Nghe nhc M xưa

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Sau khi đọc bài tôi viết về đi xem show Salut Les Copains, vài người hỏi tôi có thật sự âm nhạc không đóng một vai tṛ quan trọng trong  đời sống của tôi hay không? Câu trả lời là vâng, chẳng những tôi mà anh chị em chúng tôi không ai nghe nhạc v́ hai lư do chính yếu: thứ nhất là nhà tôi ngày xưa không có magnétophone, máy hát đĩa, không có TV (chỉ có một cái radio nhỏ), và thứ hai, chúng tôi bị khủng hoảng tinh thần nghe hai loại nhạc cực đoan. Khi bố tôi c̣n sống, khoảng ba giờ trưa ông thường bật radio nghe hát chèo của người Bắc, và ông Trọng bán tem kế bên nhà tôi, có TV, có magnétophone, lúc nào cũng bật cải lương hay nhạc Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền rên rỉ. Hát chèo của người Bắc nghe " í i ́ ỉ" ghê rợn vô cùng nên sau khi bố tôi mất, chỉ một thời gian ngắn sau là nó cũng biến mất trên đài phát thanh, c̣n cải lương nó làm tôi nhức tai v́ nghe ca sĩ hát tân nhạc phát âm không đúng vận.

Thế nhưng mỗi lần đi cruise, tôi rất thích nghe ban nhạc hát ở trên tầu. Lần này đi cruise Aruba, Curacao cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Ăn cơm chiều lúc 5:30.  7:00 tối đi xem show đồ sộ chính yếu trong ngày, ca vũ nhạc, ảo thuật trong hí viện lớn 700 chỗ ngồi, rồi từ 8:30 tối đến 11, 12 giờ đêm là vợ chồng tôi đến những pḥng nghe nhạc nghe ban nhạc sống khoảng bốn nhạc công với đàn, trống, keyboard..., ḿnh vừa nghe vừa uống cocktail.

Tôi thích nghe nhạc trên tầu v́ nhiều lư do:

1. Có nhiều ban nhạc khác nhau, chán ban này th́ nghe ban nhạc khác.

2. Pḥng nghe nhạc sang trọng với ghế bành rộng răi ngồi thật êm mông, cấm hút thuốc. 

3. Đường đi rộng răi, bàn ghế xa nhau, không chật ních như ở night club.

4. Ai biết nhẩy đầm th́ tha hồ nhẩy líp ba ga.

5. Pḥng ngủ ngay trên tầu, ḿnh mặc quần xà loỏn, áo thun hở nách như chú Ba trong Chợ Lớn, mang dép lẹp xẹp đến nghe, chả ai để ư. Mệt th́ chỉ cần đi bộ vài phút về pḥng nằm trên giường cho đă cái lưng rồi sau khi lấy lại sức, đi nghe nhạc tiếp.

6. Khung cảnh thật romantic, tha hồ nắm tay vợ, không bị bạt tai.

Trong năm chuyến đi cruise, chuyến đi này tôi thấy là người già về hưu đi nhiều nhất, có lẽ 3/5 số hành khách là người già. Nói chuyện với nhiều người,  tôi khám phá họ đều là dân chuyên nghiệp đi cruise, mười chuyến, hai mươi chuyến, ba mươi chuyến. Rất nhiều bà chồng chết,  họ đi chỉ để xem sinh hoạt trên tầu, tầu đến đảo nào họ cũng không thèm xuống, ở lại tầu nghe nhạc. V́ có quá nhiều người già, có một ban nhạc, Epithani, chỉ hát nhạc vào thời đại 1950, 1960.

Năm 1975 khi tôi mới sang Hoa Kỳ, tôi thích những bản nhạc Mỹ xưa - Oldies- thành thử lần này ngồi nghe ban nhạc chơi nhạc xưa Oldies của Mỹ tôi rất thích, như những người học chương tŕnh Pháp như vợ tôi thích nhạc Pháp xa xưa của Sylvie Vartan, Adamo, Claude Francois, Dalida....

Có bốn bản nhạc tôi thích, muốn đề cập trong bài viết này:

1. Never on Sunday. Bản nhạc này tôi, và phần đông mọi người đă nghe ở Việt Nam. Tôi không biết lời nhạc ra sao, lần này nghe họ hát th́ mới thấy lời nhạc rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Bản nhạc này từ phim "Never On Sunday" chiếu năm 1960, chiếm giải Oscar "Best original song", và được khắp thế giới phổ biến.

Click vào đây nghe bốn cô The Chordettes hát:

http://www.youtube.com/watch?v=p57nf-FvVxw

 

Ai thích ca sĩ trẻ đẹp hơn th́  click vào đây nghe cô ca sĩ người Mỹ gốc Hy-Lạp Margarita hát:

http://www.youtube.com/watch?v=no0CjtrT5A8

đây là lời nhạc (http://www.stlyrics.com/lyrics/dogma/neveronsunday.htm) :

Oh, you can kiss me on a Monday a Monday a Monday is very very good.
Or you can kiss me on a Tuesday a Tuesday a Tuesday in fact I wish you would.

Or you can kiss me on a Wednesday a Thursday, a Friday and Saturday is best.
But never ever on a Sunday a Sunday a Sunday cause that's my day of rest

Most any day, you can be my guest.
Any day you say, but my day of rest.
Just name the day that you like the best,
Only stay away on my day of rest.

Oh, you can kiss me on a cool day a hot day a wet day whichever one you choose.
Or try to kiss me on a grey day a May day a pay day and see if I refuse.

And if you make it on a bleak day a freak day or a week day, well you can be my guest.
But never ever on a Sunday a Sunday the one day I need a little rest.

 ..............................................
Oh, you can kiss me on a week day a week day a week day the day to be my guest

(http://cf2.imgobject.com/t/p/original/iHXtTX8l9tfIqL7NsZ76Nfmj72r.jpg)

2. Tennessee Waltz: Cô ca sĩ Patti Page phát hành đĩa nhạc vào năm 1950, bán cả triệu dollars, và bản nhạc nổi tiếng khắp thế giới. Ở Nhật Bản từ năm 1950 cho măi đến năm 1974, Tennessee Waltz là bản nhạc bán chạy nhất nước. Lư do tôi biết bản nhạc này là vào năm 1975 khi sang đây học lớp Anh ngữ ESL (English as a Second Language), cô giáo Mỹ bảo học sinh về nhà nghe v́ lời nhạc dễ hiểu. Bây giờ ngồi trên tầu nghe lại, nó mang cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm của thời chạy loạn sang Mỹ ngày xưa, buồn "thúi ruột".

Click vào đây nghe   ca sĩ Patti Page hát:

http://www.youtube.com/watch?v=44B6B1OycgI

Lời nhạc Tennessee Waltz (http://www.cowboylyrics.com/lyrics/classic-country/tennessee-waltz---patti-page-14948.html) :

I was dancing with my darling
To the Tennessee Waltz
When an old friend I happened to see
I introduced her to my loved one
And while they were dancing
My friend stole my sweetheart from me

I remember the night and the Tennessee Waltz
Now I know just how much I have lost
Yes, I lost my little darling
The night they were playing
The beautiful Tennessee Waltz

Sau này có cô ca sĩ Crystal Gayle cũng hát bài đó trong đĩa "The Best of Crystal Gale" . Nhưng cô Crystal Gayle nổi tiếng v́ bản "Don't it make my brown eyes blue" (http://www.youtube.com/watch?v=t0aT0GXW8jw), không phải v́ "Tennessee Waltz".

3. Terezo reza:  Mỗi lần nghe bản nhạc này là tôi cứ muốn độn thổ v́ nó nhắc lại một kỷ niệm thật xấu hổ của tôi: Khi tôi vào học Trung học lớp 12 ở Mỹ, vào dịp Giáng Sinh, lớp học Anh văn của tôi tổ chức ăn uống. Lớp này học sinh người Việt, Mễ, Tầu, Mỹ, Ấn-Độ đủ loại nên cô giáo đề nghị mỗi đứa nên mang một cái ǵ đặc sắc của quốc gia ḿnh tŕnh bày cho cả lớp xem. Đứa th́ mang thức ăn đặc sản nước ḿnh, cô Ấn-Độ lên múa bụng, anh chị Mễ-Tây-Cơ mặc quần áo múa vũ technicolor của họ thật là đẹp, vài anh chị Mỹ lên hát. Riêng tôi th́ lúc ấy thổi kèn harmonica nên chơi nổi, lên trước lớp nói là sẽ thổi một bài hát Việt Nam. Cả lớp vỗ tay ầm ầm, cô giáo ra hiệu cho cả lớp im lặng để nghe tôi thổi kèn. Cô giáo này rất mến tôi, lư do là v́ học sinh Việt Nam  ngoan ngoăn nghe lời thầy cô mà học cũng giỏi nên tôi nhất định không làm cho cô thất vọng. Lúc bấy giờ tôi không nhớ bản nhạc tên ǵ nhưng nghe rất nhiều lần khi c̣n nhỏ ở Việt Nam. Tôi lấy hết tài cùn thổi harmonica bản nhạc âm điệu vui nhộn lên bổng xuống trầm, hay c̣n hơn Louis Armstrong thổi kèn trumpet. Khi tôi chấm dứt bản nhạc, cả lớp im lặng như tờ rồi mấy giờ đồng hồ sau mới có một vài người vỗ tay miễn cưỡng. Tôi quá tự tin cho tài thổi harmonica của tôi nên nghĩ là tiếng nhạc harmonica đă làm cho cả lớp sững sờ về tài thổi điêu luyện của tôi, không ngờ là trong lớp lại có một học sinh tỵ nạn Việt Nam là thần đồng về âm nhạc. Nhưng đến khi cô giáo đến cạnh tôi nói th́ thầm vào tai th́ lúc ấy tôi chỉ muốn độn thổ: Tôi thổi bài “Cánh bướm vườn xuân”, http://www.youtube.com/watch?v=g5GNLHuoP6Q ,  một bản nhạc Pháp Phạm Duy dịch lời Việt, mà tôi lại tưởng là nhạc Việt Nam!  Bản nhạc ấy thật sự tên là "Cerisier rose et pommier blanc" do Louiguy viết vào năm 1950:  

http://www.youtube.com/watch?v=HUlX9VE8rCM

Bản tiếng Mỹ dịch là "Cherry Pink and Apple Blossom White" hay là "Gummy Mambo" :

http://www.youtube.com/watch?v=HrsioTFddKo

4. Sad Movies (Make Me Cries):  Vài năm trước đây, tôi thu thập tất cả những bản nhạc Pháp xưa để thu vào CD cho vợ tôi. Khi thu thập như vậy, tôi khám phá ra vài bản nhạc của Mỹ vợ tôi nghe ở SàiG̣n bằng tiếng Pháp nên tưởng nguyên thủy là nhạc Pháp. Hai bài thí dụ: bài thứ nhất là "Bang Bang (My baby shot me down)" do Sonny Bono viết năm 1966 cho vợ ḿnh lúc bấy giờ là Cher hát (http://www.youtube.com/watch?v=79PWd-bLf6c). Bài này được dịch ra khắp mọi thứ tiếng trên thế giới, kể cả tiếng Pháp do Sheila hát (http://www.youtube.com/watch?v=Xr9FPyIbZXs).

Bài thứ hai là "Quand le film est triste" do Sylvie Vartan hát (http://www.youtube.com/watch?v=3jlwB5_mPmE).   Bản nhạc này thật sự của Mỹ, do ca sĩ Sue Thompson hát vào năm 1961 (http://www.youtube.com/watch?v=Lu2liLc2748) . Người viết bài này, John Loudermilk, có cảm hứng viết khi một cô bạn của anh ta đi xem phim Spartacus (1960), và sau khi phim chấm dứt, đèn bật lên th́ cô ta mắt đẫm lệ nḥa.

Đây là bốn bản  nhạc mang cho tôi đến nhiều kỷ niệm của những ngày xưa cũ nên tôi rất thích. Trong bốn bài này th́ bài "Never on Sunday" tôi thích nhất v́ điệu nhạc hay và lời nhạc quá đơn giản và ngộ nghĩnh. Từ ngày đi cruise về, đến nay đă hơn hai tuần, tôi cứ bật Youtube nghe "Never on Sunday" cả trăm lần. Cho đến hôm qua th́ tôi quê xệ không nghe nữa v́ khi tôi đang thả hồn vào mộng lắng nghe th́ vợ tôi ở đâu th́nh ĺnh xuất hiện, nói:

- I will not kiss you, not on Monday, not on Tuesday, not on Wednesday, so stop listening to that song!

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

December 2012

 

Tài liệu tham khảo:

 

wikipedia

Youtube