Salut Les Copains

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

Một tháng trước đây, Mai của nhóm bạn Văn Khoa và Hương của nhóm bạn Regina Pacis rủ vợ tôi đi xem show nhạc ca sĩ Việt Nam hát tiếng Pháp, "Salut Les Copains", tiếng Anh tạm dịch là "Hello, guys", và tiếng Việt Nam: "Chào thân thương đồng chí". Xin lỗi, tôi mới đi SàiG̣n về, đầu óc c̣n ảnh hưởng ngôn ngữ hiện tại ở Việt Nam, xin dịch lại: "Chào bạn". Show này tổ chức ở miền Nam California, tại Saigon Performing Arts Center.  Nếu ai không biết hí viện này tọa lạc nơi nào th́ đi ngang qua Siêu thị SàiG̣n, gần tiệm may Ḥa B́nh, xuống một tí là Quán Hỉ bên tay trái, bên phải là nước mía Viễn Đông, đi thêm độ năm trăm thước là đến. Nếu bạn hỏi tôi nơi này có phải là Quận 3 ở SàiG̣n hay không th́ xin lỗi, không phải. Địa chỉ nó là số 16149 Brookhurst Street, Fountain Valley, Ca. 92708, gần khu phố Bolsa ở miền Nam California. Nhưng nó cũng không xa Quận 3 SàiG̣n là bao nhiêu v́ đây là nơi duy nhất trên đất Mỹ người Việt sang đây không cần học nói tiếng Mỹ, không cần biết nghe tiếng Anh, mà vẫn có thể sinh sống giao dịch 365 ngày một năm như là một người Việt Nam sống ở Ngă Năm B́nh Ḥa trong Quận B́nh Thạnh.

 

 

 

Vợ chồng Hương & anh Bảo

 

Âm nhạc không đóng vai tṛ quan trọng trong đời sống tôi, thật sự âm nhạc không đóng một vai tṛ ǵ hết v́ tôi không nghe nhạc, nhưng vợ muốn là trời muốn, nàng muốn đi xem nên tôi khăn gói quả mướp đi theo. Tôi lập gia đ́nh đă gần ba mươi năm nên dư biết ḿnh nên khôn hồn chiều vợ, không bao giờ nói với vợ "Just say no" , một khẩu hiệu bà Nancy Reagan, vợ cố Tổng Thống Ronald Reagan dùng để khuyến khích con nít Mỹ từ chối không hút x́-ke nếu có ai dụ dỗ. Nếu ḿnh không chiều ḷng vợ, trả lời "Just say no" không muốn đi nghe nhạc, nàng sẽ trả đũa hậu quả sẽ nghiêm trọng gấp trăm lần với phần thiệt chắc chắn về ḿnh. Khi đến giờ Tí canh ba, nàng sẽ  từ chối sự yêu cầu của chồng và trả lời "Just say no".

 

 

 

"Salut Les Copains" là một show nhạc, và cũng là tên một tạp chí của Pháp sau này phát hành để độc giả theo dơi song song với show, ra đời vào cuối năm 1959. Show chiếu toàn nhạc thịnh hành của các ca sĩ đương thời như là Johnny Hallyday, Sylvie Vartan, Claude Francois, Francois Hardy, Sheila..., và được giới trẻ rất ưu chuộng. Trong khi "Salut Les Copains" show nhạc Việt Nam vào ngày Thứ Bẩy 17 tháng 11 vừa rồi cũng được ưa chuộng, nhưng không phải là giới trẻ nữa, mà phần đông khán giả là các em trong lứa tuổi 50, 60 , 70.

 



(Nguồn :http://deedoolife.blogspot.com/2009/05/salut-les-copains-et-la-generation-ye.html)

 

Theo bảng quảng cáo chương tŕnh dưới đây, với ban nhạc Quốc Thắng,  các ca sĩ tŕnh diễn là Khánh Hà, Elvis Phương, Thanh Lan, Ngọc Thành, Vân An, Hoài Khanh, Vân Quỳnh. Người điều khiển chương tŕnh là Bùi Xuân Dương (M.D.) và Thúy Anh.

 

Kinh nguyệt tôi hôm nay không đồng đều, tôi hơi khó chịu và quạu cọ một tí nên xin bàn về chữ M.D. viết tiếp  theo tên Bùi Xuân Dương trong bích chương quảng cáo. Xin nhấn mạnh rơ ràng là ngoài ba người Elvis Phương, Thanh Lan, và Khánh Hà, tôi không biết những người c̣n lại là ai, và do đó cũng hoàn toàn không biết bác sĩ Bùi Xuân Dương. Những lời tôi b́nh phẩm sau đây hoàn toàn không phải về cá nhân của bác sĩ Bùi Xuân Dương (một người có cá tính thật vui vẻ khi tôi có dịp gặp gỡ nói chuyện tối hôm ấy), nhưng về thói quen, phong tục của người Việt Nam.

 

Tại sao khi một người  nghề nghiệp là bác sĩ , nha sĩ, luật sư... ḿnh lại tâng bốc nhắc khoe khoang người đó, nhưng những người làm nghề nghiệp khác như kỹ sư, hốt rác, cắt cỏ...ḿnh lại  không đề cập đến? Có phải v́ trong đầu óc chúng ta có một sự kỳ thị phân chia giai cấp, giới bác sĩ, nha sĩ.. th́ được kính trọng, nhưng những giới khác dân ngu cu đen th́ ḿnh xem thường? Tôi nói thế không phải không kính trọng người đă bỏ công khó với  trí thức siêu phàm đạt đến một chức vụ mà đại đa số dân chúng không thực hiện được. Tôi nói thế không phải là cổ vơ cho sự dẹp bỏ gọi người khác bằng chức tước họ thành công trong đời. Cái tôn ti trật tự chỉ nên xẩy ra trong lănh vực nghề nghiệp. Thí dụ như trong nhà thương dĩ nhiên người ta phải gọi bác sĩ, y tá, trong quân đội binh sĩ phải theo hệ thống quân giai gọi theo quân hàm như Trung Tướng, Thiếu Tá..., trong chính trị một ngươi phải được gọi là Thị Trưởng, Dân Biểu, Nghị Sĩ... theo chức tước của họ. Nhưng một khi ngoài phạm vi việc làm, nếu ḿnh không theo một quy củ nhất định ai làm nghề ǵ liệt kê nghề đó, th́ không có lư do ǵ ḿnh lại liệt kê một người là "Bác sĩ" trong một chương tŕnh ca nhạc. Nếu một người bác sĩ có năng khiếu hướng dẫn chương tŕnh th́ cái năng khiếu đó đến từ bẩm sinh của họ, không phải đến từ lănh vực y học. Liệt kê một người là bác sĩ trong một chương tŕnh ca nhạc chỉ cho thấy tinh thần trọng giầu khinh nghèo mà chúng ta không nên vấp phải.

 

Phê b́nh xong câu này tôi hết ngứa ngáy, xin lỗi đă đi ra ngoài đề và bây giờ trở lại với show nhạc.

 

 

Khi tựa đề của show nhạc là "Salut Les Copains" th́ rất hiển nhiên không cần quảng cáo rầm rộ, show báo động cho biết khán giả đi xem phải có kiến thức về tiếng Pháp v́ bài hát dĩ nhiên là tiếng Pháp chứ không phải bằng tiếng Thượng cà-răng-căng-tai. Tuy rằng tôi học Pháp văn thời trung học, nhưng Pháp văn của tôi là từ trường công, theo chương tŕnh Việt. Ngày xưa ngay cả học sinh Taberd theo chương tŕnh Việt c̣n bị Taberd theo chương tŕnh Pháp khi dễ, huống ǵ là tôi, học trường công. Lấy vợ là dân Regina Pacis và nàng có rất nhiều bạn từ Marie Curie và Couvent des Oiseaux, tôi đă quen với sự khinh thường của mấy cô dành cho tôi. Thế  nhưng tôi không khỏi ngạc nhiên khi vào soát vé, họ hỏi tôi ngày xưa học ở đâu, và sau khi khám phá ra tên trường tôi đă học, họ đeo vào cổ tôi một bảng chữ to tổ bố "Chương tŕnh Việt" làm tôi thật là hổ thẹn khi chung quanh tôi khách đi xem toàn là dân trường Tây, bác sĩ , nha sĩ, dược sĩ, mà chỉ có một ḿnh tôi là dân chương tŕnh Việt. Tệ hơn nữa, tuy là cũng "sĩ ", nhưng cái "sĩ" của tôi không đúng thứ "sĩ" mà là văn sĩ.

 

Hương   người đặt mua vé cho chúng tôi nên tôi hỏi nhỏ Hương mua vé loại ǵ mà để họ khinh thường tôi như thế th́ Hương nói chưa đâu, đợi vào trong rạp khi ca sĩ hát tiếng Pháp thỉnh thoảng họ sẽ hát lời Việt riêng cho tôi nghe v́ họ biết rằng tiếng Pháp với tôi chỉ là ù ù cạc cạc.

 

Hương đặt mua vé từ Oanh, vợ của anh Bùi Xuân Dương, người điều khiển chương tŕnh.

 

 

Nhóm Đại học Văn Khoa của vợ tôi có hai người đă cùng chúng tôi dự đám cưới của Phương Dung: Hà (áo trắng, xưa học Fraternité,) và Mai (áo đen, bên phải, xưa học Couvent des Oiseaux và Marie Curie).   

 

 

Ca sĩ Thanh Lan bày bán CD nhạc của Thanh Lan.

 

 

Tôi ngạc nhiên là rất nhiều người nhận ra tôi viết trong Saigonocean.com và đặc biệt là về bài viết về đám cưới của con gái Phương Dung chúng tôi mới đi dự ở Việt Nam. Một cặp vợ chồng ngồi kế bên tôi, ông chồng giới thiệu với tôi là nha sĩ về hưu, cũng nhận ra tôi là người viết về đám cưới. Mọi người đều nhắc đến căn pḥng hoa đẹp lộng lẫy và đám cưới quá tráng lệ. Ai cũng nói chưa bao giờ thấy một đám cưới quá huy hoàng như thế và nói đùa ước rằng họ cũng quen Phương Dung như chúng tôi để được mời đi dự tiệc cưới. Cô của Hương nói với tôi đứng đợi một tí để cô ấy đi gọi môt cô khác ái mộ bài viết về đám cưới của tôi. Tim tôi đập th́nh thịch khi nghĩ đến một em gái trẻ ái mộ, thế nhưng trời sập khi cô của Hương trở lại với độc giả ái mộ tôi: một cụ   80 tuổi.

 

Cô chú của anh Bảo và Hương

 

Một anh nói với tôi rất thích những bài viết dí dỏm của tôi với ư tưởng trung thực thẳng thắn. Tôi hỏi tên th́ anh cho biết anh tên là Ngọc Thành, và là một trong những ca sĩ hát tối hôm nay. Tôi rất ngạc nhiên, đặc biệt sau này ngạc nhiên hơn nữa vào nghe khám phá ra anh hát rất hay, giọng thật mạnh như anh Elvis Phương.

 

Ca sĩ Thanh Lan và Ngọc Thành

 

Chưa xem mà tôi đă thích buổi tŕnh diễn nhạc. Lư do? Có quá nhiều giai nhân đẹp xuất sắc tối hôm nay. Bên

trái, bên phải, đằng trước, đằng sau, chỗ nào cũng có người đẹp mê hồn.

 

Hương, Cẩm Loan, chị Hoa

 

Liên (bên trái)

 

 

Mai, Thủy

 

 

 

Xin lỗi, ngoại trừ ảnh hai người đẹp bên trên.  Tôi không biết lư do bí ẩn ǵ mà hai người ôm vai nhau mà c̣n cầm lọ hoa chung với nhau nữa! Hai anh này là chồng của hai cô Văn Khoa cũng đă đi dự đám cưới Phương Dung, và cũng như tôi gốc bần cố nông, anh Thành học trung học Sa-Đéc và anh Sơn học trung học ở Đồng Tháp Mười.

 

Chương tŕnh bắt đầu bằng anh Dương nói tiếng Pháp xối xả làm tôi ngồi bên dưới Google dịch translation sang tiếng Việt không kịp. May thay là cô Thúy Anh thông dịch lại cho khán giả hiểu. Cả anh Dương và cô Thúy Anh đều là người Bắc, nói năng hoạt bát. Không hiểu Bắc Kỳ ăn cá rô cây ảnh hưởng như thế nào nhưng một điều không thể nào phủ nhận được là thông thường khi phát biểu trước công chúng, người Bắc nói giỏi hơn người Nam. Trường hợp ở đây cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài việc nói năng lưu loát, cả hai người, anh Dương và cô Thúy Anh đều hát hay, nói chuyện dí dỏm khôi hài chọc cù lét khán giả được. Gương mặt hai người niềm nở, cá tính vui vẻ, tạo ra không khí vui nhộn trong hí trường làm khán giả ai cũng hài ḷng v́ "hôm nay ra đường ai cũng ḍm ngó tôi v́ lư do tôi đeo đồng hồ Citizen" (quảng cáo trong ciné Việt Nam trước 1975).

 

 

Anh Bùi Xuân Dương thành  công trong việc mang kiến thức của một bài nhạc đến cho khán giả hiểu biết, chẳng hạn như bài "Comme d'habitude" của Claude Francois sáng tác năm 1967. Bài này đă được Paul Anka chuyển sang lời Anh "My way" và sau khi được Frank Sinatra hát, bản Anh ngữ nổi tiếng rất nhiều so với bản tiếng Pháp.

 

Có một bản nhạc Pháp ngày xưa ở Việt Nam nghe tôi tưởng là của Pháp, sau này sang Mỹ nghe Cher hát, tôi t́m hiểu mới biết là của Mỹ: "Bang Bang" , Sheila và Thanh Lan hát ("Nous avions dix ans à peine....Bang Bang, tu me tuais...") Bài này do Sonny Bono chồng của Cher viết vào năm 1966, và khi được Cher hát, trở nên nổi tiếng.

 

Chương tŕnh bắt đầu với cô ca sĩ Vân Quỳnh. Vân Quỳnh c̣n trẻ tuổi nên hát ít tiếng Pháp (Điều này cũng dễ hiểu thôi. Những cô cậu trẻ tuổi bây giờ ai... điên đi học tiếng Pháp để làm ǵ). Giọng Vân Quỳnh rất mạnh, hát hay,  nếu cô ta không thu hút khán giả bằng giọng hát th́ 100% thu hút khán giả bằng nhan sắc tuyệt đẹp.

 

 

 

 

Ca sĩ kế tiếp là Ngọc Thành. Không những anh hát tiếng Pháp hay, mà giọng rất to và rơ. Với bản nhac "Je pense à toi", anh làm cho khán giả đă hết trẻ bắt đầu liên tưởng đến quăng đời non choẹt trẻ tuổi của ḿnh trăm năm về trước.

 

 

Ca sĩ Vân An, nếu tôi nhớ không lầm, chỉ hát hai bài tiếng Việt.

Hoài Khanh, ca sĩ của Ban nhạc Phượng Hoàng cũ, đến với khán giả trong bản nhạc Mexico. Khán giả đến muốn nghe nhạc Pháp cũ như  Capri c'est fini để nhớ đến bồ nhí năm 18 tuổi mà anh lại hát bài Mexixo làm tôi nhớ đến bố tôi ngày xưa hát bài quốc ca Pháp,  La Marseillaise: "Allons enfants de la patrie, Le jour de gloire est arrivé..."

May là anh hát thêm một bài nữa : Adieu Jolie Candy của Jean-Francois Michael, chứ nếu không th́ từ bây giờ trở đi, mỗi lần nhắc đến Hoài Khanh, tôi chỉ nhớ bố tôi với bản nhạc Mexico.

Sau Hoài Khanh là MC Bùi Xuân Dương thử thời vận ca sĩ của ḿnh với bài "Je sais"  của Claude Francois.

Và rồi sau khi cô Thúy Lan giới thiệu ca sĩ kế tiếp, the King of Rock-and-Roll của Việt Nam, cử tọa vỗ tay vỡ hội trường: Elvis Phương.

 

Hát nhạc ngoại quốc, nhất là nhạc Pháp th́ không thể nào thiếu Elvis Phương. Tôi đă có dịp nghe anh hát  nhiều lần. Mỗi lần đến lượt Elvis Phương ra sân khấu, khán giả nào đang buồn ngủ bảo đảm phải thức dậy v́ giọng hát  mạnh kinh hồn, say mê nghe anh hát mấy bài liên tiếp cho đến lúc ngừng v́ anh đặt hết nghị lực vào bài hát, biến thể cảm xúc của lời nhạc, lúc du dương, lúc van nài, lúc tuyệt vọng, lúc quyết liệt, lúc cứng rắn, qua một giọng hát trau chuốt, vững chăi, thiện nghệ,  mấy mươi năm điêu luyện khó ai b́.

Tối hôm nay anh tŕnh bày những bản nhạc Pháp mọi người ưa thích như Si l'amour existe encore, Mal, Aline, Tombe la neige, L'amour c'est pour rien, The House of the rising sun....

Sau đó là Khánh Hà. Tôi rất ngạc nhiên ḿnh trả tiền đi xem  để nghe ca sĩ hát mà cô Khánh Hà lại không hát, khi hát bài Paroles, paroles , cô ấy cứ bắt khán giả hát.  

Thanh Lan hát những bản nhạc quen thuộc như Tous les garcons et les filles,  Poupeé de cire...

Rồi sau đó mọi người lại thay phiên nhau hát một lần nữa.

Thanh Lan và Khánh Hà tuổi tác đă ảnh hưởng đến nghệ thuật ca hát thấy rơ. Hát không c̣n hay như xưa.  Giọng hát có lúc yếu ớt thều thào không nghe ra chữ (hmm, mà nếu có nghe, tôi cũng chẳng hiểu tiếng Pháp). Thanh Lan có một điểm hay là tự nhiên, linh hoạt và diễu cợt với khán giả.

Sau ba giờ đồng hồ, khi buổi tŕnh diễn chấm dứt,

anh Elvis Phương bị khán giả hết người này đến người khác túm lại chụp h́nh măi đến bốn giờ sáng mới được về. Tôi rất thấu hiểu tâm trạng của anh khi thấy nhiều ông bà già 80, 90 tuổi chống gậy đến xin chụp h́nh chung một tấm.

Hồng Vân và Elvis Phương

Trong buổi tŕnh diễn tối hôm nay, mỗi lần ca sĩ hát lời Việt của bản nhạc tiếng Pháp, Hương cứ chọc quê tôi là họ hát đặc biệt cho tôi, v́ biết rằng dân trường Việt học tiếng Pháp ngày xưa không hiểu tiếng Pháp.

Bây giờ th́ tôi biết tại sao ngày xưa dân trường Tây và dân trường Việt chúng tôi thù oán không đội trời chung.

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/

November 2012