Email đc gi, "Ni bun quân phc"

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

 

Tôi nhận email của nhiều độc giả cũ mới bày tỏ ư kiến về bài " Nỗi buồn quân phục". Dĩ nhiên là ư kiến chỉ có hai thứ: một là khen, hai là chê. Số email chê bai gửi thẳng đến cho tôi đếm vỏn vẹn chỉ có bốn email, nhưng số email của những người chê bai bài viết Nỗi buồn quân phục viết trong một group như Yahoo Group mà người khác chuyển tiếp cho tôi xem th́ nhiều hơn bàn tay năm ngón. Số người gửi email cho tôi, đồng ư với quan điểm bài viết th́ nhiều, hơn 50 emails.

Tôi đă định không đề cập đến vấn đề này một lần nữa  nhưng hôm qua nhận email của một bác này (email cuối cùng)  khiến tôi thay đổi ư kiến, quyết định phổ biến một vài email gửi đến cho tôi. Tôi xin thất lỗi đăng tải email không hỏi ư kiến tác giả, nhưng xin mọi người yên tâm v́ tôi không công bố tên người gửi cũng như địa chỉ email. Không ai có thể biết tác giả những email này là ai.

Có hai lư do chính yếu tại sao tôi muốn viết vài ḍng về vấn đề này một lần nữa:

1. Hầu hết những người chỉ trích tôi không đưa ra lập luận về quan điểm của họ, hoặc dẫn chứng để phản biện lư lẽ của tôi. Trái lại họ cho tôi là ngày xưa chưa gia nhập quân ngũ nên không có tư cách tŕnh bày quan điểm về quân phục VNCH. Họ lên án tôi - không bằng chứng- là tôi mạ lỵ Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, chụp mũ tôi là Cộng Sản. Một người nói ước ǵ tôi chết đi cho được việc nhà nước. Một anh độc giả của Saigonocean.com chuyển tiếp cho tôi email của một người viết trong một Yahoo group, người này viết hàm ư muốn hành hung tôi.

2. Một số những email đồng quan điểm với tôi nói là tôi dũng cảm, dám nói thẳng và lo sợ cho sự an toàn của tôi. Họ yêu cầu tôi đừng dùng tên và địa chỉ email của họ v́ họ không muốn rắc rối với thành phần quá khích.

Tôi rất cảm kích một số độc giả gọi tôi là dũng cảm, thế nhưng nhất định tôi không phải là một người dũng cảm. Dũng cảm là những anh chị em đang sống ở Việt Nam mà không sợ bạo lực, biết rằng khi ḿnh lên tiếng nói ủng hộ cho nhân quyền, chống tham nhũng, sáng tác một bài nhạc ca ngợi ḷng ái quốc th́ sẽ bị đày đi tù, tự do bị cướp mất, gia đ́nh bị ch́m đắm trong đói khổ v́ mất đi một người kiếm sống, nhưng  vẫn can đảm không sợ hậu quả, vẫn bày tỏ ư kiến của ḿnh. Trong khi đó, tôi ở Hoa Kỳ, một quốc gia vô địch trong việc bảo vệ quyền lợi của một công dân, bảo vệ quyền tự do phát biểu ư kiến, cho dù ư kiến ấy có ngu xuẩn hay bất đồng với bất cứ một ai. V́ thế, ngồi trong một căn nhà ở xứ Mỹ viết tŕnh bày quan điểm của tôi về một vấn đề th́ không có ǵ là dũng cảm. Người dân ở bất cứ một thành phố nào trên các nước tự do như Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Anh... đều có luật pháp bảo vệ nên không có lư do ǵ chúng ta phải lo sợ những người quá khích không tôn trọng quan điểm của ḿnh.

Để cho vấn đề được khách quan, cả hai loại email viết cho tôi về bài "Nỗi buồn quân phục" nên được đăng tải để bạn đọc phẩm định. Thế nhưng những email chỉ trích tôi đều là những lời mạt sát không nêu ra lư do ("thằng nhăi ranh", "Cộng Sản nằm vùng", "Mạ lỵ Quân Đội VNCH"), không đáng cho tôi nêu ra. Chỉ có một email lời lẽ tương đối ôn tồn. Do đó tôi xin đăng một email chỉ trích (mực đỏ) và những email tán thành (mực xanh dương và nâu): 

Thua o. Tai Ngoc va qui vi tren DD,

 

Tôi đồng ư, cựu quân nhân chỉ nên mặc quân phục khi nào có một cuộc tập hợp chính thức để kỷ niệm đơn vị của ḿnh nhưng với quân phục chỉnh tề, quân phong đúng cách nhu ong Sandi Lockey cung de cap. Trước ngày 30/4/ 75, có cấp bậc nào( chứ không gọi là quân hàm-VC mời gọi như vậy)   huy chương nào th́ deo-con không nên deo lon tự phong, huy chương tự cấp; ví như vậy vừa xấu hổ với chính ḿnh và với tập thể quân đội!

 

Tôi cũng cảm ỏn ông Tài Ngọc đă viết một bài đại để chấn ch́nh vài trường hợp một người cựu quân nhân đă mặc quân phục không đúng cách và dúng chỗ!  

 

Thưa ông Tài Ngoc, Ông nói đúng, truoc 75, QLVNCH cấm quân nhân không được tham gia các đảng phái CT,chứ đừng nói là mặc quân phục trong các buổi hội của đảng phái, hay các tổ chức chính trị! Nhưng nay, đất nước đă rơi vào tay VC bán nước, hại dân, th́ trong các buổi hội của các tổ chức cựu quân nhân nhằm chống Cộng hay lên án đảng phái nao, tổ chức nạ đi ngược lại Chính Nghĩa Quốc Gia cùng nguyện vọng của đồng bào QG ty nạn CSVN, th́ việc họ mặc quân phục là diều cũng tốt thôi, không có ǵ phải chê trách- mà trong họ c̣n biểu lộ một tinh thần bất khuất kháng Cộng trước sau như một.

 

Thưa ông Tài Ngọc, quân phuc cựu quân nhân họ sửa lại hay may mới là điều tốt v́ mặc như vậy không luộm thuộm mà gợn gàng, dề coi! Ông nới đă 40 năm rồi, kỷ niệm trong ḷng cũng là đú; như ông ví với quần áo mặc không đồng phúc trong ngày kỷ niệm của các cựu học sinh các trường học. Tôi thấy sự so sánh naỳ hơi khập khễnh vị quân đội có kỷ luật sắt, gắn bó nhau trong sinh mệnh của cả đơn vị cá nhận người đó, nên bộ quân phục cần được biểu lộ vi mặc quân phục của người cựu chiến binh là do họ muốn bày tỏ t́nh yêu quân ngũ và lư tưởng bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia, mà họ bị bắt buộc bỏ cuộc giang dở v́ vận nước. Cấp thượng tầng đă có những t́nh toàn sai lầm...Hơn nữa người đồng ḿnh Hoa Kỳ đă phản bội VNCH khi đă bắt tay được với TC, qua một cuộc bóng bàn hữu nghị vào năm 71! VNCH đă đơn phương chống trả với t́nh trạng không viện trợ về kinh tế, tài chánh, chiến cụ, để chống lại Cộng Sản Bác Viet với sự viện trợ tối đa của TC&Lien So.

 

Những buổi kỷ niệm của những cựu nữ sinh Trưng Vương, Gia Long, Lê văn Duyệt, họ c̣n trân trọng mặc lại những màu áo, huy hiệu của trường xưa để lưu luyến, mến nhớ những ngôi trường một thuở nào họ bên nhau cùng ôn lại kỷ niệm vui buồn, thường nhớ của thuở đầu xanh mơ mộng.

 

Thi huống chỉ, những cựu quân nhân xuất thân từ những quân trường này, quân trường nó,  rồi phục vụ ở những đơn vị khắp quân chủng, họ có những kỷ niệm sống chết, gắn bó bên nhau, th́ trong những dịp hội hợp họ mặc lại những bộ quân phục, nhắc nhở nhau về t́nh đồng đội. Họ mặc như vậy c̣n là dịp để đồng bào TNCSVN, nhớ lại những h́nh ảnh gần gũi của một thời họ sống dưới chế độ VNCH dù sao cũng tốt đẹp, hạnh phúc hơn nhiều trong thời gian sống với VC sau những năm sau75 bị đối sử hà khắc,mất Tự Do, đói khát.

 

Thưa ông Tai Ngoc, riêng về chuyện Thiếu Tướng Nguyễn ngọc Loan, tôi chỉ nghe ông Tướng bị thương, c̣n chuyện bị cưa chân th́ không nghe, không thấy! Chuyện này của Tưởng Loan cũng là chuyện b́nh thường của một quân nhân khi giáp chiến với quân địch nên thương tích, chết chóc cung là một sự thường t́nh; chứ không thể như một vài người thù ghét ông Tuong mà bảo là"ác quả, ác baó!".

 

V́ Tưởng Loan là một Tướng can trường, ông đă chia sẻ cà mau xuống với đồng đội- không phải là một chuyện ai cũng làm được, với cấp bậc của ông! Tưởng Loan bắn chết tên cán bộ VC ấy v́ tên này đă hạ sát tất cả gia đ́nh người bạn ông ! Việc trả thù cho đồng đội như tường Loan đă làm, th́ rơi vào trường hợp của quân nhân khác cũng thế thôi! Chính một tên phóng viên người Mỹ chụp được tấm h́nh này, loan truyền trên báo chỉ đă làm tổn hại đến thành danh của ông v́ người xem hinh đă không rơ ngọn ngành và không đặt ḿnh vào trường hợp ấy của ông.

 

Sau này, tên phóng viên đó đă hối hận và xin lỗi ông!

 

Vâng, bộ quân phục, người cựu quân nhân mặc vào không được oai vệ, hùng dũng, đẹp đẻ như hồi son trẻ, nhưng nó nói lên một quá khứ oai hùng mà người chiến binh đă phụng sự Đất Nước, Quân Đội với gian khổ, hy sinh máu xương, thân xác, tù đày! Họ hănh diện với bộ quân phực và được sự trân trọng nếu cá nhân đó không có làm một điều ǵ ô dành cho Quân đội hay phương hại cho chính nghĩa Quốc Gia, Dân Tộc!

 

Một quân nhân QLVNCH

-----------------------------------------------------------------------------

và đây là những email tán thành quan điểm của tôi:

Anh Nguyễn Tài Ngọc mến,

 

Tôi là con của một quân nhân phục vụ trong QLVNCH, cha tôi mặt bộ kaki vàng từ năm 18t từ Bắc di cư vào Nam, ông hănh diện là một cựu quân nhân QLVNCH, khi vừa đặt chân đến đất Mỹ, ông đă sáng lập và tham gia sinh hoạt trong các sinh hoạt của hội đ̣an Lính VHCH. Ông  từng đi ra chợ trời, garaga sales, tiệm bán đồ cũ để t́m mua những thứ như medals, huy chương, huy hiệu có dính dáng với QLVNCH treo trong pḥng ngủ của ông, mà chả bao giờ ông mời một một nguời bạn vào pḥng để xem - chỉ có ông ngắm nh́n những sưu tầm ấy mà thôi, và ông có cả một tủ sách mà 70% là sách viết về chiến tranh VN hoặc dính dáng đến QLVHCH, ông đọc xong và trân trọng cất giữ những cuốn sách này, nếu một mai ông ra đi th́ tôi sẽ là người thừa huởng cái tủ sách ấy. Có những lúc cha tôi đi vắng, tôi vào pḥng ông rồi lặng lẽ buớc ra suy ngẫm về ba tôi - một nguời có hơn 20 năm binh nghiệp mà bây giờ chỉ gói ghém ớ một trong một căn pḥng nhỏ này trên xứ người. Ông yêu mến QLVNCH, nhưng có những lúc hai cha con nói về các hội đoàn QLVNCH, th́ tôi nghe ông nói với những lời "thở ra" .

 

Tôi cũng đồng ư với anh NTN, mặc bộ quân phục QLVNCH th́ phải mặc cho đúng chỗ, và nhất là mặt bộ quân phục phải thể hiện một tác phong của một quân nhân trước quần chúng, trước quần chúng!. Tôi có đưá con gái học trung học, là một ROTC -Air Force, nhân một bữa g/đ cùng cháu dự tiệc tân niên của ROTC, tôi muốn chụp một tấm h́nh cháu mặc bộ đồ và đội mũ ROTC, nhưng cháu một hai không chịu đội mũ, dù cho tôi nói là "con đội mũ, ba chỉ chụp một tấm h́nh thôi, rồi th́ con lấy mũ xuống", cháu trả lời: "khi con đang ở trong building, con không được đội mũ, đó là rule của ROTC ba à!", đứa con gái tôi chỉ có 16t, chỉ là một "thiếu sinh quân" thôi mà biết thi thành quân kỷ luật nghiêm chỉnh.

 

QLVNCH là một tập thể, ngày nay là một "hội đoàn" lớn nhất ở hải ngoại. Tôi rất cảm phục anh Nguyễn Tài Ngọc dám nói ra những điều, mà rất nhiều người cũng cảm nhận về việc một số "cựu" quân nhân mặc quân phục, tác phong, v.v... nhưng v́ sợ đụng chạm nên không dám nói ra. Tôi và anh có lẽ đều cũng có cha, ông từng phục vụ trong QLVNCH, cùng mang niềm hănh diện, nhưng anh và tôi không chỉ mang niềm hănh diện về quá khứ của cha ông chúng ta, mà hănh diện những ǵ mà cha ông, những nguời bạn QLVNCH của cha ông chúng ta đang làm ngay bây giờ, đánh giá từ tác phong và sinh hoạt trong bộ đồ lính - bộ đồ quân phục QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A!

 

Xin cám ơn anh Nguyễn Tài Ngọc, và tôi cũng như anh, không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, tôi chỉ viết, viết thay cho lời nói.

 

Nhân đây cũng kính chúc tất cả cựu quân nhân QLVNCH sức khoẻ tốt, nhiều nghị lực và đoàn kết.

--------------------------------------------------------------------------

Hello Anh Ngọc,

 

Tôi là cựu sĩ quan KQ, cám ơn anh Ngọc đă nêu lên quan diểm / í kiến trong bài Nỗi buồn Quân Phục. Đa số các bạn đồng ngũ của tôi đều có nhận thức như anh.

 

--------------------------------------------------------------------------

Kính anh,

T́nh cờ ,một người bạn đă gửi cho toi mot file của anh, doc qua bài viết NỔI BUỒN QUÂN PHỤC,
tôi thực sự đồng cảm và tâm đắc các dẫn chứng và lập luận đầy thuyết phục của anh,tôi cũng là 1 người đă khoác quân phục 8 năm ngày cũ,nay thay cảnh nhếch nhác nhiều nơi cũng chạnh ḷng ,nhưng không lên tiếng, có thể là thiếu can đảm, và lập luận c̣n chưa thuyết phục,nhân đọc bài này, tôi trân trọng gửi loi cám ơn , tiếng nói tôi muốn nói nay có người nói lên và nói xác đáng.

KÍNH CHUC ANH LUÔN KHOẺ VÀ GOP NHIEU BAI VIET xây dựng thẳng thắn.

-----------------------------------------------------------------

Ki'nh    thu*a     Saigon    Ocean ,

To^i    la`  mo^.t  cu*.u   SQ   cu?a  VNCH   xu*a ; to^i      ra^'t     ddo^`ng    y'   va`  tha'n   phu.c  o^ng  Nguye^~n  ta`i  Ngo.c  dda~  can  dda?m  va` tha(?ng  tha('n     no'i   le^n     y'    kie^'n    cu?a     o^ng     qua      ba`i     vie^'t  " No^~i     Buo^`n     Qua^n    Phu.c " .

To^i  cu~ng  kho^ng   ddo^`ng  y'  ve^` pha?i  cha`o co*` trong  ca'c  buo^?i  ga^y qu~y cu?a  ca'c  to^n    gi'ao   hay  ho.p  ma(.t cu?a  ca'c  cu*.u ho.c  sinh ,  sinh  vie^n  cu?a ca'c     tru*o*`ng      trung     ho.c,     dda.i     ho.c  hay  trong    ca'c  buo^?i  ra  ma('t sa'ch   ba'o , CD .....   vi` nghi     thu*'c  na`y  kho^ng  ddu'ng   dda('n  cho  ca'c  hoa`n   ca?nh   na`y   ????!!!!!!   

Ki'nh   thu*

----------------------------------------------------------------------

Thưa Chú Ngọc,

Sau khi đọc bài ‘‘Nỗi buồn quân-phục’’ và những phản ứng trên một blog Việt-nam khác, tôi đă nghĩ tới hai chuyện như sau :

Ngày xưa, khoảng năm 1963, tôi là lính động-viên, thuộc Tiểu-đoàn 1, Trung-đoàn 46 địa-phương*, lúc đó bảo-vệ công-trường C̣ Mi (hay Cù Mi), trong vùng địch. Phụ-trách truyền tin của tiểu-đoàn là một ông trung-sĩ người Bắc, gày đét và da mặt xanh bủng v́ bị sốt rét ngă nước (malaria), lúc nào cũng quạu cọ, chắc v́ bệnh hành. Một đêm, tôi là sĩ-quan trực của tiểu-đoàn, ông ta nói với tôi : "Thiếu-uư à (tuy tôi lúc đó mới ra trường Thủ đức, cấp bực chỉ là chuẩn-uư), tôi lấy cái xe Dodge 4 đem thằng Hoa theo để coi xem đường giây điện-thoại với Trung-đoàn đứt chỗ nào". Chú tưởng tượng coi. Ban đêm mà bật đèn xe lên, đi ḷ ḍ từng bước để ḍ đường giây điện-thoại trong đất địch, th́ quả là quyết tử. Tôi hỏi ông ta : "Thế có liên lạc được bằng ANPR 10 (tức là radio) không?". Ông ta đáp : "Có, nhưng mà nhỡ có chuyện ǵ (ư nói bị tấn công) th́ sao?". Dĩ nhiên là, mặc dù có thể bị các xếp mắng chửi nếu không phải đưa ra toà án quân-sự, tôi đă từ chối không cho ông ta đi làm cái việc ghê gớm đó.

 Kể từ ngày đó tôi thực-tâm kính-phục những người lính và hạ-sĩ-quan trong quân đội VN. Họ nghèo lắm, gia-đ́nh th́ nheo nhóc, nhưng có những hành-động cực kỳ can-đảm anh-hùng mà không biết, coi đó chỉ là phận-sự của ḿnh, ḿnh phải làm, chẳng hy-vọng được thưởng một cái huy-chương hay bội-tinh hay một chức-vụ lợi lộc nào. Ông trung-sĩ đó chắc đă qua đời lâu rồi (ông ta hơn tuổi tôi, mà tôi th́ đă 80), nhưng tôi nghĩ rằng nếu ông ta c̣n sống mà chạy sang được đất Bắc Mỹ, chắc không bao giờ nghĩ tới đóng bộ quân-phục tác chiến cũ nát xốc xếch, quá bạc mầu, để phô trương với thiên hạ.

Kinh-nghiệm thứ hai mà tôi muốn chia sẻ với Chú là cách đây khá lâu, một hôm tôi được dự thính một phiên họp Uỷ-ban Vận-tải của Hạ-Viện Gia-Nă-đại. Trong phiên họp này, dân-biểu của hai đảng Bảo-thủ (Conservative) và Tân Dân-chủ (New Democratic Party, khuynh tả) phản-đối nhau dữ dội, gần như là sẵn sàng giết lẫn nhau hay ít nhất cũng là thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Khi phiên họp nghỉ giải lao, cả hai phe, cùng với dân-biểu đảng Tự-do là đảng cầm quyền thời đó, kéo nhau ra góc pḥng, có một máy pha cà-phê khá lớn, cùng uống cà-phê và nói rỡn với nhau, cười ha hả. Sau đó trở lại họp, tiếp tục gây gổ. Tôi mắt trố ra v́ đă được một bài học quí báu về tinh thần dân chủ, về sự tôn trọng quyền ngôn-luận, về đầu óc cởi mở bao dung của một dân tộc thực thi nhân quyền, khác hẳn với xă-hội mồ ma Liên-Sô, Trung-Hoa, Việt-Nam xă-hội chủ-nghiă, sẵn sàng thoá mạ, hăm dọa, chụp mũ, đánh đập, cầm tù và thủ-tiêu bất cứ ai không đồng ư với ḿnh.

Là một cựu quân-nhân (hạng bét), tôi thú thực không thấy bài ‘‘Nỗi buồn quân-phục’’ phỉ báng QLVNCH ở chỗ nào, ngoài việc phanh phui ra chuyện mấy anh chàng, không biết có phải cựu sĩ-quan thực hay không, mà vênh váo đóng bộ quân-phục.

Quân-lực Gia-Nă-đại được các đồng-minh công nhận là đă góp phần hữu-hiệu và anh-hùng  trong hai trận Thế Chiến bên Âu-châu, và đă hy-sinh rất nặng tại Dieppe (Pháp) trong đệ nhị Thế chiến. Thế mà trước đây, tuần-báo Macleans có đăng một bài phân-tích tại sao xứ này không có hiểm họa đảo-chánh. Gần cuối bài, tác-giả đặt ra câu hỏi : « Có nên đóng một tiểu-đoàn bộ-binh để chấn giữ (thủ-đô) Ottawa không? », và đă tự trả lời ngay : « Không nên, v́ dân Ottawa sẽ tưởng lầm là đương có đại-hội-đồng tài-xế lái xe buưt. » Tuyệt nhiên không thấy ai lên tiếng phản-đối hay thoá mạ tác-giả về tội phỉ báng Quân-lực, trái lại mọi người đều ph́ cười v́ cái ư-kiến ngộ nghĩnh này.

_______________

* Không phải là địa-phương quân, mà là một trung-đoàn chính-quy biệt-lập, không thuộc sư-đoàn nào.

------------------------------------------------------------------

Tôi đăng một email chỉ trích, nhưng đến những năm email tán thành, không phải v́ tôi mèo khen mèo dài đuôi, nhưng thực tế trong những email gửi trực tiếp đến tôi, tỷ lệ tán thành so với chống là 10-12/ 1 chứ chẳng phải là 5/1, và v́ tôi muốn nêu ra một điểm: đại đa số người Việt hải ngoại vẫn là những người không lên án người khác vô cớ, không chụp mũ người khác mà không nêu ra lư do chính đáng, biết tôn trọng ư kiến người khác, và có óc nhận định cái nào đúng, cái nào sai.

 

Nguyn Tài Ngc

March 2013

http://www.saigonocean.com