Tr li thư đc gi

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

 

Tôi viết lách đăng bài lên mạng, đôi khi bày tỏ quan điểm của tôi về thời sự hàng tuần Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đi kinh lư Ấp chiến lược hay anh Chín Việt Kiều về quê hương t́m vợ bị gái nhí gạt không c̣n cái quần xà-lỏn, do đó thỉnh thoảng nhận email của độc giả. Những emai dùng từ ngữ  không có trong tự điển Việt Nam hay hùng hổ bày tỏ bất đồng quan diểm, tôi lặng lẽ cho nó đi theo con tầu suốt đêm về sáng, không muốn bàn căi v́ họ có lư của họ,  tôi có lư của tôi. Anh đi đường anh, tôi đường tôi, t́nh nghĩa đôi ta có thế thôi. Chẳng ai thuyết phục được ai.

Năm ngoái tôi nhận email của một bà xem h́nh của một cô tát má người đàn ông trong một bài hát của tôi trong Youtube, bà ta không chịu được nên viết email tát tôi bằng... chữ. Lập luận của bà ta khá thú vị nên tôi viết thư trả lời tŕnh làng.

Hai hôm trước tôi nhận email của một người sống ở Hà Nội, thú vị không thua ǵ email kia nên tôi quyết định phổ biến. Nó thú vị v́ tôi nhận email độc giả từ miền Nam, từ miền Trung, nhưng chưa bao giờ từ miền Bắc. Nó thú vị v́ đây là thư gửi từ một người Bắc Kỳ chân chính sinh sống ở Hà Nội, phê b́nh... kém xây dựng một Bắc Kỳ dỏm đội lốt là tôi, sinh trưởng ở trong Nam. Nó thú vị v́ có người ngày xưa ở bên kia chiến tuyến, bây giờ sau bao nhiêu năm vẫn không ở bên này chiến tuyến với tôi.

Đây là email, tôi copy nguyên văn không sửa đổi, chỉ đổi tên tác giả hoàn toàn, và cắt đoạn cuối v́ người lạ đọc có thể đoán người viết là ai:

Hà nội, ngày 29-1-2013,

Gửi anh Nguyễn Tài Ngọc

Tôi thường xuyên theo rơi bài viết của anh. Tất nhiên là khi thích th́ người ta mới theo rơi thường xuyên. Khi đọc tôi cũng có nhiều điều muốn góp ư, nhưng tự thấy không cần thiết nên tôi không viết. Tuy vậy những điều muốn nói cứ tích tụ lại, và hôm nay, sau khi đọc  phần đầu trong bài về nhạc sỹ Đăng Khánh (gặp những câu châm biếm, "khôi hài"..) th́ tôi không nén được nữa. Có lẽ tôi chỉ đưa ra nhân định và cảm nghĩ thôi chứ không nói cụ thể về điều ǵ anh đă viết.

Qua các bài viết,  tôi thấy anh hằn học với VN quá (dù rằng sự hằn học đó nhắm vào sự việc cụ thể, con người cụ thể song người đọc như tôi sẽ luôn nghĩ là anh hằn học với tất cả, đặc biệt là vài chục triệu dân “Bác kỳ”, vào chế độ hiện nay . Phê phán, chê bai có thể với thái độ xây dựng, thậm chí ghét bỏ v.v. song hoàn toàn khác biệt với (thái độ) hằn học. Tôi  là người “Bắc kỳ” và tôi rất ghét tính cách của người Bắc kỳ hiện nay, và tôi khảng định luôn rằng đó là hệ quả của xă hội hiện nay. Tôi chẳng vui vẻ, thích thú ǵ khi sống trong một xă hội như hiện nay. Tôi cũng hay phê phán, chê bai nhiều điều ở VN. Và tôi cũng rất thích nước Mỹ, con người Mỹ, tính cách Mỹ v́ tôi cũng đă qua Mỹ vài lần và cũng đă sống ở vài nước khác nhiều năm. Dù tôi vẫn hay chỉ trích VN song tôi biết sự hằn học sẽ làm mất đi những suy nghĩ minh bạch, công bằng, có lư trí. Khi người ta hằn học th́ người ta không bao dung. Người VN đang rất khổ v́ sống trong bao dối trá, lừa lọc v.v. Tôi thấy là người VN đáng thương dù rằng sự khổ sở đó có thể chính họ phải chịu trách nhiệm – cũng như là một người ngu dốt, tự làm khổ ḿnh - th́ họ đáng thương hơn là đang ghét. Tôi đánh giá là người VN chẳng thông minh tư nào, lại không có ḷng dũng cảm nên mới chịu cảnh như bây giờ (khắp nơi lừa đảo: thực phẩm bẩn, thuốc nhập lậu kém chất lượng, ô nhiễm, tham nhũng . .. mà ai cũng chịu nhịn , …) và qua các bài viết tôi thấy anh không thể hiện chút nào sự bao dung nên,  cần có. Mang trong ḿnh sự hằn học những câu anh viết châm biếm của anh sẽ mất đi tính hài hước mà khi lặp lại nhiều lần sẽ gây cho người đọc khó chịu, ác cảm.

……………………………………………………………………………………….

 

Viết tới đây, tự nhiên tôi không muốn viết thêm nữa, v́ chợt nghĩ: liệu có ích ǵ không khi viết tiếp, khi mà anh “bỏ” tất cả những người VN (có thể th́ anh loại trừ những người bạn đă mời anh về VN lần gần nhất chăng ?) vào một “rọ”, đặc biệt là những người miền Bắc ? Qua cách viết của anh tôi nhận thấy anh chính là một “Bắc kỳ” hiện đại điển h́nh !!!

Thân ái chào anh.

Trương Thị Lệ

PS: Đặc biệt là những ǵ anh phê phán ngôn ngữ, tiếng việt đang dùng ở VN th́ tôi thấy anh quá …hồ đồ (Tôi xin lỗi nếu anh cho là tôi dùng từ hơi mạnh quá). Anh đă không sống ở VN gần 40 năm, và VN bây giờ là VN từ Quảng Ninh tới Cà Mau, và ngôn ngữ th́ luôn sống động. Sao anh lại cứ lấy những ǵ đă 40 năm cũ để so sánh với hiện tại !!! Vừa ngẫu nhiên nh́n lại bài “Tiếng Việt hiện đại” của anh mà thấy toàn sự ấu trĩ và  buồn, cười.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kính thưa chị,

Thư chị tiết lộ đă về hưu, c̣n em th́ chưa đến "60 năm cuộc đời" (bài này ngày xưa ca sĩ miền Nam nổi tiếng Hùng Cường hát, có lẽ chị không biết), nên em xin phép gọi chị xưng em cho phải phép. Em thành thật cảm ơn chị đă gửi thư và cho biết những quan điểm cụ thể của chị. Thật không ngờ bốn năm trước đây em chỉ viết cho mười mấy cô bạn thân Regina Pacis của vợ em đọc cho vui (mấy cô này tự xưng là Mấy Cô Dữ Dữ), thế mà bây giờ em khám phá ra nhờ hệ thống mạng lưới siêu việt của Internet mà có người ở thành phố của bố em sinh trưởng bây giờ đọc văn của em. Thật là dịp mừng trọng đại phải đánh vài tiếng trống đồng Ngọc Lữ để ăn mừng.

Chị viết là "đọc  phần đầu trong bài về nhạc sỹ Đăng Khánh (gặp những câu châm biếm, "khôi hài"..) th́ tôi không nén được nữa... v́ anh hằn học với VN" . Em ngạc nhiên là câu đầu tiên trong email chị thú nhận đọc bài viết của em đă lâu, và c̣n đưa lư do tại sao "Tất nhiên là khi thích th́ người ta mới theo rơi thường xuyên", thế mà bây giờ chỉ đọc mới có phần đầu trong bài viết về nhạc Đăng Khánh, chị đă nổi giận tan tành. Thế nhưng chỉ cần suy nghĩ vài phút là em biết ngay tại sao chị giận: trước bài viết về chương tŕnh nhạc Đăng Khánh, em viết bài Cách Làm (Bánh Ḿ) Thịt Nguội, có ba câu em dùng chữ người Bắc dùng hiện giờ. Bài viết về nhạc Đăng Khánh ngay ở phần đầu có một đoạn cũng thế.  Chị nghe không thích nên cho em là phản động, xin lỗi, em nói không đúng, chị cho em là hằn học.

Chị chỉ trích em  chê Việt Nam nhưng chính chị viết ở Việt Nam bây giờ "khắp nơi lừa đảo: thực phẩm bẩn, thuốc nhập lậu kém chất lượng, ô nhiễm, tham nhũng" . Chị chê em nói xấu về VN, nhưng chính chị viết "người VN đang rất khổ v́ sống trong bao dối trá, lừa lọc v.v.". Chị chê em không bao dung, nhưng chị than phiền người VN không chịu nổi nóng "mà ai cũng chịu nhịn" .

Chị cho em là hẹp ḥi với Việt Nam, thế nhưng chính chị phê b́nh người ḿnh, mà chẳng phải người Nam hay người Trung, chị xác định rất rơ chị chỉ chê có người Bắc: "Tôi  là người “Bắc kỳ” và tôi rất ghét tính cách của người Bắc kỳ hiện nay, và tôi khẳng định luôn rằng đó là hệ quả của xă hội hiện nay". Không nơi nào trong bài viết của em chê bai người Bắc, vậy mà chị đă kết án em "anh hằn học với tất cả, đặc biệt là vài chục triệu dân “Bắc kỳ”, vào chế độ hiện nay".

Đọc câu chị viết:  "Anh đă không sống ở VN gần 40 năm, và VN bây giờ là VN từ Quảng Ninh tới Cà Mau, và ngôn ngữ th́ luôn sống động. Sao anh lại cứ lấy những ǵ đă 40 năm cũ để so sánh với hiện tại", em đồng ư với chị trên nguyên tắc. Lư do em nói trên nguyên tắc v́ sau một thời gian 40 năm, tất cả mọi sự đều thay đổi chứ chẳng riêng ǵ ngôn ngữ (khi chị nói ngôn ngữ sống động theo thời gian, chị hàm ư là ngôn ngữ thay đổi). Nhưng không phải tất cả mọi sự thay đổi theo thời gian là tốt. Em đưa ra bằng chứng là chị nh́n nhận xă hội bây giờ đă thay đổi theo một chiều hướng xấu: "khắp nơi lừa đảo: thực phẩm bẩn, thuốc nhập lậu kém chất lượng, ô nhiễm, tham nhũng" và chị không đồng ư. Nếu chị không chấp nhận xă hội thay đổi về hướng xấu, th́ tại sao ngôn ngữ, nếu thay đổi theo chiều hướng xấu, chị lại chấp nhận?

Chị phê b́nh em là "Đặc biệt là những ǵ anh phê phán ngôn ngữ, tiếng việt đang dùng ở VN th́ tôi thấy anh quá …hồ đồ (Tôi xin lỗi nếu anh cho là tôi dùng từ hơi mạnh quá)... Vừa ngẫu nhiên nh́n lại bài “Tiếng Việt hiện đại” của anh mà thấy toàn sự ấu trĩ và  buồn, cười." Em đọc lại những bài em viết xem em có phê phán ngôn ngữ Việt Nam hồ đồ như chị nói không, th́ em không biết hồ đồ ở chỗ nào. Ngay cả bài Tiếng Việt Hiện Đại (TVHĐ) (em đăng lại dưới đây) em nói rất rơ là em sưu tầm những chữ mới lạ đối với người sống ở miền Nam, viết để độc giả đọc, chứ không có phê b́nh ǵ cả. Nếu chị cho bài viết này là ấu trĩ, th́ xin hỏi chị "cái lọc cà phê" gọi là "cái nồi ngồi trên cái cốc", chữ nào ấu trĩ hơn? (Em chỉ đưa ra thí dụ cho chị so sánh chứ trong bài viết TVHĐ, em không phân tích hay chê bai chữ dùng sau này của người miền Bắc). Hơn nữa, nếu những chữ đối với em là khác lạ, đối với chị không khác lạ, đọc lên chị sẽ nghe xuôi tai, th́ tại sao chị thấy... nhột?  Hay là chị cũng thấy mấy chữ này đọc nghe không thông lỗ tai, chị cũng thấy kỳ nhưng  không nói, nhưng khi em viết ra  th́ chị chê là bài viết ấu trĩ?

Nơi mà em phê b́nh vài chữ dùng sau này là trước bài viết TVHĐ. Em dùng Văn Phạm VN chứng minh hẳn ḥi, chẳng hạn như cách dùng chữ "tốt" sai lầm hiện thời. Trong ngôn ngữ Anh, Pháp, La-Tinh, Việt Nam..., tĩnh từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ, trạng từ dùng để bổ nghĩa cho động từ. Thí dụ như chữ "tốt" là tĩnh từ, "giỏi" là trạng từ. Ḿnh nói "chiếc xe tốt", không ai nói "chiếc xe giỏi". Ḿnh nói "Cậu bé học giỏi", không ai nói "Cậu bé học tốt".  

Về câu chị cho em là "một “Bắc kỳ” hiện đại điển h́nh", em nghĩ chị chỉ đúng có 50%. Em hấp thụ sự giáo dục của bố mẹ em sinh trưởng ở miền Bắc nên cách ăn nói, và kiến thức văn hóa của em từ miền Bắc, không căi vào đâu được. Thế nhưng em sinh ở trong Nam, cái gốc cơ sở của em ở trong Nam, lớn lên ở trong Nam, ḥa đồng với người trong Nam, những sự thật này cũng không căi vào đâu được. Thành thử ra nếu em chỉ được chọn một trong hai, một là Bắc Kỳ, hai là Nam Kỳ th́ em sẽ chọn là máu Nam Kỳ v́ em muốn tấm ḷng em chất phác nhưng chân thật hiền ḥa, c̣n hơn là lư trí sắc bén nhưng cầu kỳ, khách sáo.

Một lần nữa, cảm ơn chị đă bỏ chút th́ giờ viết thư.

Nguyễn Tài Ngọc

February 2012

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tiếng Việt Hiện Đại, Chuyện “T́nh Yêu Phai Nhạt”

 

Người miền Bắc vào Nam sau 30-4-1975 mang theo nhiều từ ngữ khác lạ và đôi khi dùng chữ ư nghĩa thay đổi. V́ không sống cùng môi trường, người Việt sống ở hải ngoại đọc nghe thấy lạ. Hai câu chuyện buồn cười có thật xẩy ra v́ việc không hiểu từ ngữ mới lạ này:

Chị vợ tôi là người miền Nam, đi du học ngoại quốc  từ khi c̣n bé vào thập niên 1960, chữ nghĩa tiếng Việt giới hạn. Năm 2005, lần đầu tiên trở về SàiG̣n sau hơn 40 năm xa nhà, chị đến Khoa Học Dược thăm lại trường cũ th́ người bảo vệ không cho, nói phải tŕnh hộ chiếu (giấy thông hành - passport) th́ mới được vào. Chị tôi nghe không hiểu chữ “hộ chiếu” là ǵ, tưởng là chữ “chiếu”, nói với người bảo vệ là chị ấy đi du lịch từ Mỹ về th́ làm ǵ mà nghĩ đến chuyện mang chiếu nên không thể nào có chiếu mà đưa cho anh ta được!

Trên đường về khách sạn từ phi trường, khi biết chị lần đầu tiên về lại Việt Nam, người tài xế nói chị nên đi Vũng Tàu chơi: “Bây giờ có tầu cánh ngầm chở khách từ Sàig̣n đi rất nhanh, chỉ mất có 50 phút”. Đi theo chị là một người bạn Mỹ nên chị phải thông dịch cho ông ta hiểu. Trong ba chữ “tầu cánh ngầm”, chị chỉ hiểu có hai chữ “tầu ngầm” nên nói với ông ta là: “We can take the submarine from Saigon to Vung Tau”. Dĩ nhiên là người bạn Mỹ quá khâm phục với quốc gia hiện đại Việt Nam dùng tầu ngầm là một phương tiện chuyên chở du lịch! Chính tôi là người Bắc mà lần đầu tiên khi nghe  một người bạn ở SàiG̣n dùng chữ “tầu cánh ngầm”, tôi cũng không hiểu. Sau khi nghe anh bạn giải thích là tầu chạy bằng hơi, tôi mới biết anh ta nói về hovercraft, tầu lướt nước trên hơi ép không khí. (Tầu này khi chạy lơ lửng không chạm nước nhờ không khí đệm ở đáy tầu nên khi mới phát minh, nhiều người xếp nó vào loại máy bay. Mặc dù hovercraft hiện giờ đóng một vai tṛ quan trọng trong vũ khí quân đội, khi Sir Christopher Cokerell cải tiến kỹ thuật của hovercraft vào giữa thập niện 1950 và đề nghị quân đội Anh nên dùng, Hải Quân Anh từ chối, cho rằng hovercraft là máy bay, trong khi Không Quân Anh cũng khước từ, viện lẽ  nó là tầu thủy, không phải là phi cơ!) 

Một hay hai năm sau khi sang Mỹ, tôi có đọc tựa đề của hai cuốn phim trong báo của miền Bắc mà khi vừa đọc xong, tôi chưng hửng không biết nghĩa là ǵ: “Thép đă tôi thế đấy” (Phim Nga) và “Đến hẹn lại lên”. Phải mất nhiều phút suy nghĩ tôi mới đoán ra chữ “tôi” ở đây như nghĩa của chữ “tôi luyện”: “Thép đă tôi thế đấy” có nghĩa là “thép đă nung đúc đến độ bền cứng như thế”, ám chỉ một người đă trải qua bao gian nan thử thách khó khăn, nay trở thành vững chắc. C̣n “Đến hẹn lại lên”, thoạt nghe như tựa đề một chuyện phim X-rated, có nghĩa là phấn khởi khi gặp nhau!     

Đă có nhiều người, ngay cả tôi, viết phân tích và phê b́nh những từ ngữ mới lạ này. Tôi tóm tắt:

 - Sai văn phạm: “làm việc tốt” là sai, nói đúng phải là “làm việc giỏi” (“tốt” là tĩnh từ, chỉ bổ nghĩa cho danh từ, nếu muốn dùng chữ “tốt” th́ phải nói“sự việc tốt”. “làm việc” là động từ, chỉ có trạng từ mới bổ nghĩa cho động từ. “giỏi”là trạng từ, do đó nói đúng phải là “làm việc giỏi”).

 - Dùng chữ có khả năng nghĩa khác trước 75:

dưa hấu có khả năng giải rượu”. Trước 75 ta nói: “dưa hấu có thể giải rượu”.

giá nước sinh hoạt có khả năng tăng giá”. Trước 75 ta nói: “giá nước sinh hoạt có thể tăng giá”.

“Có khả năng không phải cắt điện tuần tới”. Trước 75 ta nói: “Có thể không bị cúp điện tuần tới”.

Trước 75, chủ từ của “có khả năng” phải là người hay là một sinh vật chuyển động. Nếu chủ từ là vật, ta dùng chữ “có thể”, không dùng “có khả năng”. Ngày nay bất cứ chủ từ nào cũng dùng “có khả năng”.

 - Chữ dùng sai nghĩa: “chất lượng” dùng nghĩa như “phẩm chất” là sai  phẩm chất không có lượng. Ngay cả tiếng Anh hay tiếng Pháp, “phẩm chất” cũng không có lượng: quality , qualité. Số lượng là quantity, quantité.

 - Chữ Hán/Nôm hỗn tạp: “Siêu sao”: “Siêu” là tiếng Hán, “sao” là tiếng Nôm. Nói đúng phải là “siêu minh tinh”.

 - Đảo ngược chữ: “triển khai”, thay v́ “khai triển”.

 - Ghép chữ: “kích cầu” =  kích thích + nhu cầu.

 - Cầu kỳ hóa chữ không cần thiết: “hiển thị” thay v́ “xem”, “có sự cố” thay v́ “hư hỏng”, “trục trặc”….

 Hôm nay tôi tụ tập những chữ mới lạ này (chữ in nghiêng), viết lồng chúng trong một câu chuyện để đọc cho vui. Giống như hầu hết những  thơ văn khác tôi viết đều là chuyện có thật v́ tôi không giỏi trí tưởng tượng (tôi chỉ bóp mép sự thật một tí), câu chuyện sau đây cũng là không giả tạo: khi c̣n độc thân tôi có một con chó, có một chiếc xe gắn máy, và phần cuối của bài viết là chuyện thật xẩy ra khắp nơi trên đất Mỹ. Xin mời bạn đọc, “T́nh Yêu Phai Nhạt”:

T́nh Yêu Phai Nhạt

Tôi nh́n đồng hồ hai cửa sổ không người lái trên tay, bây giờ đă 6 giờ sáng. Bật kênh phát sóng số 3 nghe bản thông tin, TV tiên đoán hôm nay có khả năng mưa. T́nh h́nh Ai-Cập đă bớt căng v́ công an, quân đội, kể cả lính gáilính thủy đánh bộ kiểm soát đường phố khắp nơi.   Một tướng lănh đọc bài nói loan báo an ninh đă được bảo quản, t́nh trạng đất nước tốt, báo cáo tốt, các quan chức nhà nước sẵn sàng làm việc nghiêm túc trở lại để phục hồi đất nước. Vẫn c̣n quá sớm để thức dậy, nhất là hôm nay Thứ Bẩy  tôi không phải động năo đi quảng trường quy hoạch quy tŕnh cho nhân viên được quán triệt phương án, thế nhưng tôi vẫn ráng động viên cơ thể đứng dậy,  bước ra khỏi giường. 

Xuống dưới nhà, tôi vào bếp bắc nồi vừa chiên con sâu mỡ, vừa pha cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc cùng một lúc cho tranh thủ  th́ giờ. Pha xong, tôi vất xác cà phê ngay vào thùng rác, không dám đổ xuống bồn rửa bát sợ gây ra sự cố, ống nước bị ùn tắc. Mang ly cà phê nóng ra sau vườn nhâm nhi trong khi đọc báo, ngắm cây xanh tốt v́ đất được phân bón cải cách, hoặc viết lách vào sáng sớm cuối tuần là cái thú thư giăn của tôi. Căn hộ tôi không được hoành tráng mấy thế nhưng nó xa phi khẩu, đảm bảo yên lặng cho chất xám của tôi được tăng trưởng kiệt suất khi tôi muốn viết lách. Nhà tôi ở núi non xa cách thành thị như thế này th́ chắc chắn nhà nước chẳng bao giờ giải phóng mặt bằng để xây đường cao tốc.

Ngày xưa mới lấy nhau th́ không sáng nào hai vợ chồng không dậy sớm ngồi thủ thỉ với nhau. Bây giờ sau 27 năm lấy nhau th́ căn hộ vắng vẻ, sáng nào tôi cũng ngồi một ḿnh, c̣n nàng th́ vẫn tiếp tục đánh giấc cho đến 8, 9 giờ mới dậy. Sinh hoạt hai vợ chồng v́ thế cách ly hẳn.

Tôi c̣n nhớ rất rơ t́nh cảm mật thiết nàng dành cho tôi khi lần đầu tiên chúng tôi mới gặp nhau. cuộc gặp lần thứ hai, nàng đă nhờ chị của nàng ở bên (cùng đi nhà thờ với tôi) làm rơ gia cảnh tôi, biết rằng tôi chưa có đối tượng. V́ thế, dù rằng chỉ mới là bạn sơ hữu, nàng nói là nàng muốn liên hệ t́nh cảm với tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi bảo nàng cởi áo ra (lúc ấy đă là buổi đêm). Vừa nghe xong nàng tát cho tôi một bạt tai nháng lửa. Tôi ngạc nhiên quá đỗi nhưng chỉ cần  vài giây suy nghĩ  là tôi đoán ngay lư do tại sao nàng tát tôi: nàng kẹt ở lại Việt Nam tháng 4-1975, chỉ sang Paris năm 1980 nên dùng chữ “liên hệ t́nh cảm”, có nghĩa là “muốn làm quen với anh”. Tôi th́ đi ngày 30-4-1975  nên đâu có bao giờ nghe chữ ấy, chỉ biết chữ “liên hệ t́nh dục” nên khi nàng nói liên hệ t́nh cảm, tôi nhanh nhẩu đoảng nghĩ ngay là nàng muốn liên hệ t́nh dục do đó mới bảo nàng cởi áo ra! V́ vậy mà tôi ăn tát! Đối với các cô khác th́ đă point final t́nh bạn, không thể nào cho nó triển khai thêm, thế nhưng nàng là người dễ dăi, và nhất là dễ ǵ t́m được một con trai chảnh như tôi nên sau khi nghe giải thích sự t́nh, nàng bỏ tất cả bức xức, tha thứ cho tôi.

Hai chúng tôi giao lưu thư từ và trao đổi điện thoại thường xuyên. Nàng là dân trường Tây, lại ở Paris nên viết thư dùng những từ tiếng Pháp làm nhiều lúc tôi phải t́m tự điển hay tư liệu để tra cứu. Mắt tôi kém, lúc nào cũng cần phải đeo kính để hiển thị thơ nàng. Tuy rằng ở Paris, nàng nỗ lực bố trí có cơ hội là sang Mỹ thăm tôi. Khi c̣n bé tôi ước mơ lớn lên sẽ làm nghệ nhân hay chủ nhiệm, thế nhưng lúc quen nàng th́ đời sống tôi thất bại. Tôi không thuộc loại người có đỉnh cao trí tuệ  chỉ là một người thợ quèn. Ấy thế mà nàng không sốc khi biết nghề nghiệp thật sự của tôi, c̣n yêu và xem tôi như tôi là một siêu sao! Xa nhau cả đại dương, tôi năng nổ viết thư cho nàng. Nhận được thư tôi nàng phản hồi ngay lập tức. Vài tháng sau, trong một lá thư, tôi đề xuất chúng tôi nên lấy nhau. Câu đáp án của nàng là bằng ḷng. C̣n sáu tháng nữa mới học xong đại học ở Paris mà nàng bỏ ngang không học nốt làm cho tôi ngạc nhiên khôn xiết khi một tuần sau tôi nhận điện thoại đột xuất của nàng báo hiện đang ở Sân bay Los Angeles! Ra đón nàng ở Sân bay, gần Trung Tâm Quản Lư Bay Dân Dụng, tôi không khỏi trào nước mắt khi thấy nàng đứng một ḿnh với một chiếc valise to tổ bố. Nàng ôm chầm lấy tôi và nói:

-Em ra trễ v́ phải tŕnh giấy tờ ở Hải Quan. Em đi máy bay yên lắm v́ tổ lái tốt. Em đăng kư mua vé máy bay hôm kia, bảo cô bán vé khẩn trương t́m vé cho em.  Gia tài em c̣n lại chỉ có cái hộ chiếu trong tay và cái valise này. Em bỏ học, bỏ việc làm bán phần với thu nhập chẳng là bao nhiêu, bỏ doanh nghiệp xuất khẩu em làm cho người quen, bỏ cả chứng minh nhân dân Tây bên Pháp, bỏ hết tất cả để sang thi công sống với anh. Em có mang học bạ bên Pháp sang để chuyển ngữ,  em sẽ đi học tiếp bên nên anh đừng lo em bỏ học. 

Ngừng một lúc, nàng tiếp:

-Em muốn anh quản lư đời em. Thế anh có tiếp thu em không?

Quá cảm động với t́nh yêu nàng dành cho tôi, dù rằng tôi là người vạm vỡ, ngày xưa là vận động viên của Viện Ung Bứu, vận động viên bóng đá, từng dùng dây thừng kéo những xe đ̣ quá tải, tôi khóc ̣a và ôm chầm lấy người bạn gái thân thương, hứa rằng sẽ trọn đời yêu và nuôi nấng nàng. Nếu nghề chính của tôi không đủ nuôi hai đứa, tôi sẽ t́m nghiệp dư, t́m đủ mọi cách kiếm sống, quyết không bao giờ để nàng đói. Khi độc thân tôi có một con chó và một chiếc xe gắn máy, mua với một giá bèo. Từ ngày lấy vợ, tôi bán chiếc xe gắn máy để khỏi phải đội mũ bảo hiểm. Tôi giải phóng luôn con chó để có th́ giờ tiêu khiển với nàng.

Những năm tháng đầu và cho cả đến thời gian gần đây, đời sống vợ chồng tôi thật hạnh phúc. Hai chúng tôi lúc nào cũng có ư tưởng nhất quán, không bao giờ gây gỗ nhau.  Nàng mê tôi c̣n hơn Alain Delon, chiêu đăi tôi ngày này qua ngày khác. Thế nhưng từ ngày nàng bắt đầu xem phim bộ hay Paris By Night, nàng bắt đầu sao lăng, bỏ bê tôi, không thèm đi tham quan với tôi mà chỉ liên hệ với những cô khác cùng sở thích. Đă thế, nàng c̣n chỉ đạo tôi làm việc nhà nữa chứ!

Một lần tôi mổ răng về nhà nằm liệt giường sự cố, cần cứu hộ. Nàng hỏi tôi có muốn ăn cháo th́ để nàng nấu. Tính tôi không thích người khác mệt nhọc v́ ḿnh, không muốn vợ phải vất vả v́ tôi nên tôi mới bảo nàng là không cần nấu, tôi ăn ḿ gói là món ăn chủ đạo cũng được rồi v́ ḿ gói cũng đủ chất lượng. Tôi ăn ḿ gói một ngày, hai ngày, ba ngày th́ không sao, nhưng đến ngày thứ tư, thứ năm th́ ngán đến tận cổ, muốn tranh thủ ăn lắm nhưng nuốt không trôi, thế mà nàng vẫn không nấu ǵ cho tôi ăn. Qua đến ngày thứ sáu, tôi mới hỏi nàng sao không thấy nấu cháo gà, cháo thịt cho tôi ăn th́ nàng lư giải  chính tôi là người nói  với nàng  không cần nấu nên nàng để dành th́ giờ rảnh rỗi xem hát đôi, hát tốp của những ca sỹ trên sân khấu đại trà tiên tiến của Paris By Night! Cứ theo chế độ dinh dưỡng nàng dành cho tôi như thế này, thay v́ thổi cơm tốc độ cho tôi ăn th́ không nấu niếng ǵ hết cho tôi đói,  chẳng mấy chốc tôi sẽ là hành khách trong bài Con đ̣ đưa xác.

Hơn 27 năm sống với nhau, sau khi đă tốn bao nhiêu công sức nâng cấp một người ở chợ Bàn Cờ  như tôi (nhà tôi gần Hội Chữ Thập Đỏ), vợ tôi không c̣n mê tôi nữa. Tôi đă tư duy định leo lên máy bay lên thẳng rồi khi ở trên không, nhẩy ra ngoài máy bay tự tử để cho vợ tôi thấy hệ quả khi nàng không c̣n yêu tôi. Thế nhưng một ông bạn già Phó Tiến Sĩ của tôi 70 tuổi, đă về hưu, tuần vừa rồi cảnh báo tôi không nên phí đời giai như vậy. Ông ta muốn dẫn tôi  đến nơi này đàn ông có giá trị hơn vàng v́ số đàn bà gấp ba lần đàn ông. Tôi đến th́ ông ta đảm bảo bao nhiêu bà sẽ hồ hởi tranh giành chém giết nhau để dành lấy tôi. Ông ta làm việc ở ba nơi. Chỗ nào họ cũng  trả tiền ông ta đến nhẩy đầm với mấy bà v́ nơi nào đàn ông cũng đều khan hiếm trầm trọng, không đủ người để nhẩy.  Khi đến nơi làm việc, lúc nào ông ta cũng không có th́ giờ nghỉ ngơi v́ hết bà này đến bà khác dành giật nhẩy với ông ta. Đă thế, họ c̣n cho ông thêm tiền bồi dưỡng! Tôi không cần nhẩy giỏi, chỉ biết cơ bản là đủ. Nếu tôi nhận lời đi theo ông ta th́ tôi nhất định sẽ không c̣n buồn v́ vợ bỏ bê tôi. Ngược lại tôi sẽ hưng phấn  v́ các em gái này sẽ thống nhất tranh nhau o bế tôi, không rời tôi nửa bước, không cho tôi về nhà sớm. Ngoài ra, ở đó họ c̣n dùng máy điện tính, máy quét, thỉnh thoảng hư cần người sửa. Tôi sửa được mọi sự, đến đó vừa nhẩy đầm vừa sửa phần cứng, phần mềm cho họ th́ họ lại càng yêu mến, đời sống tôi sẽ được hoàn toàn thoải mái vô tư.

Tôi chưa biết xử lư ra sao v́ hôm qua ông ta mới nói cho tôi biết nơi ông ta đi làm: Viện Dưỡng Lăo Cao Cấp Thành phố với tuổi trung b́nh của hội viên là 73 tuổi. 

Nguyễn Tài Ngọc

(March 2011)