm ngoái tôi đến đây vào lúc 10 giờ đêm, người ta đứng xếp hàng dài dằng dặc đợi mua. Lần này tôi đến vào lúc 4 giờ trưa, đuôi hàng khách đợi vẫn dài.

National Museum of Natural History: Tôi đă xem American Museum of Natural History ở New York và  Field Museum ở Chicago, một trong những viện bảo tàng lớn nhất và đặc sắc nhất thế giới nên đi xem viện bảo tàng nào khác cũng không thể nào so sánh bằng, kể cả National Musem of Natural History ở Washington DC. Thế nhưng viện bảo tàng này có một thứ mà không nơi nào trên thế giới có: viên kim cương Hope Diamond.

Hope diamond (Le Bijou du Roi, The King's Jewel): một bảo vật trong bảo tàng nhiều người xem nhất thế giới, với số ước lượng hơn trăm triệu du khách đến xem ở Viện Bảo Tàng Smithsonian từ năm 1958. Cân nặng  45.52 carat, mầu xanh dương, nó chỉ là viên kim cương đắt thứ tư trên thế giới (trị giá đương thời là 350 triệu dollars), nhưng nó là viên kim cương nổi tiếng nhất. Người ta khai thác nó vào thế kỷ thứ 17 ở Ấn Độ, lúc ban đầu nó to đến 115 carat. Sau nhiều lần cắt lại cho đẹp và đổi chủ, từ thương gia Pháp đến vua Louis Thứ 14,15, 16, bị trộm cướp mất, thương gia Anh (người có tên họ là Hope, v́ thế nó có tên là Hope Diamond), vua Anh George Thứ Tư , nhiều thương gia Anh, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Mỹ.., và rồi cuối cùng nó đến tay thương gia Harry Winston ở New York. Winston tặng cho Viện Smithsonian vào năm 1958.

Ngoài lư do nó nổi tiếng v́ vua chúa từng làm chủ nó, Hope Diamond nổi tiếng v́ người ta tin nó mang theo một lời nguyền mà ai làm chủ nó sẽ bị tai nạn hiểm nghèo xẩy đến: vua Louis và Marie Antoinette bị chém đầu, cả chục người từng làm chủ nó bị giết chết, tự tử, khánh tận, treo cổ, hoặc chết trong sự nghèo túng.

Tôi không tin chuyện nhảm nhí nhưng có quá nhiều người bu quanh cái lồng kính của viên Hope Diamond để xem. Thời đại hiện đại nên ai cũng có camera, iPhone, iPad, tranh nhau chụp h́nh. Tôi tranh giành với đám đông, len lỏi vào chỉ vừa đủ vài giây chụp chớp nhoáng vài pose rồi rút ra liền. Ở thêm vài giây nữa bảo đảm tôi sẽ chết v́ ngửi mùi hôi nách của du khách, đúng  như lời nguyền của viên kim cương Hope Diamond.

Nh́n viên kim cương này tôi nhớ  ngày xưa khi lấy nhau nghèo rớt mồng tơi tôi chỉ bỏ ra $600 mua chiếc nhẫn hột xoàn cho vợ tôi với lời hứa là sau này ăn nên làm ra, tôi sẽ mua cho nàng một chiếc nhẫn to hơn thay thế. Gần 30 năm lấy nhau,nàng vẫn trông chờ mỏi con mắt lời hứa của tôi được thực hiện. Thỉnh thoảng khi đi dự tiệc tùng, thấy những cô khác mang nhẫn hột xoàn to bằng viên xí mụi, bả vai lệch hẳn qua một bên v́ sức nặng của viên kim cương, nàng nhắc nhở lại lời hứa chắc như răng sâu sắp bị lung lay của tôi dạo nào là tôi sẽ mua cho nàng một nhẫn hột xoàn to hơn.

 

Nhân cơ hội cả hai xem chiếc Hope diamond, tôi nói với nàng ư định của tôi lúc nào cũng không thay đổi, thế nhưng đôi lúc ḿnh phải cân nhắc xem việc làm hay lời nói của ḿnh có đúng hay không. Tôi đă định mua cho nàng một cái nhẫn mấy chục carat lâu lắm rồi, nhưng mua làm ǵ nếu có chiếc nhẫn  to, chủ nhân sẽ bị lời nguyền ngủm củ tỏi sớm? Chết rồi mang nhẫn theo có được đâu? mà cho dù có mang theo được, thiên đàng không có đám cưới, không có party, không có night club, có mang theo nhẫn th́ cũng chẳng có dịp phô trương  cho người khác thấy. Thành ra thà là dùng tiền đi du lịch đó đây mở mang trí tuệ c̣n hơn là có hai bắp thịt chuột tay không đều bên to bên nhỏ v́ sức nặng một bên của chiếc nhẫn hột xoàn.

 

Lần này đi Washington DC mục đích chính của chúng tôi là để xem hoa anh đào (cherry blossom). Cây hoa anh đào là của Nhật, và những cây ở Washington DC cũng từ của Nhật mà ra.

Vào năm 1885, ELiza Ruhamad Scidmore, một hội viên của National Geographic Society, sau khi đi Nhật Bản vào mùa hoa anh đào, về lại Mỹ yêu cầu chính phủ trồng cây này dọc theo bờ sông Potomac. Trong 24 năm trời, không ai chịu nghe theo lời thỉnh cầu của bà ta.

 

Năm 1909, Scidmore quyết định xin tiền tư nhân nhập cảng cây hoa anh đào, mua trồng tặng cho chính phủ Hoa Kỳ. Scidmore viết cho bà Helen Herron Taft, Phu nhân của Tân Tổng Thống mới đắc cử Howard Taft về ư định của ḿnh.

 

Hai ngày sau, Phu nhân Tổng Thống trả lời:

 

“Cám ơn bà đă đề nghị trồng cây hoa anh đào ở thủ đô. Tôi đă liên lạc với các giới  chức thẩm quyền và họ đă hứa với tôi sẽ tiến hành công việc, thế nhưng tôi nghĩ tốt hơn là trồng một dăy dọc theo đại lộ v́ dọc theo bờ sông vẫn c̣n là đất mới không trồng trọt được. Trồng dọc theo bờ sông, hoa phản chiếu mặt nước th́ dĩ nhiên đẹp hơn rồi, nhưng nếu trồng trên  một hàng dài của đại lộ th́ cũng đẹp lắm, bà nghĩ thế nào?”

 

May mắn sao lúc bấy giờ ông Midzuno, lănh sự cố vấn cho New Yorck City và Jokichi Takamine, một khoa học gia người Nhật cũng t́nh cờ có mặt ở Washington. Khi nghe chuyện này, hai người nói với bà Helen Taft là thành phố Tokyo sẽ tặng Washington DC hai ngh́n cây hoa anh đào.

 

Ngày 6-Tháng 1-1910, khi hai ngh́n cây hoa anh đào chuyên chở đến Washington th́ người ta khám phá cây bị sâu ăn. Tổng Thống Taft quyết định đốt hết tất cả. Bộ Trưởng  Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ Philander C. Knox viết thư cho Nhật Bản xin lỗi phải thiêu hủy cây hoa anh đào Nhật Bản đă tặng. Khám phá ra cây có sâu, Takamine quyết định gửi thêm lần thứ hai 3,200 cây hoa anh đào mới khác.

 

Ngày 27-3-1912, cùng với vợ của Đại sứ Nhật Bản, Phu nhân Tổng Thống bà Helen Taft trồng cây hoa anh đào đầu tiên ở phía Bắc của Tidal Basin ở Công viên West Potomac. Sau đó từ năm 1913 cho đến năm 1920, dần dần thành phố trồng hết những cây hoa anh đào Nhật Bản tặng cho Hoa Kỳ, ṿng ṿng khu Tidal Basin.

 

Hoa anh đào mỗi năm chỉ nở một lần vào mùa Xuân. Không ai biết đích xác ngày hoa nở v́ c̣n tùy thuộc vào thời tiết, nhưng trung b́nh th́ vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4.  Vào xem hai trang web này  họ sẽ đoán ngày nở, nếu cần biết trước ngày để mua vé máy bay:

 

http://www.nationalcherryblossomfestival.org/about/bloom-watch/

http://havecamerawilltravel.com/washington-photos/cherry-blossom-watch-2013

 

 

Tôi xin nhấn mạnh là không ai có thể biết đích xác ngày hoa nở, họ chỉ ước đoán dựa theo ngày hoa nở vào những năm về trước. Ai sợ khi đến chỉ thấy nụ, tốn tiền mua vé máy bay, khách sạn th́ tôi đề nghị đến hỏi Bà Lang Trọc hay Thầy Ba Lĩnh Quái, hoặc Chiêm Tinh Gia Xẹc-T́nh-Phô-Nôn mới ở bên Lèo về. Những người này đầy dẫy ở Santa Ana, họ quảng cáo trên báo biết đích xác chuyện xẩy ra trong tương lai (Thầy Ba Lĩnh Quái đoán ngay chóc ngày bị vợ bỏ). Nhất định họ sẽ tiên tri đúng trúng phóc ngày  hoa nở (không đúng miễn trả tiền lại, chứ không phải khỏi phải trả tiền).

 

Cả triệu người đến xem hoa nở nên cần phải hoạch định chương tŕnh khi lái xe vào Washington DC để xem. Nếu một người  đến từ Washington Dulles Airport, hay từ phía Virginia, th́ chỉ có ba con cầu duy nhất: Freeway 66 (Highway 50),  Freeway 395, Arlington Memorial Bridge bắc ngang sông Potomac để vào Washington DC. Sau 9 giờ sáng là hai con cầu này chật cứng, ai có quen với Obama th́ Obama cũng chẳng làm ǵ được v́ đường trở thành băi đậu xe. Tốt nhất là đậu xe ở một trạm Metro rồi đi xe điện ngầm vào. C̣n ai vẫn muốn lái xe th́ nên đi sớm. Tôi rời khách sạn ở phi trường lúc 7 giờ sáng, không bị kẹt xe khi vào Washington DC, thế nhưng khi lái xe đến băi đậu xe miễn phí vô giới hạn ở Tidal Basin th́ 320 chỗ đậu đă đầy. May mắn là dân sống ở Washington DC đến đây rất sớm, 7 giờ 30 đă có nhiều người lái xe đi về nên tôi may mắn chỉ mất hai phút đợi xe khác ra cho tôi đậu.  

 

Khu vực hoa anh đào, Tidal Basin. Chỗ tôi đâu xe là hai chữ P ở dưới.

(ảnh của: http://www.washingtonpost.com/wp-srv/metro/daily/graphics/blossomsMap_032505.jpg )

 

Đường xá ở Washington DC có thể đậu xe được, nhưng giới hạn hai tiếng, trả tiền bằng máy lấy  bạc cắc hay thẻ tín dụng. Rất nhiều nơi chỉ lấy bạc cắc nên nhớ đem theo nhiều đồng quarter.

 

Nếu muốn đậu hơn hai giờ th́ phải di chuyển xe nơi khác hay t́m chỗ đậu xe tư nhân.

 

Chỗ chụp h́nh đẹp nhất là ở gần nơi tưởng niệm Tổng Thống Franklin Roosevelt. Cành hoa anh đào trĩu ra bờ sông, với khung cảnh phía sau là Washington Monument hay Jefferson Memorial.

 

 

 

 

Có lẽ tôi sống đời gian ác nên bị tổ trác, v́ thời tiết năm nay quá lạnh, hoa nở chậm đến hai tuần nên  phần lớn hoa vẫn là nụ, có lẽ chỉ chừng 25% là nở rộ ra hoa (buổi sáng tôi đến nhiệt độ là 39 độ F, 4 độ C. Với gió thổi lạnh cắt da, tôi nghĩ nhiệt độ xuống c̣n 32 độ F, 0 độ C).

 

Đại đa số hoa anh đào ở khu Tidal Basin. Một số nhỏ ở gần Washington Monument, và ở Stanton Park.

 

Sau khi đi hết một ṿng bờ hồ ở Tidal basin, chúng tôi đi bộ nguyên một ṿng lớn đến National Mall,  White House và những viện bảo tàng. Dọc đường có những cây hoa anh đào trồng rải rác đó đây và cũng có một thứ cây khác, cây nào cũng nở rộ hoa: Magnolia. Tự điển Việt Nam dịch là hoa mộc-lan. Tôi không biết ǵ về hoa (ngoại trừ hoa biết nói), hỏi chị dâu tôi th́ chị tôi nói h́nh như ở Việt Nam không có hoa mộc-lan.

 

Hoa anh đào có nhiều loại, và nhiều mầu, hồng có:

 

hồng nhạt có:

 

trắng cũng có:

 

 

Ở lâu đài Smithsonian Castle trên đường Jefferson Dr. , góc đường 12th St, phía đằng sau là một vườn hoa đầy những cây magnolia chỉ thấy hoa không thấy lá. Nó đẹp không thua, nếu không hơn, hoa anh đào.  Tôi cũng trồng một cây magnolia ở nhà, tám năm rồi nó chỉ cao đến... nách, trong khi những cây ở đây rất to lớn.

 

Hoa anh đào hồng (cây ở xa, bên phải)

Ngồi ở ghế ngắm hoa mộc lan nở đẹp tuyệt vời, trong đám du khách nói lung tung xà ngầu đủ mọi thứ tiếng, tôi bỗng nghe tiếng Việt Nam. Một đám chừng bẩy cặp vợ chồng Việt Nam tuổi khoảng về hưu, các ông mặc vest tươm tất, các bà mặc áo lạnh và khăn foulard trông điệu ra phết, thi nhau đứng chụp h́nh lẫn cho nhau trong khi không ngớt lời khen ngợi:

 

-Hoa anh đào đẹp quá!

-Chưa bao giờ tui thấy hoa anh đào đẹp như thế này!

-Chắc hoa anh đào ở Nhật cũng đẹp như vầy thôi chứ ǵ?

 

Vợ chồng tôi ngồi nghe mà phải cố nhịn cười trong bụng. Magnolia trồng được từ Califonia, tiểu bang phía Tây, đến Washington DC, thành phố ở phía Đông, có nghĩa là ở khắp nơi trên xứ Mỹ mà các ông bà này rơ ràng không biết hoa này là hoa ǵ, cứ tấm tắc khen là hoa anh đào! Đi du lịch mà không có tour guide hiểu biết chỉ bảo tai hại đến như thế!

 

 

Con đường phía sau của White House cấm xe hơi, chỉ để cho người đi bộ. Du khách quy tụ khá đông ở đây để chụp h́nh.

 

 

White House, mặt sau

 

Một số trẻ con lợi dụng t́nh trạng cấm xe cộ chia nhau ra hai đội chơi field hockey.

 

Bên kia đường là công trường La Fayette với rất nhiều cây hoa nở rực,

 

và một h́nh ảnh quen thuộc tôi đă thấy hơn 30 năm trước khi tôi c̣n độc thân đến đây lần đầu tiên, và đến hôm nay vẫn c̣n thấy: một lều biểu t́nh chống chiến tranh, chống chính phủ Hoa Kỳ duy tŕ vũ khí nguyên tử.

 

Vào ngày 3 tháng 6 năm 1981, William Thomas, một người vô gia cư, vô nghề nghiệp  xuất hiện trên vỉa hè ngoài cổng rào sắt của White House biểu t́nh phản đối chống chiến tranh, chống chính phủ Hoa Kỳ. Vài tháng sau đó, một người đàn bà tên là Conception Picciotto tham gia cùng với William Thomas biểu t́nh 24 giờ một ngày. Họ được các tổ chức và hội đoàn chống chiến tranh hỗ trợ.  Cảnh sát bảo vệ Ṭa Bạch Cung trục xuất hai người nhưng sau nhiều lần thưa kiện ra ṭa, ṭa xử họ phải di chuyển qua bên kia đường nhưng họ có quyền biểu t́nh, cảnh sát không thể nào đuổi họ được, nếu họ không nằm ngủ trong lều. Qua sự giúp đỡ của nhiều người...điên khác, họ phân chia ca túc trực lều biểu t́nh ngồi trên ghế hay đi đứng ṿng ṿng 365 ngày một năm, ngày nắng cũng như ngày mưa gió, tuyết rơi, mỗi người canh 5,6 tiếng đồng hồ hay hơn, tùy theo có người phụ giúp hay không. Khi có người khác canh giúp, Thomas và Picciotto đến những chỗ cho người không nhà tạm trú tắm rửa và ăn uống, nghỉ ngơi rồi trở lại lều biểu t́nh tiếp (một nguồn tin nói Thomas dùng tiền của mẹ chết để lại, sửa sang một nơi bỏ hoang trên đường 12th làm nhà). Tháng Giêng 2009, William Thomas chết v́ bệnh phổi, bà Picciotto vẫn tiếp tục biểu t́nh cho đến bây giờ.

 

Từ năm 1981 cho đến hôm nay là 32 năm. 32 năm biểu t́nh không một ngày nghỉ, William Thomas (mất vào năm 2009) và Conception Picciotto giữ kỷ lục biểu t́nh lâu nhất ở xứ Mỹ, có thể lâu nhất thế giới cũng không chừng.

 

Bức ảnh này là một bằng chứng rơ ràng  cho thấy xứ Mỹ không cần quảng cáo tự do rầm rộ, không cần in trên khắp các đơn từ, không cần sơn khẩu hiệu giăng bảng đầy đường, không cần nhắc đi nhắc lại trong học đường, xă hội..., không cần hô hào ỏm tỏi qua phương tiện truyền thanh hay truyền h́nh, thế nhưng người nào nh́n vào ai cũng biết Hoa Kỳ thật sự là xứ tự do: Cho dù có gai mắt đến đâu, có bẩn thỉu đến đâu, có làm cho chính quyền xấu hổ đến đâu, một người dân tầm thường vô gia cư, vô nghề nghiệp suốt cả cuộc đời ḿnh có thể phản đối chính sách của Tổng Thống, của quốc gia, có quyền bày tỏ ư kiến của ḿnh, dù vô lư, hữu lư, thông minh, hay ngu xuẩn, mà không sợ bị cảnh sát bắt bỏ tù một cách vô lư.

 

 

Jefferson Memorial

 

 

Nguyn Tài Ngc

April 2013

http://www.saigonocean.com

 

Tài liệu tham khảo:

http://en.wikipedia.org/wiki/National_Cherry_Blossom_Festival

http://mineralsciences.si.edu/hope.htm

http://mostexpensivediamond.org/

http://en.wikipedia.org/wiki/Smithsonian_Institution

http://www.washingtonpost.com/wp-srv/local/longterm/library/wwl/wwfoxhal.htm

http://newsdesk.si.edu/releases/smithsonian-fiscal-year-2012-federal-budget-request-totals-8615-million

http://en.wikipedia.org/wiki/Hope_Diamond

http://articles.washingtonpost.com/2009-02-08/news/36791129_1_war-protest-creative-non-violence-vigil

http://www.washingtonpost.com/wp-srv/metro/daily/graphics/blossomsMap_032505.jpg

http://prop1.org/conchita/

http://articles.washingtonpost.com/2009-02-08/news/36791129_1_war-protest-creative-non-violence-vigil