Đi cruise vùng bin min Nam Caribbean: Princess Cays (thuc đo Eleuthera ca Bahamas), Curacao, Aruba

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Khó có thể tưởng tượng trước năm 2008 tôi không bao giờ muốn bước chân lên một chiếc tầu đi du lịch v́ tôi dễ bị say sóng, tầu chỉ lắc lư một tí là sây sẩm mặt mày ói ra mật xanh mật vàng, và tôi sợ bị giam giữ một tuần trong cùng một chỗ với cả ngh́n người lười biếng không muốn tắm trừ khi có lệnh cấp trên như tôi. Thế mà bốn năm sau, tuần vừa rồi là chuyến đi du lịch bằng thuyền (cruise, croisière) lần thứ năm tôi đi từ nước Mỹ.  

 

Tổng số hành khách đi cruise trên thế giới vào năm 2011 là 19.2  triệu người. Trong số 19.2 triệu người này, 14.5 triệu là đi từ một bến tầu ở Mỹ, và 40% của 14.5 triệu người đi cruise đến những đảo ở Caribbean. Mỗi người tiêu trung b́nh cho một tuần đi cruise là $1,777 dollars.

 

60% của tất cả cruise từ nước Mỹ đi từ một trong hải cảng ở Florida. Ba hải cảng lớn nhất là Miami, Fort Lauderdale (2 triệu hành khách/một năm), và Port Canaveral (1.5 triệu hành khách).

 

Hai chuyến đi cruise cuối cùng của vợ chồng tôi là đi vùng Đông và Tây của Caribbean nên lần này chúng tôi đi tầu Princess Caribbean về miền Nam của Caribbean, ghé ba nơi: Princess Cays, một phần đất tư nhân hăng tầu Princess mua làm chủ riêng, tọa lạc trên đảo Eleuthera của Bahamas, và hai đảo Aruba và Curaçao của Ḥa Lan. Chữ Curaçao đọc là Ku-ra-sao (tôi đă viết là Cu-ra-sao nhưng sợ vài người có đầu óc ám muội nên đổi thành Ku-ra-sao v́ chữ c trước chữ "cao" thật sự là chữ c cedille ç có dấu móc ở dưới theo tiếng Latin, rất nhiều ngôn ngữ dùng như Pháp và Bồ-Đào-Nha, phát âm như vần s, garçon của Pháp chẳng hạn).

 

Vùng biển Caribbean - Tiểu bang Florida, Mỹ, nằm ở góc trên cùng bên trái. Bến tầu khởi hành
Fort Lauderdale nằm ở bên phải của Florida Keys.
Princess Cays là một đảo thuộc về Bahamas.

Aruba và Curacao là hai đảo nhỏ ở dưới, nằm ở phía Bắc của nước Venezuela

(Ảnh : http://www.caribbeandiving.com/images/caribbean-map.jpg)

 

Bến tầu khởi hành là Fort Lauderdale, 28 miles (45 km) phía Bắc của Miami, Florida. Dân ở Los Angeles, California  bay sang phương Đông nước Mỹ, Florida, Boston, hay New York chẳng hạn, có cái lợi là dùng chuyến  red-eye đi lúc 10 giờ rưỡi tối, bay 4 giờ rưỡi đồng hồ, ba giờ đêm là đến, cộng thêm ba tiếng đổi múi giờ thành ra đến nơi 6 giờ sáng ngày hôm sau. Trên nguyên tắc ḿnh ngủ đêm trên máy bay, thế nhưng nhiều người như tôi thao thức cả đêm chẳng ngủ được, đến nơi mắt đỏ ngầu v́ thiếu ngủ, do đó mới có chữ red-eye flight.

 

Đầu óc vừa nhức bưng bưng v́ thiếu ngủ, vừa phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên máy bay: những thây người nằm ngủ mồm há hốc nước miếng chẩy hai bên má như giọt mưa trên lá,  phối hợp cùng những tiếng ngáy đủ mọi âm giai trầm bổng tạo thành ban nhạc ḥa tấu kinh hoàng bất đắc dĩ hành khách khác không nghe bắt buộc cũng phải nghe làm tôi sáng sớm  khi máy bay đáp xuống phi trường, lần nào cũng muốn ghi tên nhập viện nhà thương điên Biên Ḥa.

 

Theo tôi, phi trường Fort Lauderdale là nơi có địa điểm cho mướn xe thuận lợi nhất trong tất cả các phi trường trên nước Mỹ. Có một building riêng biệt ngay trong phi trường nơi tất cả các hăng mướn xe có quầy văn pḥng, và xe mướn đậu sẵn ở garage ở phía sau văn pḥng. Tôi mướn xe của hăng Advantage qua trang web priceline.com, nửa giá so với những hăng xe khác như Hertz, Avis. Giá mướn  chỉ có $25 một ngày thay v́ $50 một ngày. Nhiều người khác cũng... thông minh như tôi nên mặc dù c̣n sớm chỉ mới có 6 giờ sáng mà đă có bẩy người đứng đợi ở quầy hăng Advantage trong khi chẳng có ma nào  đứng đợi ở các quầy hăng mướn xe khác.

 

Sau những câu hỏi thông thường như khách có cần mua thêm bảo hiểm không?, lái xe đi đâu, Bến Hải hay Cà Mau?, cảnh cáo tài xế luật lệ của chính phủ Hoa Kỳ cấm ăn món ǵ có nước mắm trong xe như bánh cuốn, bánh bèo..., tôi lấy xe lái về khách sạn ngủ một giấc v́ chúng tôi đến vào Thứ Sáu, tối ngủ một đêm ở khách sạn lấy lại sức để hôm sau Thứ Bẩy đi cruise.


Thành phố Miami Beach chỉ cách Fort Lauderdale 45 phút lái xe nên buổi chiều vợ chồng tôi lái xe xuống ăn tối. So với Los Angeles, Chicago, hay New York City, Miami nhỏ hơn nhiều và chẳng có ǵ để xem ngoại trừ biển, shopping, và một khu phố có cả trăm nhà kiến trúc cổ xưa vào thời 1925-1940, Art Deco, được chính phủ chính thức công nhận là di tích lịch sử cần bảo tŕ. Nếu ai có GPS, dùng địa chỉ 524 Ocean Drive, Miami Beach, Florida 33139. Một khi đến đây th́ t́m chỗ đậu xe rồi đi  thả bộ về phía Bắc hướng về những đường cắt ngang số 8,9,10... Bên tay phải là biển, và bên tay trái là một lô nhà hàng bàn ghế bày trên vỉa hè. Con đường này bắt đầu nhộn nhịp từ trưa đến tối.

 

Miami Beach - Bên tay phải đường Ocean Drive là biển,

 

 

 

Bên tay phải là khách sạn và nhà hàng kiến trúc vào niên kỷ 1930, 1940

 

 

 

Nước Cộng Sản Cuba (Cuba nằm trên một ḥn đảo lớn như Nhật Bản) chỉ cách Miami khoảng 220 miles  (354 km) nên rất nhiều người Cuban đă vượt biển t́m tự do đến Florida khi Fidel Castro lên cầm quyền vào năm 1959. V́ thế, 1/4 dân số ở Miami là người Cuban. Thức ăn ở các nhà hàng này do đó có nhiều  món ăn Cuban và đồ biển.

Tiệm ăn nào cũng mướn người đứng ở vỉa hè mời mọc khách vào ăn như là ở Việt Nam. Dân Cuban nổi tiếng hút cigar nên chỗ nào cũng có người treo mâm rao bán cigar.

Song song với con đường Ocean Drive là Collins Ave. Khi đi bộ đến Delano Hotel, địa chỉ số 1685 Collin Ave., tôi khám phá ra bên trong có một night club. Trước khi vào night club là một bar bán rượu và cocktail với những ghế ngồi đủ kiểu khác nhau. Cộng với những cột tṛn khổng lồ chống đỡ trần nhà, đây là một chỗ ngoạn mục để vào uống cocktail.

Con đường cắt ngang Lincoln Road Mall, bắt đầu từ đường Washington Ave. là nơi shopping và ăn uống. Nhà cửa ở đây tương đối cũ kỹ.

Sáng hôm sau tôi lái ra phi trường để trả xe và rồi mướn taxi chở chúng tôi ra bến tầu. Bến tầu rất gần phi trường, đi taxi chỉ tốn 20 dollars, cho tip thêm 5 dollars. Khi mướn khách sạn, để ư nên mướn những khách sạn gần phi trường quảng cáo chở khách đi cruise ra bến tầu miễn phí.

Trước khi đi cruise, việc tiên quyết là vào trang web này xem giá tiền rẻ đắt, tầu cũ hay mới, xếp hạng bao nhiêu star, và sơ đồ vị trí pḥng ngủ trên tầu: http://www.vacationstogo.com/ . Ai có th́ giờ th́ đôi lúc nên đợi thật sát nút hăy mua v́ giá sẽ rẻ. Tầu không muốn rời bến với pḥng trống nên họ sẽ hạ giá. Khi quyết định mua cruise th́ đừng mua ở site vacationstogo.com, mà vào website mua trực tiếp của hăng ḿnh muốn đi. Thí dụ nếu chọn tầu của hăng Princess th́ vào thẳng website của hăng Princess mua (nhớ mua cùng giá đăng ở vacationstogo.com). Lư do là hăng Princess có thể cho ḿnh nhiều quyền lợi khác để dụ khách, chẳng hạn như nâng cấp cho ḿnh được ở pḥng tốt hơn, cho ḿnh trong suốt chuyến đi được giặt một cái quần lót miễn phí, tặng cho ḿnh một bao gạo ông địa và hai chai nước mắm hiệu Con Cua...

Nếu những ai ở Mỹ chưa đi cruise lần nào, theo kinh nghiệm của tôi, nên chọn cruise theo tiêu chuẩn sau đây:

1. Chọn tầu 5 sao trở lên. Xem link: http://www.vacationstogo.com/cruise_ships.cfm

2. Chọn tầu càng to càng tốt. Tầu to có nghĩa là chở nhiều hành khách, 3000 người trở lên (website vacationstogo.com có cho biết chi tiết về tầu). Tầu càng to th́ càng có lắm chỗ cho ḿnh giải trí.

3. Chọn tầu mới xây. Một chiếc tầu xây năm 2010 dĩ nhiên đẹp và tân kỳ hơn tầu xây năm 2000. Chiếc tầu tôi đi lần này, Princess Caribbean, tuy rằng 5 sao, nhưng đă thấy lỗi thời so với hai tầu trước của hăng Royal Caribbean tôi đi (làm vào năm 2007 và 2010), trong khi chiếc Princess Caribbean này xây vào năm 2004 (dù rằng đă được tân trang năm 2011).

4. Chọn pḥng ở giữa tầu.

5. Nên đi vùng đảo Caribbean (khởi hành từ bến tầu Miami hay Fort Lauderdale, Florida).

Thường th́ pḥng ngủ có 5 loại từ đắt nhất đến rẻ nhất: pḥng có pḥng khách và hành lang nh́n ra biển (suite), hành lang nh́n ra biển (balcony), có cửa sổ nh́n ra biển (window), bên trong không có cửa sổ (inside), và pḥng cực kỳ rẻ kế ngay ḷ đốt than cho máy chạy, khách phải xúc than đổ vào hầm đốt một đêm sáu giờ đồng hồ, không có đến một phút rảnh rỗi giờ Tí canh ba với vợ. 

Tôi chưa phải là phú hào, nên ngoại trừ pḥng suite, tôi đă thử cả ba loại pḥng có ban-công (balcony), có cửa sổ (window), và pḥng không có cửa sổ (inside).  Tuy rằng pḥng inside rẻ nhất, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, quư vị đừng nên v́ sợ tốn tiền mà đặt mua pḥng inside. Không có cửa sổ nên một khi tắt đèn, pḥng inside tối thui 24/24 giờ. Trời bên ngoài có sáng đến đâu đi nữa, ḿnh nằm bên trong pḥng hoàn toàn không biết, cứ tưởng vẫn c̣n là giờ Tí canh ba nên ngày nào cũng như ngày nào, sức khỏe hai vợ chồng  hao ṃn làm việc quá độ trong đêm v́ những tưởng là giờ cao điểm của hạnh phúc pḥng the nhưng khi mở cửa ra th́ hỡi ôi, trời đă lên đúng ngọ.

 

Nói đến chữ “phú hào”, tôi xin méo mó nghề nghiệp đi ra ngoài đề ở đây một tí. Hầu như không một người Việt Nam nào ở hải ngoại không dùng chữ “đại gia” để ám chỉ người giầu. Chữ “đại gia” này xuất cảng từ trong nước, rồi nó lan tràn như bệnh dịch hạch ra ngoại quốc nên khi nói đến một người nào giầu có, người hải ngoại ai cũng dùng chữ “đại gia”. Chữ dùng trong nghĩa như thế là sai hoàn toàn, tôi nghe thật ngứa lỗ tai. “Đại gia” tiếng Hán là học giả uyên bác, người biết cao hiểu rộng, chứ không phải là giầu có. Người giầu có tiếng Hán là “phú hào”, hay “phú hộ”. Tôi bảo đảm nếu tôi dùng chữ thông dụng ở Việt Nam bây giờ trong một bài viết, chẳng hạn như tôi viết câu chuyện ngắn sau đây: "Tuần rồi tôi gặp một em rất chất lượng. Tuy rằng đôi bên có vài bức xức, chỉ  sau vài ngày liên hệ mà tôi đă phát huy vai tṛ xung kích, nêu gương điển h́nh tiên tiến quyết giành thắng lợi  khiến cho  cuộc t́nh chúng tôi đă triển khai, đạt đến công bằng văn minh, rất có khả năng tiến đến hôn nhân",  th́ bảo đảm nhiều  độc giả sẽ nổi cơn thịnh nộ viết thư chửi bới tôi dùng chữ sai nghĩa. Chúng ta là người Việt th́ nên dùng chữ Việt cho đúng. Tôi rất hy vọng sau khi nghe tôi giải thích nghĩa của chữ “đại gia”, quư vị không dùng sai nghĩa của nó.

 

Khi check in, mỗi người được cấp cho một thẻ như thẻ tín dụng. Thẻ này vừa dùng như thẻ căn cước ra vào tầu phải xuất tŕnh, nhân viên scan nó để biết ḿnh ở trong hay ngoài tầu, vừa dùng như thẻ tín dụng, mua bất cứ ǵ trên tầu dùng thẻ này để trả tiền v́ trên tầu không dùng tiền mặt.

 

 

Pḥng ngủ trên tầu tương đối không nhỏ, nhưng pḥng tắm th́ chỉ rộng hơn pḥng tắm trên máy bay hay pḥng tắm của tiềm thủy đĩnh một tí. Pḥng tắm ở nhà rộng răi, khoảng khoát, mỗi lần có đại sự cần thăm viếng toilette th́ chúng ta thay áo pajama, vào ngồi nghiên cứu sách Đông Châu Liệt Quốc xong mấy bộ vẫn c̣n muốn nán lại, trong khi mỗi lần vào toilette trên tầu th́ ai nấy cũng chỉ  muốn đọc chuyện dài 100 chữ rồi mau mau đi ra ngoài v́ quá chật hẹp.

 

Stop đầu tiên tầu ghé là Princess Cays. Princess Cays là một phần đất tư nhân, do hăng Princess làm chủ, tọa lạc  mỏm phía Nam của đảo Eleuthera, một ḥn đảo thuộc về Bahamas.

 

Cách duy nhất đến Princess Cays là bằng tầu v́ không có đường xá trên đảo dẫn đến nơi này. 9 giờ sáng tầu đến nơi, bỏ neo ngoài biển rồi thuyền nhỏ của tầu, tiếng Anh gọi là tender boats, chở khách vào đảo. Thời gian đi chỉ mất chừng năm phút. V́ là đất tư nhân nên không có thổ dân địa phương ở đây.

Ở trên đảo đă có sẵn ghế bố ngồi miễn phí. Có cả lều và nhà có máy lạnh, nhưng phải trả tiền mướn.

 

Nhân viên mang thức ăn từ tầu xuống đảo nấu ăn trưa cho khách, miễn phí. Phần c̣n lại: rượu, bia, soda, các tṛ chơi trên nước như đi ca-nô, chèo ghe, đi dù... tất cả đều tốn tiền.

Mọi người không dùng tiền mặt mà dùng thẻ tín dụng riêng của tầu cấp cho mỗi người ngày đầu tiên lên tầu để mua nước hay dịch vụ sinh hoạt trên đảo.

Có một phần biển ở Princess Cays ḿnh có thể lặn hụp snorkel để xem cá.

Ngoại trừ băi cát có nhiều đá đi đau chân  (nên mang theo dép đi biển để không bị đau chân), không có bóng dáng đến một em mặc bikini hấp dẫn v́ 99.999% hành khách tuổi từ 80 trở lên, tôi rất thích Princess Cays: không có thổ dân dụ bán hàng, nước biển trong veo, có nơi snorkel, ăn uống (nước lạnh) miễn phí, nằm ở biển cả buổi cho đến gần giờ nhổ neo, không cần hấp tấp về lại tầu. 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

December 2012

 

Tài liệu tham khảo:

 

http://www.marad.dot.gov/documents/North_American_Cruise_Statistics_Quarterly_Snapshot.pdf

http://www.cruisemarketwatch.com/home/2011-world-wide-cruise-market-share/

http://en.wikipedia.org/wiki/Cruise_ship

http://www.statista.com/topics/1004/cruise-industry/

http://www.bizjournals.com/jacksonville/news/2012/09/06/florida-center-of-cruise-travel-industry.html

wikepedia