L chào Quc k Vit Nam (VNCH)

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

(Ghi chú : Quốc ca/Quốc kỳ Việt Nam tôi đề cập trong bài này là của Việt Nam Cộng Ḥa, cờ vàng ba sọc đỏ, Lưu Hữu Phước sáng tác "Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng.  Đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống ..., )

 

Ngày 1-1-2013 đánh dấu năm thứ 38 của những người rời quê hương vào năm 1975. Đây là một thời gian khá dài, gấp đôi thời gian bắt đầu chia đôi đất nước từ 1954 đến 1975. Không biết ngẫu nhiên hay trùng hợp mà trong vài tuần qua, tôi nhận được nhiều email luân chuyển của bạn bè và độc giả  gửi đến xem đoạn video về quốc ca và quốc kỳ Việt Nam (http://www.youtube.com/watch?v=ahEblKNhUVw). Cùng trong thời gian này, tôi cũng nhận được những chương tŕnh hội chợ Tết năm nay ở miền Nam California. Liếc qua tờ chương tŕnh, hội chợ nào cũng bắt đầu với lễ chào quốc kỳ Việt Nam.

Tôi có dịp tham dự nhiều buổi lễ, hội hè đ́nh đám, bắt đầu là lễ chào cờ Việt Nam: hội họp tái hợp reunion trường học cũ, lễ phát giải văn chương, hội chợ, chương tŕnh đại nhạc hội. Tôi ṭ ṃ vào trong Youtube t́m chào cờ ở đâu nữa th́ khám phá ra người ta chào cờ Việt Nam tưới hột sen ở khắp nơi:  

- vào đầu năm ở chùa Điều Ngự (http://www.youtube.com/watch?v=w3FD4D_RHQA),

- chương tŕnh nhạc Hùng Sử Việt (http://www.youtube.com/watch?v=9ZZ-1Rm296A),  http://www.youtube.com/watch?v=xyIRSax-L4o

- buổi lễ Đức Trần Hưng Đạo ( http://www.youtube.com/watch?v=u_-wR1hvNzM),

-ở buổi lễ tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tại Paris (http://www.youtube.com/watch?v=bAHuFtzorY4),

- trong buổi hội thảo về t́nh h́nh đất nước tại Toronto  (http://www.youtube.com/watch?v=wojCsd58f7g),

- ở lễ chào cờ đầu năm 2007 và vinh danh học sinh xuất sắc tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Orange County, của Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam (http://www.youtube.com/watch?v=g-zEM39oF4Y)

- lễ chào cờ đầu năm 2012 của Cộng Đồng Việt Nam tại San Jose, Bắc California (http://www.youtube.com/watch?v=I3OJ9XsYW8E)

Ở quốc gia nào cũng vậy, chào quốc kỳ là một chuyện trọng đại. Người ta chỉ hát quốc ca ở những buổi lễ của quân đội, khi Tổng Thống nhậm chức, ở những buổi lễ quốc gia, vào mỗi ngày Thứ Hai đầu tuần ở Tiểu học hay Trung học. Trong tầm vóc thế giới th́ quốc ca tŕnh diễn khi chào đón một nguyên thủ quốc gia, hay ở các cuộc tranh tài thể thao quốc tế như Thế Vận Hội, quốc ca sẽ trỗi lên cho lực sĩ của nước nào thắng huy chương vàng. Riêng ở nước Mỹ, bài quốc ca Hoa Kỳ Star-Spangled Banner thường được hát trước khi một trận đấu thể thao bắt đầu. Đây là một truyền thống đặc biệt của nước Mỹ v́ bài hát này đă được hát từ khoảng giữa thập niên 1800 ở các trận chơi baseball. Măi cho đến ngày 3-Tháng 3-1931, Quốc Hội Hoa Kỳ mới kư sắc luật tuyên bố nó là quốc ca Hoa Kỳ. V́ quen lệ, ngày hôm nay quốc ca Star-Spangled Banner vẫn được hát ở các trận đấu thể thao.

Có thể ngày xưa ở Việt Nam tôi c̣n trẻ nên không biết, nhưng tôi không nhớ VNCH chúng ta hát quốc ca tán loạn như ở bên này, chỗ nào và thời điểm nào cũng   do để hát quốc ca. Trong những nơi hát quốc ca tôi tŕnh bày nêu trên, nơi tôi thấy ngứa mắt nhất là ở chùa Điều Ngự (http://www.youtube.com/watch?v=w3FD4D_RHQA). Lư do tôi ngứa mắt v́ tôi thấy lá cờ Việt Nam và Hoa Kỳ, những người mặc binh phục của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, và quốc ca hát  trong một một cơ sở tôn giáo, chùa Điều Ngự. 

Đạo luật Tu chính Thứ Nhất của Hoa Kỳ ấn định hẳn ḥi chính quyền không được tham gia vào tôn giáo. Cho dù 78.4% dân chúng Mỹ theo Thiên Chúa giáo và chỉ có 1.6% là vô thần, hội ACLU (American Civil Liberties Union), thiết lập từ năm 1920, rất thành công trong việc thưa cơ sở chính phủ phải dẹp bỏ những biểu tượng Thiên Chúa giáo trưng bày như cây thánh giá, cảnh tượng Chúa Giáng Sinh, Mười Điều Răn (Đức Chúa Trời khắc trên hai phiến đá, đưa cho Môi-se ở núi Sinai), viện lẽ Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép chính phủ tham gia vào tôn giáo. Một trường hợp sôi nổi nhất là trong một ṭa án ở Alabama, Chánh Án Tiểu Bang Roy Moore cho trưng bày Mười Điều Răn khắc trên đá mài nặng 2.6 tấn. A.C.L.U. thưa tiểu bang Alabama không được trưng bày tượng đá này, và năm 2003 Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đồng ư, ra lệnh Alabama phải dẹp bỏ nó, dù rằng bốn trong năm người Mỹ đồng ư không có ǵ sai lầm thấy tượng đá Mười Điều Răn trong ṭa án.  

Thành phố Santa Monica ở ven biển cách nhà tôi 40 phút lái xe, cả mấy chục năm nay vào mùa Giáng Sinh cho phép các nhà thờ dựng những kiosk trưng bày cảnh Chúa hài đồng giáng sinh cho dân chúng đến xem miễn phí mỗi năm vào tháng 12 ở một công viên của thành phố, Palisades Park. Năm nay, những người vô thần viện lẽ công viên thành phố mọi người vô thần hay có đạo đều có thể dùng nên thưa thành phố, bắt buộc thành phố phải cho đấu giá những kiosk cho tư nhân hay hội đoàn trả cao giá. Họ thông đồng với nhau trả tiền đấu giá cao nên thắng 18 trong 21 kiosk.  Mục đích của họ là sẽ trưng bày những biểu ngữ vô thần trong những kiosk này. Các nhà thờ thưa lại những người vô thần v́ quyền bày tỏ ư kiến của những người vô thần xâm phạm quyền bày tỏ ư kiến của các nhà thờ. Thay v́ phải làm trọng tài và bị lôi kéo vào việc thưa kiện, thành phố Santa Monica quyết định dẹp bỏ, không cho bên nào trưng bày ở công viên Palisades Park năm nay.

Bỗng nhiên chỉ v́ một số người vô thần thưa kiện mà truyền thống trưng bày cảnh Chúa hài đồng của thành phố Santa Monica năm nay phải bị dẹp bỏ, người bị lỗ lă nhất là dân chúng v́ họ không cón có cơ hội xem cảnh Chúa giáng sinh miễn phí.

Lịch sử Việt Nam chúng ta cũng c̣n quá mới để không ai không nhớ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ v́ lư do nhiều người cho rằng là "đàn áp Phật giáo" . Vào ngày 6/5/1963, trước lễ Phật Đản hai ngày, Phủ Tổng thống gởi Công điện số 5159 cho các tỉnh, yêu cầu địa phương bắt buộc các tôn giáo thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về việc treo cờ tôn giáo (Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm quy định cờ tôn giáo không được treo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo như nhà thờ, chùa, thánh thất ...). Công điện này mục đích rất rơ không cho dân chúng treo cờ Phật giáo ngoài phạm vi chùa chiền. Nhưng Điều 44 của Dụ số 10 trong hiến pháp Việt Nam quy định "Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lư Sự Hội, sẽ được ấn định sau." nên mọi người đều nghĩ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm thiên vị Công giáo. Việc cấm treo cờ do đó đưa đến sinh viên và Phật tử chống đối, xô xát, biểu t́nh, Thượng Tọa Thích Quảng Đức tự thiêu..., rồi cuối cùng đưa đến tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn lật đổ chính quyền.

50 năm trước, dân chúng chỉ trích Ngô Đ́nh Diệm thiên vị Công Giáo. 50 năm sau, những người tổ chức hát quốc ca ở chùa chiền, những người trong quân phục mang và chào đón cờ trong chùa chiền phạm cùng một lỗi lầm năm xưa: tỏ ra thiên vị một tôn giáo. Một người mặc quân phục phải cẩn thận trong cách sử xự và hành động để bảo toàn  thể diện mầu áo binh chủng ḿnh đang mặc. Quân phục không phải để tŕnh diễn vô bổ, không phải để ḿnh mặc tỏ ra oai phong lẫm liệt, không phải để loè thiên hạ, không phải để lợi dụng lấy lời như tôi thường thấy các ca sĩ, các MC trong chương tŕnh ca nhạc mặc quân phục tŕnh diễn, nhẩy nhót, ca hát, với mục đích thương mại lấy tiền bỏ vào túi riêng cá nhân cho cả tập đoàn hát xướng, và chắc chắn không phải để diễn hành hát quốc ca đầu năm ở một cơ sở tôn giáo, chùa chiền hay nhà thờ.     

Ở những buổi hội họp tôi đích thân đến dự, song song với hát chào cờ Việt Nam, họ cũng chào cờ  hát quốc ca Mỹ, The Star-Spangled Banner. Tôi biết chúng ta ở hải ngoại có thể cảm động khi nghe quốc ca VN, thế nhưng nếu ḿnh muốn chào cờ của nước ḿnh th́ cứ chào, tại sao lại vơ đũa cả nắm  lôi quốc ca Hoa Kỳ vào? Họp reunion của học sinh cũ của một trường học ở Việt Nam, phát giải văn chương, phát giải học sinh xuất xắc Việt Nam, khai lễ đầu năm ở chùa Việt Nam,  ở đại nhạc hội Hùng sử Việt ... th́ có dính líu ǵ đến truyền thống, phong tục, quốc ca Hoa Kỳ? Những lời viết của Francis Scott Key trong bài quốc ca Hoa Kỳ, cảm tác khi ông ta mục kích sự chống trả anh hùng của quân Mỹ chống quân đội Anh bao vây đồn Fort McHenry, có liên hệ ǵ đến những lễ lộc riêng tư của người Việt Nam hải ngoại? Hay là chúng ta "thấy sang bắt quàng làm họ", quốc ca Việt Nam chẳng có thế lực ǵ cả v́ nó không c̣n có một quân đội hậu thuẫn nên hát kèm theo quốc ca của cường quốc Mỹ th́ bà con thế giới mới run sợ?

Quốc ca chỉ nên  dùng đúng chỗ, đúng cơ hội. Cũng trong Youtube, tôi thấy người ta hát quốc ca ở  ngày Quốc hận 30-4 ở Toronto (http://www.youtube.com/watch?v=p9C5zWDMzeA), hay ở quân chủng Mũ đỏ Đại hội 31 vào năm 2011 (http://www.youtube.com/watch?v=C9JNBzAzSGA). 30-4 là ngày kỷ niệm VNCH thua trận, mỗi người Việt ở hải ngoại không nên quên ngày lịch sử đó, và quân đội VNCH, bất cứ binh chủng nào, đă sát cánh đổ máu bên nhau bảo vệ tự do của miền Nam, bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ, th́ ở những buổi lễ này  hát quốc ca để nung đúc ḷng ái quốc là một việc phải làm.

Trái lại, một sự vật ǵ dùng quá lố sẽ trở nên nhàm chán. Quốc ca không thể nào tùy hứng đem ra tŕnh diễn ở bất cứ vào một t́nh cảnh nào. Tôi tưởng quốc ca chỉ được tŕnh bày khi chào đón một nguyên thủ quốc gia khi c̣n sống, hoặc đễ đưa tiễn ông khi chết, chứ không ngờ là quốc ca cũng được dùng để kỷ niệm Đức Trần Hưng Đạo, hay một nhân vật đại đa số chẳng biết là ai, như giáo sư Nguyễn Ngọc Huy ở Paris?

Đối với riêng tôi, có hănh diện là người Việt Nam đến đâu đi nữa, mỗi lần nghe quốc ca Việt Nam, biết được thiên hạ hát quốc ca loạn xạ khắp nơi, cộng với biết được cá tính của những người cùng quê hương, cùng mầu da với tôi, những người là biểu tượng của lá cờ Việt Nam, nó không khích động ḷng ái quốc của tôi mà làm tôi thêm nản chí.

Khi tôi học tiểu học, là Liên Toán Trưởng của lớp, mỗi sáng Thứ Hai đầu tuần tôi và các Liên Toán Trưởng khác thay phiên kéo cờ chào quốc ca Việt Nam. Tuy c̣n bé, tôi nhớ tôi rất hănh diện nh́n lá cờ mầu vàng ba sọc đỏ tung bay trong gió trong khi quốc ca trong máy phóng thanh vang vọng khắp trường. Tôi nhớ có đọc một bài trong báo Thế Giới Tự Do về bốn người Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang cố gắng dựng lá cờ Mỹ ở đảo Iwo Jima, sau khi đánh bại binh sĩ Nhật Bản tử thủ ḥn đảo này vào Thế Chiến Thứ Hai. Trong đầu óc tôi lúc bấy giờ, tôi h́nh dung lá cờ vàng ba sọc đỏ thay thế lá cờ Mỹ, và bốn người lính Mỹ là quân đội VNCH hào hùng tranh đấu bảo vệ lá cờ vàng, bảo vệ công dân của nước VNCH của tôi trước sự xâm lăng của quân đội Cộng sản Bắc Việt.

Joe Rosenthal/AP

Những buổi sáng Thứ Hai chào cờ ấy làm con tim tôi rung động và mơ tưởng chính tôi là một trong những người lính hào hùng sẵn sàng bỏ ḿnh bảo vệ cho lá cờ của nước tôi, cho quê hương tôi, cho đồng bào tôi. Thế nhưng bây giờ tuổi đời chồng chất, ở Mỹ 37 năm so với ở Việt Nam chỉ có 17 năm, sau khi đă va chạm cuộc sống, biết quá nhiều về tính t́nh của người đồng hương, mỗi lần nghe quốc ca Việt Nam nó  làm cho tôi do dự. Cái cảm tưởng muốn xả thân hy sinh cho người khác của một dạo nào đă thay thế bằng cảm tưởng bây giờ ḿnh không thể nào dại dột như thế. Cái cảm tưởng tự hào ngày xưa năm nào đă thay thế bằng cảm tưởng rụt rè hiện giờ ngày nay.

Tôi chắc chắn nước VNCH của tôi không thiếu ǵ những công dân thanh liêm, những binh sĩ, tướng lănh tận tụy với quốc gia  -có người đă hiến thân cho tổ quốc-, thế nhưng số người này quá ít so với những người đồng hương khác, cùng một chiến tuyến VNCH với tôi.

Ngày xưa trong khi binh lính VNCH chiến đấu chống quân đội Cộng Sản để bảo toàn tự do cho tất cả nhân dân miền Nam th́ có những người tham nhũng như Nhân Dân Tự Vệ trong xóm Bàn Cờ lấy tiền của người đóng tiền miễn gác rồi đêm cầm báng súng đến gơ cửa nhà tôi bắt tôi ra gác thay thế, có những những người reo ḥ phản chiến xuống đường biểu t́nh chống chính quyền, có những người viết và hát nhạc phản chiến, có những người không cần biết tiền tuyến đổ máu nhưng ở hậu phương ḿnh vẫn ăn chơi trụy lạc.

Những người ấy, cùng với cả trăm ngh́n người Việt Nam khác, vào thời điểm 30-4-1975 cùng với tôi  hốt hoảng bỏ chạy, cầu cứu Hoa Kỳ cứu vớt họ khỏi ách Cộng Sản. Thế nhưng bây giờ khác với tôi, họ không c̣n nhớ cái xấu hổ chạy loạn năm nào, mà sau khi sống trong cơm no áo ấm của một xứ Mỹ tự do, trở về Việt Nam kiếm tiền riêng cho cá nhân họ với tư cách là ca sĩ, MC, doanh nhân... Người Việt ở đây không thấy thế là sai, bằng chứng là vẫn bỏ tiền đi xem những show ca nhạc ở hải ngoại. Vài người, vài ca  c̣n tuyên bố nhảm nhí như ca sĩ Khánh Ly, trả lời cho một độc giả hỏi bà ta nghĩ thế nào về Trịnh Công Sơn, trong một cuộc phỏng vấn tại báo Người Việt ngày 17-9-2011 (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=137230&zoneid=80#.UOBMZnd4ySp):

-Câu hỏi:  Chị nghĩ thế nào về Trịnh Công Sơn, là 1 người phản chiến hay là người hoạt động cho Việt Cộng? (TuanNguyen - Montreal,Canada)

-Trả lời:  Thưa anh, tôi cũng là một người phản chiến. Tôi chống chiến tranh, c̣n anh th́ sao? Kính

Trong tất cả các chiến tranh cận đại của Hoa Kỳ mà người Mỹ tham dự: Thế Chiến Thứ Nhất, Thế Chiến Thứ Hai,  Chiến tranh Đại Hàn, Việt Nam, Kuwait, Iraq, Afghanistan, không có một chiến tranh nào mà dân chúng Mỹ không chống đối hay không gia nhập phong trào phản chiến.  Lư do là v́ nước Mỹ không bị tấn công, dân chúng than phiền tại sao dùng tài nguyên và mạng sống của con em ḿnh hy sinh cho xứ nước người. Mặc dù phần đông cựu quân nhân và một số đông người Mỹ (dĩ nhiên kể cả tôi) ghét Jane Fonda v́ hành động "phản quốc", đứng về bên phe Cộng sản Bắc Việt chống lại chính phủ của ḿnh nhưng tôi có thể hiểu được tại  sao bà ta làm như thế: bà ta chống đối xương máu của quân nhân Mỹ đổ cho một quốc gia khác, không phải của Hoa Kỳ. Trái lại, khi Hoa Kỳ bị đánh trực tiếp, như khi Nhật Bản oanh tạc Pearl Harbor (Trân Châu Cảng), hay khi quân khủng bố Taliban do Osama bin Laden lănh đạo đâm đổ hai ṭa nhà World Trade Center ở New York th́ toàn dân Mỹ đồng nhất hiệp một trả thù, không một người nào đứng lên phản chiến.

VNCH ngày xưa bị Cộng Sản Bắc Việt tấn công với mục đích chiếm đoạt, chúng ta đang ở trong nhà th́ bị kẻ cướp đến nhà, ḿnh không thèm đánh, hét ḥ phản chiến th́ ai đánh giúp ḿnh? Người Mỹ có thể tức giận không đồng ư với chính sách quốc gia đem quân đi đánh nước ngoài nên hô hào phản chiến, v́ nếu Mỹ không đem quân đi đánh, chỉ có những nước bị xâm lăng như Pháp, Nam Hàn, Kuwait, là bị thiệt hại, không ai cứu giúp họ thoát khỏi ách thống trị của nước khác, c̣n Khánh Ly và những người VN phản chiến, là công dân VNCH, nước VNCH bị xâm lăng, th́ nếu họ phản chiến, không chống cự th́ ai đổ xương máu cho họ? Có phải chính đồng hương của Khánh Ly,  những người có chính nghĩa, những người tận tụy v́ tổ quốc, những người có liêm sỉ, những dân nghèo phải bắt buộc đi lính ra chiến trường chạm  địch, bỏ thây hay mất tay mất chân,  bảo vệ tự do hạnh phúc cho Khánh Ly để  bà ta có cơ hội hát kiếm sống, cho những người phản chiến, những ca sĩ, doanh nhân.. bây giờ có cơ hội trở về Việt Nam làm giầu hay không?

Theo một bài viết của Trúc Giang - Minnesota, Khánh Ly về Việt Nam hai lần, trả lời cho một câu hỏi ở VN, (http://www.vietvungvinh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2165:khanh-ly-ve-hay-khong-ve&catid=55:vietnam-hai-ngoai&Itemid=76), tôi xin phép copy ở đây:

"Khi được hỏi về động lực tham gia các chương tŕnh ca nhạc kích động quần chúng của nhóm Hoàng Cơ Minh, bà trả lời: “Tôi tham gia v́ ham vui, v́ có tiền, chớ chẳng bao giờ tôi tin vào Hoàng Cơ Minh cả”. Thế nhưng khi về Mỹ th́ giở quẻ tiếp tục tuyên bố hung hăng và tham gia các chương tŕnh ca nhạc chống phá Nhà nước.

Ngày 4-3-2000, Khánh Ly một ḿnh về VN lần thứ hai, bà ta lại chữa thẹn: “Dưới sức ép của các phe nhóm phản động, tôi phải hát cho các chương tŕnh của họ, nếu không, th́ bị coi là không có lập trường kiên định”. Và KL lại hối hận, mong bà con thông cảm cho hoàn cảnh."

Không biết nhận thức cái ích kỷ của ḿnh, "phản chiến" để người khác chết bảo vệ tự do cho ḿnh, không xấu hổ cho  lập trường đi hai hàng của ḿnh, Khánh Ly c̣n tuyên bố câu sau đây, vơ đũa cả nắm, cho rằng nếu có tội với đất nước, th́  tất cả mọi người cũng có tội với đất nước như bà ta (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=137230&zoneid=80#.UOBMZnd4ySp): 

- Câu hỏi:  Thưa chị, trước năm 1975, chị hát đa số là nhạc Trịnh Công Sơn, trong đó có rất nhiều bài phản chiến ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của toàn dân. 36 năm đă qua, đất nước vẫn nghèo khó, nhân phẩm người dân bị chà đap. Chị rời quê hương sớm, ở hải ngoại, chị có bao giờ nghĩ ḿnh có một phần tội đối với đất nước. Bao giờ th́ chị ngỏ lời xin lỗi? (H. Phạm - Woodbury, Minnesota)

 -Trả lời:  Thưa ông, nếu nói là tội với đất nước th́ tất cả những người Việt Nam đều có tội đối với đất nuớc, anh hăy xin lỗi truớc đi, sau đó sẽ có rất nhiều người trong đó có tôi. Kính.

Vào tháng 9 năm 2012, theo lời của ông chủ pḥng trà Đồng Dao, Khánh Ly, nối gót với các ca sĩ, MC trở về Việt Nam hát xướng,  đă làm đơn xin phép Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn về Việt Nam hát, và đă được chấp thuận với giấy phép số 691/NTBD-PQL (nguồn:  http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Nhac/Chu-phong-tra-Dong-Dao-giai-ao-chuyen-catxe-cua-Khanh-Ly/230579.gd).  Những người này là những người đồng hương với tôi nên tôi rất nản chí khi nghe quốc ca Việt Nam, v́ quốc ca đại diện cho dân chúng - cho họ và cho tôi, cho quốc gia VNCH,  của họ và của tôi một ngày nào. Càng nản chí hơn nữa khi ai mở một tờ báo Việt NamSanta Ana, đọc sẽ thấy một vài ông bác sĩ Việt Nam quảng cáo: "ưu đăi cho khách hàng trả tiền mặt". Mọi người bây giờ đều sống v́ tiền, ưu tiên tối hậu là kiếm tiền.

Bổn phận của một công dân là mang niềm hănh diện đến quốc kỳ và quốc ca của nước ḿnh. Chúng ta mang niềm hănh diện đó đến quốc ca Việt Nam trong nội dung, không trong h́nh thức, và nhất là trong cái phẩm, chẳng phải trong cái lượng, cứ nơi nào hứng lên là "tŕnh diễn" hát quốc ca mà không cần biết ư tưởng nghiêm trọng của việc chào quốc kỳ.

  

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

January 2013

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BA%BFn_c%E1%BB%91_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o,_1963

http://www.denverpost.com/portlet/article/html/imageDisplay.jsp?contentItemRelationshipId=4780544

http://abclocal.go.com/kabc/story?section=news/local/los_angeles&id=8906208

http://en.wikipedia.org/wiki/The_Star-Spangled_Banner

http://www.cnn.com/2003/LAW/08/27/ten.commandments/

http://religions.pewforum.org/reports

http://www.historynet.com/the-assassination-of-ngo-dinh-diem.htm